Giáo án Sinh học 10 - Chủ đề 1: Giới thiệu khái quát chương trình môn sinh học - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Tây Tiền Hải

Giáo án Sinh học 10 - Chủ đề 1: Giới thiệu khái quát chương trình môn sinh học - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Tây Tiền Hải

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nêu được đối tượng, các lĩnh vực nghiên cứu, triển vọng phát triển của sinh học. Trình bày được mục tiêu môn Sinh học, phân tích được vai trò của sinh học. Nêu được các ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng, các thành tựu và triển vọng của các ngành nghề đó trong tương lai.

- Trình bày được định nghĩa về phát triển bền vững, vai trò của sinh học trong phát triển bền vững môi trường sống và những vấn đề toàn cầu. Phân tích được mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội như: đạo đức sinh học, kinh tế, công nghệ.

2. Năng lực

 

docx 29 trang Phan Thành 05/07/2023 2591
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học 10 - Chủ đề 1: Giới thiệu khái quát chương trình môn sinh học - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Tây Tiền Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHƯƠNG TRÌNH MÔN SINH HỌC
BÀI 1: GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH MÔN SINH HỌC.
SINH HỌC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được đối tượng, các lĩnh vực nghiên cứu, triển vọng phát triển của sinh học. Trình bày được mục tiêu môn Sinh học, phân tích được vai trò của sinh học. Nêu được các ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng, các thành tựu và triển vọng của các ngành nghề đó trong tương lai.
- Trình bày được định nghĩa về phát triển bền vững, vai trò của sinh học trong phát triển bền vững môi trường sống và những vấn đề toàn cầu. Phân tích được mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội như: đạo đức sinh học, kinh tế, công nghệ.
2. Năng lực
Năng lực sinh học:
Nhận thức sinh học:
+ Nêu được đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học.
+ Nêu được nhiệm vụ chính của một số lĩnh vực nghiên cứu của sinh học.
+ Trình bày được mục tiêu môn Sinh học.
+ Nêu được triển vọng phát triển sinh học trong tương lai.
+ Phân tích được vai trò của sinh học với cuộc sống hằng ngày và với sự phát triển kinh tế - xã hội; vai trò sinh học với sự phát triển bền vững môi trường sống và những vấn đề toàn cầu.
+ Kể được tên các ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học. Trình bày được các thành tựu từ lý thuyết đến thành tựu công nghệ của một số ngành nghề chủ chốt (y - dược học, phép y, công nghệ thực phẩm, bảo vệ môi trường, nông nghiệp, lâm nghiệp,...).
+ Nêu được triển vọng của các ngành nghề đó trong tương lai.
+ Trình bày được định nghĩa về phát triển bền vững.
+ Trình bày được vai trò của sinh học trong phát triển bền vững môi trường sống.
+ Phân tích được mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội: đạo đức sinh học, kinh tế, công nghệ.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đề xuất được ý tưởng về ứng dụng sinh học trong tương lai để phục vụ đời sống con người.
Năng lực chung: 
Tự chủ và tự học: 
+ Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu và thực hiện những công việc của bản thân khi học tập và nghiên cứu môn Sinh học.
+ Xác định được hướng phát triển phù hợp sau trung học phổ thông; lập được kế hoạch, lựa chọn học các môn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học.
Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp với các loại phương tiện để trình bày những vấn đề liên quan đến môn Sinh học; ý tưởng và thảo luận các vấn đề trong sinh học phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định được ý tưởng ứng dụng sinh học mới từ các nội dung đã học.
3. Phẩm chất
Yêu nước: Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, chủ quyền lãnh thổ.
Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt về lựa chọn nghề nghiệp cũng như người đang làm các ngành nghề liên quan đến sinh học nói riêng và các ngành nghề khác nói chung.
Chăm chỉ: Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV, SBT Sinh học 10, Giáo án.
Hình ảnh một số vật ở môi trường xung quanh, các vấn đề xã hội hiện nay (ô nhiễm thực phẩm, bệnh tật, ô nhiễm môi trường, sự tuyệt chủng của sinh vật, )
Một số tranh, ảnh, phim tư liệu về sự phát triển bền vững và đạo đức sinh học.
Bảng hỏi KWL.
Bảng phân công nhiệm vụ cho các nhóm làm dự án.
Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
Giấy A4.
Bảng trắng, bút lông.
Thiết bị (máy tính, điện thoại,...) có kết nối mạng internet.
Bài thuyết trình.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Thu hút, tạo hứng thú học tập, tạo tình huống và xác định vấn đề học tập.
b. Nội dung: 
- GV chuẩn bị các hình ảnh về các sản phẩm có ở môi trường xung quanh hay dịch vụ chăm sóc sức khỏe con người để HS bước đầu xác định được những thành tựu có ứng dụng sinh học.
- GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS và dẫn dắt vào bài học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS quan sát hình ảnh về ứng dụng công nghệ sinh học và đưa ra một số câu hỏi gợi mở cho HS:
 Trồng hoa hồng thủy sinh Vắc-xin
 Rau hữu cơ Nhiên liệu sinh học
+ Hãy kể thêm một vài ứng dụng của công nghệ sinh học trong đời sống mà em biết.
+ Em đã học những chủ đề nào về thế giới sổng? Đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học qua các chủ đề đó là gì? 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, dựa vào hiểu biết cá nhân để kể thêm một số ứng dụng của công nghệ sinh học.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS xung phong chia sẻ thêm thông tin với lớp.
- GV khuyến khích HS chia sẻ hiểu biết của bản thân và ghi lên bảng các ý kiến trả lời của HS (HS không nhất thiết phải trả lời đúng).
* Một số ứng dụng của công nghệ sinh học: 
+ Tạo ra những loài thực vật biến đổi gen như dưa hấu không hạt, xoài hạt lép, 
+ Tạo ra các chế phẩm diệt côn trùng, sâu bệnh hại mà không gây ô nhiễm môi trường
+ Cấy ghép các mô, cơ quan trên cơ thể người, 
* Những chủ đề về thế giới sống đã học:
+ Vật sống, vật không sống
+ Tế bào, cơ thể
+ Phân loại thế giới sống; đa dạng nguyên sinh vật
+ Virus và vi khuẩn
+ Động vật không xương sống, có xương sống
+ Trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
+ Sinh sản, sinh trưởng ở sinh vật
+ Đa dạng sinh học
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tuyên dương tinh thần xây dựng bài của HS và dẫn dắt vào bài học: Sinh học được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Một trong những thành tựu của ngành Sinh học là tạo ra các loài sinh vật biến đổi qen (Genetically Modified Organism — GMO), nhờ đó, mang lại cho con người những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, thời gian bảo quản lâu hơn, giá thành rẻ hơn,... Đặc biệt, thành tựu này còn góp phần giải quyết vấn đề nạn đói trên thế giới. Ngoài việc đảm bảo nguồn thực phẩm, ngành Sinh học còn có những vai trò gì đối với đời sống con người? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay – Bài 1: Giới thiệu chương trình môn Sinh học. Sinh học và sự phát triển bền vững.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH MÔN SINH HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học.
a. Mục tiêu: Nêu được đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học.
b. Nội dung: 
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin và quan sát hình ảnh trong mục 1 phần I (SGK tr.6).
- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, hỏi - đáp nêu vấn đề kết hợp với kĩ thuật khăn trải bàn để hướng dẫn HS thảo luận, lấy ví dụ về những nội dung nghiên cứu của sinh học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời và ví dụ của HS về đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm 3 – 4 HS), yêu cầu các nhóm nghiên cứu thông tin và quan sát hình 1.1 (SGK tr.6), sau đó, thực hiện các yêu cầu của GV.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, lần lượt trả lời các câu hỏi:
+ Sinh học là gì? Kể tên các đối tượng nghiên cứu của môn Sinh học.
+ Quan sát hình 1.1, hãy lấy ví dụ về các đối tượng nghiên cứu tương ứng với các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học.
- GV hướng dẫn các nhóm tiến trình thảo luận, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0. Mỗi thành viên sẽ ghi ý kiến của mình vào một góc, sau đó cả nhóm thống nhất, tổng hợp các ý kiến và ghi vào phần trung tâm tờ giấy.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS các nhóm trao đổi với nhau để hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Các nhóm dán kết quả thảo luận của nhóm mình lên bảng.
- GV cho các nhóm nhận xét lẫn nhau.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét sản phẩm học tập của HS và chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo.
I. Đối tượng, lĩnh vực nghiên cứu và mục tiêu môn Sinh học
1. Đối tượng và lĩnh vực nghiên cứu môn Sinh học.
- Sinh học là môn khoa học về sự sống.
- Đối tượng nghiên cứu của sinh học là thế giới sinh vật: thực vật, động vật, vi khuẩn, nấm, con người.
- Ngành sinh học bao gồm nhiều lĩnh vực nghiên cứu như:
+ Di truyền học
+ Sinh học tế bào
+ Vi sinh vật học
+ Giải phẫu học
+ Động vật học
+ Sinh thái học và môi trường
+ Công nghệ sinh học
Hoạt động 2: Tìm hiểu mục tiêu học tập môn Sinh học
a. Mục tiêu: Trình bày được mục tiêu môn sinh học.
b. Nội dung: GV yêu cầu các nhóm HS đọc thông tin phần 2 mục I (SGK tr.7) để trả lời các câu hỏi và hoàn thành phiếu học tập.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời và phiếu học tập của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giữ nguyên nhóm như trong hoạt động 1, yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục 2 phần I (SGK tr.6 – 7) và hoàn thành phiếu học tập số 1 về mục tiêu của việc học Sinh học. (Phiếu học tập số 1 ở phần Hồ sơ học tập)
- Sau khi các nhóm đôi hoàn thành Phiếu học tập, GV đặt câu hỏi tổng kết: “Học tập môn Sinh học mang lại cho các em những hiểu biết và ứng dụng gì?”
- GV đặt câu hỏi vận dụng, yêu cầu HS liên hệ bản thân: Em sẽ thể hiện tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước bằng những hành động cụ thể nào?
+ Đối với môi trường thiên nhiên
+ Đối với xã hội
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghiên cứu thông tin trong SGK, thảo luận và lần lượt thực hiện các yêu cầu của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện nhóm trình bày phần thảo luận của nhóm mình.
- GV liệt kê những phương án trả lời của các nhóm về những lợi ích của việc học tập môn Sinh học.
- GV mời các HS còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
2. Mục tiêu học tập môn Sinh học
- Góp phần hình thành thế giới quan khoa học; phẩm chất yêu lao động, yêu thiên nhiên, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên; có khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn một cách sáng tạo.
- Hình thành, phát triển ở học sinh năng lực sinh học: nhận thức sinh học, tìm hiểu thế giới sống và vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn.
Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của sinh học trong cuộc sống
a. Mục tiêu: Phân tích được vai trò của sinh học với cuộc sống hằng ngày và với sự phát triển của kinh tế - xã hội.
b. Nội dung: 
- GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát các hình ảnh trong phần 3 mục I (SGK tr.7)
- GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp và kĩ thuật KWL để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận theo nhóm đôi các nội dung vừa nghiên cứu.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về vai trò của sinh học trong cuộc sống hằng ngày.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát các hình ảnh trong mục 3 phần I (SGK tr.7), thảo luận và điền thông tin vào phiếu học tập số 2. (Phiếu học tập ở phần Hồ sơ học tập)
- Sau khi các nhóm hoàn thành Phiếu học tập số 2, GV cho các nhóm thảo luận và thực hiện yêu cầu của GV: Lấy ví dụ tương ứng với mỗi vai trò của sinh học trong cuộc sống ở hình 1.2 ( đối với các lĩnh vực: sức khỏe, môi trường, kinh tế - xã hội)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh trong SGK, thảo luận và đưa ra các ví dụ về vai trò của sinh học trong cuộc sống.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Các nhóm xung phong trả lời lần lượt từng câu hỏi của GV.
- GV mời các nhóm khác nhận xét, hoàn thiện câu trả lời của nhóm trước đó.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang hoạt động tiếp theo.
3. Vai trò của Sinh học trong cuộc sống
- Sinh học có nhiều vai trò khác nhau: ứng dụng trong chăm sóc sức khoẻ và điều trị bệnh; cung cấp lương thực, thực phẩm; ứng dụng sinh học trong nông nghiệp, y được, bảo vệ môi trường,... góp phần phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống con người.
Hoạt động 4: Tìm hiểu triển vọng của ngành Sinh học trong tương lai
a. Mục tiêu: Dự báo phát triển sinh học trong tương lai.
b. Nội dung: 
- GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm 4 – 5 HS), yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục III (SGK tr.8) thực hiện các nhiệm vụ.
- GV tổ chức trò chơi “Sự kì diệu của sinh học" kết hợp sử dụng phương pháp
hỏi - đáp nêu vấn đề để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời và các ý kiến đề xuất của HS về sinh học trong tương lai.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc thông tin phần 4 mục I (SGK tr.8), thảo luận và thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- GV tổ chức cho HS trò chơi “Sự kì diệu của sinh học"
- GV chuẩn bị một số tranh, ảnh về các vấn đề xã hội hiện nay như: ô nhiễm thực phẩm, bệnh tật, ô nhiễm môi trường, sự tuyệt chủng của sinh vật,... và đưa ra yêu cầu HS: 
+ Em hãy nêu các hướng phát triển của sinh học trong tương lai.
+ Cho biết ngành Sinh học đã giải quyết các vấn đề sau như thế nào? 
+ Kể tên một số ngành khoa học mới, tích hợp giữa Sinh học và các lĩnh vực khoa học khác.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin SGK, kết hợp quan sát hình ảnh GV cung cấp, thảo luận và trả lời các câu hỏi của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Các nhóm thi đua trả lời các câu hỏi của GV.
- Nhóm nào có câu trả lời nhanh và đúng nhất sẽ được cộng điểm trong các bài kiểm tra miệng.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung tiếp theo.
4. Sinh học trong tương lai
- Trong tương lai, sinh học có thể phát triển theo hai hướng: mở rộng nghiên cứu chuyên sâu ở cấp độ vi mô (gene, enzyme....) và nghiên cứu sự sống ở cấp độ vĩ mô (hệ sinh thái, sinh quyền....).
- Tiếp tục tạo ra nhiều giống vật nuôi, cây trồng mới thích ứng với biến đổi khí hậu; đảm bảo an ninh lương thực; là cơ sở của các phương pháp trị bệnh trong y học; tạo ra các loại thuốc mới trong điều trị bệnh; cơ sở của các công nghệ ứng dụng trong sản xuất; bảo vệ môi trường; 
- Sinh học ngày càng phát triển nhờ sự tích hợp với các lĩnh vực khoa học khác nhau => những lĩnh vực khoa học mới như tin sinh học, sinh học vũ trụ, phòng sinh học, 
Hoạt động 5: Tìm hiểu các ngành nghề liên quan đến sinh học và triển vọng
a. Mục tiêu: 
- Kể được tên các ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học. Trình bày được các thành tựu từ lý thuyết đến thành tựu công nghệ của một số ngành nghề chủ chốt
- Nêu được triển vọng của các ngành nghề đó trong tương lai.
b. Nội dung: 
- GV yêu cầu các nhóm học tập quan sát sơ đồ hình 1.3 (SGK tr.8) và đọc nội dung mục 5 phần I (SGK tr.8 – 9) để tìm hiểu về các ngành nghề liên quan đến sinh học và triển vọng của các ngành nghề đó.
- GV tổ chức cuộc thi hùng biện về ngành nghề triển vọng nhất cho các nhóm.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời và các ý kiến đề xuất của HS về các ngành nghề và thành tựu công nghệ của một số ngành nghề chủ chốt liên quan đến sinh học.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu các nhóm học tập quan sát sơ đồ hình 1.3 (SGK tr.8) và đọc nội dung mục 5 phần I (SGK tr.8 – 9) để tìm hiểu về các ngành nghề liên quan đến sinh học và triển vọng của các ngành nghề đó.
 - GV đặt câu hỏi thảo luận cho HS: 
+ Trình bày một số thành tựu của các ngành nghề liên quan đến sinh học.
+ Vì sao cộng nghệ sinh học được cho là “ngành học của tương lai”?
+ Chọn một ngành nghề liên quan đến sinh học mà em thấy yêu thích, thuyết phục các bạn về sự phát triển của ngành nghề đó trong tương lai.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm đọc thông tin SGK, kết hợp quan sát sơ đồ hình 1.3, thảo luận để trả lời các câu hỏi của GV.
- HS trao đổi, thống nhất các luận điểm phục vụ cho phần hùng biện trước lớp.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS xung phong trả lời các câu hỏi của GV.
- Các nhóm cử đại diện trình bày phần hùng biện về nghề nghiệp yêu thích.
- Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, đóng góp ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, tuyên dương nhóm có phần hùng biện ấn tượng nhất.
- GV chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung tiếp theo.
5. Các ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học
- Một số ngành nghề liên quan đến sinh học như: Giảng dạy và nghiên cứu, sản xuất, chăm sóc sức khỏe, hoạch định chính sách, 
- Các ngành nghề liên quan đến sinh học đạt được nhiều thành tựu, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, chăm sóc sức khỏe con người và bảo vệ môi trường.
+ Nông nghiệp: tạo ra giống vật nuôi và cây trồng mới, có năng suất cao, kháng được nhiều bệnh và thích ứng với biến đổi khí hậu.
+ Y học và dược học: tạo ra các loại vaccine, tìm ra được nhiều loại thuốc mới, công nghệ ghép tạng, liệu pháp gen, kĩ thuật tế bào gốc,...
+ Công nghệ chế biến và bảo quản thực phẩm: tạo ra các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng góp phần nâng cao sức khoẻ và có giá trị kinh tế cao.
+ Công nghệ vi sinh vật, bảo vệ môi trường,... Các chế phẩm
sinh học, quy trình công nghệ tiên tiến góp phần xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp, xử lý sự cố tràn dầu,... làm sạch môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học.
Hoạt động 6: Tìm hiểu Sinh học và sự phát triển bền vững
a. Mục tiêu: 
- Trình bày được định nghĩa về phát triển bền vững, vai trò của sinh học trong phát triển bền vững môi trường sống và những vấn đề toàn cầu.
- Phân tích được mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội: đạo đức sinh học, kinh tế, công nghệ.
b. Nội dung: 
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin phần II (SGK tr.9 – 11) để tìm hiểu về sinh học và sự phát triển bền vững.
- GV sử dụng phương pháp hỏi – đáp nêu vấn đề, kĩ thuật “mảnh ghép” để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận các nội dung mục II.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về sinh học và sự phát triển bền vững.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khái niệm phát triển bền vững
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình 1.4 trong mục 1 phần II (SGK tr.10), để tìm hiểu về khái niệm phát triển bền vững.
- GV đưa ra một số câu hỏi thảo luận cho HS:
+ Trình bày khái niệm phát triển bền vững.
+ Nêu mối quan hệ giữa hệ kinh tế, hệ tự nhiên và hệ xã hội trong phát triển bền vững. Cho ví dụ minh họa.
- GV hướng dẫn HS đọc phần “Em có biết” (SGK tr.10) để tìm hiểu về một số mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Việt Nam.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin SGK, kết hợp với những hiểu biết cá nhân, thảo luận và thực hiện các yêu cầu của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trình bày phần thảo luận của nhóm mình.
- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu vai trò của sinh học trong phát triển bền vững
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giữ nguyên nhóm trong nhiệm vụ 1, yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục 2, phần II (SGK tr.10), kết hợp với quan sát hình 1.4 để tìm hiểu vai trò của sinh học trong phát triển bền vững.
- GV sử dụng kĩ thuật mảnh ghép, hướng dẫn HS thảo luận các câu hỏi sau:
+ Hãy nêu vai trò của sinh học trong phát triển bền vững kinh tế và xã hội.
+ Phát triển bền vững và việc bảo vệ môi trường có mối quan hệ như thế nào?
+ Trình bày các mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS khai thác thông tin SGK và thực hiện các yêu cầu của GV
Vòng 1: Nhóm chuyên gia
+ Nhóm 1: Tìm hiểu vai trò của sinh học trong phát triển kinh tế.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu vai trò của sinh học trong bảo vệ môi trường.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu vai trò của sinh học trong giải quyết các vấn đề xã hội.
- Các nhóm chuyên gia nghiên cứu nội dung được phân công, ghi nhớ những thông tin chính.
Vòng 2: Các nhóm mảnh ghép
- Mỗi thành viên của các nhóm chuyên gia tập hợp với thành viên của nhóm chuyên gia khác để tạo thành các nhóm mảnh ghép (số lượng các nhóm mảnh ghép phụ thuộc vào số lượng thành viên mỗi nhóm chuyên gia ban đầu).
- Các nhóm mảnh ghép trao đổi, thảo luận về các câu hỏi GV đưa ra.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Các nhóm mảnh ghép dán câu trả lời của nhóm mình lên bảng.
- GV chỉ định HS bất kì ở các nhóm nhận xét chéo bài làm của nhau.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, chuẩn kiến thức, chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.
Nhiệm vụ 3: Mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu các nhóm HS đọc thông tin mục 3 phần II (SGK tr.11) và thảo luận để trả lời các câu hỏi:
+ Tìm ví dụ thể hiện mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội.
+ Việc lạm dụng chất kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi và trồng trọt để tăng năng suất có vi phạm đạo đức sinh học không? Giải thích.
- GV cho HS xem video về một số thành tựu của công nghệ biến đổi gen (từ 1p18s đến hết):
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm đọc thông tin mục 3, phần II (SGK tr.11), thảo luận và trả lời các câu hỏi của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện các nhóm xung phong chia sẻ phần thảo luận của nhóm mình.
- Các nhóm khác lắng nghe, góp ý, tranh luận để tìm ra câu trả lời đúng nhất.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét câu trả lời của HS, hướng dẫn HS đọc phần tóm tắt kiến thức (SGK tr.11) và chuyển sang hoạt động tiếp theo.
II. Sinh học với phát triển bền vững 
1. Khái niệm phát triển bền vững
- là sự phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu phát triển của các thể hệ tương lai.
- là sự kết hợp hài hoà giữa các hệ thống phụ thuộc lẫn nhau: hệ tự nhiên, hệ xã hội và hệ kinh tế 
=> giải quyết quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.
2. Vai trò của sinh học trong phát triển bền vững
- Phát triển kinh tế
+ Cung cấp kiến thức vận dụng vào việc khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển kinh tế.
+ Tạo ra những giống cây trồng và vật nuôi có năng suất và chất lượng cao; các sản phẩm, chế phẩm sinh học có giá trị. 
- Bảo vệ môi trường
+ Đưa ra các biện pháp bảo tồn, phục hồi và sử dụng bền vững các hệ sinh thái, đặc biệt là bảo vệ đa dạng sinh học nhằm bảo vệ môi trường sống và thích ứng với biến đổi khí hậu.
+ Cung cấp các kiến thức, công nghệ xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường.
- Giải quyết các vấn đề xã hội
+ Đóng góp vào việc xây dựng chính sách môi trường và phát triển kinh tế, xã hội nhằm xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực.
+ Có vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khỏe người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống: đưa ra các biện pháp nhằm kiểm soát sự phát triển dân số cả về chất lượng và số lượng.
- Mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Việt Nam:
chú trọng lấy con người là trung tâm, tạo điều kiện để mọi người và mọi cộng đồng trong xã hội có cơ hội bình đẳng để phát triển, được tiếp cận những nguồn lực chung, tạo ra những nền tảng vật chất, tri thức và văn hoá tốt đẹp cho những thế hệ mai sau.
3. Mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội
- Sinh học phát triển dựa trên các thành tựu khoa học công nghệ. Ngược lại, nhiều lĩnh vực khoa học công nghệ cũng phát triển nhờ các thành tựu nghiên cứu trong sinh học như công nghệ tế bào, công nghệ gen,...
- Sinh học và khoa học công nghệ phát triển => kinh tế phát triển, chất lượng cuộc sống con người tăng lên. 
- Sự phát triển của xã hội là điều kiện thúc đẩy nghiên cứu sinh học và khoa học công nghệ phát triển.
- Sinh học ngày càng đạt được nhiều thành tựu to lớn, đóng góp cho sự phát triển xã hội trong nhiều lĩnh vực như nghiên cứu và sản xuất đảm bảo nguồn lương thực, thực phẩm; chăm sóc sức khoẻ; bảo vệ môi trường:...
- “Đạo đức sinh học” là những quy tắc ứng xử phù hợp với đạo đức xã hội trong nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu của sinh học vào thực tiễn. 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức, rèn luyện, phát triển kĩ năng bài học.
b. Nội dung: 
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập luyện tập SGK.
- HS hoàn thành bài tập trắc nghiệm liên quan đến nội dung bài học.
c. Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời và các ý kiến thảo luận của HS về chương trình môn Sinh học và sự phát triển bền vững.
- Phiếu trả lời trắc nghiệm của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Nhiệm vụ 1: Bài tập SGK
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS làm việc theo nhóm, giải quyết các bài tập sau:
1. Phân biệt đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học.
2. Hãy cho một ví dụ về sinh học đã có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày của em và gia đình.
3. Lấy ví dụ cho mỗi vai trò của sinh học trong phát triển bền vững.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm thảo luận, sử dụng kiến thức đã học để hoàn thành các bài tập.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm lần lượt nêu lên quan điểm của nhóm mình.
- GV khuyến khích HS bổ sung ý kiến, tranh luận để tìm ra câu trả lời đầy đủ nhất.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức và chuyển sang hoạt động tiếp theo.
Nhiệm vụ 2: Bài tập trắc nghiệm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, suy nghĩ và hoàn thành phiếu bài tập trắc nghiệm: 
Trường: .
Lớp: 
Họ và tên: ..
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Thời gian: 10 phút
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Phát triển bền vững là:
A. sự phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu lợi ích của thế hệ hiện tại và các thế hệ
tương lai.
B. sự phát triển chỉ nhằm thoả mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai nhưng không
làm ảnh hưởng đến khả năng thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại.
C. sự phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng đến khả năng thoả mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai.
D. sự phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai.
Câu 2. Khái niệm phát triển bền vững được đưa ra ở đâu và vào năm nào?
A. Mỹ, 1982. B. Brazil, 1998. 
C. Anh, 2000. D. Brazil, 1992.
Câu 3. Đạo đức sinh học là
A. các nguyên tắc cần phải tuân thủ trong nghiên cứu sinh học.
B. các chuẩn mực cần được áp dụng trong quá trình nghiên cứu sinh học.
C. các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức áp dụng trong các nghiên cứu sinh học liên quan đến đối tượng nghiên cứu là con người.
D. các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức áp dụng trong các nghiên cứu sinh học liên quan đến đối tượng nghiên cứu là các loài sinh vật.
Câu 4. Để trình bày cho mọi người biết về vai trò của sinh học, em sẽ lựa chọn bao nhiêu nội dung sau đây?
(1) Tạo ra các giống cây trồng sạch bệnh, các loài sinh vật biến đổi gene.
(2) Xây dựng các mô hình sinh thái nhằm giải quyết các vấn để về môi trường.
(3) Đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
(4) Dựa vào đặc điểm di truyền của tính trạng, dự đoán được khả năng mắc bệnh
ở đời con. Qua đó, tư vấn và sàng lọc trước sinh nhằm hạn chế dị tật ở thai nhi.
(5) Thông qua các thiết bị hiện đại, dự đoán được chiều hướng thay đổi của khí
hậu, thời tiết.
A.2. B. 3. C.4. D. 5.
Câu 5. Thế kỷ XXI được gọi là thế kỷ của ngành
A. Di truyền học. B. Sinh học phân tử.
C. Tế bào học. D. Công nghệ sinh học.
Câu 6. Những nghề nào sau đây thuộc ngành Y học?
A. Bác sĩ, y sĩ, y tá, công nhân.
B. Y tá, y sĩ, bác sĩ, hộ lý.
C. Lập trình viên, nhân viên xét nghiệm.
D. Bảo vệ, kỹ thuật viên, y tá.
Câu 7. Ngành nào sau đây có vai trò bảo vệ môi trường?
A. Thuỷ sản. B. Y học.
C. Lâm nghiệp. D. Công nghệ thực phẩm.
Câu 8. Ý nào sau đây không phải là một mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Việt Nam.
A. Phát triển nền kinh tế tư nhân, khuyến khích các dự án có vốn đầu tư nước ngoài.
B. Chú trọng lấy con người làm trung tâm, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo cuộc sống lành mạnh.
C. Tạo điều kiện để mọi người và mọi cộng đồng trong xã hội có cơ hội bình đẳng để phát triển.
D. Quan tâm đến tính toàn vẹn của môi trường thông qua việc chống lại biến đổi khí hậu, bảo vệ đại dương và hệ sinh thái.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS dựa vào kiến thức đã học suy nghĩ, hoàn thành bài tập trắc nghiệm.
- GV theo dõi quá trình làm bài của HS, đảm bảo HS không sử dụng tài liệu.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV thu lại phiếu bài tập của HS và chấm điểm
*Gợi ý đáp án:
1. C
2. D
3. C
4. C
5. D
6. B
7. D
8. A
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, tuyên dương nhóm chiến thắng và chuyển sang hoạt động tiếp theo.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Đưa bài học vào cuộc sống. Mỗi HS biết vận dụng bài học vào trong thực tiễn học tập môn Sinh học, dự định lựa chọn nghề trong tương lai.
b. Nội dung: 
HS lựa chọn một trong hai nhiệm vụ sau để thực hiện ngoài giờ học:
c. Sản phẩm học tập: Bài báo cáo của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS
- GV giao nhiệm vụ (bài tập về nhà cho HS): 
Chuẩn bị câu trả lời cho các câu hỏi sau:
+ Tại sao phải học môn Sinh học? 
+ Vì sao sinh học là khoa học của thế kỉ XXI? 
+ Lấy ví dụ các lĩnh vực nghiên cứu sinh học với đối tượng là thực vật hoặc động vật.
+ Môn Sinh học hình thành, phát triển ở HS năng lực sinh học nào? Em phải làm gì để có thể đạt được mục tiêu môn Sinh học?
+ Tranh luận theo nhóm với đề tài: “Thiên - Địa - Nhân: Triết lí phương Đông về sự phát triển bền vững".
- GV lưu ý HS có thể chuẩn bị theo nhóm và tiến hành thảo luận vào đầu giờ học sau.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS ghi lại các câu hỏi và tiến hành chuẩn bị nhiệm vụ ở nhà.
- GV hướ

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_10_chu_de_1_gioi_thieu_khai_quat_chuong_tri.docx