Giáo án Giáo dục Quốc phòng - An ninh khối 10 - Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (2 tiết) - Năm học 2022-2023

Giáo án Giáo dục Quốc phòng - An ninh khối 10 - Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (2 tiết) - Năm học 2022-2023

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS tìm hiểu về luật an toàn giao thông và trình bày được một số nội dung cơ bản về trật tự an toàn giao thông.

- Tự giác tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn giao thông và tham gia giao thông an toàn, biết tuyên truyền vận động mọi người chấp hành nghiêm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

2. Năng lực

Năng lực chung:

Năng lực tự học ; Năng lực hợp tác; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực giao tiếp

Năng lực chuyên biệt:

- Hình thành ý thức trong tham gia giao thông.

- Xác định trách nhiệm trong việc thực hiện đúng pháp luật về an toàn giao thông.

 

docx 15 trang Phan Thành 05/07/2023 1570
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục Quốc phòng - An ninh khối 10 - Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (2 tiết) - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ..
Tiết : 18
CHỦ ĐỀ 1 
BÀI 4	: PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ 
AN TOÀN GIAO THÔNG (2 tiết )
TIẾT 1: I. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS tìm hiểu về luật an toàn giao thông và trình bày được một số nội dung cơ bản về trật tự an toàn giao thông.
- Tự giác tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn giao thông và tham gia giao thông an toàn, biết tuyên truyền vận động mọi người chấp hành nghiêm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
2. Năng lực
Năng lực chung: 
Năng lực tự học ; Năng lực hợp tác; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực giao tiếp
Năng lực chuyên biệt:
- Hình thành ý thức trong tham gia giao thông.
- Xác định trách nhiệm trong việc thực hiện đúng pháp luật về an toàn giao thông.
3. Phẩm chất
- Có ý thức cao trong tham gia giao thông và là người có trách nhiệm với cộng đồng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Sách giáo khoa GDQP – An ninh 10, giáo án, máy tính.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa GDQP – An ninh 10, xem trước bài học
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài học
b. Nội dung: GV trình bày, HS lắng nghe
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 4.1 và trả lời câu hỏi khởi động của bài: 
Em hãy nêu nhận xét về các hành vi trong hình 4.1 liên quan đến pháp luật về trật tự an toàn giao thông 
- GV lấy tinh thần xung phong trả lời của HS, nhận xét các ý kiến trả lời.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát Hình 4.1 và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời:
- Các hành vi trong hình 4.1 đều chưa tuân thủ và chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông đường sắt, đường bộ và đường thủy:
+ Hình a: không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông; che ô (dù) khi đi xe gắn máy
+ Hình b: đi xe dàn hàng ngang trên đường
+ Hình c: sinh hoạt, chơi đùa trên đường ray tàu hỏa
+ Hình d: không mặc áo phao khi tham gia giao thông đường thủy
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV biểu dương tinh thần xung phong phát biểu ý kiến của HS.
- Giới thiệu bài: Tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của con người bất kì lúc nào. Mỗi ngày trôi qua có nhiều sinh mạng bị đe dọa bởi tai nạn giao thông? Đáng buồn hơn khi không ít những nạn nhân của tai nạn giao thông là học sinh, sinh viên.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (5 phút)
Hoạt động 1: I. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG. 1. Pháp luật về trật tự an toàn giao thông; 2. Vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (20 phút). 
a. Mục tiêu: Nắm vững quy tắc chung khi tham gia giao thông.
b. Nội dung: Vận dụng sgk, kiến thức để trả lời câu hỏi GV, thực hiện thảo luận
c. Sản phẩm: Nhận biết được một số biển bao thường gặp.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi khám phá trong SGK – 24: Em có thẻ di chuyển từ thủ đô Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh bằng những phương tiện giao thông nào? Để đảm bảo trật tự, an toàn giao thông. Em cần làm gì?
- Các phượng tiện có thể di chuyển từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh, là: xe máy, ô tô; tàu hỏa và máy bay 
- Để đảm bảo ATGT em phải:
-Không lái xe khi đã uống rượu, bia
-Không phóng nhanh vượt ẩu
-Không chở quá số người QĐ;
+ Đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy, xe đạp điện;
+ Mặc áo phao hoặc sử dụng dụng cụ nổi khi đi trên phương tiện đường thủy.
GV: Chuyển giao nhiệm vụ.
Yêu cầu học sinh theo dõi trong sách và trả lời: Khi tham gia giao thông thì những hành vi nào bị nghiêm cấm mà e biết? 
HS: đọc sách và trả lời câu hỏi
GV: tổng kết câu trả lời và chốt kiến thức.
GV: hỏi HS các e có biết những quy tắc nào mà bất kỳ 1 phương tiện nào tham gia giao thông đều phải chấp hành khồng?
HS tập trung suy nghĩ và trả lời:
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi khám phá trong SGK – 25: Bạn An điều khiển xe đạp đến ngã tư thì đèn đỏ bật sáng, cô cảnh sát giao thông ra hiệu lệnh cho phép đi nhưng An lưỡng lự. Em hãy tư vấn cho bạn An.
HS suy nghĩ và trả lời:Chấp hành luật giao thông là đúng nhưng trong trường hợp này An, cô CSGT đã ra tín hiệu cho phép đi, nên An vẫn có thể đi qua ngã tư mà không vi phạm luật giao thông
Em có biết: Hệ thống báo hiệu đường bộ bao gồm: Hiệu lệnh của người điều khiển GT, tín hiệu đèn GT, chiếu sang, biển hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, tường bảo vệ và rào chắn, cột kilomet, cọc H, mốc lộ giới, gương cầu lồi, dải phân cách và các thiết bị ATGT khác.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đọc sgk và tìm câu trả lời
- GV quan sát, hướng dẫn khi HS cần
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS đứng dậy trình bày câu trả lời
- HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung
Bướ 4: Kết luận, nhận định
- GV chuẩn kiến thức
- HS ghi nội dung vào vở
I. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG.
1. Pháp luật về trật tự, an toàn giao thông (10 phút).
Pháp luật về trật tự, an toàn giao thông là những quy phạm hành vi do nhà nước ban hành mà mọi người dân buộc phải tuân theo, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và bảo vệ trật tự xã hội trong lĩnh vực giao thông.
2. Một số quy định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
a. Một số hành vi bị nghiêm cấm (theo điều 8)
Điền kiển xe môtô, xe gắn máy, xe đạp điện, xe máy điện mà trong cơ thể có chất ma túy hoặc nồng độ cồn.
Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng. 
Không có giấy phép lái xe theo quy định, chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu, bấm còi, rú ga liên tục, bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu chung cư.
Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất.
-Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm: khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông.
b. Quy tắc chung (theo điều 9)
- Người tham gia giao thông phải đi về phía bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
c. Chấp hành báo hiệu đường bộ (theo điều 11)
Khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu có ý nghĩa khác nhau ở một khu vực, người tham gia giao thông phải chấp hành theo thứ tự như sau:
Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
Hiệu lệnh của đèn tín hiệu;
Hiệu lệnh của biển báo hiệu;
Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.
Tại nơi có hoặc không có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn.
d. Vượt xe và rẽ phải, rẽ trái (theo điều 14 và điều 15)
Khi vượt xe, xe xin vượt phải có tín hiệu xin vượt và bảo đảm các điều kiện an toàn. 
Xe bị vượt phải giảm tốc độ và nhường đường. 
Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái xe bị vượt, trừ trường hợp được phép vượt phải theo quy định
Khi rẽ phải, rẽ trái, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ, nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, cho các xe đi ngược chiều. 
Chỉ cho xe rẽ khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác. 
Hoạt động 2: e+g. Người đi bộ, người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp 
a. Mục tiêu: Biết được người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp khi tham gia giao thông cần chấp hành những quy định gì.
b. Nội dung: Vận dụng sgk, kiến thức để trả lời câu hỏi GV, thực hiện thảo luận
c. Sản phẩm: Chấp hành tốt luật khi tham gia giao thông.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS đọc sách trả lời câu hỏi: Câu 1: Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp cần tuân thủ những quy định nào? 
Câu 2: Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp không được thực hiện các hành vi nào?
HS theo dõi trong sách và theo hiểu biết trả lời câu hỏi: 
I. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG.
e. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp (theo Điều 30 và Điều 31)
Người điều khiển xe mô tô 2 bánh, xe gắn máy chỉ được chở 1 người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa 2 người, chở người bệnh đi cấp cứu, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật; trẻ em dưới 14 tuổi. 
Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.
Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách. 
Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp không được thực hiện các hành vi sau đây: đi xe dàn hàng ngang; đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác; sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính; sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh, buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đôi với xe hai bánh bằng hai bánh đôi với xe ba bánh; hành vi khác gây mất trật tự an toàn giao thông.
Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp, khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây: mang vác vật cồng kềnh, sử dụng ô; bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác; đừng trêu yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; hành vi khác gây mất trật tự an toàn giao thông.
g. Người đi bộ (theo Điều 32)
Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.
Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn có tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn. Trường hợp không có đường dành riêng cho người đi bộ qua đường thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn. 
Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang các vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện giao thông đường bộ. Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP. (5 phút) 
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học
b. Nội dung: GV giao câu hỏi, yêu cầu HS vận dụng sgk và kiến thức đã học để trả lời
c. Sản phẩm: Kết quả của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- Câu hỏi luyện tập: Bạn Minh đang học lớp 10 có em gái đang học lớp mẫu giáo lớn. Mỗi sáng đi học, Minh thường dắt em đi một đoạn khá xa tới chỗ có vạch kẻ sơn để qua đường. Sáng nay do dậy muộn, anh em Minh đi tắt đến trường bằng cách trèo qua dải phân cách rồi qua đường. Em sẽ nói gì với Minh và em gái Minh?
Trả lời:
- Em sẽ nói với Minh là vượt đường như vậy là vi phạm luật giao thông đường bộ; mặt khác, hành động này còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cho cả 2 anh em Minh. Do đó, Minh và em tuyệt đối không được thực hiện hành vi này một lần nữa.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Biết và nắm rõ luật khi tham gia giao thông.
b. Nội dung: Hiểu và biết cách thực hiện luật khi tham gia giao thông.
c. Sản phẩm: Chấp hành tốt luật khi tham gia giao thông.
d. Tổ chức thực hiện: Áp dụng các luật đã được học khi tham gia giao thông và tuyên truyền cho gia đình và người thân biết để thực hiện.
* Hướng dẫn về nhà
Đọc trước phần một số quy định về trật tự và an toàn đường sắt, đường thủy nội địa cùng với trách nhiệm của học sinh khi tham gia giao thông.
 Tổ trưởng
Cao Đức Cường
Ngày soạn : ..
Tiết : 19
CHỦ ĐỀ 1 
BÀI 4	: PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ 
AN TOÀN GIAO THÔNG (2 tiết )
TIẾT 2 : (3+4)Một số quy định về trật tự, ATGT đường sắt, đường thủy nội địa.
II. Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS tìm hiểu về luật an toàn giao thông và trình bày được một số nội dung cơ bản về trật tự an toàn giao thông.
- Tự giác tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn giao thông và tham gia giao thông an toàn, biết tuyên truyền vận động mọi người chấp hành nghiêm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực giao tiếp
Năng lực chuyên biệt:
- Hình thành ý thức trong tham gia giao thông.
- Xác định trách nhiệm trong việc thực hiện đúng pháp luật về an toàn giao thông.
3. Phẩm chất
- Có ý thức cao trong tham gia giao thông và là người có trách nhiệm với cộng đồng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Sách giáo khoa GDQP – An ninh 10.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa GDQP – An ninh 10, xem trước bài học
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài học
b. Nội dung: GV trình bày, HS lắng nghe
c. Sản phẩm: HS tìm hiểu những quy định xử phạt hành chính khi vi phạm một số lỗi cơ bản trong tham gia giao thông theo quy định hiện hành.
d. Tổ chức thực hiện: GV giới thiệu cho HS một số thống kê vi phạm luật giao thông, những hình ảnh do tai nạn gây nên.
Trong 8 tháng đầu năm 2022, cả nước xảy ra 7.488 vụ tai nạn giao thông, khiến 4.276 người thiệt mạng, 4.957 người bị thương. Bình quân mỗi ngày có tới 31 vụ tai nạn, khiến 18 người tử vong.
- Giới thiệu nội dung tiết học: Tìm hiểu một số quy định về trật tự ATGT đường sắt, đường thủy nội địa. Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự ATGT.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (35 phút)
Hoạt động 1: MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT.
a. Mục tiêu: Hiểu được trách nhiệm của học trong phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
b. Nội dung: Vận dụng sgk, kiến thức để trả lời câu hỏi GV, thực hiện thảo luận
c. Sản phẩm: nắm vũng kiến thức tham gia vào tuyên truyền phòng chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
GV yêu cầu HS đọc sgk và trả lời câu hỏi khám phá trong sgk cho cô biết: Theo em những hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động đường sắt?
+ HS trả lời câu hỏi dựa vào SGK.
GV yêu cầu hs trả lời câu hỏi luyện tập trong sgk – 27: Tan học Hùng và Hưng rủ nhau đi chơi ở đường tàu hỏa, tiện đi tắt về nhà qua lối đi tự mở cắt ngang đường tàu. Hai bạn thì đi bộ trên đường ray sau đó chụp ảnh rồi ngồi chơi chọi cỏ gà. Nghe tiếng còi tàu hỏa, Hùng lấy đá xếp lên đường ray để xem đá bị nghiền nát khi tàu chạy qua, Hưng nhổ mấy cây hoa để tung lên tàu chào hành khách. Em hãy phân tích những hành vi vi phạm pháp luật đường sắt trong tình huống trên?
HS trả lời: Những hành vi vi phạm pháp luật đường sắt trong tình huống trên là:
+ Vui chơi trên đường tàu hỏa
+ Lấy đá xếp lên đường ray
+ Lấy hoa ném lên tàu khi tàu đang chạy.
II. TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH
Một số hành vi bị nghiem cấm trong hoạt động đường sắt (theo Điều 9):
- Lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt, làm sai lệch công trình, hệ thống báo hiệu trên đường sắt, làm che lấp hoặc làm sai lạc tín hiệu giao thông đường sắt.
- Vượt rào, vượt chắn đường ngang, vượt qua đường ngang khi có tín hiệu cấm; vượt rào ngăn giữa đường sắt với khu vực xung quanh 
- Xả chất thải không bảo đảm vệ sinh môi trường lên đường sắt, để vật chướng ngại, đổ chất độc hại, chất phế thải lên đường sắt; để chất dễ chảy; chất dễ nổ trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt.
- Chăn thả súc vật, họp chợ trên đường sắt, trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt.
- Đi, đứng, nằm, ngồi hoặc hành vi khác trên đường sắt; đi, đứng, nằm, ngồi hoặc hành vi khác trên nóc toa xe, đầu máy, bậc lên xuống toa xe; đu, bám, đứng, ngồi hai bên thành toa xe khi tàu đang chạy trừ nhân viên đường sắt, lực lượng chức năng đang thi hành nhiệm vụ.
Hoạt động 2: MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA.
a. Mục tiêu: biết và hiểu được một số quy định về trật tự, ATGT đường thủy nội địa
b. Nội dung: Vận dụng sgk, kiến thức để trả lời câu hỏi GV, thực hiện thảo luận
c. Sản phẩm: nắm vững kiến thức để tham gia giao thông cho đúng đồng thời tuyên truyền cho người thân và gia đình.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS đọc sách và suy nghĩ trả lời câu hỏi:
Theo em, khi đi trên phương tiện vận tải hành khách ngang sông có thể xảy ra những tai nạn gì? Để phòng chống những tai nạn đó người lái phương tiện và hành khách cần phải làm gì?
HS suy nghĩ và đọc sách trả lời câu hỏi:
Trả lời:
- Khi đi trên phương tiện vận tải hành khách ngang sông có thể xảy ra những tai nạn, như: lật thuyền, thuyền gặp vùng nước xoáy 
- Để phòng chống những tai nạn đó người lái phương tiện cần phải:
+ Chấp hành nghiêm quy định về giao thông đường thủy.
- Để phòng chống tai nạn khi tham gia giao thông đường thủy, hành khách cần phải:
+ Tuyệt đối tuân thủ sự hướng dẫn của chủ phương tiện
+ Chịu trách nhiệm về những hậu quả xảy ra do việc không tuân thủ các quy định, hướng dẫn về mặc áo phao cứu sinh hoặc cầm (đeo) dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân
Gv đọc câu hỏi luyện tập và yêu cầu hs về nhà trả lời vào vở.
Lên lớp 10 bạn Sóng phải đi đò sang sông để đến trường và về nhà. Mấy ngày đầu Sóng đều mặc áo phao do bác lái đò đưa cho và ngồi im ở giữa thuyền. Mấy ngày sau, Sóng cầm áo phao ở tay và chỉ mặc khi bác lái đò nhắc thuyền sắp đi qua vùng nước xoáy. Gần đây Sóng không mặc áo phao nữa, thỉnh thoảng còn đứng ở mũi thuyền, bác lái đò thấy Sóng đã quen đi đò nên cũng không nhắc nữa. Em sẽ làm gì để giúp bác lái đò và bạn Sóng thực hiện đúng quy định khi đi đò?
I. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG.
4. Một số quy định về trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa
a) Trách nhiệm của chủ phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện vận tải hành khách ngang sông.
- Trang bị áo phao cứu sinh, dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân trên phương tiện bảo đảm dầy đủ về số lượng và phù hợp với tiêu chuẩn, yêu cầu kĩ thuật theo quy định.
- Trước khi cho phương tiện rời bến phát cho mỗi hành khách một áo phao cứu sinh hoặc dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân hướng dẫn và yêu cầu hành khách mặc áo phao cứu sinh hoặc cầm (đeo) dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân trong suất hành trình.
- Từ chối chuyên chở đối với những hành khách không tuân thủ việc mặc áo phao cưu sinh hoặc không sử dụng dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân theo hướng dẫn
- Chỉ được cho phương tiện rời bến khi hành khách đã ngồi ổn dịnh, hàng hóa, hành lí, xe máy, xe đạp đã xếp gọn gàng và sau khi đã kiểm tra phương tiện không chìm quá vạch dấu món nước an toàn.
b. Trách nhiệm của hành khách khi đi trên phương tiện vận tải hành khách ngang sông
- Tuyệt đối tuân thủ sự hướng dẫn của chủ phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện trong việc thực hiện quy định về mặc áo phao cứu sinh hoặc cầm (đeo) dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân trong suất hành trình
- Chịu trách nhiệm về những hậu quả xảy ra do việc không tuân thủ các quy định, hướng dẫn về mặc áo phao cứu sinh hoặc cầm (đeo) dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân.
Hoạt động 3: II. PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG.
a. Mục tiêu: Nhận biết được các lỗi vi phạm khi tham gia giao thông từ đó biết cách phòng và chống các vi phạm pháp luật về trật tự và an toàn xã hội.
b. Nội dung: Vận dụng sgk, kiến thức để trả lời câu hỏi GV, thực hiện thảo luận
c. Sản phẩm: nắm vững kiến thức để tham gia giao thông cho đúng đồng thời tuyên truyền cho người thân và gia đình.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
- GV yêu cầu HS trả lời ý 1 câu hỏi
 sgk - 28: 
Theo em, thế nào là vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông? 
Trả lời:
- Vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông là hành vi trái pháp luật, chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật về trật tự, an toàn giao thông bảo vệ. 
- GV yêu cầu HS trả lời tiếp ý 2 câu hỏi
 sgk - 28: 
Học sinh cần làm gì để góp phần phòng chống, vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông?
- Để góp phần phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông mỗi học sinh chúng ta cần:
+ Tích cực, chủ động học tập và tự giác, gương mẫu tuân thủ quy định của pháp luật
+ Tích cực tham gia việc tuyên truyền, phổ biến và vận động người thân, học sinh và cộng đồng.
+ Giúp đỡ người khác tham gia giao thông an toàn, đúng quy định pháp luật đồng thời phát hiện, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông
+ GV chuẩn kiến thức, tổng kết:
II. PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG 
1 Vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông 
- Vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật về trật tự, an toàn giao thông bảo vệ.
2. Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.
- Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông là quá trình các lực lượng, các cấp, các ngành tổ chức, phối hợp bằng nhiều hình thức, biện pháp để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, điều tra, đấu tranh với những hành vi phạm toojivaf các hành vi vi phạm pháp luật khác về trật tự, an toàn giao thông, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội.
3. Trách nhiệm của học sinh
- Tích cực, chủ động học tập và tự giác gương mẫu tuân thủ quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông khi tham gia giao thông 
- Tích cực tham gia việc tuyên truyền, phổ biến và vận động người thân, học sinh và cộng đồng nơi sinh sống thực hiện pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.
Giúp đỡ người khác tham gia giao thông an toàn, đúng quy định pháp luật đồng thời phát hiện ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5 phút)
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học
b. Nội dung: GV giao câu hỏi, yêu cầu HS vận dụng sgk và kiến thức đã học để trả lời
c. Sản phẩm: Kết quả của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi:
1. Em hãy nhận xét về 2 cách qua đường sau của một nhóm học sinh:
- Chọn chỗ ngắn nhất, đợi khi vắng xe ôtô thì chạy thật nhanh qua đường .
- Nắm tay nhau thành 1 hàng ngang rồi qua đường .
Trả lời:
- Cả hai cách qua đường của nhóm học sinh đều vi phạm luật giao thông, vừa không đảm bảo an toàn cho bản thân.
2. Em hãy cho biết: Những hành vi nào ở các hình 4.2a,b,c,d,e,g vi phạm pháp luật và có thể gây ra những hậu quả gì ? Nguyên nhân những vi phạm đó là gì?
Trả lời:
- Các hành vi trong hình 4.2 gây ra hậu quả là thiệt hại về tài sản và tính mạng con người
- Nguyên nhân chủ yếu ở đây là do ý thức của con người chưa tuân thủ và chấp hành đúng luật giao thông
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm chắc hơn về việc phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự và an toàn xã hội.
b. Nội dung: 
c. Sản phẩm: Thực hiện tốt việc tham gia giao thông và giữ gìn trật tự, ATXH
d. Tổ chức thực hiện: Từ những nội dung được học e hãy áp dụng vào thực tế cuộc sống và tuyên truyền cho gia đình và người thân của mình.
* Hướng dẫn về nhà:
Đề bài: Em hãy xây dựng và trình bày trước lớp một trong hai nội dung sau:
- Thư gửi gia đình em về chủ đề “An toàn giao thông – Hạnh phúc của mọi nhà”.
- Nội quy tham gia giao thông (Áp dụng cho hs trường em đang học) và kế hoạch tuyên truyền, vận động để mọi người thực hiện nội quy này.
Đọc trước Bài 5: Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội
 Tổ trưởng
Cao Đức Cường

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_quoc_phong_an_ninh_khoi_10_bai_4_phong_chon.docx