Giáo án Hóa học Lớp 10 - Tiết 5, Bài 2: Hạt nhân nguyên tử. Nguyên tố hoá học, đồng vị (Tiếp theo)

Giáo án Hóa học Lớp 10 - Tiết 5, Bài 2: Hạt nhân nguyên tử. Nguyên tố hoá học, đồng vị (Tiếp theo)

A MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Hs trình bày được : Khái niệm đồng vị, nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của một nguyên tố.

* Trọng tâm: - Khi số n trong hạt nhân nguyên tử của cùng một nguyên tố khác nhau sẽ tồn tại các đồng vị.

- Cách tính nguyên tử khối trung bình

2.Kĩ năng: Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố có nhiều đồng vị.

3.Thái độ: Phát huy khả năng tư duy logic của học sinh

4. Định hướng năng lực cần hình thành

- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

- Năng lực làm việc độc lập.

- Năng lực hợp tác, làm việc theo nhóm.

- Năng lực tính hóa hóa học.

B. CHUẨN BỊ

1.Phương pháp: Vấn đáp gợi mở ; hợp tác nhóm

2.Thiết bị:

*Giáo viên: Giáo án

*Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

 

doc 5 trang Dương Hải Bình 31/05/2022 4170
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 10 - Tiết 5, Bài 2: Hạt nhân nguyên tử. Nguyên tố hoá học, đồng vị (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Tiết: 05	BÀI 2: HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC. ĐỒNG VỊ
	Số Tiết:2/2
A MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Hs trình bày được : Khái niệm đồng vị, nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của một nguyên tố. 
* Trọng tâm: - Khi số n trong hạt nhân nguyên tử của cùng một nguyên tố khác nhau sẽ tồn tại các đồng vị.
Cách tính nguyên tử khối trung bình 
2.Kĩ năng: Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố có nhiều đồng vị.
3.Thái độ: Phát huy khả năng tư duy logic của học sinh
4. Định hướng năng lực cần hình thành
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực làm việc độc lập.
- Năng lực hợp tác, làm việc theo nhóm.
- Năng lực tính hóa hóa học.
B. CHUẨN BỊ
1.Phương pháp: Vấn đáp gợi mở ; hợp tác nhóm
2.Thiết bị: 
*Giáo viên: Giáo án
*Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Ổn định lớp:
Lớp
Ngày dạy
Tiết/ngày
Sĩ số
HS vắng
Có phép
Không phép
10A2
10A4
10A5
10A6
2. Kiểm tra bài cũ:
- Xác định số e, số p, số n, số khối, điện tích hạt nhân của: 
- Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử của một nguyên tố là 36, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12. Tìm số khối A?
3. Bài mới:
Hoạt động 1 (3 phút): Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập. Học sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực ,hiệu quả.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Ta đã biết cách tính số khối của nguyên tử = Z+ N; Z của một nguyên tố luôn không đổi, khi N thay đổi thì thế nào? Nguyên tử khối của nó sẽ được tính ra sao?
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
Lắng nghe ,phân tích tái hiện kiến thức, kích thích tìm hiểu
+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ 
* Báo cáo kết quả và thảo luận
HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức
Hoạt động 2( phút): hoạt động hình thành kiến thức
III/ ĐỒNG VỊ
Mục tiêu: Hs trình bày được : Khái niệm đồng vị
-Phát triển năng lực hợp tác, độc lập
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Yêu cầu hs làm bài tập sau
Cho các kí hiệu ntử sau.Hãy tính số p ;số n; của mỗi kí hiệu
 (a) (b) (c)
Có nhận xét gì về số p;số n của các ntử trên?
GV: nx phân tích 
Chính vì chúng có cùng số p =1Þ có cùng đthnÞ do vậy cả ba ntử trên đều thuộc về 1 ntố hoá học là ntố hiđro
Nhưng cả 3 ntử trên có số n khác nhau nên người ta gọi chúng là đồng vị của` ntố hiđro
? Vậy em hiểu thế nào là đồng vị của 1 ntố hoá học?
GV: Giới thiệu tên của từng đồng vị và % của mỗi đv của hiđro: (a) proti ;(b) đơtơri ;(c) triti
GV: thông báo các đv được xếp vào cùng 1 vị trí (ô ntố trong bảng tuần hoàn)
GV: lấy vd
III.Đồng vị
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
+ làm việc độc lập 
+ hợp tác nhóm
+Học qua tài liệu 
+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ 
+ Chuẩn bị lên báo cáo
* Báo cáo kết quả và thảo luận
HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs nhóm khác cùng tham gia thảo luận:
Bài tập :
 a b c
Số p : 1 1 1
Số n: 0 1 2
nx : chúng đều có 1p ; khác nhau về số n
Đồng vị của cùng 1 ntố hoá học là những ntử có cùng số p nhưng khác nhau về số n.Do đó số khối của chúng khác nhau
vd: ntố C có 2 đồng vị
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức
IV.Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của các nguyên tố hoá học
Mục tiêu: 
- Hs trình bày được : Khái niệm đồng vị, nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của một nguyên tố. 
- Rèn kĩ năng: Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố có nhiều đồng vị.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận trong thời gian 5 phút
- Nhóm 1,3
Yêu cầu hs nghiên cứu thông tin cho biết 
: NTK là gì? NTK của 1 ntử cho biết gì ? 
Áp dụng làm bài sau
Xác định NTK của Cu biết Cu có Z=29 ;N= 35
- Nhóm 2,4:
+ Yêu cầu HS nghiên cứu và cho biết NTKTB là gì?
+ Tính NTKTB của Clo biết nó có 2 đv 
 chiếm 75,77%
 chiếm 24,23 %
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
+ làm việc độc lập 
+ hợp tác nhóm
+Học qua tài liệu 
+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ 
+ Chuẩn bị lên báo cáo
* Báo cáo kết quả và thảo luận
HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs nhóm khác cùng tham gia thảo luận:
NHóm 1 (3)
1.Nguyên tử khối
Ta có : mntử = mp + mn + me
vì me << mp ; mn 
Þ mntử = = mhn
Mà ta biết theo đơn vị u : mp = mn » 1
mntử = số p.1u+ số n .1u = (số p + số n).1u
 = A.u
Þ NTK =
Như vậy khi không cần độ chính xác cao thì ta có thể coi NTK = Số khối 
 -NTK là khối lượng tương đối của nguyên tử 
NTK của 1nguyên tử cho biết khối lượng của ntử đó nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng ntử ( tức là nặng gấp bao nhiêu lần 1u)
vd: NTK của hiđro là : 
 NTK của Ca là : 
Bài tập :
Z= 29Þ ntử Cu có 29p
N =35Þ ntủ Cu có 35n
NTK của Cu = A = Số p + Số n
 =29 +35 = 64 
Nhóm 2 (4)
2.Nguyên tử khối trung bình 
: NTK TB
X: NTK của đồng vị X; 
a: là % số ntử của đồng vị X
Y: NTK của đồng vị Y 
b: là % số ntử của đồng vị Y
Cách tính NTKTB:
Bài tập :
ADCT ta có:
=35,5
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức
4. Củng cố: 
Hoạt động luyện tập, vận dụng, tìm tòi
- Mục tiêu: 
+ Rèn luyện kĩ năng giải bài tập
+ Phát triển năng lực tính toán hóa học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
làm 3 ;4 (SGK 14)
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
+ làm việc độc lập 
+ hợp tác nhóm
+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ 
+ Chuẩn bị lên báo cáo
* Báo cáo kết quả và thảo luận
HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs khác cùng tham gia thảo luận:
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức
5. Hướng dẫn về nhà: - Làm bài tập 3,6,7,8/14 SGK 
- Đọc phần tư liệu Trang 14- 15
- Trả lời câu hỏi trắc nghiệm cho trước
*Chuẩn bị Bài 3: LUYỆN TẬP: THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_10_tiet_5_bai_2_hat_nhan_nguyen_tu_nguye.doc