Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Hướng dẫn tự đọc văn bản "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" - Lê Thị Ngọc Hân
1. TRƯỚC KHI ĐỌC
1.1. Bằng các nguồn tài liệu trên sách, báo, Internet hãy tìm hiểu thông tin về tác giả Nguyễn Dữ: cuộc đời, con đường làm quan và bối cảnh văn hóa xã hội giai đoạn ông sống; tìm hiểu tên những tác phẩm của văn học Việt Nam viết bằng thể loại truyền kì; tìm hiểu những đặc điểm của tác phẩm Truyền kì mạn lục.
1.2. Tìm đọc một vài tác phẩm khác trong tập truyện Truyền kì mạn lục, đặc biệt chú ý nhân vật Nho sĩ xuất hiện trong tác phẩm (Gợi ý: đọc truyện Gã trà đồng giáng sinh, Cái chùa hoang ở Đông Trào, Từ Thức lấy vợ tiên, Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi thiên tào, )
1.3. Khi đọc tác phẩm thuộc thể loại truyền kì cần chú ý những yếu tố kì lạ, hoang đường xuất hiện trong tác phẩm và mối liên hệ của chúng với hiện thực. Sử dụng yếu tố hoang đường, kì ảo để phản ánh hiện thực là bút pháp nghệ thuật tạo nên nét độc đáo, hấp dẫn của thể loại.
1.4. Trong Chuyện chức phán sự đền tản Viên, các nhân vật bộc lộ tính cách nhất quán qua đối thoại và hành động. Sự thể hiện tính cách nhân vật và lời bình cuối truyện phản ánh quan điểm, thái độ của người kể chuyện.
Môn Ngữ Văn Giáo viên: Lê Thị Ngọc Hân HƯỚNG DẪN TỰ ĐỌC VĂN BẢN CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN (Tản Viên từ phán sự lục – trích Truyền kì mạn lục) Nguyễn Dữ1 1. TRƯỚC KHI ĐỌC 1.1. Bằng các nguồn tài liệu trên sách, báo, Internet hãy tìm hiểu thông tin về tác giả Nguyễn Dữ: cuộc đời, con đường làm quan và bối cảnh văn hóa xã hội giai đoạn ông sống; tìm hiểu tên những tác phẩm của văn học Việt Nam viết bằng thể loại truyền kì; tìm hiểu những đặc điểm của tác phẩm Truyền kì mạn lục. 1.2. Tìm đọc một vài tác phẩm khác trong tập truyện Truyền kì mạn lục, đặc biệt chú ý nhân vật Nho sĩ xuất hiện trong tác phẩm (Gợi ý: đọc truyện Gã trà đồng giáng sinh, Cái chùa hoang ở Đông Trào, Từ Thức lấy vợ tiên, Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi thiên tào, ) 1.3. Khi đọc tác phẩm thuộc thể loại truyền kì cần chú ý những yếu tố kì lạ, hoang đường xuất hiện trong tác phẩm và mối liên hệ của chúng với hiện thực. Sử dụng yếu tố hoang đường, kì ảo để phản ánh hiện thực là bút pháp nghệ thuật tạo nên nét độc đáo, hấp dẫn của thể loại. 1.4. Trong Chuyện chức phán sự đền tản Viên, các nhân vật bộc lộ tính cách nhất quán qua đối thoại và hành động. Sự thể hiện tính cách nhân vật và lời bình cuối truyện phản ánh quan điểm, thái độ của người kể chuyện. 2. TRONG KHI ĐỌC VĂN BẢN SUY NGHĨ (1) Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang2. Chàng vốn khảng khái3, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực. Trong làng trước có một ngôi đền 2.1. Vì sao Ngô Tử Văn châm lửa đốt đền? 1 Tác giả Nguyễn Dữ, sống vào khoảng thế kỉ XVI, quê ở Hải Dương 2 Lạng Giang: phía bắc tỉnh Bắc Giang ngày nay 3 Khảng khái: ngay thẳng và hào hiệp, ưa làm việc nghĩa linh ứng lắm. Cuối đời nhà Hồ, quân Ngô sang lấn cướp, vùng ấy thành một nơi chiến trường. Bộ tướng4 của Mộc Thạnh5 có viên Bách hộ6 họ Thôi, tử trận ở gần đền, từ đấy làm yêu làm quái trong dân gian. Tử Văn rất tức giận, một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời, rồi châm lửa đốt đền. Mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, lo sợ thay cho Tử Văn, nhưng chàng vẫn vung tay không cần gì cả. (2) Đốt đền xong, chàng về nhà, thấy trong mình khó chịu, đầu lảo đảo và bụng run run, rồi nổi lên một cơn sốt nóng sốt rét. Trong khi sốt, chàng thấy một người khôi ngô, cao lớn, đầu đội mũ trụ đi đến, nói năng và quần áo rất giống người phương Bắc, tự xưng là cư sĩ7, đến đòi làm trả lại ngôi đền như cũ và nói: – Nhà ngươi đã theo nghiệp nho, đọc sách vở của thánh hiền, há không biết cái đức của quỷ thần sao, cớ gì lại dám khinh nhờn8 huỷ tượng, đốt đền, khiến cho hương lửa không có chỗ tựa nương, oai linh không có nơi hiển hiện, vậy bảo làm sao bây giờ? Biết điều thì dựng trả ngôi đền như cũ. Nếu không thì, vô cớ huỷ đền Lư Sơn, Cố Thiệu9 sẽ khó lòng tránh khỏi tai vạ. Tử Văn mặc kệ, vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên. Người kia tức giận nói: – Phong đô10 không xa xôi gì, ta tuy hèn, há lại không đem nổi nhà ngươi đến đấy. Không nghe lời ta thì rồi sẽ biết. 2.2. Vì sao khi về nhà, Ngô Tử Văn lại cảm thấy khó chịu trong người? 2.3. Anh/chị dự đoán sau cuộc gặp gỡ với hồn ma, Tử Văn sẽ trải qua những chuyện gì? 4 Bộ tướng: tướng dưới quyền của một vị đại tướng 5 Mộc Thạnh: tên một viên tướng nhà Minh nhiều lần sang đánh nước ta 6 Bách hộ: chức quan võ vào thời Nguyên và thời nhà Minh ở Trung Quốc 7 Cư sĩ: người tri thức đi ở ẩn. 8 Khinh nhờn: coi thường, không xem trọng người khác 9 Cố Thiệu: người thời Tam quốc, làm quan ở Dự Chương. Chủ trương việc phá hủy các đền thờ dâm thần, trong số đó có đền Lư Sơn. Sau thần Lư Sơn đến xin dựng đền lại, Cố Thiệu chỉ mỉm cười mà không trả lời. Thần giận bào: “Ba năm nữa ngươi sẽ chết”. Đến kì hạn đó, Thiệu bị ốm, mọi người đều khuyên Thiệu nên dựng lại đền, Thiệu nói: “Tà không thể thắng được chính”. Rồi sau Thiệu chết. 10 Phong đô: phủ của Diêm Vương ở cõi âm. Nói rồi phất áo đi. (3) Chiều tối, lại có một ông già, áo vải mũ đen, phong độ nhàn nhã, thủng thỉnh đi vào đến trước thềm, vái chào mà rằng: – Tôi là Thổ công ở đây, nghe thấy việc làm rất thú của nhà thầy, vậy xin đến để tỏ lời mừng. Tử Văn ngạc nhiên nói: – Thế người đội mũ trụ đến đây ban nãy, chẳng phải là Thổ công đấy ư? Sao mà nhiều thần quá vậy? Ông già nói: – Ô, đấy là viên tướng bại trận của Bắc triều, cái hồn bơ vơ ở Nam quốc, tranh chiếm miếu đền của tôi, giả mạo họ tên của tôi, quen dùng chước dối lừa, thích làm trò thảm ngược11, Thượng Đế bị nó bưng bít, hạ dân bị nó quấy rầy, phàm những việc hưng yêu tác quái12 đều tự nó cả, chứ có phải tôi đâu. Xin kể đầu đuôi để nhà thầy nghe: “Tôi làm chức Ngự sử đại phu13 từ đời vua Lí Nam Đế14, vì chết về việc cần vương mà được phong ở đây, giúp dân độ vật đã hơn một nghìn năm nay, khi nào lại làm việc gieo tai rắc vạ để kiếm miếng ăn như tên giặc giảo hoạt kia đã làm. Gần đây vì tôi thiếu sự đề phòng, bị nó đánh đuổi, nên phải đến nương tựa ở đền Tản Viên15 đã vài năm nay”. Tử Văn nói: – Việc xảy ra đến như thê, sao ngài không kiện ở Diêm Vương và tâu lên Thượng Đế, lại đi khinh bỏ chức vị, làm một người áo vải nhà quê? 2.4. Theo anh/chị, những điều Thổ thần nói với Tử Văn có ích gì cho chàng về sau? 2.5. Nhớ lại đoạn trên: khi đốt đền, Ngô Tử Văn đã biết kẻ trong đền ấy là hồn ma tướng giặc chưa? 11 Thảm ngược: tàn ác quá mức. 12 Hưng yêu tác quái: dấy lên những chuyện ma, làm những điều quỷ quái; ý nói gây hại cho người. 13 Ngự sử đại phu: chức quan phụ trách việc can gián vua. 14 Lí Nam Đế: tức Lí Bôn, còn gọi là Lí Bí, khởi nghĩa đánh đuổi quân đô hộ nhà Lương, lên ngôi hoàng đế, xưng là Nam Việt Đế, ở ngôi được 4 năm (544 – 548), đạt quốc hiệu là Vạn Xuân. 15 Đền Tản Viên: ở Ba Vì, thờ Sơn Tinh – một vị thánh trong tứ bất tử của nước Việt Ông già chau mặt đáp: – Rễ ác mọc lan, khó lòng lay động. Tôi đã định thưa kiện, nhưng mà có nhiều nỗi ngăn trở: Những đền miếu gần quanh, vì tham của đút, đều bênh vực cho nó cả. Tôi chỉ giữ được một chút lòng thành, nhưng không làm thế nào để thông đạt được lên, cho nên đành tạm ẩn nhẫn mà ngồi xó một nơi. Tử Văn nói: – Hắn có thực là tay hung hãn, có thể gieo vạ cho tôi không? – Hắn quyết chống chọi với nhà thầy, hiện đã kiện thầy ở Minh ti16. Tôi nhân lúc hắn đi vắng lén đến đây báo cho nhà thầy biết để mà liệu kế, khỏi phải chết một cách oan uổng. Ông già lại dặn Tử Văn: – Hễ ở Minh ti có tra hỏi, thầy cứ khai ra những lời nói của tôi. Nếu hắn chối, thầy kêu xin tư giấy đến đền Tản Viên, tôi sẽ khai rõ thì nó phải đớ miệng. Nếu không như thế thì tôi đến vùi lấp trọn đời mà thầy cũng khó lòng thoát nạn. (4) Tử Văn vâng lời. Đến đêm, bệnh càng nặng thêm, rồi thấy hai tên quỷ sứ đến bắt đi rất gấp, kéo ra ngoài thành về phía đông. Đi độ nửa ngày đến một toà nhà rất lớn, xung quanh có thành sắt cao vọi đến mấy chục trượng. Hai tên quỷ đến nói với người canh cổng, người canh cổng đi vào một lúc rồi ra truyền chỉ rằng: – Tội sâu ác nặng, không được dự vào hàng khoan giảm17. Nói rồi xua tay bảo đi ra phía bắc. Ở đó có một con 16 Minh ti: âm phủ. 17 Khoan giảm: rộng lượng giảm bớt hình phạt sông lớn, trên sông bắc một cái cầu dài ước hơn nghìn thước, gió tanh sóng xám, hơi lạnh thấu xương. Hai bên cầu có mấy vạn quỷ Dạ Xoa18 đều mắt xanh tóc đỏ, hình dáng nanh ác. Hai con quỷ dùng gông dài, thừng lớn gông trói Tử Văn mà giải đi rất nhanh. Tử Văn kêu to: – Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian, có tội lỗi gì xin bảo cho, không nên bắt phải chết một cách oan uổng. Chợt nghe trên điện có lời quát: – Tên này bướng bỉnh ngoan cố, nếu không phán đoán cho rõ, chưa chắc nó đã chịu nhận tội. Bèn sai dẫn Tử Văn vào cửa điện. Tử Văn vào đến nơi, thấy người đội mũ trụ đang kêu cầu ở trước sân. Diêm Vương mắng Tử Văn rằng: – Kẻ kia là một người cư sĩ, trung thuần lẫm liệt19, có công với tiên triều, nên hoàng thiên cho được huyết thực20 ở một ngôi đền để đền công khó nhọc. Mày là một kẻ hàn sĩ21, sao dám hỗn láo, tội ác tự mình làm ra, còn trốn đi đằng nào? Tử Văn bèn tâu trình đầu đuôi như lời Thổ công đã nói, lời rất cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào. Người đội mũ trụ nói: – Ấy là ở trước vương phủ mà hắn còn ghê gớm như thế, mồm năm miệng mười, đơm đặt bịa tạc. Huống hồ ở một nơi đền miếu quạnh hiu hắn sợ gì mà không dám cho một mồi lửa. Hai bên cãi cọ nhau mãi vẫn chưa phân phải trái, vì thế Diêm Vương sinh nghi. Tử Văn nói: 2.6. Anh/chị dự đoán nếu Ngô Tử Văn không kêu to như thế, chuyện gì sẽ xảy ra với chàng? 2.7. Diêm Vương có biết hồn ma tướng giặc là kẻ giả mạo Thổ thần không? Vì sao? 18 Quỷ Dạ Xoa: theo đạo Phật, đây là một chủng loài trong cõi địa ngục, có hình dáng ghê sợ 19 Trung thuần: một lòng ngay thẳng; lẫm liệt: mạnh mẽ oai phong. 20 Được huyết thực: được thờ tự và hưởng những vật phẩm cúng tế là động vật như bò, dê, lợn, gà, 21 Hàn sĩ: học trò nghèo – Nếu nhà vua không tin lời tôi, xin đem tư giấy đến đền Tản Viên để hỏi. Không đúng như thế, tôi xin chịu thêm cái tội nói càn. Bấy giờ người kia mới có vẻ sợ, quỳ xuống tâu rằng: – Gã kia là học trò, thật là ngu bướng, quả đáng tội lắm. Nhưng đã trách mắng như vậy, cũng đủ răn đe rồi. Xin đại vương khoan dung tha cho hắn để tỏ cái đức rộng rãi. Chẳng cần đòi hỏi dây dưa. Nếu thẳng tay trị tội nó, sợ hại đến cái đức hiếu sinh. Diêm Vương quát lớn rằng: – Cứ như lời hắn thì nhà ngươi đáng tội chết. Điều luật trị tội lừa dối đã sẵn sàng đó. Cớ sao nhà ngươi dám làm sự lập lờ nhận tội như vậy? Diêm Vương lập tức sai người đến đền Tản Viên để lấy chứng thực. Sai nhân về tâu, nhất nhất đúng với lời Tử Văn. Vương cả giận, bào các phán quan rằng: – Lũ các ngươi chia toà sở, giữ chức sự, cầm lệnh chí công, làm phép chí công, thưởng thì xứng đáng mà không thiên vị, phạt thì đích xác mà không nghiệt ngã, vậy mà còn có sự dối trá càn bậy như thế; huống chi về đời nhà Hán, nhà Đường buôn quan bán ngục, thì những mối tệ còn nói sao hết được! Liền sai lấy lồng sắt chụp vào đầu, khẩu gỗ nhét vào miệng, bỏ người ấy vào ngục Cửu U22. Vương nghĩ Tử Văn có công trừ hại, truyền cho vị thần đền kia, từ nay phần xôi lợn của dân cúng tế, nên chia cho Tử Văn một nửa và sai lính đưa Tử Văn về. (5) Chàng về đến nhà, té ra mình chết đã được hai ngày 2.8. Chi tiết này có gây bất ngờ cho anh/chị không? Vì sao? 22 Ngục Cửu U: ngục tối chín tầng ở âm phủ, nơi giam giữ và trừng phạt những kẻ khi sống gây nhiều tội ác rồi. Nhân đem những việc đã qua kể cho mọi người nghe, ai cũng kinh hãi và không tin là thực. Sau đó họ đón một bà đồng về phụ bóng23, đồng lên cũng nói đúng như lời Tử Văn. Người làng bèn mua gỗ, dựng lại một toà đền mới. Còn ngôi mộ của tên tướng giặc kia thì tự dưng thấy bị bật tung lên, hài cốt tan tành ra như cám vậy. (6) Sau đó một tháng, Tử Văn thấy Thổ công đến bảo: – Lão phu đã trở về miếu, công của nhà thầy không biết lấy gì đền đáp được. Nay thấy ở đền Tản Viên khuyết một chân phán sự, lão đã vì nhà thầy hết sức tiến cử, được đức Thánh Tản ngài đã bằng lòng, vây xin lấy việc đó để đền ơn nghĩa. Người ta sống ở đời, xưa nay ai chẳng phải chết, miễn là chết đi còn được tiếng về sau. Nếu trùng trình độ nửa tháng, sợ sẽ về tay người khác mất. Nên cố gắng đi, đừng coi là việc thường. Tử Văn vui vẻ nhận lời, bèn thu xếp việc nhà, rồi không bệnh mà mất. (7) Năm Giáp Ngọ, có người ở thành Đông Quan24 vốn quen biết với Tử Văn, một buổi sớm đi ra ngoài cửa tây vài dặm, trông thấy trong sương mù có xe ngựa đi đến ầm ầm, lại nghe tiếng quát: – Người đi đường tránh xa, xe quan phán sự! Người ấy ngẩng đầu trông thì thấy, người ngồi trên xe chính là Tử Văn. Song Tử Văn chỉ chắp tay thi lễ chứ không nói một lời nào, rồi thoắt đã cưỡi gió mà biến mất. Đến nay con cháu Tử Văn hãy còn, người ta truyền rằng đó là “nhà 2.9. Vì sao Thổ thần lại đề cử Ngô Tử Văn làm phán sự đền Tản Viên? 2.10. Cái kết này có giống với dự đoán/mong đợi của anh/chị không? Vì sao? 23 Phụ bóng: mời gọi hồn người chết hoặc thần thánh về. Theo mê tín của dân gian, có thể gọi hồn người chết hoặc thánh thần ở cõi âm về nhập người đang sống để trò chuyện. Người có nhiều cảm ứng với cõi âm, có thể cho mượn xác để người cõi âm nhập vào gọi là “ông (bà) đồng” hay “ông (bà) bóng”. 24 Đông Quan: tức thành Thăng Long, nay là Hà Nội quan phán sự”! (8)Than ôi! 25 Người ta thường nói: “Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi cứng ra mềm? Ngô Tử Văn là một chàng áo vải. Vì cứng cỏi mà dám đốt cháy đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi tiếng và được giữ chức vị ở Minh ti, thật là xứng đáng. Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi. Nguyễn Dữ (Truyền kì mạn lục, theo bản dịch của Trúc Khê Ngô Văn Triệu, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1957) 2.11. Lời bình cho thấy tác giả có thái độ như thế nào với nhân vật Ngô Tử Văn? 3. SAU KHI ĐỌC 3.1. Theo anh/chị, nhân vật Ngô Tử Văn là một kẻ sĩ có tính cách như thế nào? Người kể đã tập trung khắc họa tính cách ấy thông qua những yếu tố nào trong tác phẩm? 3.2. Chi tiết là thành tố không thể thiếu để phát triển cốt truyện và thể hiện nhân vật. Theo anh/chị, trong tác phẩm này, những chi tiết sau có ý nghĩa gì? - Chi tiết Thổ thần giúp đỡ Ngô Tử Văn - Chi tiết Diêm Vương xử kiện ở âm phủ - Chi tiết Ngô Tử Văn được nhận chức phán sự ở đền Tản Viên 3.3. Dựa vào kiến thức về thể loại và hiểu biết về tác phẩm, anh/chị nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Dữ? 3.4. Anh/chị thử tưởng tượng một cái kết khác cho câu chuyện này và ghi lại ý tưởng của mình bằng một đoạn văn ngắn. 25 Từ đây đến hết là lời bình (cuối mỗi truyện có phần lời bình ngắn của tác giả - nêu nhận xét về sự việc, nhân vật trong truyện và đưa ra quan điểm hoặc lời khuyên của mình) 5. Qua tác phẩm, người kể chuyện bộc lộ thái độ và quan điểm như thế nào đối với tính cách nhân vật Ngô Tử Văn? Anh/chị có đồng tình với thái độ và quan điểm của tác giả không? Theo anh/chị, tính cách ấy có ý nghĩa với con người ngày nay trong hành trình chống lại cái xấu, cái ác để bảo vệ công lý không?
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_10_huong_dan_tu_doc_van_ban_chuyen_chuc.pdf
- 5. TÀI LIỆU THAM KHẢO.pdf
- 4. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3.pdf
- 3. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2.pdf
- 2. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1.pdf