Giáo án Ngữ văn 10 - Học kì 2 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Ngọc Lan - Trường THPT Bình Thạnh

Giáo án Ngữ văn 10 - Học kì 2 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Ngọc Lan - Trường THPT Bình Thạnh

 + Phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như: từng hình ảnh, vần, nhịp, đối, chủ thể trữ tình.

 + Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bắn; phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hoá từ văn bản; nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm văn học đối với quan niệm, cách nhìn, cách nghĩ và tình cảm của người đọc; thể hiện được cảm xúc và sự đánh giá của cá nhân về tác phẩm.

 + Nhận biết được lỗi về trật tự từ và cách sửa.

 + Viết được văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình; chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng.

 + Biết giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học (theo lựa chọn cá nhân); nghe và nắm bắt được ý kiến, quan điểm của người nói, biết nhận xét, đánh giá về ý kiến, quan điểm đó.

+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Tây Tiến;

 

docx 18 trang Phan Thành 05/07/2023 3400
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 - Học kì 2 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Ngọc Lan - Trường THPT Bình Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THPT BÌNH THẠNH
Tổ: NGỮ VĂN – TIẾNG ANH
Họ và tên giáo viên: NGUYỄN NGỌC LAN
LỚP DẠY: 10A2
TÊN BÀI DẠY:
BÀI 6: NÂNG NIU KỈ NIỆM (THƠ)
..................................................
Môn: Ngữ văn 10 – Lớp:
Số tiết : 12 tiết.
TIẾT: 58 – 59 KHBD PHẦN ĐỌC (tiếp theo)
VĂN BẢN 2: TÂY TIẾN (QUANG DŨNG)
I.MỤC TIÊU.
	- Về phẩm chất:
+ Biết trân trọng, gìn giữ những kỉ niệm đồng thời có trách nhiệm với hiện tại và tương lai. Trân trọng, yêu quý anh bộ đội cụ Hồ .
+ Có ý thức trách nhiệm với học tập, tình yêu quê hương đất nước: chủ động, tích cực học tập, sáng tạo. 
- Về năng lực chung: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua hoạt động đọc, viết, nói và nghe, năng lực hợp tác thông qua các hoạt động làm việc nhóm, chia sẻ, góp ý cho bài viết và bài nói.
- Về năng lực đặc thù: phát triển năng lực ngôn ngữ và văn học:
 + Phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như: từng hình ảnh, vần, nhịp, đối, chủ thể trữ tình.
 + Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bắn; phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hoá từ văn bản; nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm văn học đối với quan niệm, cách nhìn, cách nghĩ và tình cảm của người đọc; thể hiện được cảm xúc và sự đánh giá của cá nhân về tác phẩm.
 + Nhận biết được lỗi về trật tự từ và cách sửa.
 + Viết được văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình; chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng.
 + Biết giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học (theo lựa chọn cá nhân); nghe và nắm bắt được ý kiến, quan điểm của người nói, biết nhận xét, đánh giá về ý kiến, quan điểm đó.
+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Tây Tiến;
+ Năng lực cảm nhận, phân tích các thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản;
+ Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của thơ với các văn bản khác có cùng chủ đề.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU.
Chuẩn bị của giáo viên
Giáo án
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Hoạt động 1. Khởi động (5 phút)
a.Mục tiêu: Họcsinhkếtnốikiếnthứctrongcuộc sốngvàonộidungcủabàihọc.
b.Nội dung:GV cho HS quan sát hình ảnh và nêu cảm nhận.
c.Sản phẩm:Câu trả lời của HS.
d.Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập:
+ GV cho HS chơi trò chơi “Nhìn hình đoán địa danh”:
+ HS tiếpnhậnnhiệmvụ.
Sông Mã
Sài Khao
Pha Luông
Sầm Nứa
- Thực hiện nhiệm vụ: 
+GV chiếu đoạn tư liệu hoặc cho xem hình ảnh và đặt câu hỏi.
Câu hỏi 1: Những hình ảnh này nói về địa danh nào? 
Câu hỏi 2: Cảm xúc của em như thế nào sau khi xem xong hình ảnh?
+ HS suy nghĩ cá nhân.
- Báo cáo, thảo luận: 
+ GV yêu cầu HS báo cáo.
+ HS trả lời câu hỏi của GV.
+ GV quan sát và lắng nghe câu trả lời.
- Kết luận, nhận định:
+ HS tựđánhgiá.
+ HS đánhgiálẫnnhau.
+ GVnhậnxétđánhgiá.
2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu tri thức đọc hiểu 
a. Mục tiêu: Giúp HS hình thành những kiến thức khái quát về các yếu tố trong thơ thông qua văn bản Tây Tiến.
b. Nội dung:
- Trả lời câu hỏi về:
+ HS đọc SGK và tìm hiểu về các yếu tố trong thơ ở bài học cũ số 3 và bài thơ Tây Tiến.
+HS trả lời các yếu tố trong thơ bằng cách chơi đoán ô chữ.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập: 
+HS quan sát phần bảng ô chữ và trả lời các câu hỏi gợi ý về nhịp thơ, vần, từ ngữ và các biện pháp tu từ.
- Thực hiện nhiệm vụ: 
+ Học sinh:Làm việc cá nhân.
+ Giáo viên:
+ Theo dõi, hỗ trợ HS làm việc.
- Báo cáo, thảo luận: 
+HS trình bày ý kiến phán đoán từ ngữ của mình cho các ô chữ. Các HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).
+ HS báo cáo kết quả tìm hiểu.
- Kết luận, nhận định: 
- Nhận xét và chốt lại qua trình chiếu các slide.
- Các từ trên ô chữ như: 1. NHỊP THƠ, 2. VẦN, 3. TỪ NGỮ, 4. BIỆN PHÁP TU TỪ, 
5. KHÔNG GIAN, 6. THỜI GIAN 
-Khắc sâu một vài điểm cơ bản:
+ Nhịp thơ:
Nhịp điệu có vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với thơ trữ tình. Thường thường nhịp điệu câu thơ lục bát uyển chuyển, mềm mại, thanh thoát, nhịp điệu thơ thất bát cú hài hoà, chặt chẽ, nhịp của thơ tự do, thơ hiện đại rất phóng khoáng, phong phú.
Trong câu thơ“Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”- ngắt nhịp giữa dòng như bẻ đôitạo thành hai vế đối diễn tả dốc núi vút lên, đổ xuống gần như thẳng đứng. Nhìn lên cao chót vót, nhìn xuống thì sâu thăm thẳm. 
+ Vần thơ:
Hệ thống vần điệu và thanh điệu là những yếu tố cơ bản tạo nên tính nhạc. Vì vậy khi phân tích thơ trữ tình GV cần chú ý phân tích vần thơ, cách gieo vần.Khi nói về những chặng đường hành quân đầy vất vả và gian truân của người lính Tây tiến, nhà thơ Quang Dũng sử dụng những câu thơ nhiều vần trắc, đọc lên nghe vất vả nhọc nhằn:
“Dốc núi khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời... “
+ Từ ngữ và các biện pháp tu từ:
* Phân tích tác phẩm thơ trữ tình không thể thoát ly và bỏ qua yếu tố từ ngữ. Muốn phân tích tốt từ ngữ trước hết phải nắm vững nghĩa của từ ( Nghĩa đen và nghĩa bóng)
* Hệ thống từ ngữ hình ảnh, cảm giác trong Tiếng Việt rất phong phú, đa dạng. Khi phân tích cần chú ý đến từ đa nghĩa, từ láy, các từ đặc biệt chứa nội dung ý nghĩa của câu thơ. Chẳng hạn: các từ “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút” là những từ láy tượng hình giúp người đọc hình dung sự gấp khúc của dốc núi, độ sâu của vực là sự hoang dã của vùng núi Tây Bắc. Từ đó người đọc thấu hiểu được nỗi vất vả và cục nhọc trên đường hành quân mà những người Tây tiến phải vượt qua.
* Các biện pháp tu từ chính là những phương tiện quan trọng để thể thực hiện nhiệm vụ trang điểm cho ngôn từ văn học. Có rất nhiều biện pháp tu từ: ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá, so sánh, điệp ngữ, điệp cú pháp, đảo ngữ, nói quá, nói giảm, nói tránh.... Tất cả những biện pháp đó nhằm mục đích giúp người nói, người viết có những cách diễn đạt hay hơn, đẹp hơn, phong phú hơn. 
+ Không gian và thời gian trong thơ trữ tình:
Không gian trong thơ trữ tình là nơi tác giả thổ lộ tấm lòng của mình. 
Không gian thường gắn với địa điểm chỉ nơi chốn:các địa danh (Sông Mã, Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch ), rừng núi ; thời gian như chiều chiều, đêm đêm 
Hoạtđộng 2.2: Trải nghiệm văn bản 
2.2.1. Nỗi nhớ bao trùm, mạch cảm hứng chủ đạo của bài thơ
a. Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu những cuộc hành quân gian khổ và khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, dữ dội mà nên thơ.
b. Nội dung:Hướng dẫn HS tìm hiểu.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập:
+Đọc 2 câu thơ đầu đoạn 1 của bài thơ và nêu câu hỏi: Từ láy “chơi vơi” giúp bạn cảm nhận như thế nào về nỗi nhớ của nhà thơ?
- Thực hiện nhiệm vụ:HS thảo luận nhóm, ghi kết quả vào phiếu học tập số 1.
- Báo cáo, thảo luận:HS báo cáo kết quả của từng nhóm.
- Kết luận, nhận định:GV nhận xét, hướng dẫn HS chuẩn kiến thức.
* Nỗi nhớ bao trùm, mạch cảm hứng chủ đạo của bài thơ:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi,
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi.”
+ Nỗi nhớ đơn vị cũ trào dâng, không kiềm nén nỗi, bật lên thành tiếng gọi Tây Tiến ơi!
+ Hai chữ“chơi vơi”: vẽ ra trạng thái cụ thể của nỗi nhớ, hình tượng hoá nỗi nhớ.
* Tạm kết:Nỗi nhớ da diết, thường trực, ám ảnh; mênh mông, bao trùm cả không gian, thời gian.
2.2.2.Tìm hiểu về khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, dữ dội mà nên thơ
a. Mục tiêu: Giúp HStìm hiểu về khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, dữ dội mà nên thơ.
b. Nội dung:
- Hướng dẫn HS đọc tiếp từ câu 3 và tìm hiểu về bức tranh thiên nhiên qua đoạn 1 của bài thơ.
-Hướng dẫn HS đọc tiếp khung Tưởng tượng số 2 bên cạnh đoạn 1 của bài thơ.
c. Sản phẩm:
- HS đọc theo yêu cầu đã đề nghị của GV.
-Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
-Giao nhiệm vụ học tập:Đoạn thơ này giúp bạn hình dung như thế nào về hình ảnh thiên nhiên rừng núi?
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS đọc đoạn 1 văn bản và trả lời câu hỏivào phiếu học tập số 1.
+ HS đọc tiếp khung Tưởng tượng số 2 bên cạnh đoạn 1 của bài thơ.
-Báo cáo, thảo luận:GV mời một HS đọc văn bản và trải nghiệm cùng đoạn 1 của văn bản.
-Kết luận, nhận định:
+Nhận xét, hướng dẫn HS chuẩn kiến thức.
+ Gợi mở cho HS phân tích làm rõ giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của đoạn thơ;
+Diễn giảng, hoặc bình thêm giá trị biểu đạt của một vài chi tiết thơ giúp HS cảm thụ sâu hơn;
+ Vận dụng bài học về kĩ năng nghị luận về một bài thơ để khai thác giá trị đoạn thơ.
* Khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, dữ dội mà nên thơ:
Câu 3-4: Không gian thiên nhiên miền Tây Bắc 
+ Vừa tả thực: Sương mù vùng cao như che lấp, nuốt chửng đoàn quân mỏi mệt;
+ Vừa sử dụng bút pháp lãng mạn: “Mường Lát hoa về trong đêm hơi”.
à Gợi không gian huyền ảo: cảnh vật về khuya phủ đầy hơi sương lạnh giá.
à Câu thơ với nhiều thanh bằng: Tạo cảm xúc lâng lâng trong lòng người chiến sĩ khi bắt gặp cảnh hoa nở giữa rừng. 
à Hé mở vẻ đẹp hào hoa, lạc quan, yêu đời của người lính.
Bốn câu tiếp theo: Đặc tả hình thế sông núi hiểm trở nhưng không kém phần thơ mộng 
+ Những từ ngữ giàu giá trị gợi hình:khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút, cồn mây, súng ngửi trời. 
+ Kết hợp với cách ngắt nhịp 4/3
à diễn tả thật đắc địa sự hiểm trở, trùng điệp, độ cao ngất của núi đèo miền Tây
+ Hai chữ “ngửi trời”:Vừa đặc tả độ cao chót vót của núi;
+ Câu thơ “Ngàn thước lên cao-ngàn thước xuống” với phép đối, như bẻ đôi câu.
à diễn tả dốc núi vút lên, đổ xuống gần như thẳng đứng, nhìn lên cao chót vót, nhìn xuống sâu thăm thẳm.
+ Câu thơ “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”đối lập với ba câu trên. 
àHình dung:Một không gian thiên nhiên mịt mùng sương rừng, mưa núi, thấy thấp thoáng những ngôi nhà như đang bồng bềnh trôi giữa biển khơi.
Sáu câu tiếp theo:Cảnh núi rừng hoang sơ, hùng vĩ.
+ Cái hoang vu, hiểm trở tiếp tục được khai thác theo chiều thời gian;
+ Âm thanh “thác gầm thét” trong mỗi buổi chiều;
+ Hình ảnh “cọp trêu người” trong những đêm đêm;
+ Tên những miền đất lạ: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu 
à Gợi không gian hoang vu, rừng thiêng nước độc, đầy bí hiểm.
*Tạm kết:Bức tranh thiên nhiên miền Tây vừa hùng vĩ, hiểm trở, hoang vu, nghiệt ngã vừa độc đáo thú vị và nên thơ. 
2.2.3.Tìm hiểu về chân dung người lính Tây Tiến
a. Mục tiêu: Giúp HStìm hiểu về chân dung người lính Tây Tiến.
b. Nội dung:
-Hướng dẫn HS đọc tiếp đoạn 3 và tìm hiểu về chân dung người lính Tây Tiến qua đoạn 3 của bài thơ.
+ HS đọc tiếp khung Suy luận số 3 bên cạnh đoạn 3 của bài thơ.
c. Sản phẩm:
- HS đọc theo yêu cầu đã đề nghị của GV.
- Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập: 
+ Bạn cảm nhận như thế nào về hình ảnh người lính được miêu tả trong đoạn thơ? Qua đó, tác giả đã thể hiện tình cảm gì đối với người lính Tây Tiến?
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ GV mời HS đọcphần suy luận bên cạnh văn bản trong SGK và kết hợp trả lời câu hỏi 4 trong SGK.
+ GV phân công nhóm thực hiện yêu cầu như trên.
* Nhóm 1,3: Cảm nhận bốn câu thơ đầu vào phiếu học tập số 1 
* Nhóm 2,4: Cảm nhận bốn câu thơ tiếp theo vào phiếu học tập số 1.
- Báo cáo, thảo luận:
+ HS thảo luận nhóm, ghi lại kết quả vào phiếu học tập số 1;
+ HS đại diện mỗi nhóm trả lời.
- Kết luận, nhận định:
+Nhận xét, hướng dẫn HS chuẩn kiến thức.
+ Gợi mở cho HS phân tích làm rõ giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của đoạn thơ;
+ Diễn giảng, hoặc bình thêm giá trị biểu đạt của một vài chi tiết thơ giúp HS cảm thụ sâu hơn;
+Vận dụng bài học về kĩ năng nghị luận về một bài thơ để khai thác giá trị đoạn thơ.
* Chân dung người lính Tây Tiến:
Hai câu đầu: Chân dung hiện thực của người lính:
+ Vừa bi: Ngoại hình khác thường do hiện thực nghiệt ngã: “Không mọc tóc”- người thì cạo trọc đầu để thuận tiện khi giáp lá cà, người thì bị sốt rét đến rụng tóc; “Quân xanh màu lá”- nước da xanh xao do ăn uống thiếu thốn, sốt rét, bệnh tật hành hạ.
+ Vừa hùng: Không né tránh hiện thực khốc kiệt của chiến tranh nhưng qua cái nhìn lãng mạn: “Đoàn binh không mọc tóc”à hào hùng, hình ảnh những anh “vệ trọc” nổi tiếng một thời; “Quân xanh màu lá” nhưng vẫn “dữ oai hùm” à tính cách anh hùng, nét oai phong dữ dằn như chúa tể chốn rừng thiêng.
Hai câu tiếp: Giấc mộng lãng mạn của người lính
+ “Mắt trừng”: cái nhìn nẩy lửa đối với kẻ thùà Thể hiện nét oai phong, lòng quyết tâm đánh giặc đến cùng.
+Cụm từ “gửi mộng qua biên giới”: chiến đấu dũng cảm nhưng cũng rất nhớ quê hương.
+ Nỗi nhớ trong giấc mơ:“Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”; Nhớ người yêu, những cô gái Hà Thành duyên dáng, xinh đẹp.
à Đằng sau vẻ ngoài dữ dằn, oai nghiêm là trái tim khao khát yêu thương đầy chất nghệ sĩ (họ mang trong mình một bóng hình lãng mạn).
+ Diễn tả đúng thế giới tâm hồn bên trong đầy mộng mơ của họ.
+ Cảm hứng có bi nhưng không lụy: ta thấy cái gian khổ của chiến tranh nhưng cũng cảm nhận được vẻ oai hùng, lãng mạn của người lính.
Hai câu tiếp: Cái chết bi tráng và sự bất tử
+ Miêu tả cái chết nhưng không bi lụy;
+ Những từ Hán Việt cổ kínhà Tạo không khí trang trọng, thiêng liêng, làm giảm nhẹ cái bi thương của hình ảnh những nấm mồ chiến sĩ rải rác nơi rừng hoang biên giới lạnh lẽo, xa xôi.
+ Phủ định từ “chẳng” và cách nói hoán dụ: “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”.
à Thái độ kiên quyết hi sinh vì Tổ quốc, lí tưởng quên mình thật cao đẹp làm vơi đi cái đau thương.
Hai câu cuối: Thấm đẫm tinh thần bi tráng
+ “Áo bào thay chiếu”- Sự thật bi thảm: những người lính Tây Tiến gục ngã bên đường không có đến cả manh chiếu để che thân, phải mai táng bằng chính chiếc áo các anh mặc hàng ngày.
+ Gọi áo các anh là “áo bào”: nghe trang trọng, thiêng liêng, thể hiện tình cảm yêu thương đồng đội.
+ Cách nói giảm nói tránh “anh về đất”: làm vơi đi cảm giác đau thương, ẩn chứa hàm nghĩa: chết là hoá thân với đất mẹ, là hoá thân với non sông đất nước à cái chết trở thành bất tử.
+ Biện pháp nhân hoá và động từ “gầm”: thiên nhiên dữ dội, hào hùng; âm thanh làm át đi cảm xúc bi thương; gợi về sự ra đi của những anh hùng nghĩa sĩ thuở xưa.
à Đưa tiễn người lính là khúc nhạc bi tráng của núi sông; cái chết thấm đẫm tinh thần bi tráng.
*Tạm kết: Giọng thơ trang trọng thể hiện tình cảm tiếc thương và sự trân trọng, kính cẩn trước sự hi sinh của đồng đội; Hai cảm hứng lãng mạn và bi tráng đan cài dựng nên tượng đài bất tử trong thơ.
Hoạt động 2.3: Suy ngẫm và phản hồi 
a.Mục tiêu: 
- Phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, chủ thể trữ tình 
- Phân tích và đánh giá tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản.
- Nêu được ý nghĩa hay tác dụng của tác phẩm văn học đối với quan niệm, cách nhìn, cách nghĩ và tình cảm của người đọc; thể hiện được cảm xúc và sự đánh giá của cá nhân về tác phẩm.
b.Nội dung: Đọc hiểu văn bản để phản hồi các vấn đề thuộc văn bản.
c.Sản phẩm: Phần đọc của HS, phần ghi chép, chú thích của HS, câu trả lời cho các câu hỏi trải nghiệm cùng văn bản; các phiếu học tập số 2.
d.Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập:
+GV chia lớp thành các nhóm (4-6 HS/nhóm); thảo luận thực hiện phiếu học tập số 2
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ thảo luận và ghi vào phiếu học tập số 2.
- Báo cáo, thảo luận: Mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét và chốt ý các nội dung thảo luận theo định hướng sau:
* Giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như từ ngữ, hình ảnh là:
Hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội, khắc nghiệt nhưng mĩ lệ, trữ tình, huyền ảo (sương lấp, hoa về, đêm hơi, dốc, cồn mây, mưa xa khơi, thác gầm thét, cọp trêu người, dốc lên khúc khuỷu, heo hút cồn mây ); hệ thống từ ngữ giàu chất tạo hình, cách sử dụng từ ngữ độc đáo phối hợp nhiều thanh điệu độc đáo 
Hình ảnh con người: hiện lên qua hoài niệm, vừa đậm chất hiện thực, vừa mang vẻ đẹp lãng mạn, bi tráng (đoàn quân mỏi, Anh bạn dãi dầu không bước nữa/Gục lên súng mũ bỏ quên đời); 
Vẻ đẹp của người lính trong đoạn 3 được khắc họa qua những phương diện như: vẻ bề ngoài, tâm hồn, lí tưởng sống. Đó là bức chân dung người lính với vẻ đẹp lãng mạn và bi tráng. 
Điểm khác biệt giữa vẻ đẹp của người lính trong đoạn 3 so với đoạn 2: Nếu ở đoạn 2, người lính hiện lên với tâm hồn lãng mạn, hào hoa, lạc quan, yêu đời thì ở đoạn 3 bên cạnh những nét đẹp ấy, hình ảnh người lính còn được khắc họa với vẻ đẹp bi tráng. Tác giả không hề che giấu những mất mát, hi sinh, khó khăn, vất vả khi miêu tả chân dung người lính Tây Tiến; tuy nhiên, trước những nghịch cảnh ấy, người lính Tây Tiến vẫn hiện lên với vẻ đẹp hào hùng, oai phong lẫm liệt. 
* Tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản là: 
Bài thơ được chia làm 4 phần. Đoạn 1: Hình ảnh những cuộc hành quân gian khổ giữa thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, dữ dội nhưng cũng đầy thơ mộng, trữ tình; đoạn 2: Những kỉ niệm của đêm liên hoan đậm tình quân dân và vẻ đẹp thơ mộng, huyền ảo của Tây Bắc; đoạn 3: Hình ảnh người lính Tây Tiến với vẻ đẹp bi tráng và lãng mạn; đoạn 4: Lời thề Tây tiến. 
Sự vận động của mạch cảm xúc: Toàn bộ bài thơ là nỗi nhớ da diết khôn nguôi của nhà thơ Quang Dũng về đồng đội, về những năm tháng chiến đấu gắn bó cùng đoàn quân Tây Tiến. Do vậy, bài thơ là sự tuôn trào của nỗi nhớ. Mỗi đoạn là một khía cạnh khác nhau của nỗi nhớ. Đoạn 1: Nhớ về những chặng đường hành quân giữa khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, dữ dội nên thơ. Đoạn 2: Nhớ về những kỉ niệm của đêm liên hoan văn nghệ đậm tình quân dân và hình ảnh huyền ảo, thơ mộng của thiên nhiên. Đoạn 3: Nỗi nhớ về những kí ức người lính Tây Tiến, với vẻ đẹp lãng mạn, hào hoa, bi tráng. Kết thúc bài thơ, nỗi nhớ kết lại sâu lắng ở lời thề mãi mãi gắn bó với những ngày tháng đã qua. 
Chủ thể trữ tình của bài thơ là nhà thơ Quang Dũng, tuy nhiên, đây là kiểu chủ thể trữ tình ẩn (không phải kiểu chủ thể có nhân xưng, cũng không phải chủ thể nhập vai).
Cảm hứng chủ đạo: Ngợi ca vẻ đẹp bi tráng, lãng mạn của người lính trong đoàn quân Tây Tiến. Cơ sở xác định: những từ ngữ, dòng thơ thể hiện trực tiếp cảm xúc của nhà thơ hoặc ở cách nhà thơ lựa chọn hình ảnh, từ ngữ, phối hợp vần, nhịp, thanh điệu để khắc họa vẻ đẹp của hình ảnh thiên nhiên và con người miền Tây.
* Ý nghĩa hay tác dụng của tác phẩm văn học đối với quan niệm, cách nhìn, cách nghĩ và tình cảm của người đọc; thể hiện được cảm xúc và sự đánh giá của cá nhân về tác phẩm:
Đây là câu hỏi mở. GV có thể khuyến khích HS trả lời theo nhiều cách khác nhau miễn là dựa trên văn bản và hợp lí. Sau đây là một số nội dung gợi ý tham khảo: Hiểu thêm về cuộc sống chiến đấu gian khổ, đầy hi sinh mật mát của họ; hiểu thêm về tâm hồn, ước mơ, lí tưởng của họ trong cuộc kháng chiến, lí giải được phần nào sức mạnh tinh thần của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược,...
Đây cũng là câu hỏi mở. Gợi ý tham khảo: Những kỉ niệm ấy có ý nghĩa, đặc biệt quan trọng, là một vùng kí ức sâu đậm, đẹp đẽ, thiêng liêng, của hồn thơ Quang Dũng. Từ đó, có thể nhận thấy kí ức là động lực, là điểm tựa cho hiện tại.
Hoạt động 2.4: Bài học rút ra từ văn bản Tây Tiến
a. Mục tiêu: Nêu được bài học về cách nghĩ và ứng xử của cá nhân gợi ra từ văn bản.
b. Nội dung: HS nhận ra ý nghĩa của vấn đề đặt ra trong văn bản thông qua việc trả lời câu hỏi 3 phần Suy ngẫm và phản hồi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập:
+ HS đọc và trả lời câu hỏi 3
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS dựa vào những gì đã đọc và những trải nghiệm của bản thân để trả lời câu hỏi 5
- Báo cáo, thảo luận: 
+ GV mời 2, 3 HS trả lời. HS khác góp ý, bổ sung.
- Kết luận, nhận định:Câu hỏi được thiết kế theo hướng mở nên HS tự do chia sẻ ý kiến của mình miễn là HS lập luận hợp lí.
NỘI DUNG HỌC TẬP
________________________________
1. Nỗi nhớ bao trùm, mạch cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
- Nỗi nhớ đơn vị cũ trào dâng, không kiềm nén nỗi, bật lên thành tiếng gọi Tây Tiến ơi!
- Hai chữ “chơi vơi”: vẽ ra trạng thái cụ thể của nỗi nhớ, hình tượng hoá nỗi nhớ.
*Tạm kết:Nỗi nhớ da diết, thường trực, ám ảnh; mênh mông, bao trùm cả không gian, thời gian.
2. Khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, dữ dội mà nên thơ.
-Câu 3-4: Không gian thiên nhiên miền Tây Bắc
+ Vừa tả thực: Sương mù vùng cao như che lấp, nuốt chửng đoàn quân mỏi mệt. 
+ Vừa lãng mạn: không gian huyền ảo; cảnh vật về khuya phủ đầy hơi sương lạnh giá. Câu thơ với nhiều thanh bằng tạo cảm xúc lâng lâng trong lòng người chiến sĩ khi bắt gặp cảnh hoa nở giữa rừng. 
- Bốn câu tiếp theo: Đặc tả hình thế sông núi hiểm trở nhưng không kém phần thơ mộng:
+ Những từ ngữ giàu giá trị gợi hình:khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút, cồn mây, súng ngửi trời. 
+ Kết hợp với cách ngắt nhịp 4/3.
à diễn tả thật đắc địa sự hiểm trở, trùng điệp, độ cao ngất của núi đèo miền Tây.
+ Hai chữ “ngửi trời”:Vừa đặc tả độ cao chót vót của núi.
+ Câu thơ “Ngàn thước lên cao-ngàn thước xuống” với phép đối, như bẻ đôi câu.
à diễn tả dốc núi vút lên, đổ xuống gần như thẳng đứng, nhìn lên cao chót vót, nhìn xuống sâu thăm thẳm.
+ Câu thơ “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”đối lập với ba câu trên. 
àHình dung:Một không gian thiên nhiên mịt mùng sương rừng, mưa núi, thấy thấp thoáng những ngôi nhà như đang bồng bềnh trôi giữa biển khơi.
-Sáu câu tiếp theo:Cảnh núi rừng hoang sơ, hùng vĩ: 
+ Cái hoang vu, hiểm trở tiếp tục được khai thác theo chiều thời gian;
+ Âm thanh “thác gầm thét” trong mỗi buổi chiều;
+ Hình ảnh “cọp trêu người” trong những đêm đêm;
+ Tên những miền đất lạ: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu 
à Gợi không gian hoang vu, rừng thiêng nước độc, đầy bí hiểm.
*Tạm kết:Bức tranh thiên nhiên miền Tây vừa hùng vĩ, hiểm trở, hoang vu, nghiệt ngã vừa độc đáo thú vị và nên thơ. 
3. Chân dung người lính Tây Tiến: 
-Hai câu đầu: Chân dung hiện thực của người lính
+ Vừa bi: Ngoại hình khác thường do hiện thực nghiệt ngã: “Không mọc tóc”- người thì cạo trọc đầu để thuận tiện khi giáp lá cà, người thì bị sốt rét đến rụng tóc; “Quân xanh màu lá”- nước da xanh xao do ăn uống thiếu thốn, sốt rét, bệnh tật hành hạ.
+ Vừa hùng: Không né tránh hiện thực khốc kiệt của chiến tranh nhưng qua cái nhìn lãng mạn: “Đoàn binh không mọc tóc” à hào hùng, hình ảnh những anh “vệ trọc” nổi tiếng một thời; “Quân xanh màu lá” nhưng vẫn “dữ oai hùm” à tính cách anh hùng, nét oai phong dữ dằn như chúa tể chốn rừng thiêng.
- Hai câu tiếp: Giấc mộng lãng mạn của người lính
+ “Mắt trừng”: cái nhìn nẩy lửa đối với kẻ thù.
à Thể hiện nét oai phong, lòng quyết tâm đánh giặc đến cùng.
+Cụm từ “gửi mộng qua biên giới”: chiến đấu dũng cảm nhưng cũng rất nhớ quê hương.
+ Nỗi nhớ trong giấc mơ:“Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”; Nhớ người yêu, những cô gái Hà Thành duyên dáng, xinh đẹp.
à Đằng sau vẻ ngoài dữ dằn, oai nghiêm là trái tim khao khát yêu thương đầy chất nghệ sĩ.
+ Diễn tả đúng thế giới tâm hồn bên trong đầy mộng mơ của họ.
+ Cảm hứng có bi nhưng không lụy: ta thấy cái gian khổ của chiến tranh nhưng cũng cảm nhận được vẻ oai hùng, lãng mạn của người lính.
-Hai câu tiếp: Cái chết bi tráng và sự bất tử
+ Miêu tả cái chết nhưng không bi lụy;
+ Những từ Hán Việt cổ kính: “Rải rác biên cương mồ viễn xứ”.
à Tạo không khí trang trọng, thiêng liêng, làm giảm nhẹ cái bi thương của hình ảnh những nấm mồ chiến sĩ rải rác nơi rừng hoang biên giới lạnh lẽo, xa xôi.
+ Phủ định từ “chẳng” và cách nói hoán dụ: “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”.
à Thái độ kiên quyết hi sinh vì Tổ quốc, lí tưởng quên mình thật cao đẹp làm vơi đi cái đau thương.
- Hai câu cuối: Thấm đẫm tinh thần bi tráng
+ “Áo bào thay chiếu”- Sự thật bi thảm: những người lính Tây Tiến gục ngã bên đường không có đến cả manh chiếu để che thân, phải mai táng bằng chính chiếc áo các anh mặc hàng ngày.
+ Gọi áo các anh là “áo bào”: nghe trang trọng, thiêng liêng, thể hiện tình cảm yêu thương đồng đội.
+ Cách nói giảm nói tránh “anh về đất”: làm vơi đi cảm giác đau thương, ẩn chứa hàm nghĩa: chết là hoá thân với đất mẹ, là hoá thân với non sông đất nước à cái chết trở thành bất tử.
+ Biện pháp nhân hoá và động từ “gầm”: thiên nhiên dữ dội, hào hùng; âm thanh làm át đi cảm xúc bi thương; gợi về sự ra đi của những anh hùng nghĩa sĩ thuở xưa.
à Đưa tiễn người lính là khúc nhạc bi tráng của núi sông; cái chết thấm đẫm tinh thần bi tráng.
*Tạm kết: Giọng thơ trang trọng thể hiện tình cảm tiếc thương và sự trân trọng, kính cẩn trước sự hi sinh của đồng đội; Hai cảm hứng lãng mạn và bi tráng đan cài dựng nên tượng đài bất tử trong thơ.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a.Mục tiêu: 
- Tìm hiểu thêm về hình ảnh anh bộ đội và con người Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.
-Vai trò, ý nghĩa của kí ức và kỉ niệm trong đời sống tinh thần của con người cũng như trong sáng tác thơ ca.
- Phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ. 
- Nêu được ý nghĩa hay tác dụng của tác phẩm văn học đối với quan niệm, cách nhìn, cách nghĩ và tình cảm của người đọc.
b.Nội dung:Đọc hiểu bài thơ để phản hồi các vấn đề nêu trên.
c.Sản phẩm: Câu trả lời của HS trên phiếu học tập số 2.
d. Tổ chức thực hiện:
-Giao nhiệm vụ học tập:GV giao HS thực hiện theo nhóm.
-Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và trả lời câu hỏi trên phiếu học tập. Sau đó, HS nộp lại cho GV.
- Báo cáo, thảo luận: HS thuyết minh về sản phẩm của nhóm.
-Kết luận, nhận định: GV nhận xét về hình thức và nội dung của bài thuyết minh.
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
_______________________________
Câu 1. Từ láy “chơi vơi” giúp bạn cảm nhận như thế nào về nỗi nhớ của nhà thơ?
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Câu 2: Đoạn thơ này giúp bạn hình dung như thế nào về hình ảnh thiên nhiên rừng núi?
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Câu 3: Bạn cảm nhận như thế nào về hình ảnh người lính được miêu tả trong đoạn thơ? Qua đó, tác giả đã thể hiện tình cảm gì đối với người lính Tây Tiến?
Nhóm 1/3
- Cảm nhận bốn câu thơ đầu.
+ Hình ảnh đối lập quân xanh màu lá dữ oai hùm cho người đọc thấy phẩm chất gì của người lính Tây Tiến?
+ Hai câu thơ “Mắt trừng kiều thơm”cần được hiểu như thế nào? Vì sao có thời người ta phê phán ý thơ này, cho là buồn rớt, mộng rớt hoặc cường điệu thiếu tự nhiên?
Nhóm 2/4
- Cảm nhận bốn câu thơ tiếp theo.
+ Hình ảnh những nấm mồ nằm rải rác nơi biên cương gợi cho em suy nghĩ gì?
+ Hai câu thơ: “Áo bào độc hành”mang lại ấn tượng gì cho người đọc? Hình ảnh dòng sông Mã ở đây có gì khác với hình ảnh dòng sông Mã ở câu đầu bài thơ?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
_________________________________
Câu 1. Phân tích và đánh giá giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, chủ thể trữ tình.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Câu 2:Phân tích và đánh giá tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Câu 3. Nêu được ý nghĩa hay tác dụng của tác phẩm văn học đối với quan niệm, cách nhìn, cách nghĩ và tình cảm của người đọc; thể hiện được cảm xúc và sự đánh giá của cá nhân về tác phẩm.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Câu 4: Bài thơ Tây Tiến giúp bạn hiểu thêm những gì về:
a. Hình ảnh anh bộ đội và con người Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp?
b. Vai trò, ý nghĩa của kí ức và kỉ niệm trong đời sống tinh thần của con người cũng như trong sáng tác thơ ca?
...............................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_10_hoc_ki_2_nam_hoc_2022_2023_nguyen_ngoc_la.docx