Giáo án Hóa học 10 - Bài 1: Liên kết hóa học - Năm học 2022-2023 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Hoài Đức A

Giáo án Hóa học 10 - Bài 1: Liên kết hóa học - Năm học 2022-2023 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Hoài Đức A

. Năng lực chung

– Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu mối tương quan giữa sự hình thành liên kết hoá học với hình học phân tử một chất.

– Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về sự hình thành các liên kết hoá học (công thức Lewis; cặp electron hoá trị chung; cặp electron hoá trị riêng; mô hình VSEPR; thuyết lai hoá; .); hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia thảo luận và thuyết trình.

2. Năng lực hoá học

– Nhận thức hóa học: Viết được công thức Lewis của một chất hay ion, từ đó viết được các cấu tạo cộng hưởng (nếu có) của một số chất hay ion; hiểu được mô hình VSEPR và xác định được hình học của các phân tử, ion.

– Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học: Hoá học giúp con người khám phá, hiểu biết những bí ẩn của tự nhiên (ví dụ phân tử H2O có dạng góc; CH4 có dạng tứ diện đều; CO2 có dạng đường thẳng, .).

– Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được hình học phân tử các chất xung quanh.

 

docx 159 trang Phan Thành 04/07/2023 3610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hóa học 10 - Bài 1: Liên kết hóa học - Năm học 2022-2023 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Hoài Đức A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:
Tiết: 
Ngày soạn:
BÀI 1: LIÊN KẾT HÓA HỌC (3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực chung
– Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu mối tương quan giữa sự hình thành liên kết hoá học với hình học phân tử một chất.
– Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về sự hình thành các liên kết hoá học (công thức Lewis; cặp electron hoá trị chung; cặp electron hoá trị riêng; mô hình VSEPR; thuyết lai hoá; ...); hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia thảo luận và thuyết trình.
2. Năng lực hoá học
– Nhận thức hóa học: Viết được công thức Lewis của một chất hay ion, từ đó viết được các cấu tạo cộng hưởng (nếu có) của một số chất hay ion; hiểu được mô hình VSEPR và xác định được hình học của các phân tử, ion.
– Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học: Hoá học giúp con người khám phá, hiểu biết những bí ẩn của tự nhiên (ví dụ phân tử H2O có dạng góc; CH4 có dạng tứ diện đều; CO2 có dạng đường thẳng, ...).
– Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được hình học phân tử các chất xung quanh.
3. Phẩm chất
– Trung thực, tỉ mỉ, cẩn thận, kiên nhẫn khi viết công thức Lewis, công thức VSEPR và tìm hiểu hình học một số phân tử hoặc ion.
– Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập môn Hoá học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– Kế hoạch bài dạy, PowerPoint bài giảng (kèm theo máy chiếu).
– Các phiếu học tập, bảng kiểm, bảng đánh giá.
– Sách giáo khoa, sách giáo viên.
– Bộ câu hỏi thiết kế trên ứng dụng Kahoot/Quizizz hoặc in ra phiếu học tập.
– Sưu tầm hình ảnh, video có nội dung liên quan đến các hiện tượng cháy nổ trong thực tiễn.
2. HS
– Tập vở ghi bài, sách giáo khoa.
– Tìm hiểu các kiến thức đã học có liên quan đến phản ứng cháy, nổ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Khởi động (5 phút)
a) Mục tiêu
– Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập. Học sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực, hiệu quả.
a) Mục tiêu
– Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập. Học sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực, hiệu quả.
b) Nội dung
Hãy suy nghĩ và trả lời các câu hỏi bên dưới.
NHIỆM VỤ KHỞI ĐỘNG
0.1. Dưới đây là hình dạng của phân tử CO2 và H2O trong thực tế. Hãy so sánh hình dạng của chúng. 
Phân tử CO2
Phân tử H2O
c) Sản phẩm
Câu trả lời của học sinh.
SẢN PHẨM NHIỆM VỤ KHỞI ĐỘNG
0.1. Cả 2 phân tử đều có dạng AX2, tuy nhiên CO2 có dạng đường thẳng, trong khi H2O lại có dạng gấp khúc (dạng góc).
d) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
– Yêu cầu HS quan sát hình và đọc sách CĐHT suy nghĩ câu trả lời cho câu hỏi trong nhiệm vụ khởi động.
– GV có thể chiếu một số hình ảnh về công thức Lewis.
– HS nhận nhiệm vụ học tập, nêu thắc mắc nếu có.
Thực hiện nhiệm vụ
– Theo dõi HS thực hiện nhiệm vụ.
– HS quan sát hình ảnh và suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Báo cáo kết quả, thảo luận
– GV yêu cầu 03 HS trình bày câu trả lời
– 03 HS trả lời.
– Các HS khác theo dõi, nhận xét.
Kết luận, nhận định
– GV yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.
– GV kết luận lại câu trả lời, giải thích và dẫn dắt vào bài học.
– HS góp ý, bổ sung câu trả lời.
– HS theo dõi, lắng nghe giải thích của GV.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức
2.1. Công thức lewis
a) Mục tiêu
– Nêu được mối liên hệ giữa công thức electron và công thức Lewis.
b) Nội dung
HS hoạt động cá nhân: Trả lời các câu hỏi sau.
NHIỆM VỤ 1
1.1. Quan sát bảng sau, nhận xét mối liên hệ giữa công thức electron và công thức Lewis.
Công thức electron
Công thức Lewis
c) Sản phẩm
Câu trả lời của HS
SẢN PHẨM NHIỆM VỤ 1
1.1. Thay cặp electron dùng chung trong CTE thành gạch nối → CT Lewis
d) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV chia lớp thành 4 nhóm.
– Yêu cầu HS làm việc nhóm, thảo luận theo Nhiệm vụ 1.
– HS thực thực hiện theo yêu cầu của giáo viên, nêu thắc mắc nếu có.
Thực hiện nhiệm vụ
– GV theo dõi và hỗ trợ HS thực hiện nhiệm vụ bằng những gợi ý.
– HS quan sát video và đọc sách CĐHT để hoàn thành phiếu học tập số 1.
Báo cáo kết quả, thảo luận
– Yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của các bạn khác.
– Nhận xét về độ chính xác của các câu trả lời, phân tích các nội dung mà HS trình bày, thống nhất nội dung cốt lõi (kiến thức trọng tâm) để ghi vào vở.
– HS được GV mời trình bày câu trả lời đã thảo luận.
– Các HS khác theo dõi, góp ý và chỉnh sửa.
Kết luận, nhận định
– Yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của các bạn khác.
– Nhận xét về độ chính xác của các câu trả lời, phân tích các nội dung mà HS trình bày, thống nhất nội dung cốt lõi (kiến thức trọng tâm) để ghi vào vở.
– HS đưa ra nhận xét góp ý.
– Theo dõi và ghi nhận nội dung kiến thức trọng tâm.
2.2. Các bước viết công thức lewis 
a) Mục tiêu
– Viết được công thức Lewis.
b) Nội dung
HS làm theo hướng dẫn của GV và thực hiện theo yêu cầu.
NHIỆM VỤ 2
Các bước viết công thức lewis: 
Bước 1: Tính tổng số electron hóa trị trong phân tử/ion.
Bước 2: Xác định nguyên tử trung tâm và vẽ sơ đồ khung liên kết.
Bước 3: Tính số electron hóa trị chưa tham gia liên kết. Hoàn thiện octet cho các nguyên tử có độ âm điện lớn. 
Bước 4: Kiểm tra nguyên tử trung tâm đã đạt quy tắc octet chưa, nếu chưa chuyển cặp electron chưa liên kết trên nguyên tử xung quanh thành electron liên kết, sao cho thỏa quy tắc octet.
2.1. Dựa vào cái bước hướng dẫn trên mỗi nhóm thảo luận và viết công thức Lewis của phân thử CO2 và PCl3 ?
c) Sản phẩm
SẢN PHẨM NHIỆM VỤ 2
Viết công thức Lewis của phân tử CO2
Bước 1: Tổng số electron hóa trị = 4 + 6x2 = 16.
Bước 2: Nguyên tử trung tâm:__C__; Sơ đồ khung liên kết:
Bước 3: Số electron hóa trị chưa liên kết 16 – 2x2 = 12.
Hoàn thiện octet: 
Bước 4: Kiểm tra nguyên tử trung tâm: 12 – 6x2 = 0; C có 4 electron hóa trị, chưa đạt octet
Viết công thức Lewis của phân tử PCl3
Bước 1: Tổng số electron hóa trị = 5 + 7x3 = 26
Bước 2: Nguyên tử trung tâm:__P___; Sơ đồ khung liên kết:
Bước 3: Số electron hóa trị chưa liên kết = 26 – 3x2 = 20
Hoàn thiện octet: 
Bước 4: Kiểm tra nguyên tử trung tâm: còn 2 electron hóa trị dư, điền vào nguyên tử P → Thảo quy tắc octet.
d) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV chia lớp thành 4 nhóm.
– Yêu cầu HS làm việc nhóm và thảo luận theo Nhiệm vụ 2.
– HS thực thực hiện theo yêu cầu của giáo viên, nêu thắc mắc nếu có.
Thực hiện nhiệm vụ
– GV theo dõi và hỗ trợ HS thực hiện nhiệm vụ bằng những gợi ý.
HS trả lời các câu hỏi của GV
Báo cáo kết quả, thảo luận
– GV gọi đại diện các nhóm trả lời hoặc yêu cầu mỗi nhóm trả lời 1 – 2 câu hỏi.
– HS được GV mời trình bày câu trả lời đã thảo luận.
– Các HS khác theo dõi, góp ý và chỉnh sửa.
Kết luận, nhận định
– Yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của các bạn khác.
– Nhận xét về độ chính xác của các câu trả lời, phân tích các nội dung mà HS trình bày, thống nhất nội dung cốt lõi (kiến thức trọng tâm) để ghi vào vở.
– HS đưa ra nhận xét góp ý.
– Theo dõi và ghi nhận nội dung kiến thức trọng tâm.
Kiến thức trọng tâm: 
Cách viết công thức Lewis gồm 4 bước
(1) Xác định tổng số electron hóa trị.
(2) Vẽ khung phân tử với các liên kết đơn.
(3) Hoàn thành octet cho nguyên tử xung quanh.
(4) Sử dụng electron hóa trị dư (nếu có) để hoàn thành octet cho nguyên tử trung tâm.
2.3. CẤU TRÚC HÌNH HỌC CỦA MỘT SỐ PHÂN TỬ (10 phút)
a) Mục tiêu
– HS sử dụng được mô hình VSEPR để dự đoán dạng hình học của một số phân tử đơn giản.
b) Nội dung
Học sinh hoạt động theo nhóm.
NHIỆM VỤ 3
3.1. Mô hình VSEPR (VALENCE SHELL ELECTRON PAIR REPULSION – lực đẩy các cặp electron hóa trị)
Nhiệm vụ 1: Các cặp electron hóa trị của nguyên tử trung tâm phân bố như thế nào?
Nhiệm vụ 2: Theo mô hình VSEPR, một phân tử bất kì có công thức VSEPR là gì?
Nhiệm vụ 3: Biết rằng phân tử NH3 có công thức Lewis như sau:
Hãy viết công thức VSEPR của phân tử NH3.
Nhiệm vụ 4: Biết rằng phân tử CH4 có công thức Lewis như sau:
Hãy viết công thức VSEPR của phân tử CH4.
Nhiệm vụ 5: Viết công thức Lewis của nước, phân tử nước có bao nhiêu cặp electron chung và bao nhiêu cặp electron riêng? Từ đó viết công thức VSEPR của phân tử nước.
Công thức Lewis
Số cặp electron chung
Số cặp electron riêng
Công thức VSEPR
3.2. Hình dạng của một số phân tử và ion.
Dựa vào sách chuyên đề, trang 8 và 9, hãy hoàn thành bảng sau:
Công thức AXnEm
Dạng hình học
Góc liên kết
Ví dụ
AX2
AX3
AX4
AX2E1
AX3E1
AX2E2
c) Sản phẩm
Câu trả lời của HS.
SẢN PHẨM NHIỆM VỤ 3
3.1. Mô hình VSEPR (VALENCE SHELL ELECTRON PAIR REPULSION – lực đẩy các cặp electron hóa trị)
Nhiệm vụ 1: Sao cho lực đẩy giữa chúng là nhỏ nhất.
Nhiệm vụ 2: 
AXnEm
Trong đó:
A: nguyên tử trung tâm.
X: nguyên tử xung quanh (phối tử).
n: số nguyên tử X đã liên kết với A
E: cặp electron không liên kết của A.
m: số cặp electron không liên kết của A.
Nhiệm vụ 3: Công thức VSEPR của phân tử NH3: AX3E1
Nhiệm vụ 4: Công thức VSEPR của phân tử CH4: AX4E0
Nhiệm vụ 5: 
Công thức Lewis
Số cặp electrong chung
Số cặp electron riêng
Công thức VSEPR
3.2. Hình dạng của một số phân tử và ion.
Nhiệm vụ 1: 
Công thức AXnEm
Dạng hình học
Góc liên kết
Ví dụ
AX2
Đường thẳng
180°
BeCl2, BeH2, CO2
AX3
Tam giác phẳng 
120°
BF3, SO3
AX4
Tứ diện 
109,5°
CH4
AX2E1
Hình chữ V (gấp khúc)
< 120°
SO2
AX3E1
Chóp tam giác 
< 109,5°
NH3
AX2E2
Hình chữ V (gấp khúc) (nt)
< 109,5°
H2O
d) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV chia lớp thành 4 nhóm.
– Yêu cầu HS làm việc nhóm và thảo luận theo Nhiệm vụ 3.
– GV có thể trình chiếu một số hình ảnh về hình dạng của một số phân tử và ion
– HS thực thực hiện theo yêu cầu của giáo viên, nêu thắc mắc nếu có.
Thực hiện nhiệm vụ
– GV theo dõi và hỗ trợ HS thực hiện nhiệm vụ bằng những gợi ý.
HS quan sát hình ảnh và trả lời các câu hỏi của gv
Báo cáo kết quả, thảo luận
– GV gọi đại diện các nhóm trả lời hoặc yêu cầu mỗi nhóm trả lời 1 – 2 câu hỏi.
– HS được GV mời trình bày câu trả lời đã thảo luận.
– Các HS khác theo dõi, góp ý và chỉnh sửa.
Kết luận, nhận định
– Yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của các bạn khác.
– Nhận xét về độ chính xác của các câu trả lời, phân tích các nội dung mà HS trình bày, thống nhất nội dung cốt lõi (kiến thức trọng tâm) để ghi vào vở.
– HS đưa ra nhận xét góp ý.
– Theo dõi và ghi nhận nội dung kiến thức trọng tâm.
Kiến thức trọng tâm: 
Sử dụng mô hình VSEPR dự đoán dạng hình học phân tử
– AX2, AX3, AX4 lần dượt có hình dạng đường thẳng, tam giác, tứ diện.
– SO2, NH3, H2O lần lượt có công thức VSEPR dạng AX2E1, AX3E1, AX2E2 và có dạng hình học tương ứng là góc, tháp tam giác, góc.
2.4. Sự lai hóa orbital nguyên tử
a) Mục tiêu
– Trình bày được khái niệm về sự lai hóa AO (sp, sp2, sp3), vận dụng giải thích liên kết trong một số phân tử.
b) Nội dung
Học sinh hoạt động theo nhóm.
NHIỆM VỤ 4
4.1. Sư lai hóa Orbital nguyên tử.
Nhiệm vụ 1: Thế nào là orbital lai hóa ?
Nhiệm vụ 2: Nếu tổng số orbital tham gia lai hóa là 3 sẽ tạo ra bao nhiêu AO lai hóa?
4.2. Một số trạng thái lai hóa cơ bản
Nhiệm vụ 1: Hoàn thành bảng sau:
Nhiệm vụ 2: Hãy cho biết các hình vẽ sau mô tả sự hình thành các AO lai hóa nào?
Lai hóa ?
Lai hóa ?
Lai hóa ?
Nhiệm vụ 3: Giải thích liên kết trong phân tử dựa trên sự lai hóa của nguyên tử trung tâm.
Nhiệm vụ 4: Dựa trên bước 1 và 2 (đã hướng dẫn ở trên), hãy dự đoán trạng thái lai hóa của nguyên tử C, N, B và Be trong các phân tử sau:
Phân tử
Công thức Lewis
Công thức VSEPR
Tổng n + m
Trạng thái lai hóa
CH4
NF3
BF3
BeF2
Nhiệm vụ 5: Giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử beryllium chloride (BeF2).
Nhiệm vụ 6: Giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử beryllium chloride (BF3).
Nhiệm vụ 7: Giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử methane (CH4).
Nhiệm vụ 8: Giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử NF3.
c) Sản phẩm
Câu trả lời của học sinh
SẢN PHẨM NHIỆM VỤ 4
4.1. Khái niệm lai hóa orbital
Nhiệm vụ 1: các orbital có mức năng lượng gần bằng nhau, tổ với hợp nhau tạo thành orbital mới, là những orbital lai hóa
Nhiệm vụ 2: số AO ban đầu = số AO lai hóa; kết quả là 3.
4.2. Một số trạng thái lai hóa cơ bản.
Nhiệm vụ 1:
Lai hóa
Các AO tham gia tổ hợp
Các AO lai hóa thu được
Góc liên kết
Còn được gọi là lai hóa
sp
AO ns, 1 AO np
2 AO sp
180o
Đường thẳng
sp2
AO ns, 2 AO np
2 AO sp2
120o
Tam giác
sp3
AO ns, 3 AO np
2 AO sp3
109,5o
Tứ diện
Nhiệm vụ 2:
1 AO ns + 1 AO np → 2 AO sp
Lai hóa sp
1 AO ns + 2 AO np → 3 AO sp2
Lai hóa sp2
1 AO ns + 3 AO np → 4 AO sp3
Lai hóa sp3
Nhiệm vụ 3: 
Bước 1: Viết công thức Lewis của phân tử cần giải thích.
Bước 2: Xác định số nguyên tử liên kết trực tiếp với A, số cặp electron hóa trị riêng của A. Nếu tổng là 2; 3 hoặc 4 thì trạng thái lai hóa của A lần lượt là sp; sp2 hoặc sp3.
(Nếu đã xác định được hình dạng phân tử, suy luận trực tiếp dạng lai hóa của nguyên tử trung tâm; bỏ qua bước 1 và 2).
Bước 3: Viết cấu hình electron của nguyên tử trung tâm, trình bày sự lai hóa của các AO trên nguyên tử trung tâm.
Bước 4: Mô tả sự xen phủ giữa các AO để tạo thành liên kết (xen phủ trục tạo liên kết sigma và xen phủ bên tạo liên kết pi).
Nhiệm vụ 4:
Phân tử
Công thức Lewis
Công thức VSEPR
Tổng n + m
Trạng thái lai hóa
CH4
AX4E0
4
sp3
NF3
AX3E1
4
sp3
BF3
AX3E0
3
sp2
BeF2
AX2E0
2
sp
Nhiệm vụ 5:
– Cấu hình electron của Be là 1s22s2.
– Mô tả sự lai hóa AO nguyên tử trung tâm:
AO 2s tổ hợp với 1 AO 2p tạo ra 2 AO lai hóa sp và còn 2 AO p không lai hóa
– Mô tả sự xen phủ các AO: 2 AO lai hóa sp của nguyên tử Be xen phủ với 2 AO p của 2 nguyên tử F → 2 liên kết σ hướng về hai phía của một đường thẳng.
Góc liên kết: 180o.
Sự hình thành phân tử BeF2
Nhiệm vụ 6:
– Cấu hình electron của B là 1s22s22p1.
– Mô tả sự lai hóa AO nguyên tử trung tâm:
AO 2s tổ hợp với 2 AO 2p tạo 3 AO lai hóa sp2, còn 1 AO p không lai hóa.
– Mô tả sự xen phủ các AO: 3 AO lai hóa sp của nguyên tử B xen phủ với 3 AO p của 3 nguyên tử F → 3 liên kết σ hướng về ba đỉnh của một tam giác.
Góc liên kết: 120o.
Sự hình thành phân tử BF3
Nhiệm vụ 7:
– Cấu hình electron của C là 1s22s22p2.
– Mô tả sự lai hóa AO nguyên tử C:
AO 2s tổ hợp với 3 AO 2p tạo 4 AO lai hóa sp3.
– Mô tả sự xen phủ các AO: 4 AO lai hóa sp3 của nguyên tử C xen phủ với 4 AO s của 4 nguyên tử H → 4 liên kết σ hướng về bốn đỉnh của một tứ diện đều.
Góc liên kết: 109,5o.
Sự hình thành phân tử CH4
Nhiệm vụ 8:
– Cấu hình electron của N là 1s22s22p3.
– Mô tả sự lai hóa AO nguyên tử trung tâm:
AO 2s tổ hợp với 3 AO 2p tạo 4 AO lai hóa sp3.
– Mô tả sự xen phủ các AO: 3 AO lai hóa sp3 của nguyên tử N xen phủ với 3 AO p của 3 nguyên tử F → 3 liên kết σ hướng về ba đỉnh của một tứ diện đều. Đỉnh còn lại là AO sp3 chứa gặp electron riêng của N.
Góc liên kết: < 109,5o.
Sự hình thành phân tử NF3
d) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV chia lớp thành 4 nhóm.
– Yêu cầu HS làm việc nhóm và thảo luận theo Nhiệm vụ 3.
– HS thực thực hiện theo yêu cầu của giáo viên, nêu thắc mắc nếu có.
Thực hiện nhiệm vụ
– GV theo dõi và hỗ trợ HS thực hiện nhiệm vụ bằng những gợi ý.
HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
Báo cáo kết quả, thảo luận
– GV gọi đại diện các nhóm trả lời hoặc yêu cầu mỗi nhóm trả lời 1 – 2 câu hỏi.
– HS được GV mời trình bày câu trả lời đã thảo luận.
– Các HS khác theo dõi, góp ý và chỉnh sửa.
Kết luận, nhận định
– Yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của các bạn khác.
– Nhận xét về độ chính xác của các câu trả lời, phân tích các nội dung mà HS trình bày, thống nhất nội dung cốt lõi (kiến thức trọng tâm) để ghi vào vở.
– HS đưa ra nhận xét góp ý.
– Theo dõi và ghi nhận nội dung kiến thức trọng tâm.
Kiến thức trọng tâm
Các orbital tổ hợp với nhau thành các orbital mới – orbital lai hóa
Lai hóa sp: 01 orbital s tổ hợp với 01 orbital p thành 02 orbital lai hóa sp tương đương nhau, hướng về hai phía của một đường thẳng.
Lai hóa sp2: 01 orbital s tổ hợp với 02 orbital p thành 03 orbital lai hóa sp2 tương đương nhau, hướng về ba đỉnh của một tam giác đều.
Lai hóa sp3: 01 orbital s tổ hợp với 03 orbital p thành 04 orbital lai hóa sp3 tương đương nhau, hướng về bốn đỉnh của một tứ diện đều.
3. Hoạt động: Luyên tập
a) Mục tiêu
Học sinh được củng cố kiến thức thông qua bài tập luyện tập.
b) Nội dung
Học sinh sử dụng sách giáo khoa và vận dụng kiến thưc đã học để trả lời câu hỏi
NHIỆM VỤ VẬN DỤNG
1. Bài tập 1
Viết công thức Lewis của các phân tử/ion sau:
CO2
NH3
OF2
BF3
CH4
NCl3
PH3
SO2
CF4
PCl3
SO3
HCN
HOCl
CS2
CCl4
H2S
NO2
NF3
NH4+
SO32–
SO42–
2. Bài tập 2
Viết công thức VSEPR và dự đoán hình học của các phân tử sau:
Phân tử
Công thức Lewis
Công thức VSEPR
Dạng hình học phân tử
CO2
SO3
PCl3
PH3
H2S
CCl4
NH4+
CS2
BF3
SCl2
OF2
3. Bài tập 3: Dự đoán trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm trong các phân tử sau:
Phân tử
Công thức Lewis
Trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm
Phân cực hay không phân cực?
NCl3
SO3
CO2
OF2
4. Bài tập 4:
Các nguyên tử carbon (1), (2) và (3) trong hình sau lần lượt ở những trạng thái lai hóa nào?
5. Bài tập 5: Trình bày sự tạo thành liên kết hóa học trong các phân tử sau dựa vào sự lai hóa của các nguyên tử trung tâm:
a) BeH2.
b) SO2.
c) NH3.
c) Sản phẩm
Học sinh làm các bài tập.
SẢN PHẨM NHIỆM VỤ VẬN DỤNG
1. 
CO2
NH3
OF2
BF3
CH4
NCl3
PH3
SO2
CF4
PCl3
SO3
HCN
HOCl
CS2
CCl4
H2S
NO2
NF3
NH4+
SO32–
SO42–
2. 
Phân tử
Công thức Lewis
Công thức VSEPR
Dạng hình học phân tử
CO2
AX2E0
Đường thẳng
SO3
AX3E0
Tam giác phẳng
PCl3
AX3E1
Tháp tam giác
PH3
AX3E1
Tháp tam giác
H2S
AX2E2
Gấp khúc (chữ V)
CCl4
AX4E0
Tứ diện
NH4+
AX4E0
Tứ diện
CS2
AX2E0
Đường thẳng
BF3
AX3E0
Tam giác phẳng
SCl2
AX2E2
Gấp khúc (chữ V)
OF2
AX2E2
Gấp khúc (chữ V)
3.
Phân tử
Công thức Lewis
Trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm
Phân cực hay không phân cực?
NCl3
sp3
Phân cực
SO3
sp2
Không phân cực
CO2
sp
Không phân cực
OF2
sp3
Phân cực
4. (1) sp3, (2) sp2, (3) sp.
5. a) 
– Công thức Lewis: 
– Công thức VSEPR là AX2E0 lai hóa sp.
– Cấu hình electron của Be là 1s22s2.
– Mô tả sự lai hóa AO nguyên tử trung tâm:
AO 2s tổ hợp với 1 AO 2p tạo ra 2 AO lai hóa sp và còn 2 AO p không lai hóa
– Mô tả sự xen phủ các AO: 2 AO lai hóa sp của nguyên tử Be xen phủ với 2 AO s của 2 nguyên tử H → 2 liên kết σ hướng về hai phía của một đường thẳng.
Góc liên kết: 180o.
Sự hình thành phân tử BeH2
b)
– Công thức Lewis: 
– Công thức VSEPR là AX2E1 lai hóa sp2.
– Cấu hình electron của S là 1s22s22p63s23p4.
– Mô tả sự lai hóa AO nguyên tử trung tâm:
AO 3s tổ hợp với 2 AO 3p tạo ra 3 AO lai hóa sp2 và còn 1 AO p không lai hóa
– Mô tả sự xen phủ các AO: 1 AO lai hóa sp2 của nguyên tử S xen phủ với 1 AO p của 1 nguyên tử O → 1 liên kết σ và dùng AO p không lai hóa chứa electron độc thân xen phủ với AO p có chứa electron độc thân của nguyên tử O đó → 1 liên kết σ. Nguyên tử S sử dụng 1 AO lai hóa sp2 chứa cặp electron để tạo liên kết cho nhận với AO trống của nguyên tử O còn lại. Nguyên tử S còn lại 1 AO lai hóa sp2 chưa cặp electron không liên kết, tạo ra lực đẩy với các liên kết S–O.
Góc liên kết: < 120o.
c)
– Công thức Lewis: 
– Công thức VSEPR là AX3E1 lai hóa sp.
– Cấu hình electron của N là 1s22s22p3.
– Mô tả sự lai hóa AO nguyên tử trung tâm:
AO 2s tổ hợp với 3 AO 2p tạo 4 AO lai hóa sp3.
– Mô tả sự xen phủ các AO: 3 AO lai hóa sp3 của nguyên tử N xen phủ với 3 AO s của 3 nguyên tử H → 3 liên kết σ hướng về ba đỉnh của một tứ diện đều. Đỉnh còn lại là AO sp3 chứa gặp electron riêng của N.
Góc liên kết: < 109,5o.
Sự hình thành phân tử NH3
d) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
– Yêu cầu HS làm việc cá nhân 
– Nhận nhiệm vụ, nêu thắc mắc (nếu có)
Thực hiện nhiệm vụ
– Theo dõi và hỗ trợ cho nhóm HS nếu gặp khó khăn bằng những gợi ý phù hợp.
– Thảo luận và trả lời câu hỏi vào nhiệm vụ luyện tập.
Báo cáo kết quả, thảo luận
– Yêu cầu các HS phát biểu câu trả lời hoặc trình bày lên bảng.
– Trình bày bài làm của mình lên bảng
– Các HS khác theo dõi để góp ý, sửa lỗi và bổ sung ý kiến.
Kết luận, nhận định
– Nhận xét về độ chính xác của các câu trả lời, phân tích các nội dung mà HS trình bày, thống nhất nội dung cốt lõi (kiến thức trọng tâm) để ghi vào vở.
– HS tổng kết kiến thức cá nhân.
4. Hoạt động: Vận dụng 
a) Mục tiêu
– Vận dụng được kiến thức đã học về liên kết hóa học để làm các dạng bài tập.
b) Nội dung
Học sinh thực hiện theo cá nhân
NHIỆM VỤ VẬN DỤNG
1. Vận dụng công thức phân tử theo mô hình VSEPR để dự đoán được dạng hình học và vận dụng khái niệm lai orbital để giải thích dạng hình học đã dự đoán theo công thức phân tử theo mô hình VSEPR.
c) Sản phẩm
Câu trả lời của học sinh
SẢN PHẨM NHIỆM VỤ VẬN DỤNG
1. Mô hình VSEPR được sử dụng để mô tả dạng hình học của các phân tử dựa trên lực đẩy giữa các cặp electron hóa trị. Để sử dụng mô hình VSEPR, công thức phân tử của chất được viết dưới dạng AXnEm. Trong đó:
A: nguyên tử trung tâm;
X: nguyên tử liên kết với nguyên tử A; n là số nguyên tử;
E: cặp electron hóa trị chưa liên kết của nguyên tử A; m là số cặp electron;
Lưu ý: Nếu nguyên tử trung tâm lẻ một electron thì electron đó vẫn được tính tương đương một cặp electron.
+ Trường hợp AXn (với n = 2, 3, 4, )
 • Với n = 2, phân tử có cấu trúc thẳng.
 • Với n = 3, phân tử có cấu trúc tam giác phẳng.
 • Với n = 4, phân tử có cấu trúc tứ diện.
+ Trường hợp AXnEm
 • Với dạng AX2E, phân tử có dạng góc.
 • Với dạng AX3E, phân tử có dạng tháp tam giác.
 • Với dạng AX2E2, phân tử có dạng góc.
Có một số trường hợp mô hình VSEPR không giải thích được hình dạng phân tử nhưng có thể giải thích theo sự lai hóa orbital nguyên tử như CH4, NF3, 
Có 3 trạng thái lai hóa cơ bản: lai hóa sp3, lai hóa sp2 và lai hóa sp.
d) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
– Giao cho học sinh thực hiên cá nhân ngoài giờ học trên lớp và nộp bài vào tiết sau
– Nhận nhiệm vụ, nêu thắc mắc (nếu có)
Thực hiện nhiệm vụ
– Học sinh thực hiên theo yêu cầu của giáo viên
–Tìm kiếm thông tin và trả lời câu hỏi.
Báo cáo kết quả, thảo luận
– Yêu cầu các HS phát biểu câu trả lời hoặc trình bày lên bảng.
– Trình bày bài làm của mình lên bảng
– Các HS khác theo dõi để góp ý và bổ sung ý kiến.
Kết luận, nhận định
– Nhận xét về độ chính xác của các câu trả lời, phân tích các nội dung mà HS trình bày, thống nhất nội dung cốt lõi (kiến thức trọng tâm) để ghi vào vở.
– HS tổng kết kiến thức cá nhân.
IV. PHỤ LỤC
1. BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM
Giáo viên có thể sử dụng các công cụ sau để đánh giá hoạt động nhóm của HS khi làm việc.
Bảng 1. Đánh giá hoạt động nhóm
Họ tên học sinh: 	Nhóm học sinh: 	
Tiêu chí
Mức độ (điểm)
Điểm
4
3
2
1
Hợp tác nhóm
Quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, lắng nghe và phản hồi tích cực.
Quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, lắng nghe nhưng chưa phản hồi.
Ít quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, ít lắng nghe và phản hồi.
Không quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, chưa lắng nghe và phản hồi.
Trách nhiệm, vì mục đích chung của nhóm.
Có trách nhiệm nhưng một số còn lợi ích cá nhân.
Một số chưa có trách nhiệm và còn vì lợi ích cá nhân.
Đa số không có trách nhiệm và vì lợi ích cá nhân.
Tích cực hoàn thành công việc của nhóm đúng thời gian.
Tích cực nhưng một số chưa hoàn thành công việc đúng thời gian.
Chưa tích cực hoàn thành công việc của nhóm đúng thời hạn.
Không tích cực tham gia công việc của nhóm.
Tinh thần học hỏi, tiếp thu ý kiến
Sẵn sàng tiếp thu ý kiến của nhau, linh hoạt trong việc thực hiện các ý kiến.
Sẵn sàng tiếp thu ý kiến của nhau, nhưng chưa linh hoạt trong việc thực hiện các ý kiến.
Chưa linh hoạt tiếp thu ý kiến của nhau, chưa thực hiện các ý kiến.
Ít học hỏi lẫn nhau, không linh hoạt trong làm việc.
Kế hoạch làm việc
Rõ ràng, bám sát mục tiêu, phân công công việc cụ thể.
Rõ ràng, phân công công việc cụ thể nhưng chưa bám sát mục tiêu.
Chưa cụ thể và bám sát mục tiêu, có phân công công việc cụ thể.
Không rõ ràng, chưa sát mục tiêu, phân công công việc chưa cụ thể.
Tổng điểm
2. BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HÓA HỌC CỦA CÁ NHÂN
(Sử dụng đầu tiết luyện tập để học sinh xác định những nội dung học sinh đã nắm, hoặc đánh giá sản phẩm sơ đồ tổng kết bài học được giao về nhà ở cuối hoạt động 2.6).
Học sinh có thể sử dụng công cụ sau để tự đánh giá năng lực hóa học của HS bằng cách đánh dấu ü vào ô có hoặc không.
Họ tên học sinh: 	Nhóm học sinh: 	
STT
Tiêu chí
Có
Không
1
Viết được công thức Lewis của các phân tử/ion
2
Viết được công thức VSEPR
3
Dự đoán được trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm trong các phân tử.
4
Nêu được trạng thái lai hóa các nguyên tử C trong công thức cấu tạo của các phân tử
5
Trình bày được sự tạo thành liên kết hóa học trong các phân tử dựa vào sự lai hóa của các nguyên tử trung tâm.
Tuần:
Tiết:
Ngày soạn:
BÀI 2: PHẢN ỨNG HẠT NHÂN (4 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực chung
– Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về phóng xạ tự nhiên, phóng xạ nhân tạo, phản ứng hạt nhân và tìm hiểu ứng dụng của phản ứng hạt nhân phục vụ nghiên cứu khoa học, đời sống và sản xuất. 
– Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về phóng xạ tự nhiên, phóng xạ nhân tạo, phản ứng hạt nhân; hoạt động nhóm và cặp đôi hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo; tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
– Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm, liên hệ thực tiễn nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học và cuộc sống.
2. Năng lực hoá học
– Nhận thức hoá học: Nêu được sự phóng xạ tự nhiên; lấy ví dụ về sự phóng xạ tự nhiên; phóng xạ nhân tạo, phản ứng hạt nhân.
– Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học: Quan sát được hiện tượng tự nhiên có liên quan đến phản ứng hạt nhân, như Mặt trời, các ngôi sao, một số loại dược phẩm phóng xạ, hay khi nhìn thấy những cổ vật có ghi niên đại hàng trăm năm, ngàn năm, ...
– Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được các định luật bảo toàn số khối và điện tích cho phản ứng hạt nhân; vận dụng được kiến thức về phóng xạ và hạt nhân để biết ứng dụng vào nghiên cứu khoa học, đời sống và sản xuất, hay xác định niên đại cổ vật, các ứng dụng trong lĩnh vực y tế, năng lượng.
3. Phẩm chất 
– Cẩn thận, trung thực, trách nhiệm trong quá trình học tập và nghiên cứu. 
– Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập bộ môn hoá học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– Kế hoạch bài dạy, PowerPoint bài giảng (kèm theo máy chiếu).
– Các phiếu học tập, bảng kiểm, bảng đánh giá.
– Sách giáo khoa, sách giáo viên.
– Bộ câu hỏi thiết kế trên ứng dụng Kahoot/Quizizz hoặc in ra phiếu học tập.
2. Học sinh
– Tập vở ghi bài, sách giáo khoa.
– Giấy khổ lớn, bút viết để trình bày nội dung.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Khởi động ( 5 phút)
a) Mục tiêu
– Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập. Học sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực, hiệu quả.
b) Nội dung
Học sinh trả lời câu hỏi.
NHIỆM VỤ KHỞI ĐỘNG
0.1. Quan sát hình ảnh sau, em liên tưởng đến điều gì?
c) Sản phẩm
Trả lời của học sinh.
SẢN PHẨM NHIỆM VỤ KHỞI ĐỘNG
0.1. Bom hạt nhân, bom nguyên tử, ...
d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
– Yêu cầu HS quan sát hình và đọc sách CĐHT suy nghĩ câu trả lời cho câu hỏi trong nhiệm vụ khởi động.
– GV có thể chiếu một đoạn video về bom hạt nhân, bom nguyên tử..
– HS nhận nhiệm vụ học tập, nêu thắc mắc nếu có. 
Thực hiện nhiệm vụ
– Theo dõi HS thực hiện nhiệm vụ.
– HS quan sát video và suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Báo cáo kết quả, thảo luận
– GV yêu cầu 03 HS trình bày câu trả lời.
– 03 HS trả lời.
– Các HS khác theo dõi, nhận xét.
Kết luận, nhận định
– GV yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.
– GV kết luận lại câu trả lời, giải thích và dẫn dắt vào bài học.
– HS góp ý, bổ sung câu trả lời.
– HS theo dõi, lắng nghe giải thích của GV.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức
2.1.phản ứng hạt nhân
a) Mục tiêu
– Nêu được sơ lược về sự phóng xạ tự nhiên: lấy được ví dụ về sự phóng xạ tự nhiên.
– Vận dụng được các định luật bảo toàn số khối.
b) Nội dung
– Học sinh làm việc cá nhân và làm việc nhóm
NHIỆM VỤ 1
1.1. Khái niệm
Nhiệm vụ 1: Dưới đây là một số phản ứng hạt nhân: 
Nhận xét về đặc điểm của phản ứng hạt nhân.
Nhiệm vụ 2: So sánh sự khác nhau của phản ứng hạt nhân và phản ứng hóa học.
2. Định luật bảo toàn số khối và bảo toàn điện tích.
Nhiệm vụ 1: Quan sát các phản ứng sau: ; . Hãy nhận xét về tổng số khối và tổng điện tích trước và sau phản ứng.
Nhiệm vụ 2: Xét phản ứng tổng quát sau: 
Hoàn thành nội dung của các định luật sau:
(1) Bảo toàn số khối: 
(2) Bảo toàn điện tích:
c) Sản phẩm
Trả lời của học sinh
SẢN PHẨM NHIỆM VỤ 1
1.1. Khái niệm
Nhiệm vụ 1: Nhận xét về đặc điểm của phản ứng hạt nhân: là các phản ứng có sự biến đổi thành phần hạt nhân và năng lượng tỏa ra rất lớn.
Nhiệm vụ 2: 
Phản ứng hạt nhân
Phản ứng hóa học
– Biến đổi hạt nhân.
– Tỏa ra năng lượng vô cùng lớn.
– Biến đổi lớp vỏ electron.
– Tỏa hoặc thu năng lượng rất nhỏ so với phản ứng hạt nhân.
1.2. Định luật bảo toàn số khối và bảo toàn điện tích.
Nhiệm vụ 1: Tổng điện tích và tổng số khối trước và sau phản ứng không đổi.
Nhiệm vụ 2:
(1) Bảo toàn số khối: A1 + A2 = A3 + A4.
(2) Bảo toàn điện tích: Z1 + Z2 = Z3 + Z4.
d) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV chia lớp thành 4 nhóm.
– Yêu cầu HS làm việc nhóm, thảo luận theo Nhiệm vụ 1.
– HS thực thực hiện theo yêu cầu của giáo viên, nêu thắc mắc nếu có.
Thực hiện nhiệm vụ
– GV theo dõi và hỗ trợ HS thực hiện nhiệm vụ bằng nhữn

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_10_bai_1_lien_ket_hoa_hoc_nam_hoc_2022_2023.docx