Giáo án Hóa học Lớp 10 - Tiết 9, Bài 5: Cấu hình electron nguyên tử

Giáo án Hóa học Lớp 10 - Tiết 9, Bài 5: Cấu hình electron nguyên tử

1.Kiến thức: HS trình bày được:

- Thứ tự các mức năng lượng của các electron trong nguyên tử.

- Sự phân bố electron trên các phân lớp, lớp và cấu hình electron nguyên tử của 20 nguyên tố đầu tiên.

- Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng: Lớp ngoài cùng có nhiều nhất là 8 electron (ns2np6), lớp ngoài cùng của nguyên tử khí hiếm có 8 electron (riêng heli có 2 electron). Hầu hết các nguyên tử kim loại có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng. Hầu hết các nguyên tử phi kim có 5, 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng.

* Trọng tâm:

- Thứ tự các mức năng lượng của các electron trong nguyên tử.

- Sự phân bố electron trên các phân lớp, lớp và cấu hình electron nguyên tử.

- Đặc điểm cấu hình của lớp electron ngoài cùng.

2.Kĩ năng:

- Viết được cấu hình electron nguyên tử của một số nguyên tố hoá học.

- Dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử suy ra tính chất hoá học cơ bản (là kim loại, phi kim hay khí hiếm) của nguyên tố tương ứng.

3. Thái độ: Kích thích sự hứng thú bộ môn

 

doc 6 trang Dương Hải Bình 31/05/2022 3960
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 10 - Tiết 9, Bài 5: Cấu hình electron nguyên tử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn: ..../ / 
Tiết 09	BÀI 5: CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ	
A MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: HS trình bày được:
- Thứ tự các mức năng lượng của các electron trong nguyên tử.
- Sự phân bố electron trên các phân lớp, lớp và cấu hình electron nguyên tử của 20 nguyên tố đầu tiên.
- Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng: Lớp ngoài cùng có nhiều nhất là 8 electron (ns2np6), lớp ngoài cùng của nguyên tử khí hiếm có 8 electron (riêng heli có 2 electron). Hầu hết các nguyên tử kim loại có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng. Hầu hết các nguyên tử phi kim có 5, 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng.
* Trọng tâm: 
- Thứ tự các mức năng lượng của các electron trong nguyên tử.
- Sự phân bố electron trên các phân lớp, lớp và cấu hình electron nguyên tử.
- Đặc điểm cấu hình của lớp electron ngoài cùng.
2.Kĩ năng:
- Viết được cấu hình electron nguyên tử của một số nguyên tố hoá học. 
- Dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử suy ra tính chất hoá học cơ bản (là kim loại, phi kim hay khí hiếm) của nguyên tố tương ứng.
3. Thái độ: Kích thích sự hứng thú bộ môn
B. CHUẨN BỊ
1.Phương pháp: Hợp tác nhóm đôi, đàm thoại, gợi mở.
2.Thiết bị: 
- Giáo viên: Bảng cấu hình electron 20 nguyên tố đầu
- Học sinh: học bài
C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Ổn định lớp:
Lớp
Ngày dạy
Tiết/ngày
Sĩ số
HS vắng
Có phép
Không phép
10A2
10A4
10A5
10A6
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
Hoạt động 1 (3 phút): Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập. Học sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực ,hiệu quả.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Xác định số lớp e, số e ở mỗi lớp trong các nguyên tử: 
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
Lắng nghe ,phân tích tái hiện kiến thức, kích thích tìm hiểu
+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ 
* Báo cáo kết quả và thảo luận
HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức
Hoạt động 2 ( 37 phút): Hoạt động hình thành kiến thức
Thứ tự mức năng lượng trong nguyên tử
Mục tiêu: HS trình bày được:
- Thứ tự các mức năng lượng của các electron trong nguyên tử.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
 * Chuyển giao nhiệm vụ hoc tập
GV: Yêu cầu hs quan sát hình 1.10 kết hợp nghiên cứu thông tinÞ
? Thứ tự các mức năng lượng và phân mức năng lượng trong nguyên tử ở trạng thái cơ bản ntn?
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức
GV: Thông báo : Cụ thể thứ tự sắp xếp các phân lớp theo chiều tăng của năng lượng như sau: 
GV: giải thích :Khi điện tích hạt nhân tăng có sự chèn mức năng lượng (vd: ở đây 4s có mức năng lượng thấp hơn 3d nên 3p 4s rồi mới 3d)
GV cho xuất hiện dòng chữ và đọc theo cách dễ nhớ:
Ss psps dps dps pdps pdps
2. 
I.Thứ tự các mức năng lượng trong nguyên tử 
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
+ làm việc độc lập 
+ hợp tác nhóm
+Học qua tài liệu 
+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ 
+ Chuẩn bị lên báo cáo
* Báo cáo kết quả và thảo luận
HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs nhóm khác cùng tham gia thảo luận:
- Từ gần hạt nhân ra ngoài năng lượng của :
 Lớp n tăng từ 1→7
 Phân lớp tăng theo trật tự s→p→d→f
1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s...
II. Cấu hình electron của nguyên tử
1. Cấu hình electron của nguyên tử
2.Cấu hình electron nguyên tử của 20 ntố đầu 
Mục tiêu: HS trình bày được:
- Sự phân bố electron trên các phân lớp, lớp và cấu hình electron nguyên tử của 20 nguyên tố đầu tiên.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, thời gian 10 phút
 - KN cấu hình 
- Quy ước cách viết 
- Các bước viết cấu hình e của ntử 
- Viết cấu hình e của các ntử sau:
a) ntử Hiđro (Z=1)
b)ntử Heli (Z=2)
c)ntử Liti (Z=3)
d) ntử Clo(Z=17)
GV: Quan sát quá trình thực hiện nhiệm vụ của HS có thể giúp đỡ HS khi hs gặp khó khăn
Gọi đại diện nhóm lên trình bày kết quả của cả nhóm
GV: Lưu ý hs
Từ z=1 → z=20 thì chỉ cần làm dến bước 2
Từ Z=21 thì cần phải làm cả 3 bước vì lúc này có sự chèn mức năng lượng nên thứ tự các phân lớp có thay đổi 
e)ntử sắt(Z=26)
GV: Thông báo khái niệm ntố s ;p ;d ;f
Yêu cầu hs nhìn vào cấu hình e cho biết các ntố trên thuộc ntố nào ?
GV: Giới thiệu cách viết tắt 
để đơn giản cáh viết cấu hình : Phần cấu hình e ở phía đầu giống khí hiếm gần nhấ trước đó được thay bằng kí hiệu của khí hiếm (để trong dấu ngoặc)
VD: Cl: [ Ne] 3s23p5
 Fe: [ Ar] 3d64s2
GV: Giới thiệu bảng T26sgk
GV: Thông báo : Có thể viết cấu hình e theo lớp : vd : 1s22s22p63s1 hay 2,8,1
GV: Yêu cầu hs qs cấu hình của 20 ntố đầu T26sgk cho biết 
?Nguyên tử chỉ có thể có tối đa bao nhiêu e ở lớp ngoài cùng 
GV: Giới thiệu 
Các ntử có 8e lớp ngoài cùng (ns2np6) và ntử He(ns2) đều rất bền vững .Chúng không tham gia vào các phản ứng hoá học (trừ 1 số trường hợp đặc biệt ÞĐó là các ntử của ntố khí hiếm 
GV: Yêu cầu hs quan sát ...T26 và cho biết 
? Kim loại có bao nhiêu e ở lớp ngoài cùng ?
? Phi kim có bao nhiêu e ở lớp ngoài cùng ?
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
+ hợp tác nhóm đôi
+Học qua tài liệu 
+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ 
+ Chuẩn bị lên báo cáo
* Báo cáo kết quả và thảo luận
HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs nhóm khác cùng tham gia thảo luận:
II. Cấu hình electron của nguyên tử
1. Cấu hình electron của nguyên tử
*KN: Cấu hình e của ntử biểu diễn sự phân bố e trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau
* Quy ước cách viết cấu hình :
 + Số thứ tự lớp e được ghi bằng chữ số (1,2,3...)
 + Phân lớp được ghi bằng các chữ cái thường(s,p,d,f)
 + Số e được ghi bằng số ở phía trên bên phải của phân lớp (s2 ;p6..)
* Các bước viết cấu hình e
b1: Xác định số e của ntử 
b2: Điền e vào dãy tăng dần các mức năng lượng (1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s...)
 và tuân theo quy tắc : 
 + Phân lớp s chứa tối đa 2e
 + Phân lớp p chứa tối đa 6e
 + Phân lớp d chứa tối đa 10e
 + Phân lớp f chứa tối đa 14e
b3: Giữ nguyên e trên mỗi phân lớp rồi sắp xếp lại vị trí các phân lớp theo:
 + Thứ tự từng lớp (1→7)
 +Trong mỗi lớp theo thứ tự phân lớp (s→ p →d→ f)
3. Đặc điểm của electron lớp ngoài cùng 
-Đối với ntử của tất cả các ntố lớp ngoài cùng có nhiều nhất 8e
-Cấu hình e có 8e lớp ngoài cùng (ns2np6) và He(ns2) là cấu hình ntử khí hiếm 
- ntử kim loại thường có 1;2;3 e lớp ngoài cung
-ntử phi kim thường có 5 ;6 ;7 e lớp ngoài cùng 
-Các ntử có 4e lớp ngoài cùng có thể là kim loại hoặc là phi kim
Vậy biết được cấu hình e ntử Þ loại ntố
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức
II. Cấu hình electron của nguyên tử
3. Đặc điểm của electron lớp ngoài cùng 
Mục tiêu: HS trình bày được:
- Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng: Lớp ngoài cùng có nhiều nhất là 8 electron (ns2np6), lớp ngoài cùng của nguyên tử khí hiếm có 8 electron (riêng heli có 2 electron). Hầu hết các nguyên tử kim loại có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng. Hầu hết các nguyên tử phi kim có 5, 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, thời gian 10 phút
Quan sát cấu hình của 20 ntố đầu T26sgk cho biết 
?Nguyên tử chỉ có thể có tối đa bao nhiêu e ở lớp ngoài cùng 
GV: Giới thiệu 
Các ntử có 8e lớp ngoài cùng (ns2np6) và ntử He(ns2) đều rất bền vững .Chúng không tham gia vào các phản ứng hoá học (trừ 1 số trường hợp đặc biệt ÞĐó là các ntử của ntố khí hiếm 
GV: Yêu cầu hs quan sát ...T26 và cho biết 
? Kim loại có bao nhiêu e ở lớp ngoài cùng ?
? Phi kim có bao nhiêu e ở lớp ngoài cùng GV: Quan sát quá trình thực hiện nhiệm vụ của HS có thể giúp đỡ HS khi hs gặp khó khăn
Gọi đại diện nhóm lên trình bày kết quả của cả nhóm
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
+ hợp tác nhóm đôi
+Học qua tài liệu 
+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ 
+ Chuẩn bị lên báo cáo
* Báo cáo kết quả và thảo luận
HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs nhóm khác cùng tham gia thảo luận:
3. Đặc điểm của electron lớp ngoài cùng 
-Đối với ntử của tất cả các ntố lớp ngoài cùng có nhiều nhất 8e
-Cấu hình e có 8e lớp ngoài cùng (ns2np6) và He(ns2) là cấu hình ntử khí hiếm 
- ntử kim loại thường có 1;2;3 e lớp ngoài cung
-ntử phi kim thường có 5 ;6 ;7 e lớp ngoài cùng 
-Các ntử có 4e lớp ngoài cùng có thể là kim loại hoặc là phi kim
Vậy biết được cấu hình e ntử Þ loại ntố
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức
4. Củng cố: 
Hoạt động luyện tập, vận dụng, tìm tòi
- Mục tiêu: 
+ Rèn luyện kĩ năng giải bài tập
+ Phát triển năng lực tính toán hóa học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Viết cấu hình e và xác định các nguyên tố sau thuộc kim loại, phi kim, khí hiếm?Tại sao? 20Ca ; ; 36Kr
* Thực hiện nhiệm vụ học tập 
+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ 
+ Chuẩn bị lên báo cáo
* Báo cáo kết quả và thảo luận
HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs khác cùng tham gia thảo luận:
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức
5. Hướng dẫn về nhà: Yêu cầu hs học bài và làm bài tập 2,4,5,6 sgk 1.36→ 1.46
Ôn tập nội dung bài 4; 5
Ngày tháng năm 201
TỔ TRƯỞNG CM

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_10_tiet_9_bai_5_cau_hinh_electron_nguyen.doc