Giáo án Ngữ văn 10 - Học kì 2 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Bảo Trang - Trường THPT Bình Thạnh
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như: từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, chủ thể trữ tình.
- Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản; phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hoá từ văn bản; nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm văn học đối với quan niệm, cách nhìn, cách nghĩ và tình cảm của người đọc; thể hiện được cảm xúc và sự đánh giá của cá nhân về tác phẩm.
- Nhận biết được lỗi về trật tự từ và cách sửa.
- Viết được văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng.
- Biết giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học (theo lựa chọn cá nhân); nghe và nắm bắt được ý kiến, quan điểm của người nói, biết nhận xét, đánh giá về ý kiến, quan điểm đó.
- Biết trân trọng, gìn giữ những kỉ niệm, đồng thời có trách nhiệm với hiện tại và tương lai.
NGỮ VĂN 10 TẬP 2 BÀI 6: NÂNG NIU KỈ NIỆM (Thơ) YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như: từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, chủ thể trữ tình. - Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản; phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hoá từ văn bản; nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm văn học đối với quan niệm, cách nhìn, cách nghĩ và tình cảm của người đọc; thể hiện được cảm xúc và sự đánh giá của cá nhân về tác phẩm. - Nhận biết được lỗi về trật tự từ và cách sửa. - Viết được văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng. - Biết giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học (theo lựa chọn cá nhân); nghe và nắm bắt được ý kiến, quan điểm của người nói, biết nhận xét, đánh giá về ý kiến, quan điểm đó. - Biết trân trọng, gìn giữ những kỉ niệm, đồng thời có trách nhiệm với hiện tại và tương lai. A: Tri thức ngữ văn Trong bài Giao cảm Với thiên nhiên, bạn đã học một số vấn đề về thể loại thơ như chủ thể trữ tình, vần và nhịp, từ ngữ, hình ảnh trong thơ. Trong bài này, bạn sẽ tiếp tục tìm hiểu một số khái niệm về thơ. Tình cảm, cảm xúc trong thơ là những rung động nội tâm, những cảm nhận của nhà thơ về cuộc sống. Tình cảm, cảm xúc trong thơ đánh thức những rung động tinh tế trong trái tim người đọc. Cảm hứng chủ đạo trong thơ: Cảm hứng là trạng thái tâm lí dạt dào cảm xúc và sự lôi cuốn, thôi thúc mãnh liệt đối với con người khi tiếp xúc với một hiện tượng, sự vật hay thực hiện một công việc, một hành động nào đó. Cảm hứng chủ đạo trong thơ là trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm thơ, tác động đến cảm xúc của những người tiếp nhận tác phẩm. Một tác phẩm thơ có thể có nhiều cảm hứng, nhưng chỉ có một cảm hứng chủ đạo vì đó là cảm hứng chính, bao trùm tác phẩm. Lỗi về trật tự từ trong câu và cách sửa Trật tự từ có ý nghĩa rất quan trọng trong câu tiếng Việt. Trong một câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ. Mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng. Việc sắp xếp sai trật tự các thành phần trong câu có thể làm cho câu mơ hồ về nghĩa, sai lô-gíc hoặc không diễn đạt đúng nội dung mà người viết muốn thể hiện. Ví dụ 1: Người máy là một trong những phát minh của thế kỉ XXI quan trọng nhất. Trong câu trên, việc sắp xếp cụm từ “quan trọng nhất” sau “thế kỉ XXI” (thay vì sau “phát minh”) khiến câu mơ hồ về nghĩa. Cách sửa: Sắp xếp lại trật tự từ để diễn đạt đúng nội dung muốn thể hiện: Người máy là một trong những phát minh quan trọng nhất của thế kỉ XXI. Ví dụ 2: Nó nhắm mắt lại, nằm xuống giường và cố gắng ngủ. Trong câu trên, việc sắp xếp các hành động không theo một trật tự hợp lí khiến câu sai lô-gíc. Cách sửa: Sắp xếp lại trật tự từ theo thứ tự trước sau của hành động: Nó nằm xuống giường, nhắm mắt lại và cố gắng ngủ. B. Văn bản 1 “CHIẾC LÁ ĐẦU TIÊN” ( Hoàng Nhuận Cầm) I. Tìm hiểu chung: Hoàng Nhuận Cầm (1952 - 2021) sinh ra ở Hà Nội. Ông được mệnh danh là nhà thơ của học sinh, sinh viên bởi có nhiều bài thơ viết về kỉ niệm của tuổi trẻ, tình yêu với giọng điệu trẻ trung, sôi nổi. Bên cạnh việc làm thơ, ông còn viết kịch bản phim, tham gia đóng phim. Hoàng Nhuận Cầm có một số tập thơ nổi tiếng khác như: Xúc xắc mùa thu (1992), Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến (2007). II. Tìm hiểu đoạn trích theo hệ thống câu hỏi gợi dẫn. Trước khi đọc. Kỉ niệm nào về mái trường khiến bạn xúc động nhất? Hãy chia sẻ với các bạn về điều đó. Lời giải chi tiết: Tuổi học trò có lẽ là khoảng thời gian tươi đẹp nhất trong quãng đời thanh xuân của mỗi chúng ta. Những năm tháng học tập ở đó, chắc hẳn mỗi người đều có những kỉ niệm riêng khó quên và tôi cũng vậy. Kỉ niệm khiến tôi xúc động nhất mỗi khi nhớ lại là ngày đầu tiên được mẹ cầm tay dắt đến trường. Bản thân là một đứa trẻ nhút nhát, khi bước đến cổng trường cấp 1, mọi thứ thật lạ lẫm và tôi lúc này chỉ biết đứng núp sau lưng mẹ. Cảm giác ngại ngùng ấy càng thể hiện rõ hơn khi mẹ dẫn tôi vào nhận lớp mới. Dường như hiểu được cảm giác ấy của tôi, cô giáo chủ nhiệm bước đến và an ủi. Cô mặc một chiếc áo dài hồng phấn, mái tóc dài cùng giọng nói ấm áp ấy đã khiến tôi nhanh chóng quên đi cảm giác đó. Sự động viên của cô giáo, sự hòa đồng, vui vẻ của các bạn giúp tôi dần quen với môi trường mới. Mỗi lần nhớ lại, kỉ niệm ấy khiến tôi bồi hồi và cảm thấy bản thân thật hạnh phúc khi có một người mẹ luôn bên cạnh, một cô giáo luôn chia sẻ, động viên và những người bạn thật tốt. Trong khi đọc Câu 1: Bạn hiểu thế nào về hai dòng thơ đầu? Lời giải chi tiết: Hai dòng thơ đầu là dòng hồi tưởng của tác giải khi nhớ về quãng thời gian xưa với nhân vật “Em”. Hai câu thơ ấy như sự tiếc nuối, nỗi nhớ của tác giả về quá khứ tươi đẹp ngày ấy khi giờ đây “tất cả đã xa rồi”. Câu 2: Khổ thơ này gợi lên trong bạn cảm xúc gì về ngôi trường của mình? Lời giải chi tiết: Khi đọc khổ thơ này, những kí ức về mái trường cũ chợt ùa về trong tâm trí. Đó là lớp học với biết bao kỉ niệm gắn bó cùng thầy cô, bạn bè, bảng đen, sân trường,... Quãng thời gian ấy vui tươi, hồn nhiên, trong sáng mà mỗi lần nhớ đến, con người ta lại dâng lên một niềm xúc cảm khó quên. Câu 3: Bạn hình dung thế nào về cảnh được miêu tả trong đoạn thơ này? Phương pháp giải: Chú ý khổ thơ thứ 5. Lời giải chi tiết: Khổ thơ này giúp người đọc hình dung ra một khung cảnh lớp học vui nhộn, hồn nhiên. Nơi ấy có “một nàng Bạch Tuyết” – chính là cô giáo và “những chú lùn rất quấy” là những cô cậu học sinh tinh nghịch, nhí nhảnh. Trong không gian ấy, vang lên những tiếng cười “lao xao”, trong sáng của cả cô và trò, giúp xua tan bầu không khí căng thẳng của những tiết học. Qua đoạn thơ ấy, câu “Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò” càng trở nên đúng đắn. Câu 4: Bạn cảm nhận như thế nào về tình cảm của chủ thể trữ tình được thể hiện qua khổ thơ này? Lời giải chi tiết: Đoạn thơ này như đang bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình cũng như của biết bao nhiêu thế hệ học sinh mỗi khi nhớ về kỉ niệm dưới mái trường. Đó là sự xúc động, xôn xao khi nhớ về “những chuyện năm nao, những chuyện năm nào”. Thời gian cứ thấm thoát dần qua, từ “mùa hoa mơ rồi đến mùa phượng cháy”, người học trò năm ấy vẫn giữ một thái độ trân quý đối với người thầy đã nuôi dưỡng tri thức, tâm hồn mình và mong rằng tóc thầy đừng bạn thêm nữa. Chỉ với bốn câu thơ ngắn nhưng dường như mọi tâm tư, tình cảm của chủ thể trữ tình đã được bộc bạch và làm sáng rõ. Phần trả lời câu hỏi tổng quan cuối bài Câu 1 : Theo bạn, các từ ngữ “một người” (dòng 8), “tôi” (dòng 16), “anh” (các dòng thơ khác) trong bài thơ có thể chỉ những ai? Cách sử dụng các từ ngữ nhân xưng như vậy có tác dụng gì? Lời giải chi tiết: - Từ “một người” (dòng 8) có thể chỉ chủ thể trữ tình hoặc một học sinh. - Từ “tôi” (dòng 16) có thể chỉ chủ thể trữ tình. - Từ “anh” (các dòng thơ khác) có thể chỉ chủ thể trữ tình. => Việc tác giả sử dụng các từ ngữ nhân xưng như vậy để tránh trường hợp lặp từ trong các câu thơ đồng thời biểu lộ những cung cảm xúc khác nhau của mình. Câu 2 : Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ 3, 4, 6 và nêu tác dụng của chúng. Lời giải chi tiết: - Khổ 3: Biện pháp tu từ điệp cấu trúc “Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu”. => Tác dụng: nhấn mạnh cảm xúc bồi hồi, xúc động của chủ thể trữ tình khi nhớ về những kỉ niệm nơi mái trường cũ. - Khổ 4: Biện pháp điệp từ (Từ “nỗi nhớ” được lặp lại ba lần). => Tác dụng: nhấn mạnh những nỗi nhớ của chủ thể trữ tình. - Khổ 6: + Biện pháp điệp cấu trúc “Những chuyện năm nao, những chuyện năm nào”. => Tác dụng: nhấn mạnh quãng thời gian xa xưa với biết bao câu chuyện buồn vui cùng năm tháng. + Biện pháp tu từ ẩn dụ: “mùa hoa mơ” chỉ mùa xuân, “mùa hoa phượng” chỉ mùa hạ. => Tác dụng: chỉ quãng thời gian trôi nhanh, liên tục. Câu 3: Nhận xét về tác dụng của việc sử dụng đối thoại ở khổ thơ 5. Lời giải chi tiết: Việc sử dụng câu đối thoại ở khổ 5 nhằm nhấn mạnh nỗi nhớ nhung chi tiết, cụ thể của chủ thể trữ tình về mái trường cũ, những cuộc vui đùa của những cô cậu học trò. Từ đó, người đọc có thể hình dung ra một lớp học với không khí vui nhộn giữa cô và trò. Câu 4: Liệt kê một số từ ngữ, hình ảnh bộc lộ tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình. Từ đó, nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Lời giải chi tiết: - Một số từ ngữ, hình ảnh bộc lộ tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình: yêu dấu, bâng khuâng, nhớ, xúc động, xôn xao, yêu. - Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: nối nhớ da diết về những kí ức của một thời học trò đã qua. Câu 5: Bạn cảm nhận như thế nào về hình ảnh "chiếc lá buổi đầu tiên" ở cuối bài thơ? Lời giải chi tiết: Hình ảnh “chiếc lá buổi đầu tiên” ở cuối bài thơ là hình ảnh mang tính chất tượng trưng. “Chiếc lá buổi đầu tiên” ẩn dụ cho khoảng thời gian đẹp đẽ, đó là tình yêu đầu, tình yêu của lứa tuổi học trò ngây ngô, trong sáng và đầy mộng mơ. Câu 6: Bài thơ gợi lên trong bạn những kỉ niệm hoặc những suy nghĩ gì về tuổi học trò? Lời giải chi tiết: Tuổi học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất trong cuộc đời. Bài thơ dường như đã diễn tả hết những tâm trạng mỗi khi nhớ đến những ngày tháng hồn nhiên, vô tư cắp sách đến trường, được học tập, được vui chơi cùng bạn bè và thầy cô. Tuổi học trò thật trong sáng, vô giá và chất chứa nhiều kỉ niệm khó quên. Bài tập sáng tạo Hãy sử dụng một trong những cách sau đây: ngâm thơ, đọc diễn cảm, hoạt cảnh sân khấu hóa, vẽ tranh, phổ nhạc,... để thể hiện cách cảm nhận của mình về bài thơ. Lời giải chi tiết: Ví dụ: C. Văn bản 2 “ TÂY TIẾN” ( Quang Dũng) I. Tìm hiểu chung: Quang Dũng (1921 - 1988), tên thật là Bùi Đình Diệm, quê ở làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Ông là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc. Tuy nhiên, thành công nổi bật của Quang Dũng là ở lĩnh vực thơ ca. Thơ của ông, nhất là những bài nổi tiếng như Đôi mắt, người Sơn Tây, Tây Tiến,... được nhiều thể hệ người đọc yêu thích, bởi đó là tiếng nói của một tâm hồn phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa. II. Tìm hiểu đoạn trích theo hệ thống câu hỏi gợi dẫn. Trước khi đọc Bạn biết gì về vùng đất Tây Bắc và những người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp? Hãy chia sẻ với mọi người. Lời giải chi tiết: Khi nhắn đến vùng đất Tây Bắc và những người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp, tôi nhớ đến chiến dịch Điện Biên Phủ với tất cả sự dũng cảm, lòng quyết tâm thắng giặc. Tây Bắc là vùng đất kỳ lạ và hấp dẫn, bởi không chỉ có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, đời sống văn hóa các dân tộc rất đặc sắc, mà trong chiến tranh giải phóng dân tộc, con người, vùng đất này đã có nhiều đóng góp to lớn, góp phần quan trọng vào chiến thắng của đất nước, nhiều tên người, tên núi, tên sông đã đi vào thi ca, nhạc, họa như một huyền thoại. Trong khi đọc Câu 1: Từ láy “chơi vơi” giúp bạn cảm nhận như thế nào về nỗi nhớ của nhà thơ? Lời giải chi tiết: Từ láy “chơi vơi” gợi ra một nỗi nhớ thấp thỏm, khắc khoải, nhớ mà không rõ cụ thể mình đang nhớ gì. Câu 2 : Đoạn thơ này giúp bạn hình dung như thế nào về hình ảnh thiên nhiên rừng núi? Lời giải chi tiết: Hình ảnh thiên nhiên rừng núi được gợi lên qua các từ ngữ “khúc khuỷu, thăm thẳm, thác gầm thét, cọp trêu người, Mai Châu thơm nếp xôi”. Từ đó, hình ảnh thiên nhiên rừng núi hiện lên đầy sự gai góc, chông gai, hiểm trở, hoang dã nhưng cũng khá thơ mộng. Câu 3: Bạn cảm nhận như thế nào về hình ảnh người lính được miêu tả trong đoạn thơ? Qua đó, tác giả đã thể hiện tình cảm gì đối với người lính Tây Tiến? Lời giải chi tiết: Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên qua hình ảnh: không mọc tóc, xanh màu lá dữ oai hùm, mơ Hà Nội dáng kiều thơm,... Từ những hình ảnh trên có thể thấy, người lính Tây Tiến đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, gian nan, thử thách, phải chịu những căn bệnh nguy hiểm và có những người đã hi sinh. Tuy nhiên, ý chí kiên cường, sự đồng lòng, quyết tâm vẫn chưa bao giờ phai nhòa trong họ. Từ đó, tác giả muốn thể hiện sự thương cảm, ngưỡng mộ và nhớ ơn đối với công lao của những người lính. Phần trả lời câu hỏi tổng quan cuối bài Câu 1: Xác định bố cục bài thơ và nội dung chính của từng đoạn. Từ đó, chỉ ra mạch cảm xúc của bài thơ. Lời giải chi tiết: - Bố cục bài thơ: + Phần 1 (Khổ 1, 14 câu đầu): Khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc và cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến. + Phần 2 (khổ 2, 8 câu tiếp): Không khí vui tươi, tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước mơ mộng. + Phần 3 (khổ 3, 8 câu tiếp): Chân dung người lính Tây Tiến. + Phần 4 (khổ cuối): Lời thế gắn bó với Tây Tiến. - Mạch cảm xúc của bài thơ: mạch hồi tưởng, hoài niệm về quá khứ, cuối cùng thì trở về thực tại. Câu 2 : Liệt kê các dòng thơ trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả và nêu tác dụng của chúng. Xác định chủ thể trữ tình và cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Lời giải chi tiết: - Các dòng thơ trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả: + Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi. + Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói. + Mai Châu mùa em thơm nếp xôi. => Tác dụng: nhằm thể hiện trực tiếp tình cảm của tác giả đối với khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc và hình ảnh người lính Tây Tiến. - Chủ thể trữ tình: người lính Tây Tiến. - Cảm hứng chủ đạo: cảm hứng lãng mạn, tinh thần bi tráng. Câu 3: Phân tích bức tranh thiên nhiên và hình ảnh đoàn quân Tây Tiến trong đoạn 1. Chỉ ra một số nét đặc sắc trong cách sử dụng hình ảnh, từ ngữ, vần, nhịp của đoạn thơ. Lời giải chi tiết: * Bức tranh thiên nhiên trong đoạn 1: - Vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc chủ yếu được thể hiện trong các câu thơ tả sương núi dày đặc, đồi núi hiểm trở và sự hoang sơ, bí hiểm của núi rừng: + “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi”: Màn sương ở Sài Khao mênh mông, dày đặc có thể che kín cả một đoàn quân, trùm phủ núi rừng. + “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm/ Heo hút cồn mây súng ngửi trời/ Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”: Dốc núi quanh co, trùng điệp như vô tận, một bên vút lên cao ngất trời, một bên vụt đổ xuống vực sâu => sự hiểm trở. + “Chiều chiều oai linh thác gầm thét – Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”: Núi rừng miền Tây hoang sơ, bí hiểm bởi tiếng thác oai linh, tiếng cọp hú gầm. Sức mạnh thiên nhiên khủng khiếp ấy đã ngự trị nơi núi rừng miền Tây từ bao đời. - Vẻ đẹp lãng mạn, nên thơ của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc: + “Mường Lát hoa về trong đêm hơi”: Hoa rừng tỏa hương, vương vấn trong đêm sương. +) “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”: Thung lũng mờ mịt, nhạt nhòa trong mưa. * Một số nét đặc sắc trong cách sử dụng hình ảnh, từ ngữ, vần, nhịp của đoạn thơ: - Một số câu thơ dùng toàn tranh trắc hoặc thanh bằng, tạo cảm giác khúc khuỷu, hiểm trở và cảm giác yên bình. - Sử dụng các từ láy giàu hình ảnh: chơi vơi, khúc khuỷu, thăm thẳm. - Vần: đa dạng, kết hợp giữa các vần lưng, vần chân, vần cách. - Nhịp: chủ yếu là nhịp 4/3 hoặc 2/2/3. Câu 4: Phân tích vẻ đẹp của hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 3. Vẻ đẹp của người lính trong đoạn này có gì khác so với đoạn 2? Lời giải chi tiết: - Vẻ đẹp của hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 3: + Hai nét vẽ “không mọc tóc” và “quân xanh màu lá” đã tái hiện một cách chân thực và sống động thực trạng quân đội ta những năm đầu của cuộc kháng chiến đầy gian khổ, khốc liệt khiến người lính nhiễm bệnh, xanh xao, gầy guộc. + Họ mang trong mình khí thế chủ động khi “không mọc tóc”, “dữ oai hùm”. Những hình ảnh tưởng chừng kì dị ấy không khiến họ trở nên xấu xí mà ngược lại còn giúp họ trở nên mạnh mẽ, dữ dằn. + Thể hiện lí tưởng cao đẹp, vĩ đại khi “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. + Mang vẻ đẹp lãng mạn khi nhớ về hình bóng của người con gái – những hậu phương vững chắc đang chờ đón họ “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. - So sánh với đoạn 2: Hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 2 hiện lên với sự vui vẻ, huyên náo trong đêm liên hoan đầy sắc màu, thanh âm, ánh sáng và tình người. Hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 3 có phần gian khổ hơn, buồn bã hơn khi quay trở về với đời sống thường ngày, đó là những cuộc hành quân gian khổ, khốc liệt. Tuy nhiên, cả hai đoạn đã giúp hình ảnh của họ hiện lên một cách đầy đủ và chân thật nhất. Câu 5: Bài thơ Tây Tiến giúp bạn hiểu thêm những gì về: a. Hình ảnh anh bộ đội và con người Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp? b. Vai trò, ý nghĩa của kí ức và kỉ niệm trong đời sống tinh thần của con người cũng như trong sáng tác thơ ca? Lời giải chi tiết: a. Bài thơ Tây Tiến giúp chúng ta hiểu thêm về hình ảnh anh bộ đội và con người Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. Họ đã phải chịu những cơn đau bệnh hoành hành, đối mặt với nhiều khó khăn, gian lao, thử thách, những màn mưa bom bão đạn chỉ đang trực chờ mà lao đến. Tuy nhiên, những khó khăn đấy chỉ càng tô điểm cho nét đẹp anh hùng, dũng cảm, bất khuất của họ. b. - Vai trò, ý nghĩa của kí ức và kỉ niệm trong đời sống tinh thần của con người: là nơi khơi nguồn cảm xúc, làm phong phú hơn cho đời sống tinh thần của con người, là động lực, điểm tựa để con người cố gắng. - Vai trò, ý nghĩa của kí ức và kỉ niệm trong thi ca: là nguồn chất liệu phong phú, sâu sắc; giúp các thi phẩm giàu cảm xúc và tính trữ tình. D. Đọc kết nối chủ điểm “DƯỚI BÓNG HOÀNG LAN”
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ngu_van_10_hoc_ki_2_nam_hoc_2022_2023_nguyen_bao_tra.docx