Giáo án Hóa học Lớp 10 - Tiết 27-31: Chủ đề "Phản ứng oxi hóa khử"

Giáo án Hóa học Lớp 10 - Tiết 27-31: Chủ đề "Phản ứng oxi hóa khử"

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức

HS trình bày được: - Số oxi hoá của nguyên tố trong các phân tử đơn chất và hợp chất. Những quy tắc xác định số oxi hoá của nguyên tố.

HS giải thích được:

- Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng hoá học trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của nguyên tố.

- Chất oxi hoá là chất nhận electron, chất khử là chất nhường electron. Sự oxi hoá là sự nhường electron, sự khử là sự nhận electron.

- Các bước lập phương trình phản ứng oxi hoá - khử, ý nghĩa của phản ứng

 oxi hoá - khử trong thực tiễn.

2. Kĩ năng

- Xác định được số oxi hoá của nguyên tố trong một số phân tử đơn chất và hợp chất cụ thể.

- Phân biệt được chất oxi hóa và chất khử, sự oxi hoá và sự khử trong phản ứng oxi hoá - khử cụ thể.

- Lập được phương trình phản ứng oxi hoá - khử dựa vào số oxi hoá (cân bằng theo phương pháp thăng bằng electron).

3. Thái độ: - Có ý thức tìm tòi, khám phá thể giới vật chất để tìm ra bản chất của sự vật hiện tượng trong tự nhiên. Xây dựng lòng tin vào khả năng khám phám khoa học của con người.

- Rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận và nghiêm túc trong khoa học.

4. Định hướng năng lực cần hình thành:

- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

- Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

- Năng lực làm việc độc lập.

- Năng lực hợp tác, làm việc theo nhóm.

- Năng lực thực hành hóa học.

- Năng lực tính hóa hóa học.

5. Tích hợp bảo vệ môi trường

- Phản ứng oxyhoa khử xảy ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu ,sản xuất hóa học gây sự ô nhiễm môi trường nước,không khí,đất

- ý thức được lợi ích và hạn chế của các quá trình hóa học và môi trường

- Đề xuất biện pháp sử lý chất thải trên cơ sở tính chất lý,hóa của chúng

 

doc 16 trang Dương Hải Bình 31/05/2022 5410
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 10 - Tiết 27-31: Chủ đề "Phản ứng oxi hóa khử"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : ..../...../201...
Tiết 27,28,29,30,31 CHỦ ĐỀ : PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức
HS trình bày được: - Số oxi hoá của nguyên tố trong các phân tử đơn chất và hợp chất. Những quy tắc xác định số oxi hoá của nguyên tố.
HS giải thích được:
- Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng hoá học trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của nguyên tố.
- Chất oxi hoá là chất nhận electron, chất khử là chất nhường electron. Sự oxi hoá là sự nhường electron, sự khử là sự nhận electron.
- Các bước lập phương trình phản ứng oxi hoá - khử, ý nghĩa của phản ứng
 oxi hoá - khử trong thực tiễn.
2. Kĩ năng 
Xác định được số oxi hoá của nguyên tố trong một số phân tử đơn chất và hợp chất cụ thể.
Phân biệt được chất oxi hóa và chất khử, sự oxi hoá và sự khử trong phản ứng oxi hoá - khử cụ thể.
Lập được phương trình phản ứng oxi hoá - khử dựa vào số oxi hoá (cân bằng theo phương pháp thăng bằng electron).
3. Thái độ: - Có ý thức tìm tòi, khám phá thể giới vật chất để tìm ra bản chất của sự vật hiện tượng trong tự nhiên. Xây dựng lòng tin vào khả năng khám phám khoa học của con người.
- Rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận và nghiêm túc trong khoa học. 
4. Định hướng năng lực cần hình thành:
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
- Năng lực làm việc độc lập.
- Năng lực hợp tác, làm việc theo nhóm.
- Năng lực thực hành hóa học.
- Năng lực tính hóa hóa học.
5. Tích hợp bảo vệ môi trường
- Phản ứng oxyhoa khử xảy ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu ,sản xuất hóa học gây sự ô nhiễm môi trường nước,không khí,đất
- ý thức được lợi ích và hạn chế của các quá trình hóa học và môi trường
- Đề xuất biện pháp sử lý chất thải trên cơ sở tính chất lý,hóa của chúng
 II. Chuẩn bị:
 1. Phương pháp
Tích hợp linh hoạt các phương pháp : Giải quyết vấn đề;phương pháp dạy học nhóm; Kỹ thuật đặt câu hỏi, thuyết trình gợi mở 
2. Phương tiện , thiết bị:
Sách giáo khoa hoá 10
III. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp:
Lớp
Tiết
Ngày dạy
Tiết/ngày
Sĩ số
HS vắng
Có phép
Không phép
10A2
27
28
29
30
31
10A4
27
28
29
30
31
10A5
27
28
29
30
31
10A6
27
28
29
30
31
2.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài
3. Bài mới
1.Nôi dung 1:
Số oxihoa
2.Nôi dung 2 :
Phản ứng oxihoa-khử
3.Nôi dung 3 :
Lập phương trình phản ứng oxihoa-khử
4.Nôi dung 4 :
Phản ứng oxihoa- khử và môt trường
Hoạt động 1 (2 phút)	I. Hoạt động Khởi động 
Mục tiêu: kích thích và tái hiện kiến thức trong đầu
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
Các em hãy kể một số phản ứng oxihoa khử mà em biết? Em hãy cho biết tầm quan trọng của các phản ứng oxihoa khử quanh ta? các phản ứng không có oxi tham gia liệu có thể là phản ứng oxihoa- khử không ?
* Thực hiện nhiệm vụ học tập 
+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ 
Xây dựng các phản ứng oxihoa khử quen thuộc
* Báo cáo kết quả và thảo luận
HS cử đại diện báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs khác cùng tham gia thảo luận:
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức
Hoạt động 2 II. Hoạt động hình thành kiến thức 
Nội dung 1
Số oxihoa
Mục tiêu: HS trình bày được : Số oxi hoá của nguyên tố trong các phân tử đơn chất và hợp chất. Những quy tắc xác định số oxi hoá của nguyên tố.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV:Chia 4 nhóm và yêu cầu học sinh tìm hiểu nội dung khái niệm về số oxi hoá sau đó xác định số oxi hoá theo định nghĩa của một số nguyên tố trong các hợp chất sau:
Cl2, HCl, CCl4, NaCl.
+ Nhóm 1: 
Nghiên cứu quy tắc 1. Lấy ví dụ
+ Nhóm 2:
Nghiên cứu quy tắc 2. Lấy ví dụ
+ Nhóm 3:
Nghiên cứu quy tắc 3. Lấy ví dụ
+ Nhóm 4:
Nghiên cứu quy tắc 4. Lấy ví dụ
GV: Bao quát lớp và giúp đỡ các học sinh gặp khó khăn
HS: Hình thành các nhóm theo quy luật
Rồi nhận nhiệm vụ học tập và làm việc theo nhóm
HS: Thực hiện nhiệm vụ học tập thông qua làm việc nhóm
 +thỏa thuận quy tắc làm việc trong nhóm
 +Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ
 + Chuẩn bị báo cáo các kết quả
HS:Báo cáo kết quả và thảo luận
HS cử đại diện báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs nhóm khác cùng tham gia thảo luận
+ Nhóm 1 báo cáo:
Quy tắc 1: SOH của các nguyên tố trong đơn chất bằng 0:
Vd: SOH của các nguyên tố Cu, Zn, H, O, N trong phân tử đơn chất Cu, Zn, H2 O2, N2 bằng 0.
+ Nhóm 2 báo cáo:
Quy tắc 2: Trong một phân tử, tổng số SOH của các nguyên tố bằng 0:
 Vd: SOH của N trong:
NH3: x + 3(+1) = 0 ® x = - 3
HNO2: (+1) + x + 2(-2) = 0 ® x = +3
HNO3: (+1) + x + 3(-2) = 0 ® x = +5
+ Nhóm 3 báo cáo:
Quy tắc 3:
- SOH của các ion đơn nguyên tử bằng điện tích của ion đó
 Vd: SOH của các nguyên tố ở các ion K+, Ba2+, Al3+, Cl-, S2- lần lượt là: +1,+2,+3, -1,-2
- Trong ion đa nguyên tử, tổng số SOH của các nguyên tố bằng điện tích của ion
 Vd: trong NO3-: x + 3(-2) = -1 ® x = +5 
+ Nhóm 4 báo cáo:
Quy tắc 4: Trong hầu hết hợp chất, SOH của H là +1, trừ một số trường hợp như hiđrua kim loại (NaH, CaH2 ). SOH của O bằng -2 trừ trường hợp OF2, peoxit như (H2O2)
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV: Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh . phân tích ,đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ cũng như các ý kiến tham luận của học sinh
II. Hoạt động hình thành kiến thức
Nội dung 2
Phản ứng oxihoa-khử
Mục tiêu: HS giải thích được phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng hoá học trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của nguyên tố.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV:Chia 4 nhóm và yêu cầu học sinh tìm hiểu theo yêu cầu sau:
+ Nhóm 1: 
Nghiên cứu ví dụ 1
 2 + à 2 (1)
+Yêu cầu học sinh xác định số oxi hoá của Mg, O trước và sau phản ứng
+ Số oxi hoá của Mg tăng hay giảm? Mg đã nhường e hay nhận e?
+ Số oxi hoá của O tăng hay giảm? O đã nhường e hay nhận e?
+ Nhóm 2: 
Nghiên cứu ví dụ 2
 + à + (2)
 Yêu cầu học sinh xác định số oxi hoá của Cu, H trước và sau phản ứng
- Số oxi hoá của Cu tăng hay giảm? Cu đã nhường e hay nhận e?
- Hs viết sự nhận e của Cu2+
- Số oxi hoá của H tăng hay giảm? H đã nhường e hay nhận e?
- Hs viết sự nhường e của H
+ Nhóm 3: 
Nghiên cứu ví dụ 3
2 + à 2 (3)
Xác định sự thay đổi số oxihoácủa các nguyên tố, sự cho và nhận electron giữa các chất
+ Nhóm 4: 
Nghiên cứu ví dụ 4
 + à 2 (4) 
Xác định sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố .
GV: Bao quát lớp và giúp đỡ các học sinh gặp khó khăn
Sau đó hình thành nhóm mới theo nguyên tắc :Nhóm mảnh ghép
Các nhóm mảnh ghép và hoàn thành phiếu học tập cho đầy đủ 4 quy tắc : 
Các nhóm mảnh ghép mới thảo luận hoàn thành phiếu học tập
Rút ra định nghĩa về: 
- Chất khử (còn gọi là chất bị oxihoá)
- Chất oxi hoá (còn gọi là chất bị khử)
- Quá trình oxi hoá (Sự oxihoá)
- Quá trình khử (Sự khử)
- Phản ứng oxi hoá-khử
GV: Chốt kiến thức
HS: Hình thành các nhóm theo quy luật
Rồi nhận nhiệm vụ học tập và làm việc theo nhóm
HS: Thực hiện nhiệm vụ học tập thông qua làm việc nhóm
 +thỏa thuận quy tắc làm việc trong nhóm
 +Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ
 + Chuẩn bị báo cáo các kết quả
HS:Báo cáo kết quả và thảo luận
HS cử đại diện báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs nhóm khác cùng tham gia thảo luận
+ Nhóm 1 báo cáo:
 2 + à 2 (1)
+ Số oxi hoá của Mg tăng từ 0 lên +2 ? 
Mg - 2e → Mg2+
+ Số oxi hoá của O giảm từ 0 về -2 ? O + 2e → O2-
+ Nhóm 2 báo cáo:
 + à + (2)
- Số oxi hoá của Cu giảm từ +2 về 0 Cu2+ + 2e → Cu0
- Số oxi hoá của H tăng từ 0 lên + 1
 H – 1e → H+
+ Nhóm 3 báo cáo:
2 + à 2 (3)
 Na - 1e → Na+
Cl + 1e → Cl-
+ Nhóm 4 báo cáo:
 + à 2 (4) 
H - 1e → H+
Cl + 1e → Cl-
nhóm mảnh ghép nộp sản phẩm
+ Chất khử( chất bị oxh) là chất nhường electron.
 + Chất oxh( Chất bị khử) là chất thu electron.
 + Quá trình oxh( sự oxh ) là quá trình nhường electron.
 + Quá trình khử(sự khử ) là quá trình thu electron.
 ĐN:Phản ứng oxh – khử là phản ứng hóa học, trong đó có sự chuyển electron giữa các chất phản ứng, hay pư oxh – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxh của một số nguyên tố.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV: Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh . phân tích ,đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ cũng như các ý kiến tham luận của học sinh
II. Hoạt động hình thành kiến thức
Nội dung 3
Lập phương trình phản ứng oxihoa-khử
Mục tiêu: Lập được phương trình phản ứng oxi hoá - khử dựa vào số oxi hoá (cân bằng theo phương pháp thăng bằng electron).
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
GV chiếu 4 bước cân bằng phương trình phản ứngoxi hoá khử theo pp electron: 
Bước 1: Xác định số oxh của các nguyên tố để tìm chất oxi hoá và chất khử.
Bước 2: Viết quá trình oxh và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình
Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất oxh và chất khử sao cho tổng số electron cho bằng tổng số electron nhận
Bước 4: Đặt hệ số của các chất oxh và chất khử vào sơ đồ phản ứng, từ đó tính ra hệ số của các chất khác. Kiểm tra cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố và cân bằng điện tích hai vế để hoàn thành PTHH của phản ứng
GV hướng dẫn học sinh làm ví dụ sau:
VD : Lập PTHH của phản ứng oxi hoá khử sau theo pp thăng bằng electron
 NH3 + Cl2à N2 + HCl
Học sinh thực hiện các bước tương ứng để cân bằng phản ứng 
NH3 + Cl2à N2 + HCl
Bước 1 : 
Số oxh của N tăng từ -3 lên 0 : Chất khử
Số oxh của Cl giảm từ 0 xuống -1 : Chất oxh
Bước 2 :
Quá trình oxh : 
Quá trình khử : 
Bước 3 : 
Quá trình oxh : x 1
Quá trình khử : x 3
Bước 4 : 2NH3 + 3Cl2à N2 + 6HCl
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV:Chia 4 nhóm và yêu cầu học sinh tìm hiểu theo yêu cầu sau:
+ Nhóm 1: 
Nghiên cứu ví dụ 1
Lập PTHH của các phản ứng oxi hoá khử sau theo phương pháp thăng bằng electron:
+ Nhóm 2: 
Nghiên cứu ví dụ 2
Lập PTHH của các phản ứng oxi hoá khử sau theo phương pháp thăng bằng electron :
+ Nhóm 3: 
Nghiên cứu ví dụ 3
Lập PTHH của các phản ứng oxi hoá khử sau theo phương pháp thăng bằng electron:
+ Nhóm 4: 
Nghiên cứu ví dụ 4
Lập PTHH của các phản ứng oxi hoá khử sau theo phương pháp thăng bằng electron:
GV: Bao quát lớp và giúp đỡ các học sinh gặp khó khăn
HS : Quan sát ,lắng nghe và lĩnh hội kiến thức 
HS: Hình thành các nhóm theo quy luật
Rồi nhận nhiệm vụ học tập và làm việc theo nhóm
HS: Thực hiện nhiệm vụ học tập thông qua làm việc nhóm
 +thỏa thuận quy tắc làm việc trong nhóm
 +Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ
 + Chuẩn bị báo cáo các kết quả
HS:Báo cáo kết quả và thảo luận
HS cử đại diện báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs nhóm khác cùng tham gia thảo luận
+ Nhóm 1 báo cáo:
 Mg là chất khử ; (trong AlCl3) là chất oxi hoá
 x 3
 x 2
Phương trình sẽ là :
3Mg + 2AlCl3à3MgCl2 + 2Al
+ Nhóm 2 báo cáo:
2) 
 (trong MnO2) là chất oxi hoá ; (trong HCl) là chất khử
 x 1
 x 1
 Phương trình sẽ là :
MnO2 + 4HCl à MnCl2 + Cl2 +2H2O
+ Nhóm 3 báo cáo:
(trong KClO3) là chất oxi hóa ; (trong KClO3) là chất khử
 x 2
 x 3
Phương trình sẽ là :
 2KClO3à 2KCl + 3O2
+ Nhóm 4 báo cáo:
 (trong FeS2) là chất khử ; là chất oxi hoá
 x 4
x 11
Phương trình sẽ là : 
 4FeS2 + 11O2à 2Fe2O3 + 8SO2
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh . phân tích ,đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ cũng như các ý kiến tham luận của học sinh
II. Hoạt động hình thành kiến thức
Nội dung 4
Phản ứng oxihoa khử và vấn đề môi trường
Mục tiêu: HS trình bày được tác dụng của phản ứng oxi hóa – khử đến môi trường
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
GV: Theo em thì phản ứng oxi hóa – khử có tác động thế nào đến môi trường?
 HS: Tìm hiểu và trả lời
Có cả tích cực và tiêu cực đến môi trường
Phản ứng oxyhoa khử xảy ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu ,sản xuất hóa học gây sự ô nhiễm môi trường nước,không khí,đất
VD: Tích cực 
Khi không khí bị ô nhiễm có 1 lượng ozon có thể làm không khí trở nên trong lành hơn
VD: Tiêu cực
Quá trình đốt cháy nhiên liêu sinh khí thải độc hại gây ô nhiễm môi trường
4. Củng cố: Củng cố chủ đề thông qua các bài tập luyện tập
* Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: 
- Củng cố các kiến thức đã học về phản ứng oxi hóa – khử
- Phát triển các năng lực tự học: giải bài tập hóa học, tự học qua các tài liệu, .....
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Yêu cầu HS làm bài tập
cho hs luyện tập các bài tập chủ đề oxihoa- khử tùy thuộc năng lực học sinh mà chọn cấp độ phù hợp 
- Bao quát, quan sát, giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn.
- Gọi 1 học sinh bất kì của nhóm lên báo cáo kết quả
* Thực hiện nhiệm vụ học tập 
+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ 
+ Chuẩn bị lên báo cáo
* Báo cáo kết quả và thảo luận
HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs khác cùng tham gia thảo luận:
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức
5.Hướng dẫn về nhà :
Thông qua hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng
IV. Hoạt động vận dụng
- Mục tiêu: 
- Phát triển các năng lực giải quyết vấn đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa và rút ra ý nghĩa của phản ứng oxi hóa khử.
Gv : Phản ứng oxi hoá khử có tầm quan trọng trong đời sống và sản xuất như thế nào 
Cho ví dụ minh hoạ 
- Bao quát, quan sát, giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn.
- Gọi 1 học sinh bất kì của nhóm lên báo cáo kết quả
* Thực hiện nhiệm vụ học tập 
+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ 
+ Chuẩn bị lên báo cáo
* Báo cáo kết quả và thảo luận
HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs khác cùng tham gia thảo luận:
Sự cháy của xăng, dầu trong các động cơ, sự cháy của than củi, các quá trình điện phân, các phản ứng xảy ra trong pin ăcquy đều là phản ứng oxi hóa khử;
- Trong sản xuất: luyện gang, luyện thép, luyện nhôm, sản xuất các hóa chất như xút, HCl, HNO3 đều nhờ phản ứng oxi hóa khử
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức
V. Hoạt động Tìm tòi ,mở rộng
- Mục tiêu: 
- Phát triển các năng lực tự học: tự học qua các tài liệu, .....
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Về nhà các em tìm hiểu trên internet, sách tham khảo tìm hiểu xem phản ứng oxihoa –khử có các dạng nào? Và cách cân bằng các phản ứng oxihoa khử phức tạp 
- Giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập 
+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ 
+ Chuẩn bị lên báo cáo
* Báo cáo kết quả và thảo luận
HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs khác cùng tham gia thảo luận:
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức
HỆ THỐNG CÂU HỎI LUYỆN TẬP
1. Nhận biết :	
Câu 1.Số oxi hóa của oxi trong các hợp chất HNO3, H2O2, F2O, KO2 theo thứ tự là
A. -2, -1, -2, -0,5. 	B. -2, -1, +2, -0,5. 
C. -2, +1, +2, +0,5. 	D. -2, +1, -2, +0,5.
Câu2. Xác định số oxi hoá của các nguyên tố trong các phản ứng sau:
1. CaCO3CaO + CO2 
2. Fe + 2HCl FeCl2 + H2 
3. CH4 + Cl2 CH3Cl + HC
4. BaCl2 + H2SO4BaSO4+ 2HCl
Câu3: Chất khử là chất 
A. cho electron, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng. 
B. cho electron, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng. 
C. nhận electron, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng. 
D. nhận electron, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
Câu 4: Chất oxi hoá là chất 
A. cho electron, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng. 
B. cho electron, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng. 
C. nhận electron, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng. 
D. nhận electron, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
Câu 5: Chọn phát biểu không hoàn toàn đúng. 
A. Sự oxi hóa là quá trình chất khử cho electron. 
B. Trong các hợp chất số oxi hóa H luôn là +1. 
C. Cacbon có nhiều mức oxi hóa (âm hoặc dương) khác nhau. 
D. Chất oxi hóa gặp chất khử chưa chắc đã xảy ra phản ứng.
Câu 6: Trong phản ứng P + O2 → P2O5 thì P đóng vai trò chất gì?
Chất khử B. Chất oxihoa
C.Chất axit D. Chất ba zơ
Câu 7: Thanh sắt để lâu ngày trong không khí bị rỉ. Hãy tìm phương án đúng
A.Sự oxi hóa sắt B. Sự khử sắt
C. Sự oxi hóa nước D. Sự khử nước
Câu 8:Phản ứng nào là phản ứng oxihoa-khử trong các phản ứng sau:
HNO3 + NaOH → NaNO3 + H2O
CaCO3 → CaO + CO2
2HNO3 + 3H2S → 3S + 2NO + 4H2O
 Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O
Câu 9:Phản ứng nào là phản ứng oxihoa-khử trong các phản ứng sau:
2HgO → 2Hg + O2
HNO3 + NaOH → NaNO3 + H2O
N2O5 + H2O →2 HNO3
2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O
Câu 10: (ĐH, CĐ khối B-2008). Cho các phản ứng: 	O3 → O2 + O.
Ca(OH)2 + Cl2 → CaOCl2 + H2O. 	 	2H2S + SO2 → 3S + 2H2O.
2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O. 	4KClO3 → KCl + 3KClO4.
Số phản ứng oxi hoá khử là:
A. 5. 	B. 2. 	C. 3. 	D. 4.
2.Mức độ thông hiểu
Câu11. Số oxi hoá của nitơ được sắp xếp theo thứ tự tăng dần như sau:	
A. NO < N2O < NH3< NO-3	
B.NH4+< N2< N2O < NO < NO2-<NO3-
C. NH3< NO < N2O < NO2 < N2O5
D. NH3 < N2 < NO2< NO < NO3-
Câu 12: Phản ứng giữa các loại chất nào sau đây luôn luôn là phản ứng oxi hóa – khử ? 
A. oxit phi kim và bazơ. 	B. oxit kim loại và axit. 
C. kim loại và phi kim. 	D. oxit kim loại và oxit phi kim.
Câu 13: Cho quá trình NO3- + 3e + 4H+® NO + 2H2O, đây là quá trình 
A. oxi hóa. 	B. khử. 	
C. nhận proton. 	D. tự oxi hóa – khử. 
Câu 14: Cho quá trình Fe2+® Fe 3++ 1e, đây là quá trình 
A. oxi hóa. 	B. khử .	
C. nhận proton. 	D. tự oxi hóa – khử. 
Câu 15: Trong phản ứng: M + NO3- + H+® Mn+ + NO + H2O, chất oxi hóa là 
A. M 	B. NO3-	C. H+	D. Mn+
Câu 16. Cho các phát biểu sau : 	
	(1) Quá trình oxi hóa là quá trình cho (nhường) electron (làm tăng số oxi hóa)
	(2) Quá trình oxi khử là quá trình nhận electron (làm giảm số oxi hóa) ; 
	(3) Chất oxi hóa là chất nhận electron (số oxi hóa giảm)
	(4) Chất khử là chất cho (nhường) electron (số oxi hóa tăng).	 
	(5) Chất môi trường là chất vừa tăng vừa giảm số oxi hóa.
	(6) Phản ứng oxi hóa - khử xảy ra theo chiều tạo thành chất oxi hóa yếu hơn và chất khử yếu hơn.
	(7) Quá trình oxi hóa và quá trình khử xảy ra đồng thời. 
Hãy cho biết trong các phát biểu đó, có bao nhiêu phát biểu đúng? 
	A. 7 	B. 6 	C. 4 	D. 5 
 Câu 17 Cho phản ứng sau: Al + NaNO3 + NaOH + H2O → NaAlO2 + NH3. Chất oxi hóa là: 
	A. Al 	B. NaOH 	C. H2O 	D. NaNO3 
Câu 18. Cho các phản ứng sau:
	(1) Fe3O4 + CO → FeO + CO2 
	(2) CH3COOH + C2H5OH → CH3COOC2H5 + H2O
	(3) HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + H2O	
	(4) FeO + HNO3 → Fe (NO3)3 + NO + H2O
	(5) C6H12O6 → C2H5OH + CO2	
	(6) CH3CH=O + 2Cu(OH)2 + NaOH → CH3COONa + Cu2O + 3H2O
Hãy cho biết có bao nhiêu phản ứng là phản ứng oxi hóa - khử? 
	A. 6 	B. 4 	C. 3 	D. 5 
3.Mức độ vận dụng
Câu19. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào là phản có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố:
A. CaCO3CaO + CO2 
B. 2NaHSO3Na2SO3 + H2O + SO2
C.Cu(NO3)2CuO + 2NO2 + 1/2O2
D. 2Fe(OH)3Fe2O3 + 3H2O
Câu20. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào KHÔNG có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố:
A. Fe + 2HCl FeCl2 + H2 
B. Zn + CuSO4ZnSO4 + Cu
	C. CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl 
D.BaCl2 + H2SO4BaSO4+ 2HCl
Câu 21. Trong các phản ứng sau đây phản ứng nào không có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố:
A. Fe + 2 HCl FeCl2 + H2 
B. FeS + 2 HCl FeCl2 + H2S
C. 2FeCl3 + Fe 3FeCl2
D. Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu.
Câu 22. Cho các phản ứng hóa học sau:
1. 4Na + O2 2Na2O2. 
2.Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O 
3. Cl2 + KBr 2KCl + Br2 
4. NH3 + HCl NH4Cl 
5. Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O
Các phản ứng không có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố. 
A. 1 ,2 , 3	B. 2 , 3 	C. 4, 5 	D. 2, 4
Câu 23. phản ứng nào sau đây không có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố:
A. Cl2 + NaOH NaCl + NaClO + H2O 
B. 3Cl2 + 6KOH 5KCl + KClO3 + 3H2O
C. NaClO + CO2 + H2O NaHCO3 + HClO 
D. cả ba phản ứng trên
Câu24. Cho phản ứng hóa học sau: HNO3 + H2S -> NO + S + H2O
 Hệ số cân bằng của các chất ở các phản ứng trên lần lượt là:
 	A. 2,3,2,3,4 	B. 2,6,2,2,4 
C. 2,2,3,2,4 	D. 3,2,3,2,4
Câu 25. Cho phản ứng hóa học sau: Mg + HNO3 -> Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O
 Hệ số cân bằng của các chất ở các phản ứng trên lần lượt là:
 	A. 4,5,4,1,3 	B. 4,8,4,2,4 
C. 4,10,4,1,3 	D. 2,5,4,1,6
Câu 26. Cho phản ứng hóa học sau: Al + H2O + NaOH → NaAlO2 + H2 ↑ 
 Hệ số cân bằng phản ứng trên lần lượt là:
	A. 2, 3, 2, 3, 3 	B. 1, 2, 2, 1, 1 
	C. 2, 4, 4, 4, 3 	D. 2, 2, 2, 2, 3 
Câu 27.Tổng hệ số của các chất trong phản ứng 
Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O là
	A. 55	B. 20.	C. 25.	D. 50.
Câu 28 . Cho phản ứng sau: As2S3 + HNO3 (đ,n) → H3AsO4 + H2SO4 + NO2 + H2O . Với hệ số các chất trong phương trình là các số nguyên đơn giản và không thể giản ước. Vậy tổng đại số các hệ số của chúng là: 
	A. 68 	B. 70 	C. 75 	D. 72 
4. Mức độ vận dụng cao
Câu29. Phân tử hợp chất hữu cơ nào dưới đây, đã được xác định đúng các giá trị số oxi hóa của các nguyên tử cacbon:
A.H - C+1HO 	B. C-3 H3 –OH 
C.C-3H3 - C-2H2 – OH 	D. C-2H2 = C-1H - C+3OOH
Câu30. Số oxi hóa của nguyên tố N trong dãy cách hợp chất nào dưới đây bằng nhau:
A. NH3, NaNH2, NO2, NO	
B. NH3, CH3-NH2, NaNO3, HNO2
C.NaNO3, HNO3, Fe(NO3)3, N2O5	
D. KNO2, NO2, C6H5-NO2, NH4NO3
Câu 31. Cho các phân tử và ion sau: K3PO4, KMnO4, K2Cr2O7, NaHCO3, NaClO, NH4Cl , KClO3, NH4NO3, NaClO4. Số chất có nguyên tố mà:
	a. Có chứa nguyên tố có oxi hoá +5 là:
	A. 2	B. 3	C. 4	D. 1
	b. Có chứa nguyên tố có số oxi hoá + 7 là:
A. 2	B. 3	C. 0	D. 1
	c. Có chứa nguyên tố có số oxi hoá -3 là:
A. 2	B. 3	C. 0	D. 1
Câu 342.Cho từng chất Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)3, Fe(NO3)2, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc nóng. Số lượng phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là.	
A. 8.	B. 6.	C. 5.	D. 7.
Câu 33.Cho dãy các chất và ion : Fe, Cl2, SO2, NO2, C, Al, Mg2+, Na+, Fe2+, Fe3+. Số chất và ion vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là:
A. 4 .	B. 5.	C. 6.	D. 8.
Câu 34.Cho phản ứng sau: Mg + HNO3 Mg(NO3)2 + NO + NO2 + H2O
	Nếu tỉ lệ mol giữa NO và NO2 là 2: 1, thì hệ số cân bằng tối giản của HNO3 là.
	A. 12	B. 20	B. 24	B. 30
Câu 35. Cho các phản ứng hóa học sau: 
	FeS + HNO3 -> Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO2↑ + H2O
 Hệ số cân bằng của các phản ứng trên lần lượt là:
 	A. 2,12,1,2,9,5 	B. 3,12,1,2,3,5 
	C. 1,12,1,1,9,5 	D. 1,6,1 
 Câu 36. Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2 thì một phân tửCuFeS2 sẽ: 
	A. nhận 13 electron 	B. nhận 12 electron 	C. nhường 13 electron 	D. nhường 12 electron 
Câu 37. Cho phản ứng sau: Fe3O4 + HNO3 loãng, nóng → Fe(NO3)3 + NO + H2O. Hãy cho biết tổng đại số các hệ số chất trong phương trình phản ứng (các hệ số chất đều là các số nguyên tối giản). 
	A. 51 	B. 55 	C. 53 	D. 49 
Câu 38: (ĐH, CĐ khối A-2009). Cho dãy các chất và ion: Zn, S, FeO, SO2, N2, HCl, Cu2+, Cl-. Số chất và ion có cả tính oxi hóa và tính khử là
A. 7.	B. 5.	C. 4.	D. 6.
Câu 39: (ĐH, CĐ khối A-2007). Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là:
	A. 5.	B. 6.	C. 7.	D. 8.
Câu 40: (ĐH, CĐ khối A-2007). Tổng hệ số (các số nguyên, tối giản) của tất cả các chất trong phương trình phản ứng giữa Cu với dung dịch HNO3 đặc, nóng là:
A. 10.	B. 9.	 	 	C. 8.	 	D. 11.
Câu 41: (ĐH, CĐ khối B-2007). Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 (dư), thoát ra 0,56 lít (ở đktc) NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là: 
A. 2,52. 	B. 2,22. 	C. 2,62. 	D. 2,32. 
Câu 42: (ĐHQG TPHCM-2001). Đốt cháy x mol Fe bởi oxi thu được 5,04 gam hỗn hợp X gồm các oxit sắt. Hoà tan hoàn toàn X trong dung dịch HNO3 thu được 0,035mol hỗn hợp Y gồm NO và NO2. Tỉ khối hơi của Y đối với hiđro là 19. Giá trị của x là:
 A. 0,035. B. 0,35. C. 0,007. 	 	D. 0,07.2 H2 
Câu 43: (ĐH, CĐ khối A-2007). Hoà tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3, thu được V lít (ở đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2) và dung dịch Y (chỉ chứa 2 muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V là:
	A. 2,24.	B. 4,48.	C. 5,60.	D. 3,36.
Câu 44: Cho 16,2 gam kim loại M (hoá trị không đổi) tác dụng với 0,15 mol oxi. Chất rắn thu được sau phản ứng cho hoà tan hoàn toàn vào dung dịch HCl dư (các phản ứng xảy ra hoàn toàn), thu được 13,44 lít H2 (đktc). Kim loại M là:
 A. Ca.	B. Zn.	C. Al.	D. Mg
Câu 45: Hoà tan hoàn toàn 32 gam kim loại M trong dung dịch HNO3 dư thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO2 và NO, hỗn hợp này có tỉ khối so với H2 bằng 17. Kim loại M là:
A. Fe.	B. Al.	C. Ag.	D. Cu.
Câu 46: Đốt cháy 5,6 gam bột Fe trong bình đựng O2 thu được 7,36 gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, Fe3O4 và Fe. Hoà tan hoàn toàn lượng hỗn hợp X bằng dung dịch HNO3 thu được V lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm NO và NO2 có tỉ khối so với H2 bằng 19. Giá trị của V là:
A. 8,96.	B. 8,69.	C. 0,896.	D. 6,89.
Câu 47: (ĐH, CĐ khối A-2009). Cho 3,024 gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 940,8 ml khí NxOy (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) có tỉ khối đối với H2 bằng 22. Khí NxOy và kim loại M là:
A. NO và Mg. B. NO2 và Al. C. N2O và Al.	 D. N2O và Fe.
Câu 48: (ĐH, CĐ khối B-2007). Cho 0,01 mol một hợp chất của sắt tác dụng hết với H2SO4 đặc nóng (dư), thoát ra 0,112 lít (ở đktc) khí SO2 (là sản phẩm khử duy nhất). Công thức của hợp chất sắt đó là:
A. FeS. 	B. FeS2. 	C. FeO 	D. FeCO3. 
Ngày .. / . /201..
TỔ TRƯỞNG

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_10_tiet_27_31_chu_de_phan_ung_oxi_hoa_kh.doc