Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tuần 26: Những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt - Năm học 2019-2020 - Huỳnh Như Nhị Lan
I. Mức độ cần đạt
1. Kiến thức
- Những yêu cầu sử dụng đúng tiếng Việt theo các chuẩn mực về ngữ âm và chữ viết, về từ ngữ, về ngữ pháp, về phong cách ngôn ngữ.
- Những yêu cầu sử dụng hay để đạt hiệu quả giao tiếp cao.
2. Kĩ năng
- Sử dụng tiếng Việt theo đúng các chuẩn mực ngôn ngữ.
- Sử dụng sáng tạo, linh hoạt theo các phương thức chuyển đổi, theo các phép tu từ.
- Phát hiện, phân tích và sửa lỗi về phát âm, về chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản, về phong cách ngôn ngữ,.
3. Thái độ
- Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt;
II. Chuẩn bị
GV: SGK Ngữ văn lớp 10 tập 2, Sách giáo viên, giáo án, hình ảnh liên quan đến bài học.
HS: SGK ngữ văn lớp 10 tập 2, bài soạn.
III. Tổ chức dạy và học.
1. Ổn định tổ chức lớp:
- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày các phương thức lập luận.
3. Tổ chức dạy và học bài mới:
Tuần: 26 Lớp dạy: 10.8 Tiết PPCT: GVHD: Nguyễn Kim Thủy Ngày dạy: /3/2020 GSTT : Huỳnh Như Nhị Lan Tiếng Việt :Những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt I. Mức độ cần đạt 1. Kiến thức - Những yêu cầu sử dụng đúng tiếng Việt theo các chuẩn mực về ngữ âm và chữ viết, về từ ngữ, về ngữ pháp, về phong cách ngôn ngữ. - Những yêu cầu sử dụng hay để đạt hiệu quả giao tiếp cao. 2. Kĩ năng - Sử dụng tiếng Việt theo đúng các chuẩn mực ngôn ngữ. - Sử dụng sáng tạo, linh hoạt theo các phương thức chuyển đổi, theo các phép tu từ. - Phát hiện, phân tích và sửa lỗi về phát âm, về chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản, về phong cách ngôn ngữ,... 3. Thái độ - Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; II. Chuẩn bị GV: SGK Ngữ văn lớp 10 tập 2, Sách giáo viên, giáo án, hình ảnh liên quan đến bài học. HS: SGK ngữ văn lớp 10 tập 2, bài soạn. III. Tổ chức dạy và học. 1. Ổn định tổ chức lớp: - Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày các phương thức lập luận. 3. Tổ chức dạy và học bài mới: I. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG Hoạt động của GV và HS Chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt, năng lực cần phát triển Vào bài: “Tiếng Việt là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quí báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quí trọng nó ” ( Chủ tịch Hồ Chí Minh). Giữ gìn, quí trọng tiếng Việt tức là chúng ta phải sử dụng đúng theo các chuẩn mực của tiếng Việt và nâng cao lên là sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao. Vậy để sử dụng đúng và hay tiếng Việt chúng ta cần phải đảm bảo những yêu cầu gì? Hôm nay thầy và trò chúng ta bước vào bài học “ Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt”. - Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học. - Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ. - Có thái độ tích cực, hứng thú. II. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt I. Sử dụng đúng theo các chuẩn mực của tiếng Việt: Gv: Yêu cầu học sinh đọc ngữa liệu trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi. - Sai cặp phụ âm cuối c/t: giặc " giặt. VD: mặc " mặt - Sai thanh điệu hỏi/ ngã: lẽ " lẻ, đỗi " đổi. VD: rổ " gổ - Sai thanh điệu hỏi/ ngã: lẽ " lẻ, đỗi " đổi, VD: ngã "ngả Gv nêu các VD khác: iên " yên, lo ấm " no ấm, câu truyện " câu chuyện, chuyện ngắn" truyện ngắn,... Gv: Yêu cầu học sinh đọc ngữa liệu trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi. Dưng mờ " nhưng mà, Giời " trời. Bẩu " bảo. Nàm " làm. Dữa " rữa. GV: Một số ví dụ khác: + Người Nam Bộ cần phân biệt các âm sau: V và d . Ví dụ: Về " dề. + Người Trung Bộ cần phân biệt các âm sau: Iê và i. Ví dụ: Lúa chiêm" lúa chim. Tìm kiếm" tiềm kím. T và c Son sắt" son sắc. N và ng Nồng nàn" nồng nàng. Ô và ao Cửa sổ" cửa sảo. Gv: cho học sinh đọc và làm bài tập . Gv giải nghĩa các từ: + Chót: cuối cùng. + Chót lọt: xong xuôi, thường chỉ việc làm một công việc bất chính. + Truyền tụng (động từ): truyền miệng cho nhau rộng rãi và ca ngợi. + Truyền đạt (động từ): làm cho người khác nắm bắt được một vấn đề, kiến thức nào đó. Gv: yêu cầu học sinh đọc và trả lời câu hỏ. Gv giải thích các từ: + Yếu điểm (d): điều quan trọng nhất. + Linh động (t): có tính chất động, có vẻ rất sống. " Sửa: sinh động. Gv cho thêm ví dụ: Chỉ ra nguyên nhân và chữa các lỗi về dùng từ trong các câu sau: a) Tiếng Việt có khả năng diễn tả linh động mọi trạng thái tình cảm của con người. b) Có một số bạn còn bàng quang với lớp. Giải: + linh động / sinh động: linh động nghĩa là không gò bó, câu nệ vào khuôn mẫu, không theo nguyên tắc một cách cứng nhắc; sinh động nghĩa là có khă năng gợi ra những trạng thái, hình ảnh ở nhiều dạng vẻ khác nhau như cuộc sống thực. Vì thế ta sẽ sử dụng từ sinh động thay cho linh động. + bàng quang / bàng quan: bàng quang chỉ bộ phận chứa nước tiểu; bàng quan là thái độ thờ ơ, xem mình như người đứng ngoài, làm như không có quan hệ đến mình. Vì thế ta sẽ sử dụng từ bàng quan thay cho bàng quang. Liên hệ kiến thức: Các em cảm thấy việc sử dụng tiếng Việt hiện của giới trẻ hiện nay như thế nào? Chúng ta phải làm gì để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt? I. Sử dụng đúng theo các chuẩn mực của tiếng Việt: 1. Về ngữ âm và chữ viết: a. Các lỗi sai về ngữ âm: - Sai cặp phụ âm cuối c/t: giặc " giặt. VD: mặc " mặt - Sai cặp phụ âm đầu d/r: dáo " ráo VD: , rổ " gổ - Sai thanh điệu hỏi/ ngã: lẽ " lẻ, đỗi " đổi, VD: ngã "ngả + Người Bắc Bộ cần phân biệt các phụ âm: L và n ví dụ: Làm sao " nàm sao. S và x Sử dụng " xử dụng. Tr và ch Cổ truyền " cổ chuyền. Tr và gi Trời " giời. b. Sai do phát âm địa phương: Dưng mờ " nhưng mà, Giời " trời. Bẩu " bảo. Nàm " làm. Dữa " rữa. 2. Về từ ngữ: a. Phát hiện và chữa lỗi từ ngữ: +(1) Từ sai " Sửa lại Chót lọt " chót (cuối cùng). +(2) Từ sai " Sửa lại Truyền tụng " truyền đạt. +(3) Sai kết hợp từ: “chết các bệnh truyền nhiễm” "Số bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm và chết vì các bệnh truyền nhiễm đã giảm dần. + (4)Sai kết hợp từ “bệnh nhân được pha chế” " Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt được điều trị tích cực bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt mà khoa Dược đã pha chế. b. Các câu dùng từ đúng: Câu 2, câu 3, câu 4. 3. Về ngữ pháp: a. Phát hiện và chữa lỗi ngữ pháp: - Câu 1: Lỗi sai- ko phân định rõ trạng ngữ và chủ ngữ. " Sửa:+ Qua tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố... + Tác phẩm... - Câu 2: Lỗi sai- thiếu thành phần nòng cốt (cả câu mới chỉ là một cụm danh từ được phát triển dài, chưa đủ các thành phần chính). " Sửa:+ Đó là lòng tin tưởng sâu sắc của những thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung kích sẽ tiếp bước mình.(thêm chủ ngữ) + Lòng tin tưởng sâu sắc của những thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung kích đã được biểu hiện bằng những hành động cụ thể. b. Câu sai: câu 1, do ko phân định rõ thành phần phụ đầu câu và chủ ngữ. - Các câu đúng: câu 2, câu 3, câu 4. c. Lỗi sai: các câu ko lôgíc. " Sửa: Thúy Kiều và Thúy Vân đều là con gái của ông bà Vương viên ngoại. Họ sống êm ấm dưới một mái nhà, hòa thuận hạnh phúc cùng cha mẹ. Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn. Vẻ đẹp của Kiều hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải hờn. Còn Vân có nét đẹp đoan trang thùy mị. Còn về tài, Thúy Kiều hơn hẳn Thúy Vân. Thế nhưng nàng đâu có được hưởng hạnh phúc. GV hướng dẫn HS tổng kết bài học Kết luận: III. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP – Mục tiêu: Làm bài vận dụng – Nhiệm vụ: GV và HS cùng thực hiện – Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân – Sản phẩm: – Tiến trình thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ : GV giao bài tập Bài tập 1. Lựa chọn những từ ngữ viết đúng trong các trường hợp sau (SGK). Bài tập 2. Phân tích tính chính xác và tính biểu cảm của từ "lớp" (thay cho từ "hạng") và của từ "sẽ" (thay cho từ "phải") trong bản thảo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (trong bản thảo Di chúc, lúc đầu dùng các từ "hạng", "phải", sau đó gạch bỏ) (Văn bản trích, xem SGK). Bài tập 3. Phân tích chỗ đúng, sai của các câu trong đoạn văn và của đoạn văn (xem đoạn văn trong SGK). Bài tập 4. Phân tích tính hình tượng và tính biểu cảm của câu văn sau: Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả: HS thực hiện trả lời các câu hỏi Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: GV nhận xét kết quả bài làm Bài tập 1. Lựa chọn những từ ngữ viết đúng trong các trường hợp sau (SGK). Gợi ý : Những từ ngữ được in đậm là những từ ngữ viết đúng: bàn hoàng/ bàng hoàng; chất phát/ chất phác; bàng quan/ bàng quang; lãng mạn/ lãng mạng; hiu trí/ hưu trí; uống riệu/ uống rượu; trau chuốt/ chau chuốt; lồng làn/ nồng nàn; đẹp đẽ/ đẹp đẻ; chặc chẻ/ chặt chẽ. Bài tập 2. Phân tích tính chính xác và tính biểu cảm của từ "lớp" (thay cho từ "hạng") và của từ "sẽ" (thay cho từ "phải") trong bản thảo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (trong bản thảo Di chúc, lúc đầu dùng các từ "hạng", "phải", sau đó gạch bỏ) (Văn bản trích, xem SGK). Gợi ý: - Từ "lớp" phân biệt người theo tuổi tác, thế hệ, không có nét nghĩa xấu nên phù hợp với câu văn này. Từ "hạng" phân biệt người theo phẩm chất xấu, tốt, mang nét nghĩa xấu khi dùng với người nên không phù hợp. - Từ "phải" mang nét nghĩa bắt buộc, cưỡng bức nặng nề không phù hợp với sắc thái nghĩa nhẹ nhàng, vinh hạnh của việc "đi gặp các vị cách mạng đàn anh", còn từ "sẽ" có nét nghĩa nhẹ nhàng phù hợp hơn. Do đó, câu văn này cần dùng từ "sẽ" Bài tập 3. Phân tích chỗ đúng, sai của các câu trong đoạn văn và của đoạn văn (xem đoạn văn trong SGK). Gợi ý: Các câu trong đoạn văn đều nói về tình cảm của con người trong ca dao, nhưng vẫn có những lỗi sau: - ý của câu đầu và các câu sau không nhất quán. Câu đầu nói về tình yêu nam nữ, những câu sau lại chỉ nói về những tình cảm khác. - Quan hệ thay thế của đại từ "họ” ở câu 2 và câu 3 không rõ. - Một số từ ngữ diễn đạt không rõ ràng. Đoạn văn có thể chữa lại như sau: Trong ca dao Việt Nam, những bài nói về tình yêu nam nữ là nhiều nhất nhưng số bài thể hiện những tình cảm khác cũng không phải ít. Những con người trong ca dao yêu gia đình, yêu cái tổ ấm cùng nhau sinh sống, yêu nơi chôn nhau cắt rốn. Họ yêu làng, yêu nước, yêu từ cảnh ruộng đồng đến công việc trong xóm, ngoài làng. Tình yêu đó nồng nhiệt, đằm thắm và sâu sắc. Bài tập 4. Phân tích tính hình tượng và tính biểu cảm của câu văn sau: Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị đã oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị. (Theo Anh Đức- Hòn Đất) Gợi ý: Tính hình tượng và tính biểu cảm của câu văn được tạo nên bởi: - Cách dùng quán ngữ tình thái: "biết bao nhiêu". - Cách dùng từ ngữ miêu tả âm thanh và hình ảnh: "oa oa cất tiếng khóc đầu tiên". - Dùng hình ảnh ẩn dụ: "quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị”. Câu văn được tổ chức một cách mạch lạc, mang tính chuẩn mực vừa có tính nghệ thuật cao. IV. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG – Mục tiêu: Làm bài vận dụng – Nhiệm vụ: GV và HS cùng thực hiện – Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân – Sản phẩm: – Tiến trình thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ : GV giao bài tập Từ nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện Chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ, viết đoạn văn ngắn( khoảng 200 chữ) bàn về đức tính cương trực của tuổi trẻ hôm nay. Chỉ ra những từ ngữ, câu văn tiêu biểu được sử dụng đúng theo yêu cầu sử dụng tiếng Việt. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả: HS thực hiện trả lời các câu hỏi Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: GV nhận xét kết quả bài làm Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu : -Hình thức : đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ; -Nội dung : Từ đức tính cương trực của nhân vật Ngô Tử Văn, thí sinh liên hệ đến đức tính cương trực trong cuộc sống. Cụ thể : + Giải thích: Cương trực là cứng cỏi và ngay thẳng. Người cương trực là người giữ mình trong sạch, giữ tiết tháo, không cầu danh lợi. + Ý nghĩa của đức tính: cương trực thể hiện một con người mạnh mẽ, không run sợ trước cái ác, cái xấu. Vì thế, họ luôn có niềm tin làm nên chiến thắng, vượt qua mọi thử thách của hoàn cảnh, biết đấu tranh đến cùng trước những thế lực xấu xa. + Phê phán lối sống giả tạo, nhụt chí, yếu hèn + Bài học nhận thức và hành động cho bản thân : hiểu được ý nghĩa của đức tính cương trực, biết đấu tranh phê bình và tự phê bình, tích cực tu dưỡng, rèn luyện đạo đức. V. HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG – Mục tiêu: HS vận dụng sáng tạo. – Nhiệm vụ: GV giao bài tập cho học sinh về nhà – Phương thức thực hiện: HS làm việc cá nhân – Sản phẩm: Bài viết trên giấy a4 – Tiến trình thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ : + Sưu tầm những đoạn văn nghị luận xã hội hoặc nghị luận văn học có cách diễn đạt đúng 2 yêu cầu sử dụng tiếng Việt. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS đánh giá. Bước 3: Báo cáo kết quả: Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: GV nhận xét tuyên dương một vài bài tiêu biểu (Tiết học sau). + Sưu tầm qua sách bào, mạng internet. 4. Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà - Xem lại các bài làm văn của anh (chị), phân tích và sửa các lỗi mắc phải (nếu có) về chữ viết, từ ngữ, câu văn, đoạn văn và cấu tạo cả bài văn. - Phát hiện và phân tích hiệu quả của các phép tu từ trong một số đoạn văn, thơ hay mà anh (chị) yêu thích + Soạn bài: Đọc thêm: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn ;Thái sư Trần Thủ Độ (Ngô Sĩ Liên)
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_10_tuan_26_nhung_yeu_cau_ve_su_dung_tien.docx