Giáo án Hóa học Lớp 10 - Tiết 3, Bài 1: Thành phần nguyên tử

Giáo án Hóa học Lớp 10 - Tiết 3, Bài 1: Thành phần nguyên tử

A MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: HS trình bày được :

 Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử mang điện tích âm ; Kích thước, khối lượng của nguyên tử.

 Hạt nhân gồm các hạt proton và nơtron.

 Kí hiệu, khối lượng và điện tích của electron, proton và nơtron.

* Trọng tâm; Nguyên tử gồm 3 loại hạt: p, n, e (kí hiệu, khối lượng và điện tích)

2.Kĩ năng:

 So sánh khối lượng của electron với proton và nơtron.

 So sánh kích thước của hạt nhân với electron và với nguyên tử.

3.Thái độ: Kích thích sự hứng thú với bộ môn, phát huy khả năng tư duy của học sinh

4. Định hướng năng lực cần hình thành

- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

- Năng lực làm việc độc lập.

- Năng lực hợp tác, làm việc theo nhóm.

- Năng lực quan sát thực hành hóa học.

- Năng lực tính hóa hóa học.

 

doc 5 trang Dương Hải Bình 31/05/2022 4410
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 10 - Tiết 3, Bài 1: Thành phần nguyên tử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /
Tiết: 03	CHƯƠNG I: NGUYÊN TỬ
BÀI 1: THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ	
A MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: HS trình bày được :
- Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử mang điện tích âm ; Kích thước, khối lượng của nguyên tử.
- Hạt nhân gồm các hạt proton và nơtron. 
- Kí hiệu, khối lượng và điện tích của electron, proton và nơtron.
* Trọng tâm; Nguyên tử gồm 3 loại hạt: p, n, e (kí hiệu, khối lượng và điện tích)
2.Kĩ năng: 
- So sánh khối lượng của electron với proton và nơtron. 
- So sánh kích thước của hạt nhân với electron và với nguyên tử.
3.Thái độ: Kích thích sự hứng thú với bộ môn, phát huy khả năng tư duy của học sinh 
4. Định hướng năng lực cần hình thành
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực làm việc độc lập.
- Năng lực hợp tác, làm việc theo nhóm.
- Năng lực quan sát thực hành hóa học.
- Năng lực tính hóa hóa học.
B. CHUẨN BỊ
1.Phương pháp: Thảo luận nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi; trực quan
2.Thiết bị:
- Giáo viên: Mô hình thí nghiệm mô phỏng của Tom-xơn phát hiện ra tia âm cực và của Rơ-đơ-pho khám phá ra hạt nhân nguyên tử
- Học sinh: ôn lại kiến thức lớp 8 bài 4
C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Ổn định lớp:
Lớp
Ngày dạy
Tiết/ngày
Sĩ số
HS vắng
Có phép
Không phép
10A2
10A4
10A5
10A6
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra kết hợp trong giờ
3. Bài mới:
Đặt vấn đề: Nguyên tử được tạo nên từ những loại hạt nào? Chúng ta đã học ở lớp 8. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về điện tích, khối lượng, kích thước của chúng
Hoạt động 1 (2 phút)	I. Hoạt động Khởi động 
Mục tiêu: Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập. Học sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực ,hiệu quả
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
Nguyên tử với quan điểm của đê-mô-crit là hạt giữ nguyên không chia được nữa 
Vậy đó có phải là sự thực không?
Nguyên tử liệu đã là hạt nhỏ nhất chưa hay còn được tạo nên từ các hợp phần khác?
* Thực hiện nhiệm vụ học tập 
+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ 
Lắng nghe ,bị kích thích và tái hiện kiến thức trong đầu
* Báo cáo kết quả và thảo luận
HS cử đại diện báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs khác cùng tham gia thảo luận:
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức
Hoạt động 2(30 phút) : 	II. Hình thành kiến thức mới 
Mục tiêu
HS trình bày được :
- Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử mang điện tích âm ; Kích thước, khối lượng của nguyên tử.
- Hạt nhân gồm các hạt proton và nơtron. 
- Kí hiệu, khối lượng và điện tích của electron, proton và nơtron.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
GV:Chuyển giao nhiệm vụ học tập :
bằng cách chia hs thành 5 nhóm theo số thứ tự bàn học trong lớp 
+ Nhóm 1: Quan sát mô hình thí nghiệm mô phỏng của Tom-xơn phát hiện ra tia âm cực, nghiên cứu về electron:
Sự tìm ra electron
Khối lượng và điện tích electron
+ Nhóm 2 Mô hình thí nghiệm mô phỏng của Rơ-đơ-pho khám phá ra hạt nhân nguyên tử và tìm hiểu:
a.Điện tích của hạt nhân
 b.kích thước hạt nhân so với nguyên tử
c. Khối lượng hạt nhân so với nguyên tử
+ Nhóm 3 Nghiên cứu cấu tạo hạt nhân nguyên tử 
a.sự tìm ra proton ( Đặc điểm hạt proton)
b.sự tìm ra nơtron ( Đặc điểm hạt nơtron)
c. Kết luận: cấu tạo của hạt nhân
+ Nhóm 4: Nghiên cứu Kích thước nguyên tử 
a.Nguyên tử nhỏ nhất
b.Đường kính của hạt nhân
+ Nhóm 5: Nghiên cứu Khối lượng nguyên tử 
a.Đơn vị khối lượng nguyên tử
b. Mối quan hệ giữa các đơn vị 
GV: Quan sát quá trình thực hiện nhiệm vụ của HS có thể giúp đỡ HS khi hs gặp khó khăn
Gọi đại diện nhóm lên trình bày kết quả của cả nhóm
GV: tại sao phát hiện sự tồn tại hạt electron?
GV: Tại sao biết electron mang điện âm?
GV: Tại sao lại biết electron có khối lượng
GV: Tại sao biết hạt nhân có điện tích dương
GV:Vì sao biết kích thước hạt nhân rất nhỏ so với nguyên tử?
HS: Hình thành các nhóm theo quy luật
Rồi nhận nhiệm vụ học tập
* Thực hiện nhiệm vụ học tập 
 + Chuẩn bị chỗ làm việc
 + Lập kế hoạch làm việc
+ Thỏa thuận quy tắc làm việc
+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ 
+ Chuẩn bị lên báo cáo
* Báo cáo kết quả và thảo luận
HS cử đại diện báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs nhóm khác cùng tham gia thảo luận:
+ Nhóm 1 nghiên cứu về electron:
a.Sự tìm ra electron:
Do tom-xon Tìm ra năm 1897 
b.Khối lượng và điện tích electron
me =9,1094.10-31kg
qe =-1,602.10-19C = 1- = -eo
+ Nhóm 2 nghiên cứu sự tìm ra hạt nhân nguyên tử:
Do Rơ-dơ-pho tìm ra năm 1911
 a.Điện tích của hạt nhân
Điện tích dương vì đẩy hạt 
 b.kích thước hạt nhân so với nguyên tử
Kích thước rất nhỏ so với nguyên tử
c. Khối lượng hạt nhân so với nguyên tử
Khối lượng hạt nhân gần bằng khối lượng nguyên tử
+ Nhóm 3 Nghiên cứu cấu tạo hạt nhân nguyên tử 
a.sự tìm ra proton ( Đặc điểm hạt proton)
Do Rơ-dơ-pho tìm ra năm 1918
mP = 1,6726.10-27kg
qP = 1+
b.sự tìm ra nơtron ( Đặc điểm hạt nơtron)
Do Chát-uych tìm ra năm 1932
mn = 1,6748.10-27kg
qP = 0
c. Kết luận: cấu tạo của hạt nhân
Hạt nhân nguyên tử được tạo thành từ các hạt Proton và nơtron .Vì nơtron không mang điện số proton trong hạt nhân bằng số đơn vị điện tích dương của hạt nhân và bằng số electron quanh hạt nhân 
+ Nhóm 4: Nghiên cứu Kích thước nguyên tử 
a.Nguyên tử nhỏ nhất
RH = 0,053 nm
1 nm = 10-9 m ; 1= 10-10 m
b.Đường kính của hạt nhân
đường kính nguyên tử lớn hơn đường kính hạt nhân 104 lần
c.Đường kính của Electron,proton
Khoảng 10-8 nm
+ Nhóm 5: Nghiên cứu Khối lượng nguyên tử 
a.Đơn vị khối lượng nguyên tử
Đơn vị khối lượng nguyên tử :u (còn được gọi là đvc); 1u = 1/12.mC 
c.Mối quan hệ giữa các đơn vị 
mC = 19,9265.10-27kg = 12u
1u = 19,9265.10-27/12
 =1,660510-27kg
mH = 1,6738*10-27 kg= 1,008u
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức
4.Củng cố: 
* Hoạt động luyện tập, vận dụng
- Mục tiêu: 
+ Rèn luyện kĩ năng giải bài tập
+ Phát triển năng lực tính toán hóa học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Câu 1: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là
	A. nơtron,electron	B. electron,nơtron,proton
	C. electron, proton	D. proton,nơtron
Câu 2: Phát biểu nào sau đây sai :
a. Hạt nhân nguyên tử của nguyên tố hóa học phải có đủ 2 loại hạt proton và nơtron 
b. Trong cấu tạo nguyên tử , hạt nhân mang điện tích dương , lớp vỏ mang điện tích âm 
c. Trong nhân nguyên tử , số lượng hạt nơtron có thể bằng 2 lần số hạt proton 
d. Các nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân đều thuộc cùng 1 nguyên tố hóa học 
Câu 3: Nguyên tử X có tổng số hạt proton , nơtron , electron là 34 .Biết số hạt nơtron nhiều hơn số hạt proton là 1 hạt . Số khối của X là :
a. 22 b. 23 c. 24 d. 27 
Câu 4: Nguyên tử X có tổng số hạt là 52 và có số khối là 35 . Điện tích hạt nhân của X là : a. 17+ b. 18+ c. 87+ d. 34+ 
* Thực hiện nhiệm vụ học tập 
+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ 
+ Chuẩn bị lên báo cáo
* Báo cáo kết quả và thảo luận
HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs khác cùng tham gia thảo luận:
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức
5. Hướng dẫn về nhà:
 - 3,4,5/trang 9/SGK và 1.1,1.2, 1.5/3 và 4 sách BT.
- Chuẩn bị BÀI 2: HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ- NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC- ĐỒNG VỊ
Ngày tháng năm 201
TỔ TRƯỞNG CM

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_10_tiet_3_bai_1_thanh_phan_nguyen_tu.doc