Giáo án Hóa học Lớp 10 - Tiết 7, Bài 4: Cấu tạo vỏ nguyên tử
A MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: HS nêu được:
- Các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân nguyên tử không theo những quỹ đạo xác định, tạo nên vỏ nguyên tử.
- Trong nguyên tử, các electron có mức năng lượng gần bằng nhau được xếp vào một lớp (K, L, M, N, O, P, Q).
- Một lớp electron bao gồm một hay nhiều phân lớp. Các electron trong mỗi phân lớp có mức năng lượng bằng nhau.
* Trọng tâm: - Sự chuyển động của các electron trong nguyên tử
- Lớp và phân lớp electron
2.Kĩ năng:
Xác định được thứ tự các lớp electron trong nguyên tử, số phân lớp (s, p, d) trong một lớp.
3.Thái độ: Kích thích sự yêu thích môn học
4. Định hướng năng lực cần hình thành
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực làm việc độc lập.
- Năng lực tính toán hóa học.
Ngày soạn: Tiết 07: BÀI 4: CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ (Tiết 1) Số Tiết:2 A MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: HS nêu được: - Các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân nguyên tử không theo những quỹ đạo xác định, tạo nên vỏ nguyên tử. - Trong nguyên tử, các electron có mức năng lượng gần bằng nhau được xếp vào một lớp (K, L, M, N, O, P, Q). - Một lớp electron bao gồm một hay nhiều phân lớp. Các electron trong mỗi phân lớp có mức năng lượng bằng nhau. * Trọng tâm: - Sự chuyển động của các electron trong nguyên tử - Lớp và phân lớp electron 2.Kĩ năng: Xác định được thứ tự các lớp electron trong nguyên tử, số phân lớp (s, p, d) trong một lớp. 3.Thái độ: Kích thích sự yêu thích môn học 4. Định hướng năng lực cần hình thành - Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. - Năng lực làm việc độc lập. - Năng lực tính toán hóa học. B. CHUẨN BỊ 1.Phương pháp: dạy học hợp tác 2.Thiết bị: *Giáo viên: Mô hình mẫu hành tinh nguyên tử *Học sinh: Chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC: 1. Ổn định lớp: Lớp Ngày dạy Tiết/ngày Sĩ số HS vắng Có phép Không phép 10A2 10A4 10A5 10A6 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Tổng số hạt trong nguyên tử của một nguyên tố là 36. Trong đó, tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12. Tìm A? Câu 2: -Cấu tạo cơ bản của ntử ? Đặc điểm của mỗi loại hạt? -Kí hiệu ntử cho biết những đặc trưng gì của ntử ? Lấy thí dụ với ntử Kali? 3. Bài mới: Hoạt động 1 (2 phút) I. Hoạt động Khởi động Mục tiêu: Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập. Học sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực ,hiệu quả. Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Chuyển giao nhiệm vụ học tập Các em có biết các trong hệ mặt trời các hành tinh chuyển động như thế nào không?trong nguyên tử elcetron ở vỏ nguyên tử chuyển động hay đứng yên? Với các nguyên tử có nhiều electron thì có sự sắp xếp như thế nào ? có va chạm với nhau hay không ? * Thực hiện nhiệm vụ học tập Lắng nghe ,bị kích thích và có nhu cầu tìm hiểu về sự chuyển động và sắp xếp của các electron + Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ * Báo cáo kết quả và thảo luận HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức Hoạt động 2(30 phút) : II. Hình thành kiến thức HS nêu được: - Các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân nguyên tử không theo những quỹ đạo xác định, tạo nên vỏ nguyên tử. Hoạt động của GV Hoạt động của HS II.1.Sự chuyển động của e trong nguyên tử: GV:Chuyển giao nhiệm vụ học tập : bằng cách chia hs thành 6 nhóm theo số thứ tự danh sách lớp + Các Nhóm cùng nghiên cứu về sự chuyển động của electron trong nguyên tử qua nghiên cứu sgk GV: bao quát chung ,giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn thông qua 1 số câu hỏi gợi mở: GV ? các hành tinh trong hệ mặt trời chuyển động như thế nào? GV ?Ai là người đưa ra mô hình electron chuyển động như các hành tinh? GV?Trên thực tế thì electron chuyển động như thế nào? GV? Nếu 1 nguyên tử biết ở hạt nhân có 8 proton thì ở vỏ sẽ có bao nhiêu electron? Trong bảng tuần hoàn nguyên tố đó xếp ở ô bao nhiêu? HS: Hình thành các nhóm theo quy luật Rồi nhận nhiệm vụ học tập và làm việc theo nhóm HS: Thực hiện nhiệm vụ học tập thông qua làm việc nhóm +thỏa thuận quy tắc làm việc trong nhóm +Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ + Chuẩn bị báo cáo các kết quả HS:Báo cáo kết quả và thảo luận Các nhóm học sinh cử đại diện báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs nhóm khác cùng tham gia thảo luận Sự chuyển động của e trong ng. tử: *Quan niệm cũ (theo E.Rutherford, N.Bohr, A.Sommerfeld): Electron chuyển động quanh hạt nhân nguyên tử theo những quỹ đạo hình bầu dục hay hình tròn (Mẫu nguyên tử hành tinh). *Quan niệm hiện đại: Các electron chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân nguyên tử trên những quỹ đạo không xác định tạo thành những đám mây e gọi là obitan. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức II.2.Lớp electron và phân lớp e: Lớp electron: Mục tiêu: HS nêu được: - Trong nguyên tử, các electron có mức năng lượng gần bằng nhau được xếp vào một lớp (K, L, M, N, O, P, Q). GV:Chuyển giao nhiệm vụ học tập Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi + các e phân bố có theo qui luật nào ko ? vào mục (II). •+ Ở trạng thái cơ bản các electron được sắp xếp thành từng lớp theo các mức năng lượng như thế nào? + Các electron trong cùng một lớp có mức năng lượng như thế nào ? + vậy lớp e nào bị hạt nhân hút mạnh nhất? HS: Thực hiện nhiệm vụ học tập Thông qua việc trả lời các câu hỏi gợi mở của giáo viên HS:Báo cáo kết quả và thảo luận HS báo cáo kết quả đã hoàn thành, HS khác sẽ bổ xung nếu cần thiết Lớp electron: - Ở t.thái cơ bản các e được sắp xếp (phân .bố) thành lớp và chiếm mức năng lượng từ thấp đến cao. - Các electron trên cùng một lớp có mức năng lượng gần bằng nhau - Thứ tự sắp xếp các lớp electron theo mức NL từ thấp đến cao được ghi: Số t.tự lớp e: n = 1 2 3 4 Tên lớp e: K L M N (n: số nguyên dương). Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS chốt kiến thức Phân lớp electron: Mục tiêu: - Một lớp electron bao gồm một hay nhiều phân lớp. Các electron trong mỗi phân lớp có mức năng lượng bằng nhau. GV:Chuyển giao nhiệm vụ học tập + Yêu cầu học sinh nêu các đặc điểm của phân.lớp e và quy ước về cách viết kí hiệu các phân .lớp electron. + Thế nào là electron s , electron p, Electron d; electron f - Gv: bổ xung thế nào là electron s , p , d , f ? - Hs: trả lời như sgk. HS: Thực hiện nhiệm vụ học tập Thông qua việc trả lời các câu hỏi gợi mở của giáo viên HS:Báo cáo kết quả và thảo luận HS báo cáo kết quả đã hoàn thành, HS khác sẽ bổ xung nếu cần thiết Phân lớp electron: - Mỗi lớp e được chia thành các phân .lớp e. + Các e trong cùng một phân.lớp có mức NL bằng nhau. + Các p.lớp được KH bằng các chữ cái: s, p, d, f + Số thứ tự của mỗi lớp bằng số p.lớp: Lớp thứ 1:(K, n = 1) có 1p.lớp: 1s Lớp thứ 2:(L, n = 2) có 2p.lớp: 2s,2p Lớp thứ 3:(M, n = 3) có 3p.lớp: 3s, 3p, 3d Lớp thứ n có n phân.lớp. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS chốt kiến thức 4. Củng cố: * Hoạt động luyện tập, vận dụng, tìm tòi - Mục tiêu: + Rèn luyện kĩ năng giải bài tập + Phát triển năng lực tính toán hóa học Hoạt động của GV Hoạt động của HS *Chuyển giao nhiệm vụ học tập hoàn thành nhanh các bài tập: 1.Nguyên tử X có 16 proton hỏi có bao nhiêu electron ở vỏ? 2. n =3 có tên lớp là ? 3. Lớp 3 có mầy phân lớp? 4.electron nằm trên phân lớp d còn được gọi như thế nào? Đáp án: 1.Nguyên tử X có 16 proton hỏi có 16 electron ở vỏ? 2. n =3 ứng với lớp M 3. Lớp 3 có 3 phân lớp: 3s ;3p;3d 4.electron nằm trên phân lớp d còn được gọi elctron d * Thực hiện nhiệm vụ học tập + làm việc độc lập + hợp tác nhóm + Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ + Chuẩn bị lên báo cáo * Báo cáo kết quả và thảo luận HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs khác cùng tham gia thảo luận: * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức 5.Hướng dẫn về nhà Học bài và làm bài tập 1;2 (SGK trang 22); 1.25 ;1.26 ;1.27 (SBT trang 8) Nghiên cứu trước nội dung bài mới Ngày tháng năm 201 TỔ TRƯỞNG CM
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_10_tiet_7_bai_4_cau_tao_vo_nguyen_tu.doc