Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 1 đến 13

Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 1 đến 13

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

+ Khái niệm cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: mục đích (trao đổi thông tin về nhận thức, tư tưởng, tình cảm, hành động.) và phương tiện (ngôn ngữ).

+ Hai quá trình trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: tạo lập văn bản (nói hoặc viết) và lĩnh hội văn bản (nghe hoặc đọc).

+ Các nhân tố giao tiếp: nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện và cách thức giao tiếp.

2. Về kĩ năng:

- Xác định đúng các nhân tố trong hoạt động giao tiếp.

- Những kĩ năng trong các hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết, hiểu.

3. Về thái độ:

- Giáo dục nhận thức giao tiếp là một yếu tố quan trọng trong việc hình thành kĩ năng sống.

- Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

- Cảm nhận được ý nghĩa, vai trò của ngôn ngữ đối với đời sống.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến quá trình hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

- Năng lực đọc – hiểu các văn bản liên quan đến hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân đạt hiệu quả cao trong quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về những vấn đề liên quan đến hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

- Năng lực tự học, tạo lập văn bản .

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 10 (tập 1); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit; phiếu học tập

 - Tư liệu tham khảo: Nguyễn Khuyến thơ và đời (NXB Văn học 2002)

2. Chuẩn bị của học sinh:

- SGK, SBT Ngữ văn 10 (tập 1) soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

- Đọc văn bản, trả lời câu hỏi, bài tập trang 14, 15; hoàn thành phiếu học tập theo yêu cầu.

 

doc 77 trang yunqn234 5080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 1 đến 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy
10A1
10A2
10A3
Tiết 1: TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU 
1. Về kiến thức: 
- Thấy được hai bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam: văn học dân gian và văn học viết;
- Nắm được một cách khái quát tiến trình phát triển của văn học viết;
- Hiểu được những nội dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học
2. Về kĩ năng:
Nhận diện được nên văn học dân tộc, nêu được các thời kì lớn và các giai đoạn cụ thể trong các thời kì phát triển của văn học dân tộc.
3. Về thái độ: 
- Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản về tác giả văn học
- Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về tác gia, tác phẩm văn học
- Hình thành nhân cách bồi dưỡng tình cảm: niềm tự hào về truyền thống dân tộc và say mê với văn học
4. Định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến lịch sử văn học Việt Nam
- Năng lực đọc – hiểu các tác tác phẩm văn học Việt Nam ( Văn học dân gian và văn học viết)
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về các thời kì văn học.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, hạn chế, những đặc điểm cơ bản, giá trị của những tác phẩm văn học Việt Nam;
- Năng lực phân tích, so sánh sự khác nhau giữa văn học dân gian và văn học viết
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.
II. CHUẨN BỊ 
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 10 (tập 1); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit; phiếu học tập
 - Tư liệu tham khảo: Văn học dân gian Việt Nam (NXB Giáo dục, năm 2000); Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (NXB Giáo dục, năm 2000); Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975 (NXB Giáo dục, năm 2000)
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- SGK, SBT Ngữ văn 10 (tập 1) soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. 
+ Đọc văn bản, trả lời câu hỏi phần hướng dẫn học bài. 
+ Ghi tên các tác phẩm văn học Việt Nam đã học ở THCS; Phân loại các tác phẩm theo bộ phận, giai đoạn sáng tác, thể loại.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 
2. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút) 
* Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.
- Phương pháp, kĩ thuật: Thuyết trình, trình bày một phút
* Hình thức tổ chức hoạt động: GV chia lớp thành 4 nhóm, tham gia trò chơi: Tìm hiểu về văn học Việt Nam
Nội dung: Kể tên các tác phẩm của văn học Việt Nam đã học từ THCS, nêu rõ tác giả, giai đoạn sáng tác, đề tài, thể loại.
Cách chơi: Trong vòng 5 phút các nhóm thi đua thực hiện yêu cầu. Nhóm nào kể đúng và nhiều hơn là nhóm chiến thắng.
GV giới thiệu bài mới: Lịch sử văn học của bất cứ dân tộc nào đều là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy. Để cung cấp cho các em nhận thức những đặc điểm về văn học nước nhà,chúng ta cùng tìm hiểu tổng quan văn học việt nam.
Bài học đầu tiên ở lớp 10 là một bài văn học sử (lịch sử văn học): Tổng quan văn học Việt Nam có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt. Một mặt nó giúp các em có một cái nhìn khái quát nhất, hệ thống nhất về nền văn học nước ta từ xưa tới nay, mặt khác nó giúp các em ôn tập tất cả những gì đã học ở chương trình ngữ văn THCS đồng thời sẽ định hướng cho chúng ta học tiếp toàn bộ chương trình Ngữ văn THPT.
b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút)
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: 
+ Thấy được hai bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam: văn học dân gian và văn học viết;
+ Nắm được một cách khái quát tiến trình phát triển của văn học viết;
+ Hiểu được những nội dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học
- Phương pháp: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, mảnh ghép.
* Hình thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
1.Hướng dẫn tìm hiểu về các bộ phận hợp thành của VHVN
 Thảo luận nhóm theo bàn : vh Vn được hợp thành từ những bộ phận nào? Nêu sự khác nhau giữa các bộ phận đó về đặc trưng tiêu biểu, chữ viết, hệ thống thể loại?
I. Các bộ phận hợp thành của VHVN
VHVN: - vh dân gian
 - vh viết
Các bộ phận hợp thành v
n h
c Việt Nam
Văn học dân gian
- Là sáng tác của tập thể và đc truyền miệng.
- Thể loại: thần thoại, sử thi, tr thuyết, ctích, ngụ ngôn, t. cười, t.ngữ, c.đố, t.thơ, chèo, hò, vè, ...
- Mang tính tập thể gắn bó với các sinh hoạt khác nhau trong đs cộng đồng

Văn học viết
- Là sáng tác của giới trí thức, đc ghi lại bằng chữ viết (chữ Nôm. chữ Hán, chữ quốc ngữ)
- Thể loại: văn xuôi, thơ, văn biền ngẫu, tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, t.ca ...
- Mang tính cá nhân, ko mang dấu ấn tập thể. 
2. Hướng dẫn HS tìm hiểu quá trình phát triển của văn học viết
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, thời gian 5 phút.
- Nhóm 1 + nhóm 3: Trình bày những đặc điểm cơ bản của văn học trung đại (thời gian, hoàn cảnh, văn tự, tác giả, thể loại, thi pháp, thành tựu tiêu biểu) – Phiếu học tập số 1
+ Nhóm 2 + Nhóm 4: Trình bày những đặc điểm cơ bản của văn học hiện đại (thời gian, hoàn cảnh, văn tự, tác giả, thể loại, thi pháp, thành tựu tiêu biểu) – Phiếu học tập số 1
- GV (nhấn mạnh): Tuy văn xuôi chữ Nôm hiếm thấy, nhưng nhờ chữ Nôm mà các thể thơ dân tộc (lục bát, song thất lục bát ) có vai trò quan trọng trong sự hình thành các thể thơ VH dân tộc (truyện thơ Nôm, ngâm khúc, hát nói ).
+ Vậy VH hiện đại chịu ảnh hưởng bởi văn hoá nào mà có sự thay đổi như thế?
Gợi ý : Nhờ sự kế thừa văn hoá truyền thống, tiếp thu văn hoá thế giới, văn học hiện đại đổi mới có sự khác biệt gì so với văn học trung đại?
GV mở rộng: 1858 td Pháp xâm lược nước ta. Khoa cử chữ hán chấm dứt ở Bắc kì năm 1915 ở Trung kì 1918
+ cuộc khai thác thuộc địa -> hình thành các đô thị -> tầng lớp thị dân, tt tiểu tư sản, gc vô sản -> thị hiếu, nhu cầu, qđ thẩm mĩ mới ....
 Mười mấy năm xưa ngọn bút lông
 Xác xơ chẳng bợn chút hơi đồng
 Bây giờ anh đổi lông ra sắt
 Cách kiếm ăn đời có nhọn không.
 ( Tản Đà )
Khái niệm “bút lông”, “bút sắt” gợi cho anh/ chị suy nghĩ gì về đặc điểm của hai thời đại văn học Việt Nam? 
HS suy nghĩ trả lời. GV nhấn mạnh.
- GV hỏi:Theo anh/chị căn cứ trên những tiêu chí nào để có sự phân chia thành các thời đại văn học trên?
HS suy nghĩ, trả lời.
GV nhấn mạnh, mở rộng: dựa trên sự vận động của lịch sử, chủ yếu và quyết định là sự vận động của chính bản thân văn học đặc biệt là nững đổi thay về mặt thi pháp.
II. Quá trình phát triển của văn học viết
Nền VHVN được chia làm hai thời kỳ lớn 
+ Từ đầu thế kỷ X đến hết XIX (gọi là VH trung đại).
+ Từ đầu thế kỷ XX đến nay (gọi là VH hiện đại).
Đặc điểm
VH TĐ
VH hiện đại
Thời gian
Từ thế kỉ X - XIX
Từ thế kỉ XX đến nay
Hoàn cảnh
XHPK hình thành, phát triển, suy thoái, công cuộc dựng nước, giữ nước của dân tộc.
Đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước và sự nghiệp đổi mới từ 1986 – nay.
Văn tự
Chữ Hán, chữ Nôm
Chủ yếu là chữ Quốc ngữ.
Ảnh hưởng văn hóa
Chịu ảnh hưởng của Nho giáo, Phật giáo, tư tưởng Lão – Trang
Giao lưu quốc tế rộng rãi.
Tác giả
Chủ yếu là nhà nho.
Nhà văn chuyên nghiệp, văn chương thành một nghề.
Thể loại
Tiếp nhận hệ thống thể loại từ VH Trung Quốc, thể loại sáng tạo của dân tộc 
Thơ mới, tiểu thuyết, kịch nói 
Thi ph
p
Lối viết ước lệ, sùng cổ, phi ngã.
Thi pháp mới: hiện thực, đề cao cá tính sáng tạo.
Thành tựu
Thơ văn yêu nước, thơ thiền Lý - Trần, thơ văn Nguyễn Trãi, NBK, Nguyễn Du, 
Thơ mới, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, VHHTPP, văn thơ chống Pháp, chống Mĩ 
c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 5 phút )
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học 
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. 
- Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề, 
* Hình thức tổ chức hoạt động: HS thảo luận nhóm theo bàn - Phiếu học tập số 2
chia nhóm cho HS thảo luận về sự khác nhau giữa vh trung đại và vh hiện đại
- Nhóm 1: Thời gian, sự hình thành và pt? ( dc minh hoạ)
- Nhóm 2: Tác giả, tác phẩm ( dc bằng những tg, tp cụ thể)
- Nhóm 3: Chữ viết ( dc bằng những tg, tp cụ thể)
- Nhóm 4: Hệ thống thể loại ( dc bằng những tg, tp cụ thể)
- Nhóm 5: Thi pháp ( dc bằng những tg, tp cụ thể)
Các nhóm nhận xét, bổ sung
GV đưa ra bảng hệ thống
Điểm khác biệt
Văn học trung đại
Văn học hiệ
 đại
Thời gian
Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX
Từ thế kỉ XX đến nay
Sự hình thành, phát triển
Bối cảnh văn hoá, văn học vùng Đông á, Đông Nam á ( đặc biệt là văn học TQ) 
Bối cảnh của giao lưu văn hoá, văn học của nhiều nền vh trên tg (tiếp xúc với các nền vh châu Âu
 
Tác giả

ác nhà nho, vua quan
Xuất hiện đội ngũ nhà văn, thơ chuyên nghiệp, sáng tác văn
chương thành một nghề.
Thể loại
Tiếp nhận hệ thống thể loại từ vh TQ(cũng có những thể loại s.tạo của dt): văn xuôi, thơ, văn biền ngẫu...
Tiểu thuyết, truyện ngắ
, thơ mới, trường ca, kịch...
Chữ viết
Chữ Nôm - chữ Hán
Chữ quốc ngữ
Thi pháp
Lối viết ước lệ, sùng cổ, phi ngã.
Lối viết hiện thực, đề cao cá tính sáng tạo, đề cao cái tôi cá nhân 
d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút )
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức 
- Phương pháp: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học.
* Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà:
 Sưu tầm những bài viết phê bình về văn học dân gian và văn học viết (đăng trên các báo/tạp chí, các sách chuyên khảo, các Webside) để làm tư liệu học tập. Nội dung các bài viết có thể là:
- Đánh giá giá trị của văn học dân gian.
- Đánh giá về giai đoạn văn học.
- Đánh giá về tác giả văn học (được học trong chương trình và SGK Ngữ văn 10).
- Đánh giá về một tác phẩm (được học trong chương trình và SGK Ngữ văn 10).
3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) 
- Ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap
- Chuẩn bị: Tiết 2: Đọc văn bản, trả lời các câu hỏi
+ Mối quan hệ của con người Việt Nam với thế giới tự nhiên được biểu hiện qua những mặt nào? VD minh họa?
+ Một trong những nội dung quan trọng và nổi bật nhất của VHVN? 
+ Hãy nêu những biểu hiện của mối quan hệ giữa con người Việt Nam và xã hội? Phân tích VD minh họa? 
+ Ý thức cá nhân là gì? ý thức về bản thân của con người Việt Nam được biểu hiện trong VH ntn?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhóm/tổ/Tên học sinh: 
Lớp: 
Trường: 
Bài học: Tổng quan văn học Việt Nam (tiết 1)
Đặc điểm
VH trung đại
VH hiện đại
Thời gian
Hoàn cảnh
Văn tự
Ảnh hưởng
 văn hóa
Tác giả
Thể loại
Thi pháp
Thành tựu
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Nhóm/tổ/Tên học sinh: 
Lớp: 
Trường: 
Bài học: Tổng quan văn học Việt Nam (tiết 1)
Điểm khác biệt
Văn học trung đại
Văn học hiện đại
Thời gian
Sự hình thành, phát triển
Tác giả
Thể loại
Chữ viết
Thi pháp
Tiết 2: TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU 
1. Về kiến thức: 
- Thấy được hai bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam: văn học dân gian và văn học viết;
- Nắm được một cách khái quát tiến trình phát triển của văn học viết;
- Hiểu được những nội dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học
2. Về kĩ năng:
Nhận diện được nên văn học dân tộc, nêu được các thời kì lớn và các giai đoạn cụ thể trong các thời kì phát triển của văn học dân tộc.
3. Về thái độ: 
- Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản về tác giả văn học
- Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về tác gia, tác phẩm văn học
- Hình thành nhân cách bồi dưỡng tình cảm: niềm tự hào về truyền thống dân tộc và say mê với văn học
4. Định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến lịch sử văn học Việt Nam
- Năng lực đọc – hiểu các tác tác phẩm văn học Việt Nam ( Văn học dân gian và văn học viết)
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về các thời kì văn học.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, hạn chế, những đặc điểm cơ bản, giá trị của những tác phẩm văn học Việt Nam;
- Năng lực phân tích, so sánh sự khác nhau giữa văn học dân gian và văn học viết
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.
II. CHUẨN BỊ 
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 10 (tập 1); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit; phiếu học tập
 - Tư liệu tham khảo: Văn học dân gian Việt Nam (NXB Giáo dục, năm 2000); Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (NXB Giáo dục, năm 2000); Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975 (NXB Giáo dục, năm 2000)
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- SGK, SBT Ngữ văn 10 (tập 1) soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. 
- Đọc văn bản, trả lời các câu hỏi
+ Mối quan hệ của con người Việt Nam với thế giới tự nhiên được biểu hiện qua những mặt nào? VD minh họa?
+ Một trong những nội dung quan trọng và nổi bật nhất của VHVN? 
+ Hãy nêu những biểu hiện của mối quan hệ giữa con người Việt Nam và xã hội? Phân tích VD minh họa? 
+ Ý thức cá nhân là gì? ý thức về bản thân của con người Việt Nam được biểu hiện trong VH ntn?
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 
2. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút) 
* Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.
- Phương pháp, kĩ thuật: Thuyết trình, trình bày một phút
* Hình thức tổ chức hoạt động: HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Nền văn học Việt Nam do những bộ phận văn học nào dưới đây hợp thành?
A. Văn học dân gian và văn học hiện đại.
B. Văn học dân gian và văn học viết.
C. Văn học dân gian và văn học trung đại.
D. Văn học trung đại và văn học hiện đại.
Câu 2. Tư tưởng nào sau đây ảnh hưởng gì đến sự phát triển của văn học Việt Nam?
A. Phật Giáo	C. Lão - Trang
B. Khổng giáo	D. Cả A, B và C
Câu 3. Văn học trung đại Việt Nam được viết bằng loại văn tự nào?
A. Chữ Nôm và chữ Quốc ngữ.
B. Chữ Hán và chữ Nôm.
C. Chữ Hán và chữ Quốc ngữ.
D. Chữ Hán và chữ của một số dân tộc thiểu số.
Câu 4. Nhận định nào dưới đây nhận xét đúng về xuất xứ của chữ Nôm?
A. Chữ Nôm là loại chữ cổ của người Việt, dựa vào chữ Hán để ghi âm tiếng Việt. 
B. Chữ Nôm là loại chữ do người Việt cổ tự sáng tạo ra để ghi âm tiếng Việt.
C. Chữ Nôm là loại chữ cổ của người Việt, dùng chữ Hán để ghi các văn bản nói.
D. Chữ Nôm là loại chữ cổ của người Việt, dùng chữ Hán để ghi các văn bản viết.
Câu 5. Nhận định nào dưới đây nhận xét đúng về chữ quốc ngữ?
A. Chữ quốc ngữ là loại chữ sử dụng chữ cái tiếng Anh để ghi âm tiếng Việt.
B. Chữ quốc ngữ là loại chữ dùng chữ cái tiếng Pháp để ghi âm tiếng Việt.
C. Chữ quốc ngữ là loại chữ dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt.
D. Chữ quốc ngữ là loại chữ dùng chữ cái Bồ Đào Nha để ghi âm tiếng Việt.
Câu 6. Đặc trưng thi pháp nào sau đây thuộc về văn học trung đại?
	A. Tính quy phạm	C. Tính dị bản	
	B. Tính nguyên hợp	D. Tính cá thể
Câu 7. Văn học trung đại Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều nhất của văn học quốc gia nào?
A. Nhật Bản	C. Trung Quốc
B. Pháp	D. Ấn Độ
Câu 8. Hai chủ đề lớn xuyên suốt văn học Việt Nam là gì?
A. Căm thù giặc và tự hào dân tộc.
B. Yêu nước và nhân đạo.
C. Yêu thiên nhiên và yêu con người.
D. Tự hào về dân tộc và niềm lạc quan, ham sống.
b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút)
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: 
+ Thấy được hai bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam: văn học dân gian và văn học viết;
+ Nắm được một cách khái quát tiến trình phát triển của văn học viết;
+ Hiểu được những nội dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học
- Phương pháp: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, mảnh ghép.
* Hình thức tổ chức hoạt động: HS thảo luận nhóm 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hướng dẫn HS tìm hiểu con người VN qua văn học. 
III. Con người Việt Nam qua văn học
Chia lớp thành 4 nhóm, trong thời gian 10 p
Thực hiện nhiệm vụ sau khi bốc thăm 4 nội dung, HS thảo luận 
Chọn HS bất kì trong nhóm trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung, GV chuẩn xác kiến thức. 
Nhóm 1: Mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên được thể hiện như thế nào? lấy ví dụ cụ thể minh hoạ? 
- Nhận thức, cải tạo, chinh phục thế giới tự nhiên:
+ Thần thoại Thần trụ trời, Quả bầu tiên,.. giải thích sự hình thành thế giới tự nhiên và con người.
+ Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh" khát vọng chinh phục thế giới tự nhiên.
- Thiên nhiên là người bạn tri âm, tri kỉ:
+ Ca dao về quê hương đất nước:
 “ Đường vô xứ Nghệ quanh quanh...
 “ Hỡi cô tát nước bên đường...
 “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng...
 + Thơ Nôm Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến,...
- Thiên nhiên gắn với lí tưởng thẩm mĩ, đạo đức nhà nho: VD: Tùng, cúc, trúc, mai " cốt cách người quân tử (thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,...)
- Thiên nhiên thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, yêu cuộc sống và đặc biệt là tình yêu lứa đôi:
 VD: Ca dao " tình yêu những vật thân thuộc" tình yêu quê hương đất nước.
 Sóng (Xuân Quỳnh), Tương tư (Nguyễn Bính), Hương thầm (Phan Thị Thanh Nhàn),...
[ Con người Việt Nam có tình yêu thiên nhiên sâu sắc và thấm thía.
Tích hợp môi trường: Với con người VN thiên nhiên là người bạn thân thiết
->Tình yêu thiên nhiên là một nội dung quan trọng của VHVN. Thiên nhiên đặc sắc thân thuộc trong VHDG. Thiên nhiên tạo thành hệ thống tượng trưng giàu giá trị them mĩ, như một thước đo thẩm mĩ trong VHTĐ. Thiên nhiên giàu sức sống, thể hiện sâu sắc tình yêu quê hương đất nước, tình yêu sự sống 
- Từ mối quan hệ gắn bó sâu sắc của con người Việt Nam và thiên nhiên, em thấy người Việt có tình cảm với thiên nhiên ntn?
1. Con người VN trong quan hệ với thế giới tự nhiên.
- VHDG: Thiên nhiên là đối tượng nhận thức, cải tạo, chinh phục (thần thoại). Thiên nhiên hiện ra ở vẻ đẹp phong phú của các vùng trên quê hương đất nước (ca dao).
- VH trung đại: Thiên nhiên gắn với lí tưởng đạo đức, thẩm mĩ. 
- VH hiện đại: gắn với tình yêu quê hương đất nước, tình cảm lứa đôi.
-> Tình yêu thiên nhiên là nội dung quan trọng của vh VN.
-> Con người Việt Nam gắn bó sâu sắc với thiên nhiên và luôn tìm thấy từ thiên nhiên những hình tượng thể hiện chính mình.
Nhóm 2: 
- Tại sao CN yêu nước lại trở thành một trong những nội dung quan trọng và nổi bật nhất của vh viết VN? 
- Những đặc điểm nội dung của CN yêu nước trong vh VN là gì? Có ví dụ minh hoạ? 
Truyện ADV MC TT, ca dao...
Bình ngô đại cáo, Hịch tướng sĩ ....
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Bài thơ về tiểu đội xe ko kính ...
 Tích hợp BVMT: Con người Việt Nam với môi trường văn hóa dân tộcg Chủ nghĩa yêu nước gắn với ý thức về giữ gìn, bảo tồn môi trường văn hóa, thuần phong mĩ tục truyền thống.
2. Con người VN trong quan hệ quốc gia, dân tộc. (ty đất nước)
* CN yêu nước lại trở thành một trong những nội dung quan trọng và nổi bật nhất của vh viết VN:
- Sớm có ý thức xây dựng quốc gia độc lập, tự chủ.
- Nhiều lần đấu tranh với các thế lực ngoại xâm để giành và giữ vững nền độc lập, tự chủ ấy.
* Những đặc điểm nội dung của CN yêu nước trong vh VN:
- Trong VHDG: Tình yêu làng xóm quê hương, căm ghét mọi thế lực xâm lược
- Trong VH viết: 
+ ý thức sâu sắc về quốc gia, dân tộc, truyền thống văn hiến lâu đời...
+ Tinh thần xả thân vì độc lập, tự do của tổ quốc
+ Tinh thần tiên phong chống đế quốc của VHcách mạng VN thế kỉ XX
-> CNYN là nội dung tiêu biểu, là một giá trị quan trọng của vh VN.
Nhóm 3:
- Hãy nêu những biểu hiện của mối quan hệ giữa con người Việt Nam và xã hội? Phân tích VD minh họa?
- Ước mơ xây dựng một xó hội công bằng, tốt đẹp hơn.
VD: Truyện cổ tích (Tấm Cám, Thạch Sanh,...) " khát vọng công lí ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.
 - Phê phán, tố cáo các thế lực chuyên quyền, cảm thông với phận con người bị áp bức. VD: Truyện Kiều (Nguyễn Du), Chinh phụ ngâm (Đoàn Thị Điểm), Tắt đèn (Ngô Tất Tố),...
 - Nhìn thẳng vào thực tại để nhận thức, phê phán, cải tạo xã hội cho tốt đẹp.
VD: Từ Hải (Truyện Kiều), Chị Sứ (Hòn đất), Chị út Tịch (Người mẹ cầm súng),...
3. Con người VN trong quan hệ xã hội
- Ước mơ về một xã hội công bằng, tốt đẹp.
- Tố cáo, phê phán các thế lực chuyên quyền, bày tỏ sự thông cảm với số phận con người bị áp bức.
- Nhìn thẳng vào thực tại với tinh thần nhận thức, phê phán và cải tạo xã hội.
- Phản ánh công cuộc xây dựng xã hội mới, cuộc sống mới sau năm 1954, 1975
-> Cảm hứng xã hội sâu đậm là tiền đề quan trọng cho sự hình thành CN hiện thực và CN nhân đạo trong văn học DT.
Nhóm 4:
- Theo em, ý thức cá nhân là gì?
- ý thức về bản thân của con người Việt Nam được biểu hiện trong VH ntn?
Gợi mở: Mối quan hệ giữa ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng? Khi nào người Việt Nam chú trọng đến ý thức cá nhân, ý thức cộng đồng? Nêu các giai đoạn VH minh họa? 
- Xu hướng của VH nước ta hiện nay là gì? Em có tán đồng những tác phẩm chỉ đề cao quyền hưởng thụ theo bản năng của con người ko? Vì sao?
4. Con người VN và ý thức về bản thân:
- Ý thức cá nhân: là ý thức về chính con người mình với các mặt song song tồn tại (thể xác- tâm hồn, bản năng- văn hóa, tư tưỏng vị kỉ- tư tưởng vị tha, ý thức cá nhân- ý thức cộng đồng,...).
- Biểu hiện:
+ VHVN ghi lại quá trình lựa chọn, đấu tranh để khẳng định đạo lí làm người của con người Việt Nam trong sự kết hợp hài hòa hai phương diện: ý thức cá nhân - ý thức cộng đồng.
 - Tuỳ theo điều kiện lịch sử mà con người trong văn học xử lý mối quan hệ giữa ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng. 
+ Trong chiến tranh hoặc công cuộc cải tạo, chinh phục tự nhiên, cần huy động sức mạnh của cả cộng đồng, VHVN đề cao ý thức cộng đồng (VHVN giai đoạn thế kỉ X-XIV, 1945-1975).
 + Khi cuộc sống yên bình, con người có điều kiện quan tâm đến đời sống cá nhân hoặc khi quyền sống của cá nhân bị chà đạp, ý thức cá nhân được đề cao (VHVN giai đoạn thế kỉ XVIII- đầu XIX, 1930-1945).
- Xu hướng của VH nước ta hiện nay: xây dựng đạo lí làm người với những phẩm chất tốt đẹp (nhân ái, thuỷ chung, tình nghĩa, vị tha, đức hi sinh vì sự nghiệp chính nghĩa,...).VHVN đề cao quyền sống cá nhân nhưng ko chấp nhận chủ nghĩa cá nhân cực đoan.
c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 5 phút )
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học 
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. 
- Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề, 
* Hình thức tổ chức hoạt động: HS hoàn thiện phiếu học tập 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhóm/tổ/Tên học sinh: 
Lớp: 
Trường: 
Bài học: Tổng quan văn học Việt Nam (tiết 2)
Con người Việt Nam qua
văn học Việt Nam
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Nhóm/tổ/Tên học sinh: 
Lớp: 
Trường: 
Bài học: Tổng quan văn học Việt Nam (tiết 2)
Tổng quan văn học Việt Nam
d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút )
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức 
- Phương pháp: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học.
* Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà:
HS chọn một tác phẩm được học trong chương trình THCS để minh họa cho các nhận định về con người Việt Nam qua văn học
3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) 
- Ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap
- Chuẩn bị bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ : 
Đọc văn bản (trang 14), bài Tổng quan văn học Việt Nam hoàn thành phiếu học tập 
Đặc điểm
Văn bản 1 (14)
Văn bản 2 – Tổng quan văn học VN 
Nhân vật giao tiếp: ai nói? Ai viết? nói với ai? viết cho ai?
Hoàn cảnh giao tiếp: nói viết trong hoàn cảnh nào? ở đâu? Khi nào?
Nội dung giao tiếp: nói, viết cái gì? về cái gì?
Mục đích giao tiếp: nói, viết để làm gì?
Phương tiện và cách thức giao tiếp: Nói, viết như thế nào? Bằng phương tiện gì?
Tiết 5: HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ 
I. MỤC TIÊU 
1. Về kiến thức: 
+ Khái niệm cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: mục đích (trao đổi thông tin về nhận thức, tư tưởng, tình cảm, hành động...) và phương tiện (ngôn ngữ).
+ Hai quá trình trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: tạo lập văn bản (nói hoặc viết) và lĩnh hội văn bản (nghe hoặc đọc).
+ Các nhân tố giao tiếp: nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện và cách thức giao tiếp.
2. Về kĩ năng:
- Xác định đúng các nhân tố trong hoạt động giao tiếp.
- Những kĩ năng trong các hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết, hiểu.
3. Về thái độ: 
- Giáo dục nhận thức giao tiếp là một yếu tố quan trọng trong việc hình thành kĩ năng sống.
- Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
- Cảm nhận được ý nghĩa, vai trò của ngôn ngữ đối với đời sống.
4. Định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến quá trình hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
- Năng lực đọc – hiểu các văn bản liên quan đến hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân đạt hiệu quả cao trong quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về những vấn đề liên quan đến hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
- Năng lực tự học, tạo lập văn bản .
II. CHUẨN BỊ 
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 10 (tập 1); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit; phiếu học tập
 - Tư liệu tham khảo: Nguyễn Khuyến thơ và đời (NXB Văn học 2002)
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- SGK, SBT Ngữ văn 10 (tập 1) soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. 
- Đọc văn bản, trả lời câu hỏi, bài tập trang 14, 15; hoàn thành phiếu học tập theo yêu cầu. 
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 
2. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút)
* Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.
- Phương pháp, kĩ thuật: Thuyết trình, trình bày một phút
* Hình thức tổ chức hoạt động: Trò chơi “Hiểu ý đồng đội”
GV chuẩn bị một số từ (cụm từ) khóa: vua, bô lão, đánh, ngựa (Tùy chọn) Một HS xung phong diễn tả các từ cho trước bằng hình thức phi ngôn ngữ. Cả lớp quan sát và đoán chính xác cụm từ đó. 
- Theo em có bao nhiêu phương tiện giao tiếp? Phương tiện giao tiếp nào là quan trọng nhất 
GV trình chiếu 
GV giới thiệu bài mới: Hàng ngày, cuộc sống con người diễn ra rất nhiều hoạt động, trong đó hoạt động giao tiếp giữa con người – con người là quan trọng nhất và có ý nghĩa nhất trong sự hình thành và phát triển của xã hội loài người.
	Để giao tiếp, con người có thể dùng nhiều phương tiện khác nhau, nhưng phương tiện chủ yếu nhất, quan trọng, thuận tiện nhất đó là ngôn ngữ. Vậy, Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ có những đặc điểm gì, quá trình giao tiếp như thế nào, những nhân tố ảnh hưởng của nó ra sao chúng ta cùng tìm hiểu bài: “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ”
b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút)
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: 
+ Khái niệm cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: mục đích (trao đổi thông tin về nhận thức, tư tưởng, tình cảm, hành động...) và phương tiện (ngôn ngữ).
+ Hai quá trình trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: tạo lập văn bản (nói hoặc viết) và lĩnh hội văn bản (nghe hoặc đọc).
+ Các nhân tố giao tiếp: nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện và cách thức giao tiếp.
- Phương pháp: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, mảnh ghép.
* Hình thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
1. Hướng dẫn HS tìm hiểu ngữ liệu 
HS thảo luận nhóm: Chia lớp thành 4 nhóm 
Nhóm 1, 3: Hoàn thành PHT 1
Nhóm 2, 4: Hoàn thành PHT 2
Trong thời gian 10, nhóm nào xong trước sẽ trả lời (có điểm +) nhóm còn lại nhận xét, GV chuẩn xác kiến thức 
I. Tìm hiểu ngữ liệu
Đặc điểm
Văn bản 1 (14)
Văn bản 2 – Tổng quan văn học VN 
Nhân vật giao tiếp: ai nói? Ai viết? nói với ai? viết cho ai?
- Vua: Cai quản đất nước.
- Các vị bô lão: những người từng giữ trọng trách, đại diện cho nhân dân.
Lần lượt, thay phiên đổi vai nói và nghe. 
- Người viết: tác giả biên soạn SGK, ở lứa tuổi , trình độ cao hơn. 
- Người đọc: giáo viên, học sinh, thuộc lớp trẻ, trình độ thấp hơn. 
Hoàn cảnh giao tiếp: nói viết trong hoàn cảnh nào? ở đâu? Khi nào?
- Diễn ra ở điện Diên Hồng
- Lúc đất nước có giặc ngoại xâm 
Hoàn cảnh có tổ chức giáo dục, chương trình quy định chung hệ thống trường phổ thông. 
Nội dung giao tiếp: nói, viết cái gì? về cái gì?
- Hướng vào nội dung: nên đánh hau hoà với kẻ thù.
- Đề cập đến vần đề hệ trọng: mất hay còn của quốc gia
- Thuộc lĩnh vực văn học, 
 - Đề tài: "Tổng quan văn học Việt Nam",
 - Các vấn đề cơ bản:
+ Các bộ phận hợp thành của VHVN.
+ Quá trình phát triển của văn học viết.
+ Con người Việt Nam qua văn học.
Mục đích giao tiếp: nói, viết để làm gì?
- Lấy ý kiến của mọi người, thăm dò lòng dân để hạ lệnh quyết tâm giữ nước.
- Cuộc giao tiếp đã đạt được mục đích.
- Người viết : cung cấp những tri thức cần thiết cho người đọc.
- Người đọc: 
+ Nhờ văn bản mà có những tri thức cần thiết về nền văn học Việt Nam.
+ Rèn luyện, nâng cao những kĩ năng: nhận thức đánh giá các hiện tượng văn học; xâu dựng và tạo lập văn bản.
Phương tiện và cách thức giao tiếp: Nói, viết như thế nào? Bằng phương tiện gì?
Nói: 
- Ngôn ngữ đời thường 
Viết: 
- Dùng thuật ngữ văn học, với văn phong khoa học
 - Có bố cục rõ, chặt chẽ có đề mục, có hệ thống luận điểm luận cứ 
2. Hướng dẫn HS tổng kết 
HS thảo luận nhóm theo bàn 
- Qua việc tìm hiểu các văn bản trên, em hiểu thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?
- Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ bao gồm những quá trình nào?
- Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ chịu sự chi phối của các nhân tố giao tiếp nào?
II. Kết luận 
- HĐGT là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ ( dạng nói hoặc dạng viết) nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, tình cảm....
- Mỗi hoạt động giao tiếp gồm hai quá trình: Tạo lập văn bản; Lĩnh hội văn bản. 
-> Hai quá trình này diễn ra trong quan hệ tương tác.
- Trong hoạt động giao tiếp có sự chi phối của các nhân tố: nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện và cách thức giao tiếp.
c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 5 phút 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_10_tiet_1_den_13.doc