Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tuần 23: Phương pháp thuyết minh - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Duy Hoài Nam
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu rõ tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh và những yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh.
- Nắm được một số phương pháp thuyết minh cụ thể.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Hiểu rõ tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh và những yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh.
- Nắm được một số phương pháp thuyết minh cụ thể.
- Ôn tập và củng cố những kiến thức về đoạn văn đã học ở THCS, thấy được mối quan hệ mật thiết giữa việc viết đoạn văn với việc lập dàn ý.
2. Về kĩ năng: Nhận diện, phân tích và vận dụng có hiệu quả các phương pháp Thuyết minh.
Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn có liên kết câu và đúng kiểu bài thuyết minh.
3. Về thái độ:
- Thấy được tầm quan trọng của văn thuyết minh.
- Có ý thức sử dụng đúng phương pháp khi viết văn thuyết minh.
- Có ý thức kết hợp các phương pháp khi viết văn thuyết minh.
C. PHƯƠNG PHÁP
Phương pháp phát vấn – gợi mở; phương pháp bình giảng; phương pháp dạy học theo nhóm.
C/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là tính chuẩn xác và những biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh ?
- Thế nào là tính hấp dẫn và những biện pháp đảm bảo tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh ?
Tuần 23 Tiết PPCT Ngày dạy: Ngày soạn: 31/12/2018 Lớp dạy: 10.4 Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Kim Thủy Giáo sinh thực hiện: Nguyễn Duy Hoài Nam GIÁO ÁN SOẠN GIẢNG Làm văn: PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu rõ tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh và những yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh. - Nắm được một số phương pháp thuyết minh cụ thể. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ 1. Kiến thức: - Hiểu rõ tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh và những yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh. - Nắm được một số phương pháp thuyết minh cụ thể. - Ôn tập và củng cố những kiến thức về đoạn văn đã học ở THCS, thấy được mối quan hệ mật thiết giữa việc viết đoạn văn với việc lập dàn ý. 2. Về kĩ năng: Nhận diện, phân tích và vận dụng có hiệu quả các phương pháp Thuyết minh. Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn có liên kết câu và đúng kiểu bài thuyết minh. 3. Về thái độ: - Thấy được tầm quan trọng của văn thuyết minh. - Có ý thức sử dụng đúng phương pháp khi viết văn thuyết minh. - Có ý thức kết hợp các phương pháp khi viết văn thuyết minh. C. PHƯƠNG PHÁP Phương pháp phát vấn – gợi mở; phương pháp bình giảng; phương pháp dạy học theo nhóm. C/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là tính chuẩn xác và những biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh ? - Thế nào là tính hấp dẫn và những biện pháp đảm bảo tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh ? 3. Bài mới: Hoạt động của GV&HS Nội dung kiến thức cơ bản Hoạt động 1: Khởi động Giới thiệu bài mới: Trong học tập nói riêng và trong mọi việc của cuộc sống nói chung, muốn học/làm cho thật hiệu quả thì chúng ta phải có kĩ năng, phương pháp nhất định. Trong kiểu văn bản thuyết minh cũng vậy, muốn viết một bài văn thuyết minh hấp dẫn, có tính thuyết phục cao, lôi cuốn người đọc thì chúng ta cần phải có phương pháp đúng đắn. Để tìm hiểu những phương pháp thuyết minh cụ thể, ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài “Phương pháp thuyết minh”. *HĐ 1: Hình thành kiến thức HD HS tìm hiểu mục I. - Vai trò của phương pháp thuyết minh? - Mối quan hệ giữa phương pháp thuyết minh và mục đích thuyết minh? *HĐ 2: HD HS tìm hiểu mục II. GV nhận xét, bổ sung khẳng định đáp án. - Đoạn 1 có mục đích thuyết minh : công lao tiến cử người tài giỏi cho đất nước của Trần Quốc Tuấn. - Đoạn 2 có mục đích thuyết minh: nguyên nhân thay đổi bút danh của Ba-sô. - Đoạn 3 có mục đích thuyết minh: giúp người đọc hiểu về cấu tạo tế bào. - Đoạn 4 có mục đích thuyết minh: giúp người đọc hiểu về nhạc cụ của điệu hát trống quân (một loại hình nghệ thuật dân gian). Hs đọc và trả lời các câu hỏi trong sgk. Gv nhận xét, bổ sung: Câu văn “Ba-sô là bút danh” ko phải là cách thuyết minh bằng định nghĩa. Vì thông tin “là bút danh” ko nêu lên được những đặc điểm bản chất giúp người đọc phân biệt Ba-sô với các nhà thơ, nhà văn khác. Hs đọc và thảo luận trả lời các câu hỏi trong sgk. Gv nhận xét, khẳng định đáp án. - Căn cứ vào đâu để quyết định nên chọn phương pháp thuyết minh nào trong bài nói (viết) của mình? - Các mục đích vận dụng phương pháp thuyết minh của bài văn thuyết minh? *HĐ 3: HD HS tìm hiểu mục III. Hs đọc và thảo luận làm bài tập. Gv nhận xét, bổ sung: Ngoài sự vận dụng phối hợp các phương pháp thuyết minh trên, tác giả còn vận dụng yếu tố miêu tả hấp dẫn: Với cánh môi cong lượn như gót hài...đang bay lượn. *HĐ 4: Luyện tập Viết đoạn văn thuyết minh Yêu cầu hs làm bài tập 2 ở nhà. Gv đưa ra một số đề văn thuyết minh, yêu cầu hs lựa chọn, lập dàn ý sơ bộ, tập viết một đoạn văn về một trong các ý của bài, đọc trước lớp. Gv nhận xét, đánh giá, bổ sung. Đề 1: Thuyết minh về tác giả văn học Nguyễn Trãi. Đề 2: Thuyết minh về di tích Côn Sơn. Gv hướng dẫn hs tìm hiểu đoạn văn trong sgk: ?Nội dung của đoạn văn? Phương pháp thuyết minh được sử dụng? ý nghĩa của đoạn văn? Gọi HS đọc SGK/63 I. Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh: - Vai trò của phương pháp thuyết minh: là điều kiện cần thiết để hoàn thành tốt một bài văn thuyết minh. - Mối quan hệ giữa phương pháp thuyết minh và mục đích thuyết minh: + Phương pháp thuyết minh phục vụ mục đích thuyết minh. + Mục đích thuyết minh được hiện thực hóa thành bài văn thông qua các phương pháp thuyết minh. II. Một số phương pháp thuyết minh: 1. Ôn tập các phương pháp thuyết minh đã học: a. Đoạn 1: - Phương pháp thuyết minh: liệt kê, giải thích. - Tác dụng: đảm bảo tính chuẩn xác và tính thuyết phục của văn bản thuyết minh. b. Đoạn 2: - Phương pháp thuyết minh: phân tích, giải thích. - Tác dụng: cung cấp những hiểu biết mới bất ngờ, thú vị. c. Đoạn 3: - Phương pháp thuyết minh: nêu số liệu và so sánh - Tác dụng: thuyết phục, hấp dẫn, gây ấn tượng mạnh với sự tiếp nhận của người đọc. d. Đoạn 4: - Phương pháp thuyết minh: phân tích, giải thích. - Tác dụng: cung cấp những hiểu biết mới, thú vị. 2. Tìm hiểu thêm một số phương pháp thuyết minh: a. Thuyết minh bằng cách chú thích: Phương pháp định nghĩa Phương pháp chú thích * Giống nhau: có cùng mô hình cấu trúc: A là B. * Khác nhau: - Nêu ra thuộc tính cơ bản của đối tượng để phân biệt đối tượng này với đối tượng khác, các đối tượng thường cùng loại với nhau. - Đảm bảo tính chuẩn xác và độ tin cậy cao. - Nêu ra một tên gọi khác hoặc một nhận biết khác, có thể chưa phản ánh đầy đủ những thuộc tính bản chất của đối tượng. - Có tính linh hoạt, mềm dẻo, có tác dụng đa dạng hóa văn bản và phong phú hóa cách diễn đạt. - VD phương pháp định nghĩa: + Cá là loài động vật có xương sống, ở dưới nước, bơi bằng vây, thở bằng mang. + Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc và Truyện Kiều của ông là một kiệt tác. - VD phương pháp chú thích: + Cá là loài động vật ở dưới nước. + Nguyễn Du là nhà thơ. + Tên Hiệu của Nguyễn Du là Thanh Hiên. b. Thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân- kết quả: - Mục đích (1): niềm say mê cây chuối của Ba-sô là chủ yếu. Vì nó cho thấy “chân dung tâm hồn” của thi sĩ. - Quan hệ nhân- quả: từ niềm say mê cây chuối dẫn đến kết quả thi sĩ đã lấy bút danh là Ba-sô. " Các ý được trình bày hợp lí, sinh động, bất ngờ và thú vị. III. Yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh: 1. Căn cứ vào mục đích thuyết minh để lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp. 2. Mục đích vận dụng phương pháp thuyết minh: - Cung cấp thông tin đầy đủ, khách quan về đối tượng được thuyết minh. - Giúp người đọc (nghe) tiếp nhận dễ dàng, hứng thú. * Ghi nhớ: Sgk. IV. Luyện tập: 1. Các phương pháp thuyết minh: - Chú thích: Hoa lan được người phương Đông... - Phân tích, giải thích: Họ lan...mục. - Dùng số liệu: chỉ riêng 10 loài hoa của chi lan Hài Vệ Nữ... 2. Bài tập 2:(BTVN). V. Viết đoạn văn thuyết minh: 1. Đoạn văn 1: Nguyễn Trãi đau nỗi đau của con người. Các ý chính cần đạt: + Nỗi đau trước thói đời đen bạc. Dẫn chứng: “Phượng những tiếc cao, diều hãy liệng/ Hoa thường hay héo, cỏ thường tươi”. + Nỗi đau trước sự ko hoàn thiện của con người. Dẫn chứng: “Dễ hay ruột bể sâu cạn/ Không biết lòng người vắn dài”; “Ngoài chưng mọi chốn đều ko hết/ Bui một lòng người cực hiểm thay”... 2. Đoạn văn 2: Rừng thông Côn Sơn. Các ý chính cần đạt: + Diện tích. + Đặc điểm đồi núi. + Đặc điểm rừng thông: mật độ cây, hình dáng, màu sắc, âm thanh, thảm thực vật phía dưới... + Rừng thông qua thơ văn Nguyễn Trãi. 3. Đoạn văn trong sgk: - Nội dung: thuyết minh về nghịch lí giữa thời gian và tốc độ. - Phương pháp thuyết minh: giải thích, so sánh, dùng số liệu. - Ý nghĩa: khuyên con người phải biết tăng cường độ sống, tận sụng thời gian để làm việc có năng suất và hiệu quả. *Yêu cầu khi viết đoạn văn thuyết minh: - Nắm vững các kiến thức về đoạn văn thuyết minh và các kĩ năng viết đoạn văn thuyết minh. - Có đủ những tri thức cần thiết và chuẩn xác để làm rõ ý chung của đoạn. - Sắp xếp hợp lý các tri thức đó theo một thứ tự rõ ràng, mạch lạc. - Vận dụng đúng đắn, sáng tạo những phương pháp thuyết minh và diễn đạt để đoạn văn trở nên cụ thể, sinh động, hấp dẫn. *Ghi nhớ (SGK) 4. Củng cố: Nắm vững kiến thức về đoạn văn thuyết minh và các kĩ năng viết đoạn văn thuyết minh Yêu cầu hs: Học bài và làm bài tập còn lại. 5. Dặn dò.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_10_tuan_23_phuong_phap_thuyet_minh_nam_h.docx