Giáo án Hóa học Lớp 10 - Bài 16: Liên kết hóa học - Trường THPT Quốc Tế Gis

Giáo án Hóa học Lớp 10 - Bài 16: Liên kết hóa học - Trường THPT Quốc Tế Gis

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Tư liệu dạy học bao gồm: Các phiếu học tập, sách giáo khoa,

- Thiết bị: Dụng cụ và hoá chất: ống nghiệm, ống nhỏ giọt, muỗng lấy hoá chất, NaCl (r), KCl(r), saccarozo(r), nước cất, dầu hỏa, lưu huỳnh(r).

 - Chuẩn bị của học sinh: Xem lại tính chất chung nguyên tố nhóm IA, VIIA điển hình và một số nguyên tố nhóm A khác.

 

doc 11 trang yunqn234 10062
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 10 - Bài 16: Liên kết hóa học - Trường THPT Quốc Tế Gis", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Quốc Tế Gis
 GV Hoá Học
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
TÊN CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: LIÊN KẾT HÓA HỌC
Thời lượng: 4 tiết
I. MỤC TIÊU 
Năng lực hoá học
Nhận thức hoá học
1. Trình bày được khái niệm về ion và sự hình thành liên kết ion, khái niệm về liên kết cộng hoá trị.
2. Phân loại các ion và gọi tên.
3. Phân biệt được các loại liên kết (liên kết cộng hoá trị không phân cực, phân cực, liên kết ion) dựa theo độ âm điện.
Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học
4. Thực hiện được các thí nghiệm về tính tan của các chất trong các dung môi khác nhau. 
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
5. Đưa ra phán đoán và giải thích về tính chất vật lí của các chất trong tự nhiên ( trạng thái, độ tan )
6. Giải thích được sự hình thành một số hợp chất khi các chất tham gia phản ứng hóa học.
Phẩm chất chủ yếu
Chăm chỉ
7. Tích cực tham gia các hoạt động học tập.
Trung thực
8. Báo cáo chính xác kết quả thực hành.
Năng lực chung
Giao tiếp và hợp tác
9. Trao đổi, hợp tác hoàn thành nội dung làm việc nhóm và trình bài kết quả thảo luận.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo
10. Vận dụng các kiến thức được cung cấp để giải thích được các vấn đề có liên quan.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Tư liệu dạy học bao gồm: Các phiếu học tập, sách giáo khoa, 
- Thiết bị: Dụng cụ và hoá chất: ống nghiệm, ống nhỏ giọt, muỗng lấy hoá chất, NaCl (r), KCl(r), saccarozo(r), nước cất, dầu hỏa, lưu huỳnh(r).
 - Chuẩn bị của học sinh: Xem lại tính chất chung nguyên tố nhóm IA, VIIA điển hình và một số nguyên tố nhóm A khác.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động học
(thời gian)
Đáp ứng mục tiêu
PP/KTDH
chủ đạo
Phương án đánh giá
Hoạt động 1.
Trải nghiệm kết nối
(10 phút)
7
9
10
- Dạy học theo nhóm.
- Dạy học giải quyết vấn đề.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Công cụ: phiếu học tập số 1
Hoạt động 2.
Tìm hiểu về sự hình thành ion và liên kết ion.
(35 phút)
1
2
6
7
9
- Dạy học theo nhóm.
- Vấn đáp.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp
- Công cụ: phiếu học tập số 2, 3 
Hoạt động 3
Tìm hiểu về liên kết cộng hóa trị.
(45 phút)
1
6
7
9
- Dạy học theo nhóm.
- Vấn đáp.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Công cụ: phiếu học tập số 4,5
Hoạt động 4
Mối quan hệ giữa độ âm điện và liên kết hóa học.
(15 phút)
3
7
9
- Dạy học theo nhóm.
- Vấn đáp, giải quyết vấn đề.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Công cụ: phiếu học tập số 6,7
Hoạt động 5
Tính chất của các hợp chất ion và cộng hóa trị.
phút)
4
5
7
8
9
10
- Dạy học theo nhóm.
- Thí nghiệm.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Công cụ: phiếu học tập số 8
Hoạt động 6
Luyện tập
(60 phút)
7
9
- Dạy học theo nhóm.- - Dạy học thông qua trò chơi.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Công cụ: các bài tập và phiếu học tập số 9
B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 
HOẠT ĐỘNG 1: TRẢI NGHIỆM, KẾT NỐI (10 PHÚT)
1. Mục tiêu: 7, 9, 10
2. Tổ chức hoạt động
 - GV cho HS hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1
 - Sau đó GV cho HS hoạt động chung bằng cách mời một số nhóm báo cáo, các nhóm khác góp ý, bổ sung
 - GV dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: HS chưa biết phân tử NaCl được hình thành như thế nào, vấn đề sẽ được giải quyết ở hoạt động hình thành kiến thức
3. Sản phẩm học tập
 HS hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập số 1.
4. Phương án đánh giá 
- Phương pháp: Thông qua quan sát, vấn đáp.
- Công cụ: Phiếu học tập số 1
- Bảng tiêu chí đánh giá hoạt động và kết quả của nhóm
	 Tiêu chí	 Tham gia Tích cực	 Rất tích cực
 Mức độ tham gia của học sinh <50%	 50 – 75% Trên 75%
- Bảng tiêu chí đánh giá phiếu học tập và kết luận của nhóm
Tiêu chí
HS trả lời được các câu hỏi gợi mở trong PHT
HS phát hiện được các vấn đề, đặt được các câu hỏi có giá trị.
HS liên hệ được các câu hỏi gợi mở với bài học.
Mức độ đạt được
50%
75%
100%
HOẠT ĐỘNG 2. TÌM HIỂU VỀ SỰ HÌNH ION VÀ LIÊN KẾT ION (35 PHÚT)
Hoạt động 2.1 Tìm hiểu sự hình thành ion, cation, anion. Ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử ( 20 phút)
1. Mục tiêu: 1, 2, 6, 7, 9
2. Tổ chức hoạt động 
- Cho HS thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 2
- GV theo dõi hoạt động của các nhóm, kịp thời hướng dẫn khi HS gặp khó khăn: xác định số electron nhường hay nhận, cách gọi tên ion...
- Hoạt động chung cả lớp: GV mời 4 nhóm báo cáo kết quả (mỗi nhóm 1 nội dung), các nhóm khác góp ý, bổ sung, phản biện. 
- GV chốt lại kiến thức. 
3. Sản phẩm học tập
- Phiếu học tập sau khi hoàn chỉnh.
- HS nêu được các khái niệm về ion, cation, anion, ion đơn nguyên tử và đa nguyên tử.
- HS viết được các quá trình nguyên tử nhường/nhận electron trở thành ion.
- HS hiểu được xu hướng nhường nhận electron của một nguyên tử kim loại hoặc phi kim.
4. Phương án đánh giá
- Phương pháp: Thông qua quan sát, vấn đáp.
- Công cụ: Phiếu học tập số 2
- Bảng tiêu chí đánh giá hoạt động và kết quả của nhóm
	 Tiêu chí	 Tham gia Tích cực	 Rất tích cực
 Mức độ tham gia của học sinh <50%	 50 – 75% Trên 75%
- Bảng tiêu chí đánh giá phiếu học tập và kết luận của nhóm
	 Tiêu chí
Viết được cấu hình electron của các nguyên tử
Xác định được xu hướng nhường/nhận bao nhiêu electron của các nguyên tử
Viết đúng được các quá trình nhường nhận electron.
Phát biểu đúng các khái niệm về ion, cation, anion, ion đơn và đa nguyên tử.
Mức độ đạt được
25%
50%
75%
100%
Hoạt động 2.2 Tìm hiểu sự hình thành liên kết ion. ( 15 phút)
1. Mục tiêu: 1, 2, 6, 7, 9
2. Tổ chức hoạt động 
- HĐ nhóm: GV tổ chức hoạt động nhóm để tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ ở phiếu học tập số 3, tập trung vào việc giải thích tại sao Na có thể liên kết với Clo và sự hình thành liên kết trong phân tử NaCl.
- HĐ chung cả lớp: Các nhóm báo cáo kết quả và phản biện cho nhau. GV chốt lại kiến thức. Sử dụng cấu hình các nguyên tố ở hoạt động 2.1 vẫn còn lưu.
- Nếu HS vẫn không giải quyết được, GV có thể gợi ý cho HS dựa vào cấu tạo cation Na+ và anion Cl- để giải quyết.
- HĐ cá nhân: HS trình bày sự hình thành phân tử MgO (12Mg, 8O)
- HĐ cả lớp: GV yêu cầu 3 HS lên bảng trình bày ý kiến của mình. Các HS còn lại nhận xét, bổ sung. GV chốt kiến thức.
3. Sản phẩm học tập
- Phiếu học tập sau khi hoàn chỉnh.
- HS hiểu được sự hình thành liên kết ion trong phân tử NaCl.
- HS nêu được khái niệm liên kết ion.
- HS vận dụng kiến thức để giải thích được sự hình thành liên kết ion trong một số phân tử.
4. Phương án đánh giá
- Phương pháp: Thông qua quan sát, vấn đáp.
- Công cụ: Phiếu học tập số 3
 - Bảng tiêu chí đánh giá hoạt động và kết quả của nhóm
	 Tiêu chí	 Tham gia Tích cực	 Rất tích cực
 Mức độ tham gia của học sinh <50%	 50 – 75% Trên 75%
- Bảng tiêu chí đánh giá phiếu học tập và kết luận của nhóm
	 Tiêu chí
Viết được cấu hình và hiểu được xu hướng nhường nhận electron của Na, Cl.
Giải thích được sự hình thành phân tử NaCl.
Nêu được khái niệm liên kết ion.
Vận dung để giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử MgO.
Mức độ đạt được
25%
50%
75%
100%
HOẠT ĐỘNG 3: TÌM HIỂU VỀ LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ. (45 PHÚT)
Hoạt động 3.1 Tìm hiểu về sự hình thành liên kết trong phân tử H2, N2, Khái niệm về LKCHT và LKCHT không cực ( 30 phút)
1. Mục tiêu: 1, 6, 7, 9
2. Tổ chức hoạt động 
- HĐ nhóm: GV phát phiếu học tập số 4 cho tất cả HS và yêu cầu các em hoạt động nhóm để hoàn thành.
- GV theo dõi hoạt động của các nhóm, kịp thời hướng dẫn khi HS gặp khó khăn: xác định số electron nhường hay nhận, cách gọi tên ion...
- HĐ chung cả lớp: GV mời 3 nhóm báo cáo kết quả (mỗi nhóm 1 nội dung), các nhóm khác góp ý, bổ sung, phản biện. GV chốt lại kiến thức. 
3. Sản phẩm học tập
- Phiếu học tập sau khi hoàn chỉnh.
- HS biết được sự hình thành liên kết cộng hoá trị trong phân tử H2, N2
 - HS rút ra được khái niệm liên kết cộng hoá trị và cộng hoá trị và cộng hoá trị không cực.
- HS vận dụng giải thích được sự hình thành liên kết cộng hoá trị trong phân tử tương tự khác.
4. Phương án đánh giá
- Phương pháp: Thông qua quan sát, vấn đáp.
- Công cụ: Phiếu học tập số 4
- Bảng tiêu chí đánh giá hoạt động và kết quả của nhóm
	 Tiêu chí	 Tham gia Tích cực	 Rất tích cực
 Mức độ tham gia của học sinh <50%	 50 – 75% Trên 75%
- Bảng tiêu chí đánh giá phiếu học tập và kết luận của nhóm
	 Tiêu chí
Viết đươc cấu hình electron, xác định được xu hướng nhường/nhận e của nguyên tử.
Giải thích được sự hình thành phân tử H2, N2.
Rút ra được khái niệm liên kết cộng hoá trị, cộng hoá trị không cực.
Vận dụng giải thích được sự hình thành liên kết cộng hoá trị trong phân tử tương tự khác. 
Mức độ đạt được
25%
50%
75%
100%
Hoạt động 3.2 Tìm hiểu về sự hình thành liên kết trong phân tử HCl và CO2. ( 15 phút)
1. Mục tiêu: 1, 6, 7, 9
2. Tổ chức hoạt động 
+ HĐ nhóm: GV phát phiếu học tập số 5 cho tất cả HS và yêu cầu các em hoạt động nhóm để hoàn thành.
- HĐ chung cả lớp: GV mời 2 nhóm báo cáo kết quả (mỗi nhóm 1 nội dung), các nhóm khác góp ý, bổ sung, phản biện. GV chốt lại kiến thức. 
3. Sản phẩm học tập
- Phiếu học tập sau khi hoàn chỉnh.
- HS biết được sự hình thành liên kết cộng hoá trị và đặc điểm liên kết trong phân tử HCl, CO2
 - HS rút ra được khái niệm liên kết cộng hoá trị phân cực.
- HS vận dụng giải thích được sự hình thành liên kết cộng hoá trị trong phân tử tương tự khác.
4. Phương án đánh giá
- Phương pháp: Thông qua quan sát, vấn đáp.
- Công cụ: Phiếu học tập số 5
- Bảng tiêu chí đánh giá hoạt động và kết quả của nhóm
	 Tiêu chí	 Tham gia Tích cực	 Rất tích cực
 Mức độ tham gia của học sinh <50%	 50 – 75% Trên 75%
- Bảng tiêu chí đánh giá phiếu học tập và kết luận của nhóm
	 Tiêu chí
Viết đươc cấu hình electron, xác định được xu hướng nhường/nhận e của nguyên tử.
Giải thích được sự hình thành liên kết và đặc điểm liên kết trong phân tử HCl, CO2.
Rút ra được khái niệm liên kế
 cộng hoá trị phân cực.
Vận dụng giải thích được sự hình thành liên kết cộng hoá trị trong phân tử tương tự khác. 
Mức độ đạt được
25%
50%
75%
100%
HOẠT ĐỘNG 4. MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỘ ÂM ĐIỆN VÀ LIÊN KẾT HÓA HỌC. 
(15 PHÚT)
1. Mục tiêu: 3, 7, 9
2. Tổ chức hoạt động 
- HĐ cá nhân: 
+ GV yêu cầu HS tham khảo SGK để trình bày mối quan hệ giữa liên kết cộng hóa trị không cực, liên kết cộng hóa trị có cực và LK ion.
+ GV yêu cầu HS tham khảo SGK để trình bày mối quan hệ giữa hiệu độ âm điện với liên kết hóa học.
 - Hoạt động nhóm: Chia học sinh làm 4 nhóm. Nhóm 1,2,3 thực hiện tương ứng các yêu cầu 1,2,3 trong phiếu học tập số 6. Nhóm 4 thực hiện phiếu học tập số 7.
- HĐ chung cả lớp: GV mời 3 nhóm báo cáo kết quả, nhóm 4 nhận xét lại kết quả của nhóm 1, 2, 3. Giải thích lý do nguyên nhân không đúng kết quả. 
3. Sản phẩm học tập
- Phiếu học tập sau khi hoàn chỉnh.
- Trình bày được mối quan hệ giữa các loại liên kết.
- Biết được mối liên hệ giữa độ âm điện và loại liên kết trong phân tử.
- Dùng độ âm điện để xác định đúng loại liên kết trong phân tử.
4. Phương án đánh giá
- Phương pháp: Thông qua quan sát, vấn đáp.
- Công cụ: Phiếu học tập số 6,7
- Bảng tiêu chí đánh giá hoạt động và kết quả của nhóm
	 Tiêu chí	 Tham gia Tích cực	 Rất tích cực
 Mức độ tham gia của học sinh <50%	 50 – 75% Trên 75%
- Bảng tiêu chí đánh giá phiếu học tập và kết luận của nhóm
	 Tiêu chí
Nêu được mối liên hệ giữa các loại liên kết
Nêu được mối liên hệ giữa độ âm điện và liên kết hoá học.
Dựa vào độ âm điện xác định loại liên kết trong phân tử
Mức độ đạt được
50%
75%
100%
HOẠT ĐỘNG 5: TÍNH CHẤT CỦA CÁC HỢP CHẤT ION VÀ CỘNG HÓA TRỊ 
(15 PHÚT)
1. Mục tiêu: 4, 5, 7, 8, 9, 10
2. Tổ chức hoạt động
- Yêu cầu các học sinh hoạt động theo nhóm và thực hành các thí nghiệm sự hòa tan của các chất
	+ Mỗi nhóm nhận 3 nhóm hóa chất:
Nhóm (1) chất có liên kết ion: NaCl, KCl
Nhóm (2) chất có liên kết cộng hóa trị phân cực: Saccarozo, nước cất.
Nhóm (3) chất có liên kết cộng hóa trị không cực: Dầu hỏa, lưu huỳnh.
+ Các nhóm tiến hành thí nghiệm hòa tan các cặp chất và hoàn thành phiếu kết quả thực nghiệm theo mẫu.
- GV cho đại diện một số nhóm trình bày kết quả thực nghiệm, các học sinh còn lại theo dõi và nhận xét và so sánh kết quả với nhóm mình.
- GV kết luận lại kết quả thực nghiệm.
- Các nhóm thảo luận và trình bày tính chất các hợp chất ion và cộng hóa trị.
- GV nhận xét và kết luận lại nội dung.
3. Sản phẩm học tập: Kết quả học tập sau khi thống nhất.
- Học sinh nắm được tính chất của các hợp chất cộng hóa trị và hợp chất ion.
- Học sinh hiểu được nguyên nhân sự khác nhau về tính tan, tính dẫn điện, trạng thái của một số chất trong thực tế.
- Học sinh được rèn luyện kỹ năng thực hành và ghi nhận, báo cáo kết quả thực nghiệm.
4. Phương án đánh giá
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp.
- Công cụ: Hóa chất và dụng cụ thí nghiệm, phiếu học tập số 8.
- Bảng tiêu chí đánh giá hoạt động và kết quả của nhóm
	 Tiêu chí	 Tham gia Tích cực	 Rất tích cực
 Mức độ tham gia của học sinh <50%	 50 – 75% Trên 75%
- Bảng tiêu chí đánh giá phiếu học tập và kết luận của nhóm
	 Tiêu chí
Hoàn thành đúng các kết quả thí nghiệm
Nêu đúng được tính chất của các chất có liên kết ion và cộng hóa trị.
Lấy được các ví dụ thực tế.
Dự đoán, giải thích, tính chất của một số chất.
Mức độ đạt được
25%
50%
75%
100%
HOẠT ĐỘNG 6: LUYỆN TẬP (60 PHÚT)
Hoạt động 6.1 Củng cố: (45 phút)
1. Mục tiêu: 7, 9
2. Tổ chức hoạt động:
- Hoạt động nhóm
+ Vòng 1: GV chia lớp thành 2 nhóm lớn để tham gia trò chơi: Ghi điểm cho 2 nhóm ở vòng 1. Nhóm chiến thắng là nhóm trả lời nhanh và chính xác các câu hỏi (khoảng 5 câu hỏi) mà GV đã chuẩn bị (chưa cho HS chuẩn bị trước)
Câu 1: Trong các phản ứng hoá học, để biến thành cation natri, nguyên tử natri đã
A. nhận thêm 1 proton. 	 	B. nhận thêm 1 electron.	
C. nhường đi 1 electron.	 	D. nhường đi 1 proton.
Câu 2: Trong các phản ứng hoá học, để biến thành anion, nguyên tử clo đã
A. nhận thêm 1 electron 	B. nhường đi 7 electron.
C. nhận thêm 1 proton 	D. nhường đi 1 proton.
Câu 3: Nguyên tử brom chuyển thành ion bromua bằng cách nào sau đây?
A. Nhận 1 electron	B. Nhường 1 electron	
C. Nhận 1 proton	D. Nhận 1 nơtron 
Câu 4: Ion nào sau đây không có cấu hình electron của khí hiếm?
A. Na+ 	B. Mg2+ 	C. Al3+ 	D. Fe2+
Câu 5: Chất nào sau đây chỉ có liên kết cộng hóa trị? 
A. Na2SO4 	B. NaCl 	C. CaF2 	D. CH4
+ Vòng 2: Trên cơ sở 2 nhóm, GV lại yêu cầu mỗi nhóm lại tiếp tục hoạt động cặp đôi để giải quyết các yêu cầu đưa ra trong phiếu học tập số 9. GV quan sát và giúp HS tháo gỡ những khó khăn mắc phải.
- HĐ chung cả lớp: GV mời 4 HS bất kì (mỗi nhóm 2 HS) lên bảng trình bày kết quả/bài giải. Cả lớp góp ý, bổ sung. GV tổng hợp các nội dung trình bày và kết luận chung. Ghi điểm cho mỗi nhóm.
- GV sử dụng các bài tập phù hợp với đối tượng HS, có mang tính thực tế, có mở rộng và yêu cầu HS vận dụng kiến thức để tìm hiểu và giải quyết vấn đề.
3. Sản phẩm học tập
- Hoàn thành các bài tập được giao, củng cố kiến thức.
4. Phương án đánh giá
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp.
- Công cụ: bài tập trắc nghiệm, phiếu học tập số 9.
- Bảng tiêu chí đánh giá hoạt động của nhóm
	 Tiêu chí	 Tham gia Tích cực	 Rất tích cực
 Mức độ tham gia của học sinh <50%	 50 – 75% Trên 75%
- Tiêu chí đánh giá kết quả học tập của nhóm: đánh giá dựa vào số lượng các đáp án chính xác của các bài tập được giao.
Hoạt động 6.2 Vận dụng và mở rộng (15 phút)
1. Mục tiêu: 7, 9
2. Tổ chức hoạt động:
- GV thiết kế hoạt động và giao việc cho HS về nhà hoàn thành. Yêu cầu nộp báo cáo (bài thu hoạch).
- GV khuyến khích HS tham gia tìm hiểu những hiện tượng thực tế. Tích cực luyện tập để hoàn thành các bài tập nâng cao.
- Nội dung HĐ: yêu cầu HS tìm hiểu, giải quyết các câu hỏi/tình huống sau:
Bài tập về nhà
Học sinh giải quyết các câu hỏi sau. 
Trong các chất, hợp chất ngoài các liên kết cộng hóa trị và liên kết ion còn có thể tồn tại những liên kết nào khác? Đặc điểm của các liên kết đó? Lấy ví dụ?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà làm và tìm nguồn tài liệu tham khảo qua internet, thư viện . 
- Sản phẩm hoạt động: Bài viết/báo cáo hoặc trình bày powerpoint của học sinh. 
- GV cho HS về nhà làm thêm câu hỏi 
- Hướng dẫn bài mới: Tùy vào chủ đề/bài học tiếp theo mà GV xây dựng hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS chuẩn bị các nội dung hoạt động.
3. Sản phẩm học tập
Bài báo cáo của HS (nộp bài thu hoạch).
4. Phương án đánh giá
- GV yêu cầu HS nộp sản phẩm vào đầu buổi học tiếp theo.
- Căn cứ vào nội dung báo cáo, đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của HS.
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC 
A. NỘI DUNG DẠY HỌC CỐT LÕI
I. SỰ HÌNH THÀNH ION, LIÊN KẾT ION:
	1. Sự hình thành ion, cation, anion.
	2. Ion đa nguyên tử, ion đơn nguyên tử
	3. Sự hình thành liên kết ion
II- SỰ HÌNH THÀNH LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ
1. Sự hình thành liên kết trong phân tử H2, N2. 
2. Sự hình thành liên kết trong phân tử HCl và CO2.
3. Khái niệm về LKCHT và LKCHT không cực, LKCHT phân cực	
III. ĐỘ ÂM ĐIỆN VÀ LIÊN KẾT HÓA HỌC
IV. TÍNH CHẤT CỦA CÁC HỢP CHẤT ION VÀ CỘNG HÓA TRỊ
B. CÁC HỒ SƠ KHÁC
Phiếu học tập số 1
Câu 1: Hình ảnh dưới đây khiến em nhớ đến câu nói nào của chủ tịch Hồ Chí Minh về tinh thần đoàn kết?
Câu 2: Con người thể hiện sự đoàn kết bằng những cái bắt tay thế các nguyên tử hóa học thể hiện sự đoàn kết của mình như thế nào?
Câu 3: Tại sao các nguyên tử hóa học lại có xu hướng liên kết với nhau thành phân tử hay tinh thể?
Câu 4: Lớp vỏ của các nguyên tử mang điện tích gì? Vậy khi đặt các nguyên tử cạnh nhau thì chúng hút nhau hay đẩy nhau? Tại sao lại có phân tử NaCl?
Phiếu học tập số 2
- Viết cấu hình e của các nguyên tử 11Na, 12Mg, 8O, 9F.
- Để đạt đến cấu hình bền vững như khí hiếm gần nhất, các nguyên tử trên có xu hướng gì? Viết quá trình xảy ra.
- Rút ra kết luận về sự hình thành ion, cation, anion.
- Ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử là gì? Nêu ví dụ.
Phiếu học tập số 3
Hãy quan sát tinh thể muối ăn (NaCl) Cho biết 11Na, 17Cl.
+ Tại sao Na phải liên kết với Clo? 
+ Na liên kết với Clo bằng cách thức nào?
+ Giải thích sự hình thành sản phẩm khi cho Na tác dụng với Cl2
+ Viết phương trình hóa học xảy ra?
- Rút ra kết luận về liên kết ion
- Giải thích sự hình thành sản phẩm và viết phương trình hóa học khi cho Mg tác dụng với O (biết 12Mg, 8O)
Phiếu học tập số 4
1/ Viết cấu hình electron của H (Z=1), Muốn đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm He gần nhất thì mỗi nguyên tử H cần bao nhiêu electron nữa? Vậy 2 nguyên tử H trong phân tử H2 kết với nhau như thế nào? Tham khảo SGK viết Công thức electron và CTCT của phân tử H2. 
2/ Viết cấu hình electron của N (Z=7), Muốn đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm Ne gần nhất thì mỗi nguyên tử N cần bao nhiêu electron nữa? Vậy 2 nguyên tử N trong phân tử N2 liên kết với nhau như thế nào? Tham khảo SGK viết Công thức electron và CTCT của phân tử N2. 
3/ - Cho biết thế nào là LKCHT? 
 - Trong phân tử H2 và N2 cặp e dùng chung có bị lệch về phía nguyên tử nào không? Vì sao? Và thế nào là LKCHT không cực?
Phiếu học tập số 5
1/ Viết Công thức electron và CTCT của phân tử HCl. Dựa vào SGK tìm hiểu độ âm điện của H và Cl, từ đó cho biết cặp e dùng chung trong HCl bị lệch về phía nguyên tử nào? Thế nào là LKCHT có cực? 
2/ Viết Công thức electron và CTCT của phân tử CO2 . Cặp e giữa C và O có bị lệch về phía nguyên tử nào không? Vì sao? Phân tử CO2 có bị phân cực không? Vì sao? 
Phiếu học tập số 6
Cho các chất sau: NaCl, K2O, CO2, HCl, H2S, N2, H2, CH4, NH3, H2O, AlCl3
Dựa vào dấu hiệu nhận biết loại liên kết hãy phân loại các chất trên theo từng nhóm riêng biệt:
1. Liên kết cộng hóa trị không cực:
2. Liên kết cộng hóa trị có cực:
3. Liên kết ion:
Phiếu học tập số 7
Dựa vào bảng độ âm điện của các nguyên tố nhóm A nhận xét kết quả của nhóm 1, 2, 3. Giải thích nguyên nhân đúng sai của các nhóm dựa vào hiệu độ âm điện của các nguyên tố.
Phiếu học tập số 8: Kết quả thí nghiệm
STT
Cặp chất
Tính tan
Nhóm
1
NaCl + nước cất
(1) và (2)
2
KCl + dầu hỏa
(1) và (3) 
3
Nước + dầu hỏa
(2) + (3)
4
 Nước + S
(2) + (3)
5
Đường + nước
(2) + (2)
6
S + dầu hỏa
(3) + (3) 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 9
Câu 1: Điền các từ còn thiếu vào chỗ trống:
1. Nguyên tử kim loại dễ 
2. Nguyên tử phi kim dễ 
3. Liên kết ion
-Bản chất. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
- Thường được hình thành giữa. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
4. Liên kết cộng hóa trị
- Bản chất . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
- Thường được hình thành giữa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Câu 2: Z là một nguyên tố mà nguyên tử có chứa 20 proton, còn Y là một nguyên tố mà nguyên tử có chứa 9 proton. Công thức của hợp chất và kiểu liên kết giữa các nguyên tử này là 
A. Z2Y với liên kết cộng hoá trị 	B. ZY2 với liên kết ion
C. ZY với liên kết ion 	D. Z2Y3 với liên kết cộng hoá trị
Câu 3: Biết rằng tính phi kim giảm dần theo thứ tự F, O, Cl. Trong số các phân tử sau, phân tử nào có liên kết phân cực nhất?
A. F2O 	 B. Cl2O 	 C. ClF 	 D. O2
Câu 4: Cho các phân tử N2, HCl, NaCl, MgO. Các phân tử đều có liên kết cộng hóa trị là
A. N2 và HCl	B. HCl và MgO	C. N2 và NaCl	D. NaCl và MgO
Câu 5: Trong phân tử H2O, số cặp electron dùng chung là 
A. 1	B. 2	C. 3	D. Không có
CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC:
a. Mức độ nhận biết:
Câu 1: Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi
A. Các cặp electron dùng chung	 	B. Sự cho - nhận electron giữa các nguyên tử 
C. Lực hút tĩnh điện giữa các ion dương và âm. 	D. Hai kim loại điển hình. 
Câu 2: Trong phân tử CO2, số cặp electron dùng chung là 
A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 3: Dựa vào bảng độ âm điện của các nguyên tử hãy cho biết liên kết trong các phân tử NaCl, MgCl2 thuộc loại liên kết gì ? 
	A. Liên kết ion	B. Liên kết cộng hóa trị phân cực
	C. Liên kết cộng hóa trị	D. Liên kết cho nhận
Câu 4: Khi cặp electron chung lệch về một phía nguyên tử, người ta gọi liên kết đó là
A. Liên kết cộng hoá trị không phân cực. 	B. Liên kết cộng hoá trị phân cực. 
C. Liên kết cộng hoá trị. 	D. Liên kết ion
b. Mức độ thông hiểu:
Câu 5. Điều kiện để có liên kết cộng hóa trị không phân cực là
A. Các nguyên tử phi kim khác nhau. 	B. Các nguyên tử của cùng một nguyên tố 
C. Giữa một phi kim và một kim loại	D. Giữa các kim loại với nhau
Câu 6: Trong các nhận định sau, nào sai ?
A. Muối KCl có liên kết ion. 	 	B. Phân tử HCl có LKCHT phân cực. 
C. Phân tử O2 có LKCHT phân cực.	 	D. Phân tử nước có LK CHT phân cực. 
Câu 7: Với phân tử CO2 phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Liên kết trong phân tử là LKCHT.	B. Liên kết trong phân tử là liên kết ion.
C. Trong phân tử có 4 liên kết đơn	.	D. Trong phân tử có 2 liên kết đôi.
Câu 8: Với phân tử NH3 phát biểu nào sau đây đúng nhất ?
A. Liên kết trong phân tử NH3 là LKCHT không phân cực. 
B. Liên kết trong phân tử là NH3 liên kết ion. 
C. Trong phân tử NH3 có LKCHT phân cực. 
D. Trong phân tử có 3 liên kết đôi. 
c. Mức độ vận dụng: 
Câu 9: Cho các chất Cl2, HCl, AlCl3, CaCl2. Liên kết trong phân tử nào là liên kết ion?
A. HCl	B. Cl2	C. AlCl3	D. CaCl2
Câu 10: Cho các chất sau NH3, HCl, SO3, N2. Chúng có kiểu liên kết hoá học nào sau đây?
A. Liên kết cộng hoá trị. 	B. LKCHT không phân cực. 
C. Liên kết cộng hoá trị phân cực. 	D. Liên kết phối trí.
Câu 11: Cho dãy oxit Na2O, MgO, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7 chất có liên kết ion là
	A. Na2O, MgO	B. P2O5, SO3	C. SiO2, P2O5	D. SO3, Cl2O7
Câu 12: Cho các chất NO2, CO2, SiO2, HF phân tử có liên kết cộng hóa trị ít phân cực nhất là 
A. NO2	B. HF	C. SiO2	D. CO2
Câu 13: Các dãy chất nào sau đây chỉ chứa liên kết ion?
A. MgCl2, NO2, K2O, FeCl2.	B. NH4Cl, Al2O3, CuCl2, CO2.
C. CaO, NaCl, MgCl2, NaF. 	D. CuCl2, Mg(NO3)2, H2S, KCl.
d. Mức độ vận dụng cao:
Câu 14: X, Y là những nguyên tố có số thứ tự lần lượt là 17, 19 trong bảng tuần hoàn. Liên kết hoá học trong các phân tử hợp chất YX là
	A. Liên kết ion.	B. Liên kết cộng hóa trị phân cực.
	C. Liên kết cộng hóa trị.	D. Liên kết cho nhận.
Câu 15: Dãy sắp xếp nào sau đây đúng với chiều tăng dần độ phân cực của liên kết?
A. HF < HCl < HBr < HI.	B. HI < HBr < HCl < HF.
C. HF < HI < HBr < HCl.	D. HBr < HCl < HI < HF .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_10_bai_16_lien_ket_hoa_hoc_truong_thpt_q.doc