Giáo án Giáo dục quốc phòng an ninh 10 - Bài: Ma túy, tác hại của ma túy - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

Giáo án Giáo dục quốc phòng an ninh 10 - Bài: Ma túy, tác hại của ma túy - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

A.MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức

Nêu được các quy định của pháp luật về phòng chống ma túy. Phân tích được tác hại của ma túy, những hình thức và con đường gây nghiện

Chủ động tích cực vận động người thân, cộng đồng trong việc đấu tranh phòng, chống ma túy

2.Về năng lực

Nêu được các quy định của pháp luật về phòng chống ma túy, phân tích được tác hại của ma túy và những hình thức, con đường gây nghiện

3. Phẩm chất

Chủ động tích cực vận động người thân, cộng đồng trong việc đấu tranh phòng chống ma túy

B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Máy tính, máy chiếu, giấy A0, A4. Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi 2017, luật phòng chống ma túy 2021, luật xử lí vi phạm hành chính năm 2021, nghị định số 167/2013 và hình ảnh video minh họa liên quan đến bài học

 

docx 14 trang Phan Thành 05/07/2023 2270
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục quốc phòng an ninh 10 - Bài: Ma túy, tác hại của ma túy - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TÚY, TÁC HẠI CỦA MA TÚY ( 2 tiết )
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
Nêu được các quy định của pháp luật về phòng chống ma túy. Phân tích được tác hại của ma túy, những hình thức và con đường gây nghiện
Chủ động tích cực vận động người thân, cộng đồng trong việc đấu tranh phòng, chống ma túy
2.Về năng lực
Nêu được các quy định của pháp luật về phòng chống ma túy, phân tích được tác hại của ma túy và những hình thức, con đường gây nghiện
3. Phẩm chất
Chủ động tích cực vận động người thân, cộng đồng trong việc đấu tranh phòng chống ma túy
B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Máy tính, máy chiếu, giấy A0, A4. Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi 2017, luật phòng chống ma túy 2021, luật xử lí vi phạm hành chính năm 2021, nghị định số 167/2013 và hình ảnh video minh họa liên quan đến bài học
C. HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS khi nghiên cứu nội dung bài học. Trong đó thông qua hình 3.1 và hai yêu cầu đề ra, GV định hướng cho HS vào một trong những nội dung trọng tâm của bài học là chất ma túy và pháp luật về phòng chống ma túy
b) Nội dung
Hs quan sát hình 3.1 và liệt kê một số loại ma túy mà bản thân biết, tên văn bản pháp luật về phòng chống ma túy
c) Sản phẩm
ma túy thường gặp: Hê rô in, thuốc phiện; Hình 3.1a là katamine, hình 3.1b là methamphetamine, 3.1c là hê rô in
các văn bản pháp luật về phòng chống ma túy: Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017; luật phòng, chống ma túy 2021, luật xử lí vi phạm hành chính, nghị định số 167/2013/NĐ – CP
d) Tổ chức thực hiện
GV nêu yêu cầu trong SGK và gọi HS trả lời, sau đó dẫn dắt vào bài học
Hoạt động 2: Khám phá
I. Quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy
1.Thế nào là chất ma túy
a) Mục tiêu
Hs nắm được thế nào là chất ma túy, tiền chất ma túy, biết được tên gọi, đặc điểm của một số chất ma túy và cây chứa chất ma túy thường gặp
b) Nội dung
HS quan sát hình 3.2,3.3,3.4 đọc tên các chất ma túy, cây có chứa ma túy, tiền chất ma túy...
c) Sản phẩm
Chất ma túy là chất gây nghiện, chất hướng thần có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp được quy định trong danh mục chất ma túy của chính phủ. Chất gây nghiện là chất kích thích thần kinh hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng.Chất hướng thần là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng
Tiền chất là hóa chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản xuất ma túy được quy định trong danh mục tiền chất do chính phủ quy định
Phân biệt giữa tiền chất ma túy và ma túy: Tiền chất ma túy là hóa chất dùng vào việc sản xuất ma túy
d) Tổ chức thực hiện
GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho HS:
+ Ma túy là gì? Ma túy tồn tại ở dạng nào
+Tiền chất ma túy là gì? Phân biệt tiền chất ma túy và chất ma túy
HS làm việc theo nhóm và điền thông tin vào khổ giấy A0
Đại diện nhóm chia sẻ kết quả thảo luận, các nhóm khác lắng nghe và nhận xét
GV nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm, thống nhất nội dung
2.Các văn bản pháp luật về phòng, chống ma túy
a) Mục tiêu
HS nắm được những vấn đề cơ bản về phòng, chống ma túy theo quy định của bộ luật hình sự, luật phòng, chống ma túy; luật xử lí vi phạm hành chính và nghị định số 167/ 2013 NĐ – CP của chính phủ
b) Nội dung
HS nghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi
c) Sản phẩm
- Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi 2017. Bộ luật này quy định các tội phạm về ma túy tại chương XX , gồm 13 điều , từ điều 247 đến điều 259 có các tội như: Tội trồng cây thuốc phiện, ca cao, cây cần sa hoặc các loại cây có chất ma túy, tội sản xuất trái phép chất ma túy, tội tàng trữ trái phép chất ma túy,tội vận chuyển trái phép chất ma túy, tội mua bán trái phép chất ma túy, tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy
- Luật phòng, chống may túy 2021 bao gồm 8 chương, 55 điều, luật này quy định về phòng chống ma túy, quản lí người sử dụng trái phép chất ma túy, cai nghiện ma túy, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống ma túy, quản lí nhà nước và hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy
 - Luật sử lí vi phạm hành chính năm 2012: Phần thứ 3 của luật này có nội dung về “Áp dụng các biện pháp xử lí hành chính” ( gồm 5 chương, 29 điều từ điều 89 đến điều 118 ) phần này quy định các biện pháp xử lí hành chính nói chung, trong đó có vi phạm hành chính về ma túy, bao gồm các biện pháp: Giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Các tội phạm về ma túy
 -Trồng cây thuốc phiện hoặc cây khác có chứa chất ma tuý
- Sản xuất trái phép chất ma tuý
- Tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý
- Tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý
- Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý
Công việc nhà trường đã làm để phòng chống ma túy
-Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục về phòng, chống ma tuý
- Giáo dục pháp luật về phòng, chống ma tuý và lối sống lành mạnh cho học sinh
- Quản lý chặt chẽ, ngăn chặn học sinh, tham gia vào các tệ nạn ma tuý
d) Tổ chức thực hiện
GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm trả lời câu hỏi:
+ Các tội phạm về ma túy
+ Công việc nhà trường đã làm để tuyên truyền phòng chống ma túy
GV cho HS đọc chậm bộ luật hình sự 2015 sửa đổi năm 2017 ( Điều 247 đến điều 259 )
GV nêu nội dung cơ bản luật phòng chống ma túy
Cho Hs thảo luận và trả lời câu hỏi và giáo viên kết luận: Phòng chống ma túy là phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn ma túy, kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy
Cá nhân, gia đình có trách nhiệm phòng chống ma túy, tuyên truyền giáo dục người thân về tác hại của ma túy và thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy, quản lí, ngăn chặn các thành viên trong gia đình vi phạm pháp luật về phòng chống ma túy
II. Tác hại của ma túy và những hình thức, con đường gây nghiện
1. Tác hại của ma túy
a) Mục tiêu
Hs nhận thức được những hậu quả, tác hại của ma túy đối với người nghiện ma túy, gia đình người nghiện ma túy, với nền kinh tế và trật tự an toàn xã hội. Thấy được hậu quả nặng nề của tệ nạn ma túy gây ra cho mỗi cá nhân nói riêng và cộng đồng xã hội nói chung
b) Nội dung
HS nghiên cứu quan sát hình 3.5 và thông tin trong sgk 
c) Sản phẩm
Tác hại của ma túy:
+ Bản thân: Tổn hại sức khỏe, tinh thần, hủy hoại đạo đức, nhân cách. Có thể vi phạm pháp luật do không làm chủ được hành vi của mình. Nghiện ma túy làm tiêu tốn tài sản
+ Gia đình người nghiện: Tiêu tốn tài sản, tình cảm gia đình rạn nứt
+Nền kinh tế: Chi phí cho phòng, chống ma túy tăng, đầu tư nước ngoài giảm sút
+ Trận tự an toàn xã hội: Người nghiện ma túy có hành vi trộm cắp, cướp tài sản, gây rối trật tự công cộng, gia tăng tệ nạn xã hội...
d) Tổ chức thực hiện
GV chia nhóm, cho các nhóm thảo luận, đại diện nhóm trả lời
2. Đặc điểm và dấu hiệu nhận biết người nghiện ma túy
a) Mục tiêu
Hs nhận biết được đặc điểm,dấu hiệu nhận biết người nghiện ma túy. Qua đó liên hệ với tình hình lớp học, trường học, từ đó có ý thức phát hiện những người bạn có dấu hiệu nghiện ma túy và kịp thời báo cho nhà trường
b) Nội dung
học sinh nghiên cứu thông tin trong sách giáo khoa
tham gia thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi
c) Sản phẩm
người nghiện ma túy thường xuyên tụ tập bạn bè hay đi chơi khuya, dậy muộn ngày ngủ nhiều, tính khí thất thường, tâm trạng lo lắng bồn chồn ,thường xuyên có biểu hiện chống đối cáu gắt thích ở một mình, lười lao động luôn trong tình trạng uể oải mệt mỏi, chán ăn, không chăm lo vệ sinh cá nhân có nhu cầu tiêu tiền ngày một nhiều hoặc sử dụng tiền không có lý do chính đáng dễ bị kích động không làm chủ được hành vi à ảo giác manh động
d) Tổ chức thực hiện
- giao nhiệm vụ học tập :giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh đọc thông tin trong sách giáo khoa
- thực hiện nhiệm vụ: học sinh đọc thông tin và trả lời câu hỏi của giáo viên
Báo cáo thảo luận:giáo viên vận dụng phương pháp vấn đáp để làm rõ nội dung
Kết luận nhận định: giáo viên thống nhất nội dung
3. Hình thức, con đường gây nghiện ma túy
a)Mục tiêu
nắm được các hình thức con đường gây nghiện ma túy đối với học sinh với môi trường nhà trường giúp học sinh chủ động nhận biết các con đường gây nghiện và có các biện pháp phòng tránh cho bản thân
b) Nội dung
học sinh đọc thông tin và trả lời câu hỏi
bản thân người nghiện ma túy chủ động đến với ma túy và sử dụng ma túy
người nghiện ma túy do tò mò tìm hiểu cảm giác lạ khi sử dụng ma túy
người nghiện ma túy muốn thể hiện bản thân khẳng định cái tôi của mình trước bạn bè
người dùng ma túy bị bạn bè lôi kéo kích động sử dụng ma túy
người nghiện ma túy bị người khác cưỡng bức sử dụng ma túy 
c) Tổ chức thực hiện
- giao nhiệm vụ học tập: giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh đọc thông tin trong sách giáo khoa
- thực hiện nhiệm vụ: học sinh đọc thông tin và trả lời câu hỏi của giáo viên
- báo cáo thảo luận: giáo viên vận dụng phương pháp vấn đáp để làm rõ nội dung
- kết luận nhận định: giáo viên thống nhất nội dung
III. Trách nhiệm của Học sinh đối với việc phòng chống ma túy
1. Nhận thức
a) Mục tiêu
học sinh nhận thức được và trách nhiệm của mình trong phòng chống ma túy
b) Nội dung
học sinh đọc thông tin và trả lời câu hỏi
c) Sản phẩm
nhận thức đầy đủ về hậu quả, tác hại của ma túy chủ động bảo vệ bản thân không sử dụng ma túy dưới bất cứ hình thức nào
d) Tổ chức thực hiện
- giao nhiệm vụ học tập: giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh đọc thông tin trong sách giáo khoa
- thực hiện nhiệm vụ: học sinh đọc thông tin và trả lời câu hỏi của giáo viên
- báo cáo thảo luận: giáo viên vận dụng phương pháp vấn đáp để làm rõ nội dung
- kết luận nhận định: giáo viên thống nhất nội dung
2. Trách nhiệm cá nhân
a) Mục tiêu
học sinh nhận thức đầy đủ có trách nhiệm của bản thân mình trong việc phòng chống ma túy từ đó còn những công việc hành động cụ thể góp phần đẩy lùi tệ nạn ma túy ra khỏi đời sống xã hội
b) Nội dung
học sinh đọc thông tin trong sách giáo khoa và tham gia thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi
c) Sản phẩm
không vi phạm quy định của pháp luật về phòng chống ma túy
thực hiện nghiêm các quy định hoạt động các chương trình của nhà trường về phòng chống ma túy
vận động các thành viên trong gia đình bạn bè thực hiện các quy định của pháp luật về phòng chống ma túy
kịp thời tố giác hành vi của người vi phạm pháp luật về phòng chống ma túy cho gia đình nhà trường các cơ quan chức năng
d) Tổ chức thực hiện
- giao nhiệm vụ học tập: giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh đọc thông tin trong sách giáo khoa
- thực hiện nhiệm vụ: học sinh đọc thông tin và trả lời câu hỏi của giáo viên
- báo cáo thảo luận: giáo viên vận dụng phương pháp vấn đáp để làm rõ nội dung
- kết luận nhận định: ma túy là chất gây hại cho người sử dụng tồn tại ở nhiều dạng khác nhau ma túy gây hại cho người sử dụng và tác động đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội có nhiều hình thức con đường dẫn đến nghiện ma túy mỗi học sinh phải có ý thức luôn bảo vệ chính mình và thể hiện trách nhiệm cá nhân trong công tác phòng chống ma túy
Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu
thông qua câu hỏi giúp học sinh củng cố lại kiến thức đã học trong đó tập trung vào các chất ma túy và tác hại của ma túy nhất là tình trạng ma túy học đường đồng thời bước đầu có những định hướng giúp học sinh Có liên hệ với các hoạt động của nhà trường, Có liên quan đến công tác phòng chống ma túy.
b) Nội dung
Học sinh thực hiện các yêu cầu Và trả lời câu hỏi, Tình huống luyện tập.
c) Sản phẩm
Câu 1. Trình bày hiểu biết về một số chất ma túy điển hình và phổ biến ở Việt Nam hiện nay:
Cần sa:
Cần sa là loại ma túy được chế từ hoa và lá khô của cây cần sa. Loại ma túy này còn được biết đến với những tên khác như "cỏ", bồ đà, tài mà Cần sa nhìn giống như lá chè khô và có thể còn hạt hoặc còn các cành nhỏ. Cần sa có thể màu xám, xanh lá cây hoặc màu nâu. Cần sa thường được lăn bằng tay thành thuốc cuốn để hút, hoặc được hút bằng ống điếu. Một số người còn trộn cần sa với thức ăn như bánh ngọt hoặc bánh quy để ăn. Cần sa cũng có thể được trộn lẫn để hút cùng thuốc lá. Với liều dùng nhỏ, ảnh hưởng của cần sa có thể kéo dài trong vòng 5 giờ đồng hồ và người sử dụng có thể: Cảm thấy khỏe khoắn và sảng khoái một cách lạ thường; Có những hành động khác thường. Giữ thăng bằng và kiểm soát cơ thể kém; Cười nói nhiều hơn; Khó tập trung; Cảm giác đói; Nhịp tim nhanh hơn; Mắt ngầu đỏ; Chỉ tập trung vào một việc nhất định và thờ ơ với mọi việc khác. Những ảnh hưởng này thường làm cho người sử dụng cảm thấy mọi thứ đều chậm chạp và có cảm giác buồn ngủ.
Với liều dùng lớn sẽ làm cho người sử dụng: Lẫn lộn, bồn chồn, phấn chấn, nghe hoặc nhìn thấy những sự việc không có thực (ảo giác), lo lắng, sợ hãi, cảm thấy xa rời hoặc tách biệt khỏi thực tại. Nếu sử dụng cần sa thường xuyên và trong một thời gian dài, người sử dụng sẽ gặp phải những vấn đề sức khỏe sau: Tăng nguy cơ mắc viêm phế quản, ung thư phổi và các bệnh lý khác về đường hô hấp; Giảm động cơ làm việc; Giảm khả năng tập trung, trí nhớ và khả năng học hỏi những điều mới; Giảm ham muốn tình dục; Giảm lượng tinh trùng ở nam giới; Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới; Một số người còn gặp phải các ảnh hưởng về tâm lý, đặc biệt ở những người đã có tiền sử bệnh tâm thần phân liệt Trong cần sa có chất THC là yếu tố làm cho người sử dụng "phê". Khi hút cần sa, THC nhanh chóng qua phổi vào máu. Sau đó nó sẽ theo đường máu đi lên não, làm biến đổi tâm trạng của người sử dụng, khiến họ có cảm giác khác biệt. Người sử dụng cần sa trong một thời gian sẽ dẫn đến tình trạng lệ thuộc cần sa và sẽ luôn tìm cần sa để sử dụng.
Thuốc phiện: Cây thuốc phiện (cây anh túc) là loại cây thân cỏ, thân thẳng đứng, cao từ 1 - 1,5m, mọc ở nơi khí hậu mát, thích hợp với đất sét vôi. Nó có từ 8 - 12 nhánh phụ, mỗi nhánh có 1 bông hoa nhiều màu sắc, từ hoa sinh ra quả. Nhựa từ quả gọi là thuốc phiện sống. Nhựa thuốc phiện thường dùng để hút. Lúc đầu hút vào thấy có sự khoái lạc, tạo cảm giác hưng phấn, làm giảm đau nhức, mệt mỏi. Nhưng càng hút thì càng ngày càng phải tăng liều mới đạt được cảm giác như lần trước. Dần dần người hút bị suy sụp, mất hết nghị lực, ý chí và cả cảm giác không còn. Hơn thế, ở người sử dụng thuốc phiện còn xuất hiện các biến chứng như: viêm dạ dày, viêm ruột mạn tính, táo bón dai dẳng, phát ban ngoài da, tiểu tiện ra abumin, thường hay bị sưng phổi, mạch đập chậm và không đều. Nguy hiểm hơn là khi không có thuốc, người sử dụng ma tuý phải nạo xái trong ống thuốc ra để hút, hút xái độc hơn vì nó có khoảng 80 - 90% chất morphin.
Heroin: Đây là loại ma túy phổ biến nhất hiện nay. Là chất được tổng hợp từ moócphin có trong nhựa thuốc phiện. Heroin thường được sử dụng theo đường tiêm chích, hút hoặc hít. Chất này chạy tới não chỉ trong vòng chưa đến 10 giây nếu tiêm, 10 hoặc 15 phút nếu hút hít. Trong giai đoạn đầu sử dụng các đối tượng thường hút hoặc hít heroin nhưng sau đó chuyển sang đường tiêm chích khi độ dung nạp tăng và không đủ tiền mua thuốc hít nữa. Heroin có tác dụng giảm đau mạnh hơn morphin, nhưng độc hại hơn nhiều. Heroin có khả năng gây nghiện rất nhanh, người nghiện bị suy sụp nhanh chóng về thể xác lẫn tinh thần. Chỉ cần một liều khoảng 0,06g có thể gây chết người ngay sau khi tiêm (sốc thuốc).
Câu 2. Hậu quả, tác hại cuả tình trạng ma túy xâm nhập vào học đường:
Hậu quả:
Trong cặp sách hoặc túi quần áo thường có dụng cụ dùng sử dụng chất ma túy như: bật lửa, kẹo cao su, giấy bạc.
Hay xin ra ngoài đi vệ sinh trong thời gian học tập.
Thường tụ tập ở nơi hẻo lánh.
Thường hay xin tiền bố mẹ nói là đóng tiền học, quỹ lớp.
Lực học giảm sút.
Hay bị toát mồ hôi, ngáp vặt, ngủ gà ngủ gật, tính tình cáu gắt, da xanh tái, ớn lạnh nổi da gà, buồn nôn, mất ngủ, trầm cảm 
Ngại tiếp xúc với người thân, bạn tốt, có ý xa lánh mọi người; cố tránh các hoạt động vui chơi lành mạnh.
Câu 3. Em hãy nêu những hoạt động nhà trường đã làm để phòng, chống ma túy:
Giáo dục cho HS kĩ năng nhận biết ma túy và tác hại của ma túy: Hoạt động này nhằm giáo dục cho HS những kiến thức cơ bản và kiến thức nâng cao để nhận biết về ma túy, tác hại của ma túy và các cách phòng, chống ma túy. Cụ thể như: Định nghĩa về ma túy; nghiện ma túy; phòng, chống ma túy; cơ chế tác động của ma túy; Phân loại ma túy; một số thông tin về các chất, loại ma túy điển hình, thường gặp: cần sa, thuốc phiện, heroin, ma tuý tổng hợp ; dấu hiện nhận biết người sử dụng ma túy; những phương pháp khoa học xác định người nghiện ma túy; nguyên nhân và hậu quả khi HS sử dụng ma túy; các thủ đoạn lôi kéo, cưỡng bức sử dụng ma túy; tác hại của ma tuý đối với: bản thân người nghiện, gia đình, xã hội, nền kinh tế và văn hóa xã hội,...; các phương pháp cai nghiện ma túy hiện nay 
Phổ biến cho HS các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống ma tuý, xử lí các hành vi có liên quan đến ma tuý, quan điểm chỉ đạo và pháp luật về công tác phòng, chống ma túy của Đảng và Nhà nước ta và các quy định khác có liên quan. Đó là: Luật phòng, chống ma túy (Luật số 73/2021/QH14 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, ban hành ngày 30/3/2021); Chương XX (Các tội phạm về ma túy) Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015, gồm: Điều 247 về tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy; Điều 248 về tội sản xuất trái phép chất ma túy; Điều 249 về tội tàng trữ trái phép chất ma túy; Điều 250 về tội vận chuyển trái phép chất ma túy; Điều 251 về tội mua bán trái phép chất ma túy; Điều 253 về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy; Điều 254 về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy; Điều 255 về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; Điều 256 về tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy; Điều 257 về tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy; Điều 258 về tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy 
Giáo dục cho HS kĩ năng phòng chống ma túy, kĩ năng nhận biết các tình huống nguy cơ liên quan đến ma túy, bao gồm:
Kĩ năng xử lí khi gặp tình huống nguy cơ: cần bình tĩnh, không la hét hoặc khóc lóc; Từ chối và bỏ đi một cách khéo léo và dứt khoát, thông báo và chờ người thân, người lớn tới; di chuyển đến nơi đông người, an toàn; liên lạc ngay tới các số điện thoại 111, 113, 115 để được hỗ trợ.
Kĩ năng tìm kiếm và huy động sự hỗ trợ: Gồm: nhóm người thân trong gia đình và những người mà HS giao tiếp hàng ngày, nhóm những người đảm nhận chức trách quản lí an ninh trật tự nơi sinh sống; nhóm những nguồn hỗ trợ gián tiếp như website và hotline của các tổ chức phòng, chống ma túy hiện hành).
Kĩ năng xử lí khi có bạn bè, người thân sử dụng/nghiện ma túy: Cần giữ bình tĩnh để phân tích tình hình và lựa chọn giải pháp phù hợp; tiếp tục giữ mối quan hệ vốn có; chia sẻ với người lớn, thầy cô, chuyên gia để nhận được sự tư vấn hợp lí; tìm kiếm thông tin về ma túy, cai nghiện ma túy để nâng cao nhận thức cho bản thân và tìm cơ hội hỗ trợ, giúp đỡ bạn, người thân; chia sẻ thông tin nhận thức để động viên, khuyến khích bạn bè, người thân đi cai nghiện ma túy.Kĩ năng tố giác tội phạm liên quan đến ma túy: Cần hướng dẫn để các em giữ bình tĩnh, đảm bảo an toàn, nhẹ nhàng rút lui khỏi nơi phát hiện ra sự việc và thông báo cho các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
Tổ chức các hoạt động phòng chống ma túy một cách đa dạng, lồng ghép vào các môn học, tổ chức dưới dạng các hoạt động/trò chơi, các cuộc thi: tìm kiếm tư liệu, video, vẽ tranh, tuyên truyền, cổ động Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, thi sân khấu hóa về phòng, chống ma túy: Bên cạnh công tác tuyên truyền thì các nhà trường và các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về công tác phòng, chống tệ ma tuý trong học đường. HS được tham gia vào các sân chơi, các hội thi tiểu phẩm văn nghệ phòng chống ma túy trong HS. Các cá nhân, các đội thi xây dựng kịch bản, các tiết mục văn nghệ nhằm tuyên truyền, tẩy chay và tiến tới đẩy lùi các tệ nạn này ra khỏi học đường làm cho môi trường giáo dục trở nên an toàn và lành mạnh hơn. Thông qua các tiểu phẩm, HS đã truyền tải được các mặt trái của ma túy bằng hình thức sân khấu hóa sinh động để giáo dục, răn đe, lên án, tẩy chay các tệ nạn ma túy, tệ nạn xã hội thâm nhập vào học đường.
Phối hợp với gia đình, cơ quan, tổ chức và chính quyền địa phương để quản lí, giáo dục HS về phòng, chống ma túy.
Tăng thời lượng tuyên truyền phòng, chống ma túy trên hệ thống truyền thông ở xã, phường để giúp người dân và HS hiểu rõ tác hại của ma túy, cách nhận biết triệu chứng của người nghiện ma túy, phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm ma túy và trách nhiệm của công dân, của HS trong phòng, chống ma túy
Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu
ngoài việc củng cố kiến thức đã học phần này giúp học sinh mở rộng kiến thức chú trọng liên hệ với thực tiễn, trong đó chú trọng quá khổ các hoạt động thực tiễn gắn liền với nhà trường với địa bàn mà học sinh đang sinh sống; phát huy tính sáng tạo, chủ động ý thức trách nhiệm cộng đồng của các em ừ được khơi dậy những việc làm cụ thể ý nghĩa
b) Nội dung
học sinh đọc thông tin và trả lời các câu hỏi
c) Sản phẩm
Câu 1. Trao đổi với các bạn trong lớp về những công việc của lực lượng Công an đã thực hiện phòng, chống ma túy ở địa bàn (xã, phường) nơi em sinh sống:
Chủ trì hướng dẫn, chỉ đạo lực lượng cảnh sát phòng, chống tội phạm về ma tuý toàn quốc tiến hành các biện pháp nghiệp vụ phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, xử lý các loại tội phạm về ma tuý. 
Trực tiếp điều tra những vụ án về tội phạm ma tuý.
Là lực lượng chủ công, nòng cốt phối hợp tuyên truyền, vận động, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm về ma túy, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. 
a lực lượng Công an đã thực hiện phòng, chống ma túy ở địa bàn (xã, phường) nơi em sinh sống:
Chủ trì hướng dẫn, chỉ đạo lực lượng cảnh sát phòng, chống tội phạm về ma tuý toàn quốc tiến hành các biện pháp nghiệp vụ phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, xử lý các loại tội phạm về ma tuý. 
Trực tiếp điều tra những vụ án về tội phạm ma tuý.
Là lực lượng chủ công, nòng cốt phối hợp tuyên truyền, vận động, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm về ma túy, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. 
Câu 1. Trao đổi với các bạn trong lớp về những công việc của lực lượng Công an đã thực hiện phòng, chống ma túy ở địa bàn (xã, phường) nơi em sinh sống:
Chủ trì hướng dẫn, chỉ đạo lực lượng cảnh sát phòng, chống tội phạm về ma tuý toàn quốc tiến hành các biện pháp nghiệp vụ phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, xử lý các loại tội phạm về ma tuý. 
Trực tiếp điều tra những vụ án về tội phạm ma tuý.
Là lực lượng chủ công, nòng cốt phối hợp tuyên truyền, vận động, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm về ma túy, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. 
ủ trì hướng dẫn, chỉ đạo lực lượng cảnh sát phòng, chống tội phạm về ma tuý toàn quốc tiến hành các biện pháp nghiệp vụ phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, xử lý các loại tội phạm về ma tuý. 
Trực tiếp điều tra những vụ án về tội phạm ma tuý.
Là lực lượng chủ công, nòng cốt phối hợp tuyên truyền, vận động, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm về ma túy, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_quoc_phong_an_ninh_10_bai_ma_tuy_tac_hai_cu.docx