Giáo án Giáo dục Quốc phòng và An ninh Lớp 10 - Tiết 34: Trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy

Giáo án Giáo dục Quốc phòng và An ninh Lớp 10 - Tiết 34: Trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Khái niệm chất ma túy, cách phân loại ma túy và hiểu biết về các chất ma túy thường gặp.

2. Kỹ năng: Hiểu khái niệm ma túy, biết cách phân loại ma túy, hiểu được các chất ma túy thường gặp.

- Biết được cách phòng chống ma túy đối với bản thân và cộng đồng.

3. Thái độ: Có ý thức cảnh giác để tự giác phòng tránh ma túy; không sử dụng, không tham gia vận chuyển, cất giấu hoặc mua bán ma túy; có ý thức phát hiện tố giác những người sử dụng hoặc mua bán ma túy.

- Biết yêu thương, thông cảm và chia sẻ với những người nghiện ma túy.

4. Định hướng các năng lực hình thành: Phát triển kĩ năng liên hệ, phân tích, đánh giá.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK GDQP-AN 10, sách giáo viên GDQP-AN 10.

2. Chuẩn bị của học sinh: Trang phục đảm bảo, SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: Nêu quá trình nghiện ma túy?

2. Bài mới

2.1 Hoạt động khởi động .

* Mục tiêu:

- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh, kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới.

Gv hỏi: Theo em biết gồm những cách nào để phòng chống ma túy?

2.2 Hoạt động hình thành kiến thức.

* Mục tiêu: Học sinh hiểu và nắm được cách phòng chống ma túy?

 

docx 2 trang yunqn234 7200
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục Quốc phòng và An ninh Lớp 10 - Tiết 34: Trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp
10A1
10A2
10A3
10A4
10A5
10A6
10A7
10A8
10A9
10A10
Ngày dạy
Tiết 34
TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH TRONG PHÒNG, CHỐNGMA TÚY
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Khái niệm chất ma túy, cách phân loại ma túy và hiểu biết về các chất ma túy thường gặp.
2. Kỹ năng: Hiểu khái niệm ma túy, biết cách phân loại ma túy, hiểu được các chất ma túy thường gặp.
- Biết được cách phòng chống ma túy đối với bản thân và cộng đồng.
3. Thái độ: Có ý thức cảnh giác để tự giác phòng tránh ma túy; không sử dụng, không tham gia vận chuyển, cất giấu hoặc mua bán ma túy; có ý thức phát hiện tố giác những người sử dụng hoặc mua bán ma túy. 
- Biết yêu thương, thông cảm và chia sẻ với những người nghiện ma túy.
4. Định hướng các năng lực hình thành: Phát triển kĩ năng liên hệ, phân tích, đánh giá.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK GDQP-AN 10, sách giáo viên GDQP-AN 10.
2. Chuẩn bị của học sinh: Trang phục đảm bảo, SGK. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu quá trình nghiện ma túy?
2. Bài mới
2.1 Hoạt động khởi động .
* Mục tiêu:
- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh, kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới.
Gv hỏi: Theo em biết gồm những cách nào để phòng chống ma túy?
2.2 Hoạt động hình thành kiến thức.
* Mục tiêu: Học sinh hiểu và nắm được cách phòng chống ma túy?
Nội dung
Hoạt động của GV - HS
1. TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH TRONG PHÒNG, CHỐNG MA TÚY:
- Học tập, nghiên cứu nắm vững những quy định của pháp luật đối với công tác phòng, chống ma tuý và nghiêm chỉnh chấp hành.
- Không sử dụng ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào.
- Không tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc làm những việc khác liên quan đến ma tuý.
- Khuyên nhủ bạn học, người thân của mình không sử dụng ma tuý hoặc tham gia các hoạt đông vận chuyển, mua bán ma tuý.
- Khi phát hiện những Học sinh, Sinh viên có biểu hiện sử dụng ma tuý hoặc nghi vấn buôn bán ma tuý phải báo cáo kịp thời cho Thầy, Cô giáo để có biện pháp ngăn chặn.
- Nâng cao cảnh giác tránh bị đối tượng xấu rủ rê, lôi kéo vào các việc làm phạm pháp, kể cả việc sử dụng và buôn bán ma tuý.
- Có ý thức phát hiện những đối tượng có biểu hiện nghi vấn dụ dỗ học sinh, sinh viên sử dụng ma tuý hoặc lôi kéo học sinh, Sinh viên vào hoạt động vận chuyển, mua bán ma tuý; báo cáo kịp thời cho Thầy, Cô giáo hoặc cán bộ có trách nhiệm của nhà trường.
- Phát hiện những đối tượng bán ma tuý xung quanh khu vực trường học và kịp thời báo cáo cho Thầy, Cô giáo, cán bộ nhà trường.
- Phát hiện và báo cáo kịp thời cho chính quyền địa phương những đối tượng mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý và những nghi vấn khác xảy ra ở địa bàn mình cư trú hoặc tạm trú.
- Tích cực tham gia phong trào phòng, chống ma tuý do nhà trường, tổ chức đoàn, tổ chức hội phụ nữ phát động.
- Hưởng ứng và tham gia thực hiện những công việc cụ thể, góp phần thực hiện nhiệm vụ phòng, chống ma tuý tại nơi cư trú, tạm trú do chính quyền địa phương phát động.
Hoạt động1:Trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma tuý
 - GV sử dụng phương pháp thuyết trình, lấy ví dụ thật cụ thể 
- Để góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ phòng, chống ma tuý trong học đường với trách nhiệm là Học sinh, Sinh viên em cần thực hiện tốt những nội dung nào?
- HS ghi chép bài đầy đủ, trả lời những vấn đề mà GV đặt ra:
- Theo em học sinh cần phải có trách nhiệm gì trong phòng, chống ma tuý? Tại sao ? 
- Gọi 1- 4 HS trả lời 
 - GV chốt lại, nhận xét đánh giá câu trả lời của HS .
 - Em đã làm được những gì để góp phần phòng, chống Ma tuý trong học đường hiện nay?
Gọi 1- 3 HS trả lời .
2.3. Hoạt động thực hành.
*Mục tiêu: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức, vận dụng lý thuyết áp dụng vào cuộc sống.
2.4. Hoạt động vận dụng mở rộng .
*Mục tiêu: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức, vận dụng mở rộng kiến thức đã học.
3. Hướng dẫn HS tự học ở nhà.
- Ôn lại bài tiết 31,32,33,34 để kiểm tra học kỳ 2.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_quoc_phong_va_an_ninh_lop_10_tiet_34_trach.docx