Giáo án Hóa học 10 - Tiết 37: Khái quát về nhóm Halogen
I- Mục tiêu bài học:
1.Về kiến thức:
* HS biết được:
- Vị trí nhóm halogen trong bảng tuần hoàn.
- Sự biến đổi độ âm điện, bán kính nguyên tử và một số tính chất vật lí của các nguyên tố trong nhóm.
- Cấu hình lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen tương tự nhau. Tính chất hoá học cơ bản của các nguyên tố halogen là tính oxi hoá mạnh.
- Sự biến đổi tính chất hóa học của các đơn chất trong nhóm halogen.
2.Về kĩ năng:
- Viết được cấu hình lớp electron ngoài cùng của nguyên tử F, Cl, Br, I.
- Dự đoán được tính chất hóa học cơ bản của halogen là tính oxi hóa mạnh dựa vào cấu hình lớp electron ngoài cùng và một số tính chất khác của nguyên tử.
- Viết được các phương trình hóa học chứng minh tính chất oxi hoá mạnh của các nguyên tố halogen, quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong nhóm.
- Tính thể tích hoặc khối lượng dung dịch chất tham gia hoặc tạo thành sau phản ứng.
3. Về thái độ:- Học sinh yêu thích bộ môn học, có ý thức học tập.
- Say mê, hứng thú, tự chủ trong học tập; trung thực; yêu khoa học.
- Biết các ứng dụng của halogen trong cuộc sống.
4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cuộc sống.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
- Năng lực tính toán qua việc giải các bài tập hóa học có bối cảnh thực tiễn.
Ngày giảng A2 A5 A6 A7 A8 Tiết 37 CHƯƠNG V : NHÓM HALOGEN KHÁI QUÁT VỀ NHÓM HALOGEN I- Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: * HS biết được: - Vị trí nhóm halogen trong bảng tuần hoàn. - Sự biến đổi độ âm điện, bán kính nguyên tử và một số tính chất vật lí của các nguyên tố trong nhóm. - Cấu hình lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen tương tự nhau. Tính chất hoá học cơ bản của các nguyên tố halogen là tính oxi hoá mạnh. - Sự biến đổi tính chất hóa học của các đơn chất trong nhóm halogen. 2.Về kĩ năng: - Viết được cấu hình lớp electron ngoài cùng của nguyên tử F, Cl, Br, I. - Dự đoán được tính chất hóa học cơ bản của halogen là tính oxi hóa mạnh dựa vào cấu hình lớp electron ngoài cùng và một số tính chất khác của nguyên tử. - Viết được các phương trình hóa học chứng minh tính chất oxi hoá mạnh của các nguyên tố halogen, quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong nhóm. - Tính thể tích hoặc khối lượng dung dịch chất tham gia hoặc tạo thành sau phản ứng. 3. Về thái độ:- Học sinh yêu thích bộ môn học, có ý thức học tập. - Say mê, hứng thú, tự chủ trong học tập; trung thực; yêu khoa học. - Biết các ứng dụng của halogen trong cuộc sống. 4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cuộc sống. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân. - Năng lực tính toán qua việc giải các bài tập hóa học có bối cảnh thực tiễn. II- Chuẩn bị : 1.GV : Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và bảng 11 SGK. 2.HS : Chuẩn bị bài ở nhà. III- Tiến trình lên lớp: A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối. Hoạt động 1 * Mục tiêu: - Huy động các kiến thức đã được học của HS về Bảng tuần hoàn ở HKI, tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới. - Tìm hiểu các thông tin cơ bản của các nguyên tố halogen. * Phương thức tổ chức: GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi sau: Các nguyên tố nhóm halogen gồm những nguyên tố nào? Phân tử gồm có mấy nguyên tử? Cấu hình e lớp ngoài cùng? Dự đoán tính chất hóa học? * Sản phẩm: F,Cl, Br, I. Phân tử gồm 2 nguyên tử. Có 7 e lớp ngoài cùng( ns2np5). Tính chất oxi hóa mạnh. * Đánh giá: - GV quan sát hoạt động và phát hiện những cá nhân nhanh nhẹn, trả lời chính xác. - Qua hđ này, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các hoạt động tiếp theo. B. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 2: Vị trí , cấu hình electron nguyên tử , cấu tạo phân tử của các halogen * Mục tiêu: Nêu được tên các nguyên tố halogen và vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn -Nêu được điểm giống nhau và khác nhau cơ bản về cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố halogen .Từ đó có thể suy ra tính chất hóa học đặc trưng của chúng -Hiểu được cấu tạo phân tử halogen -Rèn năng lực hợp tác , sử dụng ngôn ngữ :diễn đạt ,trình bày ý kiến , nhận định của bản thân Phương thức tổ chức Sản phẩm Hoạt động nhóm ( 4 nhóm) - Các nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên hoàn thành phiếu học tập số 2 sau đó thảo luận, thống nhất để ghi lại vào bảng phụ, viết ý kiến của mình vào giấy và kẹp chung với bảng phụ. Phiếu số 1 a)Nêu vị trí của nhóm halogen trong bảng tuần hoàn ? b)Nêu điểm giống nhau và khác nhau về cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố halogen? c)Viết công thức electron , công thức cấu tạo của đơn chất halohen (X2)? d)Từ cấu hình electron nguyên tử, dự đoán tính chất hóa học đặc trưng của các halogen ,giải thích ?Viết phương trình tổng quát? -GV gọi đại diện các nhóm trả lời câu hỏi trong phiếu học tập I- Vị trí nhóm halogen trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử, cấu tạo phân tử X: flo (F), clo (Cl), brom (Br), iot (I), atatin (At)* -Vị trí : nhóm VIIA -Đặc điểm cấu tạo nguyên tử : + giống nhau : đều có 7e ở lớp ngoài cùng , có dạng ns2np5 + khác nhau : số lớp electron tăng dần từ F đến I -Phân tử đơn chất có 2 nguyên tử (X2) +CT Electron : +CTCT : X-X, X2 -Tính chất hóa học đặc trưng của các halogen là tính oxi hóa mạnh Giải thích: do nguyên tử có 7e ở lớp ngoài cùng nên dễ dàng nhận 1 electron trong phản ứng hóa học . Phương trình X2 + 2e ® 2X- * Đánh giá: Trong quá trình hoạt động của HS GV quan sát kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh. Hoạt động 3: Sự biến đổi tính chất của các halogen * Mục tiêu: - Biết được trạng thái, màu sắc của từng nguyên tố halogen. -Nêu được sự biến đổi tính chất vật lý của các đơn chất halogen: Trạng thái tập hợp, màu sắc, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi. - Nêu được số oxi hóa có thể có của các halogen trong hợp chất. -Nêu được sự biến đổi tính chất hóa học của các đơn chất halogen: Tính oxi hóa giảm dần từ Flo đến iot. -Hiểu được vì sao các halogen giống nhau về tính chất hóa học cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất do chúng tạo thành. -Viết được phương trình tổng quát và cụ thể khi cho halogen tác dụng với kim loại, với hidro. -Rèn năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống, năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân. Phương thức tổ chức Sản phẩm GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời từng câu hỏi phiếu học tập số 2 Phiếu số 2: 1/Em hãy nêu sự biến đổi một số yếu tố của các đơn chất halogen từ Flo đến Iot về -Trạng thái tập hợp:......... - Màu sắc:....... -Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi:....... -Bán kính nguyên tử:.......... -Độ âm điện:......................... 2/Xác định số oxi hóa của các halogen trong các hợp chất sau và cho biết chúng có thể có những số oxi hóa nào? HF, HCl, HBr, HI NaCl, NaF, NaI, NaBr KClO3, KBrO3, KIO3 HBrO, HClO , HIO HClO4, HBrO4,HIO4, OF2, Cl2O7, Br2O7, I2O7 Vì sao trong các hợp chất Flo chỉ có một số oxi hóa là -1? 3/ Tính chất hóa học đặc trưng của halogen?Quy luật biến đổi tính chất đó từ Flo đến Iot?Giải thích? 4/Viết phương trình thể hiện tính oxi hóa của halogen khi cho chúng lần lượt tác dụng với kim loại và hidro (ở dạng tổng quát và các ví dụ cụ thể).Tên gọi của sản phẩm dạng tổng quát?Gọi tên HF,HCl, HBr,HI ở dạng khí và khi tan trong nước tạo dd HF, ddHCl,dd HBr, ddHI GV cần lưu ý sản phẩm của phản ứng khi cho Fe lần lượt tác dụng với các halogen nếu hs lấy ví dụ này GV có thể gợi ý cho hs gọi tên từ hợp chất quen thuộc của Clo đã được học. GV đặt vấn đề : Trong 4 axit trên axit nào mạnh nhất? GV bổ sung thêm kiến thức cho hs về qui luật biến đổi tính axit, tính khử từ dd HF đến HI (và giải thích nếu hs yêu cầu) II- Sự biến đổi tính chất 1. Sự biến đổi tính chất vật lí của các chất. Trạng thái tập hợp: Màu sắc: Nhiệt độ nóng chảy Nhiệt độ sôi: Bán kính nguyên tử: - Khí" lỏng "rắn - Đậm dần Tăng dần 2. Sự biến đổi độ âm điện. -Độ âm điện: Giảm dần. Số oxi hóa có thể có của các halogen trong các hợp chất là -1,+1,+3,+5,+7 (trừ Flo chỉ có số oxi hóa là -1 do độ âm điện của Flo lớn nhất). 3. Sự biến đổi tính chất hoá học của các đơn chất. -Tính chất hóa học đặc trưng của halogen là TÍNH OXI HÓA MẠNH, GIẢM DẦN từ Flo đến Iot. -Giải thích Do từ F→I bán kính nguyên tử tăng dần, nên khả năng nhận e giảm dần (tính oxi hóa giảm dần). Thể hiện + Oxi hóa được hầu hết các kim loại tạo ra muối halogenua nX2 + 2 R → 2RXn + Oxi hóa được khí hidro tạo ra những hợp chất khí không màu H2 + X2 → 2 HX hidro halogenua Khí này tan trong nước tạo ra dung dịch axit halogenhidric có cùng công thức Tính axit và tính khử tăng dần từ HF đến HI (ddHF là axit yếu nhất) * Đánh giá: Trong quá trình hoạt động của HS GV quan sát kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh. C. Hoạt động luyện tập. Hoạt động 4 * Mục tiêu: -Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học trong bài về những điểm giống nhau của các halogen, sự khác nhau giữa Flo và các halogen còn lại, quy luật biến đổi tính chất của các halogen, . Phương thức tổ chức: GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm sau: Câu 1: Những nguyên tử nhóm nào có cấu hình electron lớp ngoài cùng ns2np5: A. Nhóm cacbon B. Nhóm halogen. C. Nhóm nitơ D. Nhóm oxi Câu 2: Lọ đựng chất nào sau đây có màu vàng lục? A. Khí flo B. Khí nitơ C. Khí clo D. Hơi Brom Câu 3: Các nguyên tố nhóm halogen điều có: A. 1e lớp ngoài cùng B. 7e lớp ngoài cùng C. 6e lớp ngoài cùng D. 3e lớp ngoài cùng Câu 4: Các nguyên tố nhóm VIIA sau đây, nguyên tố nào không có đồng vị bền trong tự nhiên: A. Clo B. Brom C. Iot D. Atatin Câu 5: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung của nhóm halogen: A. Ở điều kiện thường là chất khí. B. Có tính oxi hóa mạnh C. Vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử D. Tác dụng được với nước. Câu 6: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất chung của nhóm halogen: A. Nguyên tử chỉ có khả năng thu thêm 1e. B. Tác dụng được với hidrô tạo thành hợp chất có liên kết cộng hóa trị có cực. C. Có số oxi -1 trong mọi hợp chất D. Lớp ngoài cùng có 7e Câu 7: Trong các phản ứng hóa học, để chuyển thành anion, nguyên tử của các nguyên tố nhóm halogen đã nhường hay nhận bao nhiêu electron? A. Nhận thêm 1e B. Nhường đi 1e C. Nhận thêm 7e D. Nhường đi 7e Câu 8: Trong nhóm halogen khả năng oxi hóa của các chất luôn: A. Tăng dần từ flo đến iot B. Giảm dần từ flo đến iot C. Tăng dần từ flo đến iot trừ flo D. Giảm dần từ flo đến iot trừ flo. Câu 9: Phân tử của các đơn chất halogen có kiểu liên kết: A. Cộng hóa trị có cực B. Ion C. Tinh thể D. Cộng hóa trị không cực Sản phẩm: 1. B, 2. C, 3. B, 4. D, 5. B, 6. C, 7. A, 8. B, 9. D * Đánh giá: Trong quá trình hoạt động của HS GV quan sát kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí nhận xét và hoàn chỉnh. D. Hoạt động vận dụng và mở rộng. Hoạt động 5 * Mục tiêu: - Giúp HS vận dụng các kĩ năng, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống trong thực tế theo khoa học. Giáo dục cho HS ý thức tự học tự nghiên cứu. Phương thức tổ chức: GV yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu và trả lời 1 số câu hỏi sau: Nội dung HĐ: Yêu cầu HS tìm hiểu, giải quyết các câu hỏi/tình huống sau: 1/ Nguyên tố nào theo tiếng Hi Lạp nghĩa là sự hủy diệt, chết chóc? 2/ Kể tên các nguyên tố halogen? Nguyên tố nào là tiêu biểu và quan trọng nhất? 3/ Trong những hợp chất nào các halogen đều có số oxi hóa là -1? 4/ Nguyên tố nào theo tiếng Hi Lạp nghĩa là màu tím? 5/ Trong kem đánh răng người ta thường bổ sung một loại muối có tác dụng chống sâu răng. Hãy cho biết đó là muối của nguyên tố halogen nào? 6/ Tính chất hóa học đặc trưng của các halogen là gì? Quy luật biến đổi tính chất đó? 7/Quy luật biến đổi tính chất của các halogen về bán kính nguyên tử, độ âm điện, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi? 8/Nguyên tố nào theo tiếng Hi Lạp nghĩa là hôi thối? 9/ Khác với Flo ,trong hợp chất các halogen Cl,Br,I ngoài số oxi hóa -1 còn có những số oxi hóa nào?Vì sao có sự khác nhau đó? 10/ Nguyên tố nào theo tiếng Hi Lạp nghĩa là vàng lục? 11/ Khi bị ngộ độc clo (ở mức độ nhẹ) do uống phải các nước tẩy rửa hoặc do sự thiếu cẩn thận trong các phòng thí nghiệm Nạn nhân cảm thấy đau nhói ở cổ và ngực. Lúc này nạn nhân cần phải làm gì? 12/ Tại các nhà máy cấp nước sinh hoạt hoặc bể bơi người ta thường dùng hợp chất của nguyên tố nào để diệt trùng nước sinh hoạt trước khi sử dụng ? 13/ Vật liệu gì dùng làm chảo chống dính? 14/Cấu hình e LNC chung của các halogen? 15/Thành phần của muối iot? Trong quá trình chế biến thức ăn ta nên nêm muối iot khi nào để lượng iot ko bị mất? * Sản phẩm: 1/Flo. 2/Flo,Clo,Br,I. 3/ với kim loại và hidro. 4/Iot. 5/ Flo. 6/Oxi hóa. Giảm dần từ F đến I. 7/ Từ F đên I. R tăng, Đ.Â.Đ giảm, tos, nc tăng. 8/Br. 9/ +1 +3 +5 +7. F có độ âm điện lớn nhất. 10/ Clo. 11/ đưa đến nơi thoáng khí, uống sữa hoặc nước 12/ Clo (Hợp chất cloramin (NH2Cl hoặc NHCl2)). 3/ teflon hay politetra floetylen (-CF2-CF2-)n. 14/ ns2np5 15/Muối ăn có thêm KI hoặc KIO3. Nêm sau khi thực phẩm đã được nấu chín * Đánh giá: GV kết hợp kiểm tra ở những giờ học về các nguyên tố halogen.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_10_tiet_37_khai_quat_ve_nhom_halogen.doc