Giáo án Ngữ văn 10 (Sách cánh diều) - Học kì 1 - Năm học 2022-2023 - Phùng Thị Thanh Thúy - Trường THPT Lịch Hội Thượng

Giáo án Ngữ văn 10 (Sách cánh diều) - Học kì 1 - Năm học 2022-2023 - Phùng Thị Thanh Thúy - Trường THPT Lịch Hội Thượng

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

b. Năng lực riêng biệt:

- Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm của sử thi.

- Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; phân tích, đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo và giá trị đạo đức, văn hóa từ VB.

- Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử- văn hóa được thể hiện trong VB văn học.

2. Phẩm chất:

- Trân trọng những đóng góp của cá nhân đối với đất nước, quê hương và có ý thức trách nhiệm với cộng đồng.

 

docx 92 trang Phan Thành 05/07/2023 3880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 (Sách cánh diều) - Học kì 1 - Năm học 2022-2023 - Phùng Thị Thanh Thúy - Trường THPT Lịch Hội Thượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 2. SỐNG CÙNG KÍ ỨC CỦA CỘNG ĐỒNG
(SỬ THI)
Tuần4:
Tiết PPCT: 11,12
TÌM HIỂU TRI THỨC NGỮ VĂN 
ĐỌC VĂN BẢN THẦN TRỤ TRỜI
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm của sử thi.
- Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; phân tích, đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo và giá trị đạo đức, văn hóa từ VB.
- Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử- văn hóa được thể hiện trong VB văn học.
2. Phẩm chất: 
- Trân trọng những đóng góp của cá nhân đối với đất nước, quê hương và có ý thức trách nhiệm với cộng đồng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- KHBD, SGK, SGV, SBT
- PHT số 1,2
- Tranh ảnh
- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b) Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.
c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Cách 1
Cách 2
 Quang Trung Ngô Quyền
 Lí Bí Lê Đại Hành
 Võ Nguyên Giáp Phạm Ngũ Lão
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv chuyển giao nhiệm vụ
C1: Gv trình chiếu hình ảnh và hỏi: Những hình ảnh này gợi đến vùng đất nào? Chia sẻ cho bạn bè hiểu biết của em về vùng đất ấy thông qua những bức ảnh?
C3: Hãy nhớ lại một vài nhân vật lịch sử hoặc nhân vật văn học thường được mọi người gọi là anh hùng và cho biết: do đâu mà họ được tôn xưng như thế?
C2: Tổ chức trò chơi đuổi hình bắt chữ. Theo em những nhân vật vừa tìm được có đặc điểm chung là gì? (dẫn dắt) Quan niệm về người anh hùng trong tác phẩm sử thi liệu có khác với những người anh hùng này hay không? Cô trò chúng ta sẽ tìm hiểu .
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát, lắng nghe 
- GV quan sát
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Gv tổ chức hoạt động
- Hs trả lời câu hỏi
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, dẫn dắt vào bài
- Gợi ý:
C1: Hình ảnh nhà dài truyền thống, đua voi, đồi cà phê, cồng chiêng gợi ra vùng đất Tây Nguyên
=> Nhắc đến Tây Nguyên còn phải nhắc đến những bộ sử thi mang đậm dấu ấn cộng đồng ở nơi đây. Tiêu biểu nhất là sử thi Đăm Săn
C3
- Nhân vật lịch sử:
+ Đinh Tiên Hoàng (924 – 979): ông có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn à Đại Cồ Việt là nhà nước mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ.
+ Hồ Chí Minh (1890 – 1969): 
+ Lê Thái Tổ (1385 – 1433): là vị hoàng đế đầu tiên của nhà Hậu Lê – triều đại lâu dài nhất trong lịch sử Việt Nam; dưới sự lãnh đạo của ông, nghĩa quân sau 10 năm chiến đấu gian khổ đã đánh bại quân Minh và giành lại độc lập cho người Việt.
- Nhân vật văn học:
+ Hình tượng người tráng sĩ thời Trần thuộc thời đại Đông A trong thi phẩm Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão) hiện lên với vẻ đẹp hùng tráng, hào sảng với những khát vọng cháy bỏng và nhân cách cao đẹp; mang hoài bão, ước mơ muốn giúp chúa xoay chuyển tình thế, khôi phục đất nước.
=> Dù trong văn học hay ngoài đời thường thì những người anh hùng có điểm chung là người có sức mạnh, ý chí, nghị lực, khát vọng và sẵn sàng đấu tranh vì cộng đồng. Đăm Săn trong sử thi Đăm Săn, đặc biệt là ở trích đoạn Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây cũng là một nhân vật như thế. 
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1: Khám phá Tri thức ngữ văn
a. Mục tiêu:
- Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm của sử thi.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1: Hướng dẫn Hs tìm hiểu 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv chuyển giao nhiệm vụ
+ GV phát PHT số 1, học sinh làm việc cá nhân dựa vào phần tri thức ngữ văn trang 35-36
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- Hs thảo luận nhóm
- GV quan sát
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm 
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức 
I. Khám phá Tri thức ngữ văn 
* Sử thi là một thể loại tự sự dân gian ra đời từ thời cổ đại, thường kết hợp lời thơ và văn xuôi, kể lại những sự kiện quan trọng trong đời sống của cộng đồng, thông qua việc tôn vinh, ca ngợi chiến công, kì tích của người anh hùng.
* Thời gian – không gian sử thi
Thời gian sử thi thuộc về quá khứ “một đi không trở lại” của cộng đồng”, thường gắn với xã hội cổ đại hoặc xã hội phong kiến. Không gian sử thi thường mở ra theo những cuộc phiêu lưu gắn với các kì tích của người anh hùng.
* Nhân vật anh hùng sử thi
Nhân vật anh hùng sử thi hiện thân cho cộng đồng, thường hội tụ những đặc điểm nổi bật như: a. Sở hữu sức mạnh, tài năng, lòng dũng cảm phi thường b. Luôn sẵn sàng đối mặt với thách thức, hiểm nguy. C. Lập nên những kì tích, uy danh lẫy lừng.
* Cốt truyện sử thi được tổ chức theo quan hệ xung đột giữa con người với thần quyền, giữa cộng đồng này với cộng đồng khác. Các sự kiện xoay quanh cuộc phiêu lưu và những kì tích của nhân vật chính. Yếu tố kì ảo có tác dụng tạo ra tình huống, vừa thử thách vừa tô đậm phẩm chất của người anh hùng.
* Lời của người kể chuyện và lời của nhân vật sử thi
Trong văn bản sử thi, lời của người kế chuyện thường ở ngôi thứ ba, thể hiện thái độ tôn vinh, ngợi ca người anh hùng có công với cộng đồng. Lời của nhân vật người anh hùng thể hiện hành động, tính cách anh hùng, thường là lời đối thoại (với thần linh hoặc với nhân vật khác). Cả lời kể và lời thoại trong sử thi đều giàu chất thơ.
* Thái độ, cảm xúc của người kể chuyện
Người kể chuyện sử thi thể hiện sự trang nghiêm, thành kính đối với sự kiện, nhân vật. Sự trang nghiêm, thành kính bộc lộ cụ thể qua cách sử dụng ngôn từ, giọng điệu, hình ảnh trong văn bản sử thi.
* Cảm hứng chủ đạo của sử thi
 Trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm văn học gọi là cảm hứng chủ đạo. Cảm hứng chủ đạo của sử thi gắn liền với tư tưởng chống thần quyền trong cuộc đấu tranh chinh phục tự nhiên và chống các thế lực đe dọa sự sống của cộng đồng. Lập trường của người kế đứng hẳn về phía nhân vật anh hùng để ngợi ca sức mạnh của cộng đồng mà sử thi tôn vinh.
* Bối cảnh lịch sử - văn hóa
Một văn bản luôn gắn liền với một bối cảnh lịch sử - văn hóa nhất định. Sử thi ra đời chủ yếu trong giai đoạn xung đột giữa con người với thần quyền, giữa các cộng đồng với nhau, giữa tinh thần tự do của con người và các trật tự của luân lí xã hội. Những vấn đề về thể chế, tập tục, nghi lễ trong kiến tạo văn hóa của các cộng đồng xưa được thể hiện khá sâu sắc trong sử thi.
Hoạt động II: Đọc văn bản và tìm hiểu chung
a. Mục tiêu:
- Biết cách đọc văn bản sử thi, giới thiệu khái quát đoạn trích
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV: Hướng dẫn học sinh đọc văn bản
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ
+ Hướng dẫn cách đọc văn bản, chú ý các hộp chỉ dẫn
+ Giới thiệu đoạn trích
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.
- GV quan sát, gợi mở
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS quan sát, theo dõi, suy ngẫm
- GV quan sát, hỗ trợ
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức 
II. Đọc văn bản và tìm hiểu chung
1. Đọc 
- HS biết cách đọc thầm, trả lời được các câu hỏi trong hộp chỉ dẫn
2. Tìm hiểu chung về đoạn trích
- Thể loại: Sử thi
- Xuất xứ: Đoạn trích Chiến thắng Mtao - Mxay nằm ở phần giữa của sử thi Đăm Săn của dân tộc Ê-đê.
- Phương thức biểu đạt : Tự sự
- Ngôi kể: Ngôi thứ 3
- Tóm tắt:
“Chiến thắng Mtao-Mxay” kể về cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao-Mxay. Mtao Mxay lợi dụng lúc tù trưởng Đăm Săn đi vắng đã mang quân sang định cướp vợ Hơ Nhị và đánh phá buôn làng của của Đăm Săn. Cả hai lần Mtao Mxay mang quân sang xâm chiếm, Đăm Săn đều chiến thắng trở về và thu lại rất nhiều đất đai, nô lệ.
Hoạt động 3: Suy ngẫm và phản hồi
a. Mục tiêu: 
- Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm của sử thi.
- Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; phân tích, đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo và giá trị đạo đức, văn hóa từ VB.
- Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử- văn hóa được thể hiện trong VB văn học.
- Trân trọng những đóng góp của cá nhân đối với đất nước, quê hương và có ý thức trách nhiệm với cộng đồng.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cốt truyện, sự kiện sử thi
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ
+ GV phát PHT số 2, Hs thảo luận nhóm đôi để tìm hiểu sự kiện chính (hs có thể làm 5 hoặc 7 sự kiện)
+ Đăm Săn đã gặp khó khăn gì vào thời điểm cuối cuộc giao chiến với Mtao Mxây? Nhờ đâu mà chàng vượt qua được khó khăn ấy để giành chiến thắng?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, gợi mở
- HS đọc thảo luận
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi các nhóm báo cáo sản phẩm 
- HS cử đại diện báo cáo, HS còn lại lắng nghe, bổ sung, phản biện
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
III. Suy ngẫm và phản hồi 
1. Cốt truyện, sự kiện sử thi
* Sự kiện
Các sự kiện chính trong văn bản bao gồm:
- Biết tin Hơ Nhị bị từ trưởng Mtao Mxây bắt cóc, Đăm Sặn cùng tôi tớ đến tận nhà Mtao Mxây tuyên chiến với hắn để cứu vợ mình
- Đăm Săn múa khiên, dũng mãnh giao chiến với Mtao Mxây. Chàng tỏ ra là một tù trưởng có tài múa khiên, sức mạnh phi thường, làm chủ tình thế
- Nhờ ông Trời trợ giúp, Đăm Săn hạ gục Mtao Mxây và giết chết hắn
- Dân làng và tôi tớ của Mtao Mxây đi theo Đăm Săn rất đông
- Đăm Săn mở tiệc ăn mừng chiến thắng rất lớn. Các tù trưởng, khách khứa các nơi và dân làng đến dự rất đông, Uy danh của chàng càng thêm lẫy lừng
* Chi tiết tiêu biểu
- Khó khăn mà Đăm Săn gặp phải vào thời điểm cuối cuộc giao chiến với Mtao Mxây là:
+ Không thể triệt hạ Mtao Mxây. Chàng dùng cây giáo thần của mình nhằm vào đùi và người của Mtao Mxây nhưng kết quả không thủng.
+ Đồng thời lúc này, Đăm Săn cũng đã thấm mệt, vừa chạy vừa ngủ
- Chàng vượt qua được khó khăn ấy để giành chiến thắng nhờ vào sự giúp đỡ của ông Trời:
+ Khi chàng vừa chạy vừa ngủ, đã nằm mộng thấy ông Trời mách rằng hãy lấy một cái chày mòn ném vào vành tai kẻ địch.
+ Đăm Săn bừng tỉnh, thực hiện đúng theo lời dặn của ông Trời và giành chiến thắng.
NV2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nhân vật, lời nhân vật sử thi
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ: 
+ GV phát PHT số 3 để Hs tìm hiểu về nhân vật sử thi, Hs làm việc nhóm 4-6 em (nên kẻ bảng và ghi trên giấy A0)
+ GV phát PHT số 4 để Hs tìm hiểu về lời nhân vật sử thi, Hs làm việc nhóm 4-6 em (nên kẻ bảng và ghi trên giấy A0)
Lưu ý: Dãy 1-3 làm phiếu số 3; dãy 2-4 làm phiếu số 4
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, gợi mở
- HS thảo luận
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi các nhóm báo cáo sản phẩm 
- HS cử đại diện báo cáo, HS còn lại lắng nghe, bổ sung, phản biện
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
2. Nhân vật, lời nhân vật sử thi
a. Nhân vật sử thi
PHT số 3
Đăm Săn
Mtao Mxây
Nhận xét
Thái độ của người kể chuyện
Nguyên nhân dẫn tới giao chiến
Lời nói, phong thái
Cuộc giao chiến
(hành động)
Gợi ý PHT số 3
Đăm Săn
Mtao Mxây
Nhận xét
Thái độ của người kể chuyện
Nguyên nhân dẫn tới giao chiến
Đòi vợ
Cướp vợ
Đăm Săn đường đường chính chính, Mtao Mxây tiểu nhân hèn hạ
Không mấy thiện cảm với Mtao Mxây
Lời nói, phong thái
«Ta thách nhà ngươi đọ dao với ta», «ngươi không xuống ta sẽ lấy cái sàn hiên nhà ngươi ta bổ đôi», «đến cả con lợn nái nhà ngươi ta không thèm đâm»...
«Ta đang còn bận ôm vợ hai chúng ta», «ngươi không được đâm ta khi ta đang đi xuống», «ta sợ ngươi đâm ta khi ta đang đi lắm», «ngươi múa trước đi»...
Đăm Săm quyết liệt, tự tin, chủ động ; Mtao Mxây đầu ngạo mạn, trêu tức Đăm Săn. Lúc sau thì hèn nhát, run sợ.
Thiện cảm với Đăm Săn và giễu cợt, coi thường Mtao Mxây
Cuộc giao chiến
(hành động)
Đăm Săn không nhúc nhích
Mtao Mxây rung khiên múa vậy. Khiên hắn “kêu lạch cạch như quả mướp khô”
Đăm Săn tài nghệ phi thưởng, bản lĩnh, nhận được sự giúp đỡ của thần linh và dân làng;
Mtao Mxây hèn nhát, tầm thường, kém cỏi nhưng luôn khoe mẽ
Ca ngợi, tôn vinh tài năng của ĐS, giễu cợt, coi thường Mtao Mxây
Đăm Săn rung khiên múa. Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô. Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía Tây".
Chạy bước cao bước thấp, chạy hết từ bãi tây sang bãi đông bước cao chỉ chém trúng cái cọc cột trâu 
 Đăm Săn tiếp tục múa khiên càng nhanh, càng mạnh, đẹp, hào hùng và đuổi theo Mtao Mxây, đâm Mtao Mxây nhưng không đâm thủng.
 Mtao Mxây hoàn toàn ở thế thụ động, trốn chạy.
Với sự giúp đỡ của thần linh, Đăm Săn đã giết chết kẻ thù.
 Mtao Mxây tháo chạy, tránh quanh chuồng lợn, chuồng trâu, cuối cùng ngã lăn ra đất và bị Đăm Săn giết
b. Lời nhân vật sử thi
PHT số 4
Đối tượng giao tiếp
Những câu nói của Đăm Săn
Sự thể hiện tính cách, vị thế xã hội
Với Mtao Mxây
Trước khi giao chiến
Trong khi giao chiến
Với Ông Trời lúc gặp khó khăn
Với dân làng và tôi tớ trong tiệc mừng chiến thắng
Gợi ý PHT số 4
Đối tượng giao tiếp
Những câu nói của Đăm Săn
Sự thể hiện tính cách, vị thế xã hội
Với Mtao Mxây
Trước khi giao chiến
- “Ơ diêng, ơ diêng, xuống đây! Ta thách ngươi đọ đao với ta đấy!” hay “Xuống, diêng! Xuống, diêng! Ngươi không xuống ư? Ta sẽ lấy cái sàn hiên của nhà ngươi ta bổ đôi, ta sẽ lấy cái càu thang của nhà người chẻ ra kéo lửa, ta hun cái nhà của ngươi cho mà xem!” 
- “Sao ta lại đâm ngươi khi đang đi xuống nhỉ? Ngươi xem, đến cả con lợn nái của nhà ngươi dưới đất, ta cũng không thèm đâm nữa là!” 
 Sự bản lĩnh, tự tin, dứt khoát trước kẻ thù
 Người quân tử trọng lời hứa 
Trong khi giao chiến
- “Sao ngươi lại chém cái chão cột trâu? Còn khoeo chân ta, ngươi dành làm gì?”
Thái độ giễu cợt, coi thường Mtao Mxây 
Với Ông Trời lúc gặp khó khăn
“Ối chao! Chết mất thôi, ông ơi. Cháu đâm mãi mà không thủng”
Sự chân thành, thân mật và gần gũi với thần linh
Với dân làng và tôi tớ trong tiệc mừng chiến thắng
- “Ơ các con, ơ các con, hãy đi lấy rượu bắt trâu! (...) Hỡi anh em trong nhà, hỡi bà con trong làng, xin mời tất cả đến với ta ... chậu thau âu đồng nhiều không còn chỗ để” 
 Vừa thể hiện sự trọng nghĩa trọng tình vừa thể hiện sự uy nghiêm, quyền uy của vị tù trưởng
NV3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu lời của người kể, bối cảnh văn hóa xã hội sử thi
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ: 
+ Gv phát PHT số 5 để học sinh tìm hiểu lời của người kể
+ Sau đó chiếu video mô tả về một buổi kể sử thi để tìm hiểu phần bối cảnh văn hóa xã hội sử thi
+ Cụm từ “bà con xem...” trong văn bản trên là lời của ai hướng đến ai? Theo bạn, việc sử dụng những cụm từ như thế trong văn bản sử thi có tác dụng gì?
+ Tìm những hình ảnh miêu tả cảnh tiệc tùng và hình ảnh Đăm Săn ở nửa sau của văn bản. Hình ảnh đó gợi cho bạn suy nghĩ gì về phong tục và không khí hội hè của người Ê-đê?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, gợi mở
- HS đọc thảo luận
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi các nhóm báo cáo sản phẩm 
- HS cử đại diện báo cáo, HS còn lại lắng nghe, bổ sung, phản biện
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
3. Lời của người kể, bối cảnh văn hóa xã hội sử thi
a. Lời của người kể
- Lối nói quá được sử dụng trong văn bản:
+ “Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô”.
+ “Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây”.
+ “Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung”.
- Cách ví von được sử dụng trong văn bản:
+ “Khiên hắn kêu lạch xạch như quả mướp khô”. à tài múa khiên thấp kém của Mtao Mxây.
+ Múa trên cao, gió như bão; múa dưới thấp, gió như lốc à nhấn mạnh, làm nổi bật tài năng phi thường, sức mạnh như vũ bão của tù trưởng Đăm Săn.
- Ngôn ngữ sử thi trong văn bản trên khá giản dị, hàm súc, bộc lộ rõ tính hào hùng; đôi khi có vần, có nhịp như những bài thơ (“Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc”); sử dụng những từ ngữ địa phương mang đậm không gian sử thi Tây Nguyên (ché rượu, khiên, diêng, cồng hlong, ...).
b. Bối cảnh văn hóa xã hội sử thi
- Cụm từ “bà con xem...” cho thấy kể sử thi là diễn xướng trước người nghe, người xem, một hình thức giao tiếp trực tiếp trong sinh hoạt văn hóa. 
- Cách nói “bà con xem...” láy lại nhiều lần (lần đầu giới thiệu bộ dạng của Mtao Mxây; ba lần sau ngợi ca Đăm Săn chiến thắng hùng cường) cho thấy nét đặc thù của sáng tác, tiếp nhận sử thi: người kể sử thi luôn luôn có ý thức giao tiếp với người nghe sử thi. Hình ảnh người ngươi hiện diện trong lời kể tạo nên một cộng đồng kể, hát và thưởng thức sử sử thi, giao tiếp tự sự trong sử thi. Tác dụng của lời kể hướng đến người xem, người nghe là tạo không khí chia sẻ giữa người trình diễn và người thưởng thức sử thi, chia sẻ tình cảm yêu quý, ngưỡng mộ người anh hùng của cộng đồng
- Cảnh tiệc tùng:
+ Nhà Đăm Săn đông nghịt khách, tôi tớ đầy nhà.
+ Thịt lợn, thịt trâu ăn không ngớt, ăn đến cháy đen hết ống le, ống lồ ô.
- Hình ảnh Đăm Săn:
+ Nằm trên võng, tóc thả trên sàn.
+ Đăm Săn chiêng lắm la nhiều, đầu đội khăn nhiễu vai mang nải hoa, đánh đâu đập tan đó.
+ Danh tiếng vang lừng.
+ Ngực quấn chéo một tấm mền chiến, mình khoác một tấm áo chiến, tai đeo nụ, sát bên mình nghênh ngang đủ giáo gươm, ...
- Suy nghĩ về phong tục và lễ hội của người Ê-đê qua cảnh tiệc tùng và hình ảnh Đăm Săn 
+ Góp phần tô đậm sự vẻ vang của chiến công, sự giàu có, thịnh vượng vang đến thần linh của người anh hùng Đăm Săn
+ Cho thấy một cuộc sống đủ đầy, thịnh vượng của cộng đồng Ê-đê trong thời đại sử thi. Đó cũng là mong ước của người trình diễn và thưởng thức sử thi ở các thời đại sau
+ Cho thấy sự kết nối cộng đồng đông đảo, thân thiện giữa chủ và tớ, giữa tù trưởng và chủ nhà và các tù trưởng lân bang, giữa con người và loài vật, thiên nhiên nơi núi rừng xanh thẳm
NV4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu sự kết hợp các yếu tố của nhiều thể loại
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ
Có người cho rằng văn bản Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây có đủ yếu tố của truyện, kịch và thơ. Cho biết ý kiến của bạn về nhận định trên. Hs trả lời câu hỏi bằng cách thực hiện PHT số 6 theo hình thức nhóm 4-6 em
4. Sự kết hợp các yếu tố của nhiều thể loại
Cách hiểu của bạn
Biểu hiện trong văn bản
Kết luận
Yếu tố truyện
Yếu tố thơ
Yếu tố kịch
Gợi ý PHT số 6
Cách hiểu của bạn
Biểu hiện trong văn bản
Kết luận
Yếu tố truyện
Có người kể chuyện, câu chuyện, nhân vật, sự kiện
văn bản kể về cuộc giao chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây cùng những kì tích mà người anh hùng Đăm Săn đã có được.
Văn bản Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây hội tụ đầy đủ yếu tố của truyện, kịch và thơ
Yếu tố thơ
Có lời văn thể hiện cảm xúc, miêu tả thiên nhiên giàu hình ảnh gợi cảm; giàu vần nhịp
trong bài có những câu văn khá ngắn, chất chứa vần và nhịp điệu trong đó (“Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc”).
Yếu tố kịch
Có xung đột, mâu thuẫn gay cấn giữa các bên buộc phải giải quyết, có đối thoại và hành động chống đối nhau
Văn bản chủ yếu là sự xung đột, mâu thuẫn, cuộc hội thoại giữa hai nhân vật chính là Đăm Săn và Mtao Mxây; các lời thoại cũng được phân chia rõ ràng theo tên nhân vật.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, gợi mở
- HS đọc thảo luận
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi các nhóm báo cáo sản phẩm 
- HS cử đại diện báo cáo, HS còn lại lắng nghe, bổ sung, phản biện
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
Hoạt động 4: Tổng kết
a. Mục tiêu: Khái quát lại nội dung nghệ thuật của văn bản/ Đánh giá quá trình học tập của học sinh
b. Nội dung: Giáo viên phát PHT, học sinh làm việc cá nhân
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS bằng ngôn ngữ nói, PHT 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ
Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của văn bản?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, hướng dẫn
- HS suy nghĩ
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 học sinh báo cáo sản phẩm 
- HS báo cáo sản phẩm, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức
IV. Tổng kết
1. Nội dung 
Đoạn trích khẳng định sức mạnh và ca ngợi vẻ đẹp của người anh hùng Đăm Săn - một người trọng danh dự, gắn bó hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn vinh của thị tộc, xứng đáng là anh hùng mang tầm vóc sử thi của dân tộc Ê-đê
2. Nghệ thuật
- Giọng văn hào hùng
- Ngôn ngữ giàu hình ảnh
- Biện pháp so sánh, phóng đại
	Cách tổng kết 2 
Những điều em nhận biết và làm được
Những điều em còn băn khoăn
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Gv tổ chức trò chơi “Cùng Đăm Săn xây dựng cộng đồng” để hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức đã học
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, thái độ khi tham gia trò chơi
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv chuyển giao nhiệm vụ: Gv tổ chức trò chơi “Cùng Đăm Săn xây dựng cộng đồng”
Mỗi câu trả lời đúng sẽ giúp Đăm Săn nhận được: Chiêng, voi, trâu, bò .
Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng
A. Thời gian trong sử thi thuộc về quá khứ một đi không trở lại của cộng đồng, thường gắn với xã hội cổ đại hoặc xã hội phong kiến
B. Không gian trong sử thi thường mở ra theo những cuộc phiêu lưu gắn với kì tích của người anh hùng
C. Sử thi là một loại trữ tình dân gian ra đời từ thời cổ đại, thường kết hợp lời thơ với văn xuôi
D. Yếu tố kì ảo được sử dụng nhằm tô đậm tính phiêu lưu cùng với những kì tích của người anh hùng
Câu 2: Nhân vật anh hùng sử thi có đặc điểm nào nổi bật
A. Sở hữu sức mạnh, tài năng, lòng dũng cảm phi thường
B. Luôn sẵn sàng đối mặt với thách thức, nguy hiểm
C. Lập nên những kì tích, uy danh lừng lẫy
D. Cả A,B,C
Câu 3: Sử thi Đăm San là của dân tộc?
A. Thái. B. Mường C. Êđê D. M’nông
Câu 4: Mtao Mxây rung khiên múa. Tiếng khiên hắn kêu lạch xạch như:
A. Gió thổi B. Quả mướp khô C. Đẽo cây D. Chiêng bằng
Câu 5: Sau khi ăn miếng trầu của Hơ-Nhị quăng cho thì Đăm Săn như thế nào?
A. Chàng múa khiên đẹp hơn B. Chàng trở nên nhanh nhẹn hơn
C. Sức chàng tăng lên gấp bội D. Chàng càng mạnh mẽ hơn
Câu 6: Hành động nào trong những câu sau không nói về Đăm Săn?
A. Bước cao bước thấp chạy hết bãi tây sang bãi đông.
B. Chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây.
C. Một lần xốc tới vượt một đồi tranh.
D. Múa trên cao như gió bão, múa dưới thấp như gió lốc.
Câu 7: Hành động nào trong những câu sau không nói về Mtao Mxây?
A. Dáng tần ngần do dự, mỗi bước mỗi đắn đo.
B. Vung dao chém phập một cái nhưng chỉ vừa trúng một cái chão cột trâu.
C. Bước cao bước thấp chạy hết bãi tây sang bãi đông.
D. Chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây.
Câu 8: Trong trận đánh với Mtao Mxây, Đăm săn đã làm gì mới hạ được hắn?
A. Dùng cây giáo thần, cây giáo dính đầy oan hồn của chàng đâm hắn.
B. Dùng một cái chày mòn ném vào vành tai hắn.
C. Dùng một cái chày mòn ném vào cánh tay hắn.
D. Dùng cái cối xay ném vào vành tay hắn.
Câu 9: Trong sử thi Đăm Săn, Đăm Săn chiến đấu với Mtao Mxây vì mục đích:
A. Trả thù cho người thân.
B. Giành lại vợ vì hạnh phúc cá nhân.
C. Giành lại vợ, và bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng
D. Vì sự cường thịnh của buôn làng.
Câu 10: Biện pháp nghệ thuật tiêu biểu được dùng trong sử thi Đăm săn là:
A. So sánh, phóng đại.
B. Miêu tả, so sánh.
C. Ẩn dụ, miêu tả.
D. So sánh, ẩn dụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- Gv quan sát, lắng nghe gợi mở
- HS thực hiện nhiệm vụ;
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Gv tổ chức hoạt động
- Hs tham gia trò chơi, trả lời câu hỏi
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức
Gợi ý:
Câu 1: C
Câu 2: D
Câu 3: C
Câu 4: B
Câu 5: C
Câu 6: A
Câu 7: D
Câu 8: B
Câu 9: C
Câu 10: A
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
(Có thể giao về nhà)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn
c. Sản phẩm học tập: đoạn văn của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi
Nhà Mtao Mxây đầu sàn hiên đẽo hình mặt trăng, đầu cầu thang đẽo hình chim ngói. Ngôi nhà của lão tù trưởng nhà giàu này trông quả thật là đẹp. Cầu thang rộng một lá chiếu, người nối đuôi nhau lên xuống mà khiêng một ché đuê vẫn không sợ chật.
Đăm Săn – Ơ diêng, ơ diêng, xuống đây! Ta thách nhà ngươi đọ dao với ta đấy!
Mtao Mxây – Ta không xuống đâu, diêng ơi. Tay ta còn bận ôm vợ hai chúng ta ở trên nhà này cơ mà.
Đăm Săn – Xuống, diêng! Xuống, diêng! Ngươi không xuống ư? Ta sẽ lấy cái sàn hiên của nhà ngươi ta bổ đôi, ta sẽ lấy cái cầu thang của nhà người ta chẻ ra kéo lửa, ta hun cái nhà của nhà ngươi cho mà xem!
– Khoan, diêng, khoan! Để ta xuống. Ngươi không được đâm ta khi ta đang đi xuống đó, nghe!
Đăm Săn – Sao ta lại đâm ngươi khi ngươi đang đi xuống nhỉ? Ngươi xem, đến con lợn nái của nhà ngươi dưới đất, ta cũng không thèm đâm nữa là!
Mtao Mxây – Ta sợ ngươi đâm ta khi ta đang đi lắm.
Đăm Săn – Sao ta lại đâm ngươi khi ngươi đang đi nhỉ? Ngươi xem, đến con trâu của nhà ngươi trong chuồng, ta cũng không thèm đâm nữa là!
Thế là Mtao Mxây phải đi ra. Bà con xem, khiên hắn tròn như đầu cú, gươm hắn óng ánh như cái cầu vồng. Trông hắn dữ tợn như một vị thần. Hắn đóng một cái khố sọc gấp bỏ múi, mặc một cái áo dày nút, đi từ trong nhà ra ngoài, dáng tần ngần do dự, mỗi bước mỗi đắn đo, giữa một đám đông mịt mù như trong sương sớm.
Đăm Săn có thái độ như thế nào trước lời chọc tức và mặc cả của kẻ thù?
Lời nói và hành động của Đăm Săn đã được miêu tả như thế nào?
Phẩm chất của người anh hùng sử thi thể hiện như thế nào trong đoạn trích?
Từ đoạn trích, hãy trình bày sự khác biệt giữa anh hùng thời sử thi và anh hùng thời hiện đại?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- Gv quan sát, lắng nghe gợi mở
- HS thực hiện nhiệm vụ;
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 hs trình bày ản phẩm
- Hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức 
 Gợi ý:
Trước lời chọc tức của kẻ thù, Đăm Săn tỏ thái độ không hài lòng, căm giận. Khi kẻ thù mặc cả, chống chế giãn binh, Đăm Săn thể hiện rõ tính cách đàng hoàng, khí phách anh hùng, dũng sĩ.
Lời nói và hành động cụ thể: múa khiên, đáp trả bình tĩnh, hợp lí, thuyết phục.
Phẩm chất anh hùng cao quý, tài giỏi, chính trực: trọng danh dự, có tinh thần cộng đồng, ngay thẳng, dũng cảm. Đăm Săn là anh hùng có ý thức cộng đồng, uy dũng và khí phách.
Anh hùng sử thi gắn liền với xã hội thời tiền hiện đại, với những ước mơ cộng đồng, điểm nhìn sử thi mang ính chất ngưỡng vọng, khoảng cách.
 Anh hùng thời hiện đại gắn với xã hội hiện đại và lí tưởng thời đại mới, thường được nhìn nhận gần gũi, xuất hiện ngay trong đời thường.
IV. Phụ lục
PHT số 1
PHT số 2
PHT số 5
Tuần 5:
Tiết PPCT: 13,14,15
ĐỌC VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
GẶP KA-RÍP VÀ XI-LA
(Thần thoại Hy Lạp)
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm của sử thi.
- Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; phân tích, đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo và giá trị đạo đức, văn hóa từ VB.
- Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử- văn hóa được thể hiện trong VB văn học.
2. Phẩm chất: 
-Trân trọng những đóng góp của cá nhân đối với đất nước, quê hương và có ý thức trách nhiệm với cộng đồng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- KHBD, SGK, SGV, SBT
- PHT số 1,2
- Tranh ảnh
- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b) Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.
c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv chuyển giao nhiệm vụ: 
Theo bạn, người giữ vai trò đứng đầu, lãnh đạo một tập thể cần phải có những điểm ưu trội nào về phẩm chất và năng lực?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát, lắng nghe 
- GV quan sát
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Gv tổ chức hoạt động
- Hs trả

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_10_sach_canh_dieu_hoc_ki_1_nam_hoc_2022_2023.docx