Giáo án Hóa học 10 - Bài 29 đến 37

Giáo án Hóa học 10 - Bài 29 đến 37

BÀI 29 : OXI - OZON

Giới thiệu chung:

 Đây là bài đầu tiên của chương nên GVkhông giao nhiệm vụ về nhà sau tiết kiểm tra (tiết 48).Nội dung của bài học gồm 2 phần chính: Oxi và Ozon, trong đó Oxi là nguyên tố tương đối quen thuộc, kiến thức về Oxi ít nhiều HS cũng nắm được 1 phần, còn Ozon thi hoàn toàn mới. Cả 2 chất trên đều liên quan nhiều đến thực tiễn cuộc sống do đó cần xây dựng bài nhằm thuận lợi cho việc tổ chức dạy học và vận dụng kiến thức vào thực tiễn của HS

I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức. kỹ năng, thái độ

a. Kiến thức:

 HS biết:

+ TCVL, TCHH cơ bản của oxi và ozon là tính oxi hóa mạnh. Trong đó ozon mạnh hơn oxi.

+ Vai trò của oxi và tầng ozon đối với sự sống trên trái đất

HS hiểu:

+ Nguyên nhân tính oxi hóa mạnh của oxi và ozon.

+ Nguyên tắc điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.

b. Về kỷ năng:

Rèn luyện kỷ năng viết PTHH của oxi tác dụng với một số đơn chất và hợp chất.

c. Về tình cảm, thái độ:

+ Nhận thức rỏ tầm quan trọng của oxi – ozon đối với cuộc sống.

+ Ý thức bảo vệ môi trường của HS. Có thái độ học tập tích cực và yêu thích bộ môn.

2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

- Năng lực thực hành hóa học

- Năng lực tự học, năng lực hợp tác

- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học

- Năng lực tính toán hóa học

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống .

 

docx 38 trang ngocvu90 3871
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hóa học 10 - Bài 29 đến 37", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 29 : OXI - OZON
Giới thiệu chung:
 Đây là bài đầu tiên của chương nên GVkhông giao nhiệm vụ về nhà sau tiết kiểm tra (tiết 48).Nội dung của bài học gồm 2 phần chính: Oxi và Ozon, trong đó Oxi là nguyên tố tương đối quen thuộc, kiến thức về Oxi ít nhiều HS cũng nắm được 1 phần, còn Ozon thi hoàn toàn mới. Cả 2 chất trên đều liên quan nhiều đến thực tiễn cuộc sống do đó cần xây dựng bài nhằm thuận lợi cho việc tổ chức dạy học và vận dụng kiến thức vào thực tiễn của HS
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức. kỹ năng, thái độ
a. Kiến thức:
 HS biết:
+ TCVL, TCHH cơ bản của oxi và ozon là tính oxi hóa mạnh. Trong đó ozon mạnh hơn oxi.
+ Vai trò của oxi và tầng ozon đối với sự sống trên trái đất
HS hiểu:
+ Nguyên nhân tính oxi hóa mạnh của oxi và ozon.
+ Nguyên tắc điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.
b. Về kỷ năng:
Rèn luyện kỷ năng viết PTHH của oxi tác dụng với một số đơn chất và hợp chất.
c. Về tình cảm, thái độ:
+ Nhận thức rỏ tầm quan trọng của oxi – ozon đối với cuộc sống.
+ Ý thức bảo vệ môi trường của HS. Có thái độ học tập tích cực và yêu thích bộ môn.
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực thực hành hóa học
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học
- Năng lực tính toán hóa học 	
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống .
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. GV:
chuẩn bị bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, hình ảnh đám cháy rừng,bình đựng khí oxi đã điều chế, hình vẽ thí nghiệm điều chế O2, tranh ảnh về sự phá thủng tầng ozon, ảnh hưởng của tầng ozon đối với môi trường.
2. HS: 
 – Chuẩn bị phiếu học tập và chuẩn bị nội dung, bài giải của các phiếu học tập 
ôn tập phương pháp cân bằng phản ứng oxi hóa khử, bảng HTTH.
III. Chuỗi các hoạt động học
A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối( 3 phút)
a. Mục tiêu hoạt động
Tạo nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới của HS
Nội dung hoạt động: Tìm hiểu trạng thái tồn tại của Oxi trong tự nhiên và vai trò của Oxi với sự cháy
Rèn năng lực hợp tác
b. Phương thức tổ chức hoạt động: chia lớp thành 4 nhóm nhỏ
- GVchiếu hình ảnh 1 đám cháy rừng và đặt câu hỏi cho các nhóm
Tại sao gỗ lại có thể cháy trong không khí ? Loại phản ứng gì đã xảy ra ?
 Khi có gió thì đám cháy lại càng cháy to ? Làm thế nào để dập tắt được sự cháy ? Vì sao phải làm vậy ?
- Dự kiến một số khó khăn , vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ:
HS dự vào kiến thức đã học và kinh nghiệm của bản thân sẽ trả lời được trong không khí có Oxi giúp cho gỗ cháy, muốn dập tắt lửa phải phun nước vào. HS sẽ không giải quyết được trọn ven loại phản ứng xảy ra nên sẽ nhu cầu tìm hiểu.
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Sản phẩm : Trong không khí có khí Oxi là chất duy trì sự cháy.Sự cháy kèm theo sự tỏa nhiệt và phát sáng. Gió càng lớn lượng Oxi cung cấp càng nhiều thì đám cháy càng lan rộng. Muốn dập tắt đám cháy phải ngăn vật có thể cháy tiếp xúc với Oxi bắng cách phun nước hoặc phủ bằng vải, cát.
 - Đánh giá kết quả hoạt động :
+ Thông qua quan sát HS hoạt động nhóm, GVcần quan sát kỹ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lý
B. Hoạt động hính thành kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí và cấu tạo của nguyên tố Oxi( 3 phút)
a. Mục tiêu hoạt động
Tìm hiểu vị trí nguyên tố Oxi trong BTH và cấu tạo của nguyên tử nguyên tố Oxi 
b. Phương thức tổ chức hoạt động: HS hoạt động cá nhân
GVyêu cầu HS :
-viết CHE nguyên tử nguyên tố Oxi và xác định vị trí trong BTH?
-Viết CTCT và xác định loại liên kết trong phân tử Oxi
- Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ:
Nội dung này đơn giản HS không gặp phải khó khăn gì 
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
I. Vị trí và cấu tạo
-Oxi : Z= 8, chu kỳ 2, PN VIA.
- 8O 1s2 2s2 2p4
- Công thức e: ::O::O::
- CTCT : O=O
- Đánh giá kết quả hoạt động :
+ Thông qua quan sát HS hoạt động cá nhân GVcần quan sát kỹ từng em, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lý
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất vật lí của khí Oxi( 5 phút)
a. Mục tiêu hoạt động
Nêu được tính chất vật lí của khí Oxi
Rèn luyện năng lực hợp tác
b.Phương thức tổ chức hoạt động: HS hoạt động nhóm
GVcho HS quan sát bình đựng khí Oxi đã điều chế sắn (nếu không có điều kiện điều chế sẵn khí Oxi thì chiếu hình ảnh bình khí Oxi) yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tạp số 1
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1- Cho biết trạng thái tồn tại, màu sắc, múi vị của khí Oxi?
2-Tại sao nói không khí càng lên cao càng loãng? 
3- Bắt 1 con châu chấu bỏ vào 1 cái lọ, sau 2 phút con châu chấu chết? Vì sao? Điều đó chứng tỏ tính chất gì?
- Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ:
HS chỉ trả lời chính xác câu hởi số 1. Còn 3 câu hởi còn lại GV khéo léo dẫn dắt HS tìm ra đáp án
 c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
II. Tính chất vật lí
- Oxi là chất khí không màu, không mùi, không vị.
- Oxi hơi nặng hơn không khí -
- Oxi ít tan trong nước, độ tan giảm dần khi nhiệt độ tăng
- Oxi duy trì sự sống và sự cháy.
- Đánh giá kết quả hoạt động :
+ Thông qua quan sát HS hoạt động nhóm, GVcần quan sát kỹ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lý
Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất hóa học khí Oxi( 15 phút)
a. Mục tiêu hoạt động
Nêu được tính chất hóa học cơ bản của khí Oxi, viets phương trình phản ứng
Rèn luyện năng lực hợp tác
b.Phương thức tổ chức hoạt động: HS hoạt động nhóm
GVyêu cầu HS hoàn thành phiếu học tạp số 1
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Nhóm 1,3
Dựa vào BTH hãy xác định độ âm điện của nguyên tố Oxi và nhận xét, dựa vào đặc điểm cấu tạo lớp e ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố Oxi dự đoán tính chất hóa học cơ bản của Oxi
 Tại sao cuốc, xẻng và các dụng cụ bằng sắt dùng lâu sẽ bị gỉ ? Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra ? Xác định vai trò của các chất trong phản ứng ?
Giải thích câu : Lửa thử vàng, gian nan thử sức
Nhóm 2,4
Trước đây hay sử dụng than tổ ong có thành phần chính là C để đun nấu ? Viết phương trình xảy ra ? Xác định vai trò của các chất tham gia phản ứng ? Tai sao ngày nay người ta khuyên không nên dùng ?
Thường thấy nướng mực bằng cồn. Viết phương trình hóa học xảy ra. xác định vai trò các chất tham gia phản ứng ?
Các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác góp ý bổ sung hoặc chất vấn. GVlà người điều khiển, định hướng và giải đáp các thắc mắc mà tát cả HS đều không trả lời được
- Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: HS có thể chưa hiểu câu lửa thử vàng gian nan thử sức, GVphai dẫn dắt từ việc đốt vàng trên ngọn lửa thì có hiện tượng gì không?..
 c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Sản phẩm: HS hoàn thành phiếu học tập
III. Tính chất hóa học
Độ am điện Oxi là 3.44 lớn, chỉ kém flo do đó có tính oxihoa mạnh
Lớp vỏ có 6 e ngoài cùng nên số oxihoa phổ biến là -2
Tác dụng Kim loại ( trừ Au, Ag, Pt)
3Fe + 2O02 Fe3O4-2
Na + O2 →
Cu + O2 →
Tác dụng với phi kim
S + O20 SO22-
C + O2 →
P + O2 →
Tác dụng vơi hợp chất
C2H5OH + O20 CO2-2 + H2O
2CO+O20 2CO2-2
- Đánh giá kết quả hoạt động :
+ Thông qua quan sát HS hoạt động nhóm, GVcần quan sát kỹ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lý
Hoạt động 4: Tìm hiểu ứng dụng Oxi( 2 phút)
a. Mục tiêu hoạt động
Biết được nguyên tắc điều chế Oxi trong PTN, Viết được phương trình điều chế Oxi trong PTN và sản xuất từ nước
b.Phương thức tổ chức hoạt động: HS hoạt động cá nhân
GVyêu cầu HS dựa vào sgk cho biết cách điều chế Oxi trong PTN và trong CN
 c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Hoạt động 5: Tìm hiểu điều chế Oxi( 2 phút)
a. Mục tiêu hoạt động
Nêu được ứng dụng chính của Oxi
b.Phương thức tổ chức hoạt động: HS hoạt động cá nhân
GVyêu cầu HS dựa vào kinh nghiệm bản than và SGK cho biết ứng ụng của Oxi?
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
V. Điều chế
1. Trong phòng thí nghiệm:
Nguyên tắc: Nhiệt phân các hợp chất giàu oxi, kém bền như KMnO4, KClO3 
2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2↑
2. Trong công nghiệp:
a. Từ không khí:
Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
b . Từ nước:
2H2O 2H2↑ + O2↑
Hoạt động 6: Tìm hiểu tính chất của Ozon (7 phút)
Ngày nay cụm từ được nhắc đến nhiều nhất trên thế giới chính là việc trái đất nóng lên kéo theo nhiều hiện tượng tự nhiên ảnh hưởng đến cuộc sống của con người trên trái đất. Một trong những nguyên nhân gây ra việc làm nóng trái đat chính là suy giảm tầng Ozon. Vậy Ozon là gì? Có tính chất như thế nào ?
a. Mục tiêu hoạt động
Biết được Ozon là 1 dạng thù hình của Oxi
Nêu được màu sắc, mùi vị và tính chất hóa học cơ bản của Ozon
Viết được phương trình hóa học minh họa
b.Phương thức tổ chức hoạt động: HS hoạt động cá nhân
GVyêu cầu HS dựa vào SGK cho biết 
-trạng thái, màu sắc và tính tan trong nước của ozon
- Tính chất hóa học cơ bản của Ozon
 c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
I.Tính chất
CTPT: O3
Khí Ozon màu xanh nhạt, mùi đặc trưng, tan nhiều hơn so với khí Oxi
 Ozon oxihoa được hầu hết các KL, PK và nhiều hợp chất hữu cơ ).
O3 + 2Ag → Ag2O +O
O2 + Ag → Không xảy ra.
Hoạt động 7: Tìm hiểu Ozon trong tự nhiên (2 phút)
a. Mục tiêu hoạt động
Biết được trạng thái tự nhiên của Ozon , cách tạo ra Ozon trong tự nhiên
b.Phương thức tổ chức hoạt động: HS hoạt động cả lớp
GVyêu cầu HS lắng nghe và ghi chép đồng thời vừa chiếu hình ảnh vừa thuyết minh, phát vấn
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Sau mỗi trận mưa to sấm sét tại sao bầu trời lại trong lành mát mẻ hơn ?
Giới thiệu sự tạo thành ozon trong khí quyển khi có sự phóng điện, khi có tia sấm, chớp phân tử oxi tạo thành 2 nguyên tử oxi và oxi nguyên tử kết hợp với oxi tạo ra ozon.
3O2 tia tử ngoại 2O3 
 Tầng ozon hấp thụ tia tử ngoại từ tầng cao của không khí, bảo vệ con người và các sinh vật trên trái 
Hoạt động 8: Tìm hiểu ứng dụng Ozon (3 phút)
a. Mục tiêu hoạt động
Biết được ứng dụng của Ozon 
b.Phương thức tổ chức hoạt động: HS hoạt động cả lớp
GVyêu cầu HS lắng nghe và ghi chép đồng thời vừa chiếu hình ảnh vừa thuyết minh
Chúng ta cần phải hành động gì để bảo vệ tầng Ozon?
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
+ Trong y học dùng để chửa bệnh sâu răng.
+ Trong đời sống hằng ngày dùng để sát trùng nước.
+ Ngăn tia tử ngoại gây hại.
- Tuy nhiên Ozon ở tầng thấp nếu nồng độ quá cao sẽ gây ra hiện tượng khói mù quang hóa. đau cơ, mũi, cuốn họng, ung thư da.
à Như vậy ozon vừa là chất bảo vệ vừa là chất gây hại.
Hiện nay một số nơi tầng ozon bị thủng do ô nhiễm môi trường, khói, chất làm lạnh CFC,NOx các hyđrocacbon.
à Như vậy bảo vệ tầng ozon là bảo vệ chính mình.
Hoạt động 9: Vận dụng và tìm tòi mở rộng (3 phút)
a. Mục tiêu hoạt động
Giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi , bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS
b.Nội dung hoạt động: HS giải quyết các câu hỏi sau:
Tại sao Oxi duy trì sự sống?
Tại sao buổi trưa ngủ dưới gốc cây to lại thấy mát mẻ sảng khoái còn buổi tối lại thấy mệt mỏi? có nên để hoa. đóng kín của hay đốt than trong phòng ngủ không?
Tại sao đi vào rừng thong không khí lại mát mẻ trong sach hơn?
c.Phương thức tổ chức hoạt động:
GVhướng dẫn HS về nhà làm và tìm nguồn tham khảo
 d, Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Bài viết của HS.
e. Kiểm tra. đánh giá kết quả hoạt động
GVthu chấm vào đầu giờ tiết tiếp theo
Rút kinh nghiệm:
LUYỆN TẬP : OXI - OZON
Giới thiệu chung: Bài luyện tập đòi hởi khái quát, củng cố kiến thức, phát triển tư duy tổng hợp và rèn kĩ năng kĩ xảo cho HS. Để dạy tốt giờ luyện tập trong đó để HS làm việc một cách tích cực, tự giác thể hiện tính sang tạo thì người GV phải xác định rõ mục tiêu của bài học. Củng cố kiến thức không phải là GTDạy lại kiến thức cũ cho HS nhớ mà phải tổ chức điều khiển hoạt động của HS để các em tìm ra mối liên hệ giữa các kiến thức đã học; có kĩ năng ghi nhớ kiến thức 1 cách logic khoa học; biết vận dụng các kiến thức đó để giải các bài tập và hiện tượng thực tế.
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức. kỹ năng, thái độ
a. Kiến thức:
+ TCVL, TCHH cơ bản của oxi và ozon là tính oxi hóa mạnh. Trong đó ozon mạnh hơn oxi.
+ Vai trò của oxi và tầng ozon đối với sự sống trên trái đất
b. Về kỷ năng:
Rèn luyện kỷ năng viết PTHH của oxi và tác dụng với một số đơn chất và hợp chất.
Giải 1 số dạng bài tập và hiện tượng trong thức tế
c. Về tình cảm, thái độ:
+ Nhận thức rỏ tầm quan trọng của oxi – ozon đối với cuộc sống.
+ Ý thức bảo vệ môi trường của HS. Có thái độ học tập tích cực và yêu thích bộ môn.
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học
- Năng lực tính toán hóa học 	
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống .
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1.GV:
Máy tính, máy chiếu, trò chơi ô chữ, các phiếu học tập
2.HS: 
 Ôn tập bài Oxi Ozon
III. Chuỗi các hoạt động học
A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối( 10 phút)
a. Mục tiêu hoạt động
Tạo hứng thú cho HS khi bước vào tiết học
Nội dung hoạt động: Ôn tập tính chất vạt lí, hóa học của Oxi Ozon
Rèn năng lực hợp tác
b.Phương thức tổ chức hoạt động: chia lớp thành 2 nhóm 
- GVchiếu trò chơi ô chữ, nêu thể lệ trò chơi
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Sản phẩm : HS giải được ô chữ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
 - Đánh giá kết quả hoạt động :
+ Thông qua quan sát HS hoạt động nhóm, GVcần quan sát kỹ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lý
B. Hoạt động luyện tập
Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ( 3 phút)
a. Mục tiêu hoạt động
HS nhớ lại dược tính chất vật lí, hóa học Oxi Ozon thong qua ô chữ
Biết cách phân biệt Oxi Ozon
b.Phương thức tổ chức hoạt động: HĐ cá nhân
GVyêu cầu HS :
Tự tóm tắt lại phần kiến thức đã nhắc lại trong phần chơi ô chữ và ghi vào vở
Gv: Vậy làm cách nào để phân biệt được Oxi và Ozon?
- Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ:
HS chỉ được học phần tính chất hóa học khác nhau của Oxi và Ozon khi tác dụng với Ag nên chỉ đưa ra cách nhận biết bằng Ag
GVhướng dẫn cách nhận biết bằng dung dịch KI
 c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
I. Kiến thức cần ghi nhớ
- Phân biệt Oxi và Ozon : O3 + KI + H2O → O2 + I2 + KOH
Hiện tượng hồ tinh bột huyển sang máu xanh
- Đánh giá kết quả hoạt động :
+ Thông qua quan sát HS hoạt động cá nhân GVcần quan sát kỹ từng em, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lý
Hoạt động 2: Luyện tập bài tập trắc nghiệm lí thuyết (5 phút)
a. Mục tiêu hoạt động
HS biết cách làm bài tập định tính liên quan đến Oxi Ozon
Rèn luyện năng lực hợp tác
b.Phương thức tổ chức hoạt động: HS hoạt động nhóm
yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tạp , đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung nhận xét, chất vấn. GVchốt kiến thức
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhóm 1, 2
1.Hãy chọn phát biểu đúng về Oxi và ozon.
A. Oxi và ozon đều có tính oxi hoá mạnh như nhau.
B. Oxi và ozon đều có số proton và nơtron giống nhau trong phân tử.
C. Oxi và ozon là các dạng thù hình của nguyên tố oxi.
D. Cả oxi và ozon đều phản ứng đuợc với các chất như Ag, KI, PbS ở nhiệt độ thường.
2.Nguyên tử oxi có cấu hình electron là 1s22s22p4 . Sau phản ứng hoá học, ion O2- có cấu hình electron là
A. 1s22s22p42p2	B. 1s22s22p43s2
C. 1s22s22p6	D. 1s22s22p63s2
3.Chất nào sau đây có liên kết cộng hoá trị không cực ?
A. H2S 	B. O2	C. Al2S3 D. SO2
4.Tính chất nào sau đây không đúng với nhóm oxi ( VIA)? Từ nguyên tố oxi đến nguyên tố telu:
A. Độ âm điện của nguyên tử giảm dần 
B. Bán kính nguyên tử tăng dần 
C. Tính bền của hợp chất hidro tăng dần 
D. Tính acid của hợp chất hidroxit giảm dần 
5.Ag để trong không khí bị biến thành màu đen do không khí bị nhiễm bẩn chất nào dưới đây?
A. SO2 và SO3. 	B. HCl hoặc Cl2.	
C. H2 hoặc hơi nước. 	D. Ozon hoặc hiđrosunfua.
6.Trong nhóm oxi theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần thì sự biến đổi tính chất nào sau đây là đúng ?
A. Tính oxi hoá tăng dần, tính khử giảm dần 	
B. Năng lượng ion hoá thứ nhất tăng dần 
C. Ái lực electron tăng dần 	
D. Tính kim loại tăng dần, đồng thời tính phi kim giảm dần
7.Khí có oxi lẫn hơi nước. Chất nào sau đây là tốt nhất để tách nước ra khỏi oxi?
A. Nhôm oxit	B. Acid sunfuric đặc 
C. Nước vôi trong 	D. Dung dịch natri hidroxit
8.Oxi có thể thu được từ sự nhiệt phân chất nào sau đây ?
A. CaCO3 B. KClO3 	C. (NH4)2SO4 	D. NaHCO3
9.O2 bị lẫn một ít tạp chất Cl2. Chất tốt nhất để loại bỏ Cl2 là
A. H2O. 	B. KOH. 	C. SO2. 	D. KI.
Nhóm 3; 4
1.Trong công nghiệp, từ khí SO2 và O2, phản ứng hoá học tạo thành SO3 xảy ra ở điều kiện nào sau đây?
A. Nhiệt độ phòng 	B. Đun nóng đến 500oC và có mặt xúc tác V2O5
C. Đun nóng đến 500oC	D. Nhiệt độ phòng và có mặt xúc tác V2O5
2.Khối lượng (g) của 50 lit khí oxi ở điều kiện tiêu chuẩn là:
A. 68	B. 71,4	C. 75	D. 84
3.Sự hình thành lớp ozon (O3) trên tầng bình lưu của khí quyển là do:
A. Tia tử ngoại của mặt trời chuyển hoá các phân tử oxi
B. Sự phóng điện (sét) trong khí quyển
C. Sự oxi hoá một số hợp chất hữu cơ trên mặt đất
D. A và B đều đúng.
4.Chọn phương án đúng: 	 
A. Ôxi phản ứng trực tiếp với tất cả các kim loại. 
B. Ôxi phản ứng trực tiếp với tất cả các phi kim tạo oxit cao nhất.
C. Trong các phản ứng có ôxi tham gia thì ôxi thường đóng vai trò là chất khử. 
D. Trong các phản ứng có ôxi tham gia thì ôxi thường đóng vai trò là chất ôxi hoá. 
5.Chọn phương án đúng cho cách điều chế ôxi trong phòng thí nghiệm: 
A. Điện phân nước.	B. Điện phân dung dịch CuSO4.
C. Chưng cất không khí lỏng.	D. Nhiệt phân KClO3 hoặc KMnO4.
6.Cặp chất nào dưới đây được gọi là dạng thù hình của nhau?
A. Ôxi lỏng và khí ôxi.	B. Nitơ lỏng và khí nitơ. 
C. Ôxi và ôzôn.	D. Iot tinh thể và hơi iot.
7.O2 và O3 là hai dạng thù hình của nhau vì: 
A. Chúng cùng có cấu tạo từ những nguyên tử của nguyên tố ôxi. 	
B. Chúng cùng có tính ôxi hoá. 
C. Chúng có số lượng nguyên tử khác nhau.	
D. Cả 3 điều trên.
8.Để nhận biết O2 và O3 ta không thể dùng chất nào sau đây?
A. Dung dịch KI cùng với hồ tinh bột. 	B. PbS (đen).
C. Ag. 	D. Đốt cháy Cacbon.
9.Cấu hình electron nào không đúng với cấu hình electron của anion X2- của các nguyên tố nhóm VIA?
A. 1s2 2s22p4. 	B. 1s2 2s2 2p6.	C. [Ne] 3s2 3p6. 	D. [Ar] 4s2 4p6.
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Sản phẩm : HS giải được các câu hỏi
 - Đánh giá kết quả hoạt động :
+ Thông qua quan sát HS hoạt động nhóm, GVcần quan sát kỹ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lý
Hoạt động 3: Luyện tập bại tập cơ bản Oxi (10 phút)
a. Mục tiêu hoạt động
HS biết cách làm bài tập tính toán liên quan đến Oxi 
Rèn luyện năng lực hợp tác
b.Phương thức tổ chức hoạt động: HS hoạt động nhóm
yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tạp , đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung nhận xét, chất vấn. GVchốt phương pháp làm bài tập
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Nhóm 1, 2
1.Có bao nhiêu mol FeS2 tác dụng hết với oxi để thu được 64 g khí SO2 theo phương trình hoá học sau: 4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2
A. 0,4 	B. 1,2 C. 0,5 	 	D. 0,8 
2.Cho hỗn hợp khí gồm 0,8 g oxi và 0,8 g hyđro tác dụng với nhau, khối lượng nước thu được 
A. 1,6 g 	B. 1,4 g C. 1,2 g 	D. 0,9 g
3.Khi nhiệt phân 24,5 gam KClO3 theo phản ứng : 2KClO3 2KCl + 3O2. Thể tích khí ôxi thu được (đktc) là:
A. 4,48 lít	B. 6,72 lít	C. 2,24 lít	D. 8,96 lít
4.Nhiệt phân hoàn toàn 24,5 gam một muối vô cơ thấy thoát ra 6,72 lit O2 (đkc). Phần chất rắn còn lại chứa 52,35% kali và 47,65% clo. Công thức của muối đem nhiệt phân là
A. KClO. 	B. KClO2. 	C. KClO3. 	D. KClO4.
5.Oxi hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp cùng số mol Cu và Al thu được 13,1 gam hỗn hợp oxit. Giá trị của m là
A. 7,4 gam. 	B. 8,7 gam. 	C. 9,1 gam. 	D. 10 gam.
Nhóm 3; 4
1.Nung 316 gam KMnO4 một thời gian thấy còn lại 300 gam chất rắn. Vậy phần trăm KMnO4 đã bị nhiệt phân là 
A. 25%. 	B. 30%. 	C. 40%. 	D. 50%.
2.Thể tích không khí cần để oxi hoá hoàn toàn 20 lít khí NO thành NO2 là (các thể khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất, oxi chiếm 20% không khí).
A. 30 lít	 	B. 60 lít 	C. 50 lít	 	D. 70 lít
3.Dẫn 2,24 lit (đkc) hỗn hợp khí X gồm O2 và O3 đi qua dung dịch KI dư thấy có 12,7 gam chất rắn màu tím đen. Như vậy % thể tích của O3 trong X là
A. 50%. 	B. 25%. 	C. 75%. 	D. không xác định chính xác.
4.Đốt 13 gam bột một kim loại hoá trị II trong ôxi dư đến khối lượng không đổi thu được chất rắn X có khối lượng 16,2gam (giả sử hiệu suất phản ứng là 100%). Kim loại đó là:
A. Fe	 	B. Cu 	C. Zn	 	D. Ca
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Sản phẩm : HS làm đúng đáp án
 - Đánh giá kết quả hoạt động :
+ Thông qua quan sát HS hoạt động nhóm, GVcần quan sát kỹ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lý
Hoạt động 4: Luyện tập bại tập tìm thành phần khí- sơ đồ đường chéo (7 phút)
a. Mục tiêu hoạt động
HS biết cách làm bài tập thành phần khí – sơ đồ đường chéo
Rèn luyện năng lực hợp tác
b. Phương thức tổ chức hoạt động: HS hoạt động nhóm
yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tạp , đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung nhận xét, chất vấn. GVchtoongr kết phuqoqng pháp giải bài tập
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Nhóm 1, 2
1.Một hỗn hợp khí O2 và CO2 có tỷ khối so với hiđro là 19. Khối lượng mol trung bình của hỗn hợp khí trên và tỷ lệ % theo thể tích của O2 là:
A. 40g và 40%	B. 38g và 40%	C. 38g và 50%	D. 36g và 50%
2.Tỷ khối của hỗn hợp X gồm O2 v à O3 so với H2 là 18. Phần trăm thể tích của O2 và O3 có trong hỗn hợp X lần lượt là:
A. 25 & 75	B. 20 & 70	C. 50&50	D. 75 & 25
3.Cho hỗn hợp SO2 và O2 có tỉ khối với H2 là 24. % thể tích SO2 trong hỗn hợp là:
A. 10%	B. 50%	C. 16%	D. 61,5%
4.Cho hỗn hợp SO3 và O2 có tỉ khối với H2 là 32. % thể tích O2 trong hỗn hợp là:
A. 6,67%	B. 66,67%	C. 33.33%	D. 3,33%
Nhóm 3, 4
1. Hỗn hợp X gồm O2 và O3 có tỉ khối so với H2 bằng 20. Để đốt cháy hoàn toàn 1 mol CH4 cần bao nhiêu mol X?
A. 1,2 mol. 	B. 1,5 mol. 	C. 1,6 mol. 	D. 1,75 mol.
2.Đốt cháy hoàn toàn mg cacbon trong Vl khí oxi dư (đktc), thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối với oxi là 1,25. Thành phần % theo thể tích của CO2 có trong hỗn hợp là
A. 6,67%	B. 66,67%	C. 33.33%	D. 3,33%
3.Đốt cháy hoàn toàn a gam Cacbon trong V lít ôxi (đktc) thu được hỗn hợp khí A có tỉ khối so với Hiđrô là 20, dẫn hỗn hợp A vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 10 gam kết tủa a và V có giá trị là
A. 2 g; 1,12 lít	B. 2,4 g; 4,48 lít	C. 2,4 g; 2,24 lít	D. 1,2g; 3,36lít
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Sản phẩm : HS làm đúng đáp án
 - Đánh giá kết quả hoạt động :
+ Thông qua quan sát HS hoạt động nhóm, GVcần quan sát kỹ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lý
Hoạt động 5: Luyện tập bại tập tăng giảm thể tích (7 phút)
a. Mục tiêu hoạt động
HS biết cách làm bài tập tăng giảm thẻ tích
Rèn luyện năng lực hợp tác
b.Phương thức tổ chức hoạt động: HS hoạt động nhóm
yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tạp , đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung nhận xét, chất vấn. GVtổng kết phương pháp giải bài tập
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Nhóm 1, 2
1.Có hỗn hợp khí O2 và O3. Sau 1 thời gian, O3 bị phân huỷ hết, ta được 1 chất khí duy nhất có thể tích tăng thêm 2%. Thành phần % theo thể tích của O3 trong hỗn hợp là.
A. 2%	B. 3%	C. 4%	D. 5%
2.Cho hỗn hợp khí oxi và ozon, sau một thời gian ozon bị phân huỷ hết (2O3 ® 3O2) thì thể tích khí tăng lên so với ban đầu là 2 lít, thể tích của ozon trong hỗn hợp đầu là.
A. 2l	B. 3l	C. 4l	D. 5l
Nhóm 3.4
1.Bình đựng hỗn hợp O2 và O3 sau 1 thời gian O3 bị phân hủy hết, áp suất khí trong bình tăng thêm 3% (các áp đo cùng đk nhiệt độ, thể tích). % O3 trong hỗn hợp là
A. 9%	B. 3%	C. 6%	D. 7,5%
2.Sau khi ozon hoá 100ml khí oxi, đưa nhiệt độ về trạng thái trước phản ứng thì áp suất giảm 5% so với áp suất ban dầu. Thành phần % của ozon trong hỗn hợp sau phản ứng là.
A. 5%	B. 10%	C. 15%	D. 20%
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Sản phẩm : HS giải được ô chữ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
 - Đánh giá kết quả hoạt động :
+ Thông qua quan sát HS hoạt động nhóm, GVcần quan sát kỹ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lý
Hoạt động 9: Vận dụng và tìm tòi mở rộng (3 phút)
a. Mục tiêu hoạt động
Giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi , bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS
b. Nội dung hoạt động: HS giải quyết các câu hỏi sau:
Xác định vị trí của nguyên tố S trong BTH, mô tả cấu tạo nguyên tử nguyên tố S từ đó dự đoán tính chất hóa học
c. Phương thức tổ chức hoạt động:
GVhướng dẫn HS về nhà làm và tìm nguồn tham khảo
 d. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Bài viết của HS.
d. Kiểm tra. đánh giá kết quả hoạt động
GVkiểm tra vào tiết học tiếp theo
Rút kinh nghiệm:
LƯU HUỲNH
Giới thiệu chung: Đây là 1 bài mới mà kiến thức tương đối mềm nên GVcần cho thêm bài tập để củng cố và vận dụng các kiến thức vừa được học
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức. kỹ năng, thái độ
a. Kiến thức:
 HS biết:
	Vị trí, cấu hình electron lớp electron ngoài cùng của nguyên tử lưu huỳnh.
	Hai dạng thù hình phổ biến (,).
	Ứng dụng và sản xuất lưu huỳnh.
HS hiểu:
	Vì sao lưu huỳnh lại có nhiều số oxi hoá?
	Vì sao lưu huỳnh vừa có tính oxi hoá và tính khử?
	Vì sao lưu huỳnh kém hoạt động ở điều kiện thường, nhưng tỏ ra hoạt động khi đun nóng?
HS vận dụng:
	Viết các PTHH chứng mình tính ox ihoá mạnh của lưu huỳnh
	Giải thích được một số hiện tượng vật lý, hoá học lien quan đến lưu huỳnh.
b. Về kỷ năng:
	Viết thành thạo cấu hình electron của nguyên tử và ion.
	Dự đoán tính chất, kiểm tra. kết luận được về tính chất hoá học của lưu huỳnh.
	Luyện khả năng học tập, tư duy theo phương pháp quan sát, nhận xét, suy luận logic.
	Tính khổi lượng lưu huỳnh, hợp chất của lưu huỳnh tham gia và tạo thành trong phản ứng.
c. Về tình cảm, thái độ:
	Giúp HS hiểu được tầm quan trọng của lưu huỳnh trong công nghiệp cũng như trong cự.
	Lưu huỳnh độc, cần cẩn khi tiếp xúc.
	Củng cố niềm tin vào khoa học thông qua thí nghiệm biểu diển, tạo hứng thú cho HS, yêu môn hoá học hơn và khuyến khích sự tìm tòi, sáng tạo để chiếm lĩnh tri thức.
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
 - Năng lực tự học, năng lực hợp tác
 - Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học
 - Năng lực tính toán hóa học 	
 - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống .
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1.GV:
Máy tính, máy chiếu, các phiếu học tập, tranh ảnh 2 dạng thù hình của S và mô hình cấu tạo vòng của S, hình ảnh 1 số hợp chất của S, khai thác S trong mỏ
2.HS: 
 Chuẩn bị bài tâp được giao từ tiết trước
III. Chuỗi các hoạt động học
A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối( 5 phút)
a. Mục tiêu hoạt động
Tạo hứng thú cho HS khi bước vào tiết học
Nội dung hoạt động: Ôn tập tính chất hoa học của 1 số chất đã học
Rèn năng lực hợp tác
b. Phương thức tổ chức hoạt động: HĐ cá nhân 
Câu hỏi chiếu lên: 1. Hoàn thành phương trình phản ứng:
S + O2 →
Fe + O2 →
S + F2 →
Fe + F2 →
2. Tại sao khi nhiệt kế bằng thủy ngân bị vỡ người ta lại rắc bột vào chỗ có thủy ngân?
GVgọi 1 HS lên bẳng làm , các HS khác làm vào vở, theo dõi, nhận xét
- Dự kiến 1 số khó khăn vướng mắc của HS:
Câu hỏi số 2 HS sẽ khó khăn vì chưa biết Hg là chất độc dễ bay hơi và phản ứng với S
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Sản phẩm : HS viết đúng phương trình trong câu hỏi 1
Phản ứng Hg với S xảy ra ngay tại nhiệt độ thường tạo muối không bay hơi.
Vậy S còn có những tính chất gì khác ?
 - Đánh giá kết quả hoạt động :
+ Thông qua quan sát HS GVcần quan sát kỹ, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lý.
B. Hoạt động luyện tập
Hoạt động 1: Vị trí, CHE nguyên tử ( 3 phút)
a. Mục tiêu hoạt động
Xác định được vị trí, CHE nguyên tử S.
b.Phương thức tổ chức hoạt động: HĐ nhóm.
GVgọi đại diện 2 nhóm lên bảng ghi phần chuẩn bị câu hỏi bài cũ đã giao về nhà.
HS khác theo dõi nhận xét.
GVtổng kết, chốt kiến thức.
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
I. Vị trí, cấu hình e nguyên tử.
Z= 16 nhóm VIA. chu kì 3.
Lớp ngoài cùng có 6e.
Hoạt động 2: Tính chất vật lí ( 3 phút)
a. Mục tiêu hoạt động
biết được 2 dạng thù hình của S.
b.Phương thức tổ chức hoạt động: HĐ cặp đôi.
GVchiếu (treo) hình ảnh bảng so sánh tính chất vật lí của 2 dạng thù hình S yêu cầu HS.
So sánh sự giống và khác nhau của 2 dạng thù hình về tính chất vật lí (khối lượng riêng, nhiệt độ nong chảy, tính bền) rồi gọi 1 HS tại chỗ trả lời.
HS khác theo dõi nhận xét.
GVtổng kết, chốt kiến thức.
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Lưu huỳnh có 2 dạng thù hình : luwu huỳnh đơn tà và luuw huỳnh tà phương.
Chúng khác nhau về cấu tạo tinh thể và 1 số tính chất vật lí nhưng tính chất hóa học giống nhau.
Hoạt động 3: Tính chất hóa học ( 15 phút)
a. Mục tiêu hoạt động
Biết được S có cả tính Oxi hóa và tính khử và viết các phương trình phản ứng chứng minh.
b.Phương thức tổ chức hoạt động: HĐ nhóm
HS chia lớp thành 4 nhóm thảo luận câu hỏi trong phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1.Dựa vào đặc điểm lớp e ngoài cùng , hãy dự đoán tính chất hóa học của S? các số oxi hóa có thể có? Và so sánh với Oxi? 
2. Lấy 4 phản ứng chứng minh các tính chất hóa học của S, xác định vai trò của S trong các phản ứng đó?
Sau đó đại diện 2 nhóm lên trình bày, các nhóm khác theo dõi nhận xét.
GVchuẩn kiến thức. 
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
III. Tính chất hóa học
CH electron:1s2 2s2 2p63s23p4
Có 6e ngoài cùng nên dễ nhận 2 e, thể hiện tính oxi hóa.
Ngoài ra co tính khử khi tham gia phản ứng với những phi kim mạnh hơn.
Các số oxi hóa của S: -2, 0, +2, +4, +6 
1 Tác dụng với kim loại và hidro.
 + 
 + 
 + 
 S thể hiện tính oxi hóa
2. Tác dụng với phi kim
 + 
 + 3 
S thể hiện tính khử.
3. Tác dụng với 1 số hợp chất có tính oxi hóa mạnh
S + HNO3 → H2SO4+6NO2+2H2O
S + H2SO4đ → SO 2 + H2O
S + KClO3 → KCl + SO 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_10_bai_29_den_37.docx