Giáo án Giáo dục quốc phòng an ninh Lớp 10 - Bài 7: Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy - Lê Xuân Kim

Giáo án Giáo dục quốc phòng an ninh Lớp 10 - Bài 7: Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy - Lê Xuân Kim

1. Về kiến thức:

- Hiểu được tác hại của tệ nạn ma tuý.

- Học sinh có ý thức cảnh giác để tự phòng tránh, không sử dụng, không tham gia vận chuyển, cất giấu hoặc mua bán ma tuý; có ý thức phát hiện tố giác những ngưười sử dụng hoặc buôn bán ma tuý.

2. Về kĩ năng:

- Biết vận dụng kiến thức đã được trang bị vào hoạt động thực tiễn phòng, chống ma tuý ở trường học cũng nhưư ở nơi cưư trú sinh sống.

3. Về thái độ:

- Biết thưương yêu, thông cảm, chia sẻ với những ngưười nghiện ma tuý, giúp họ vưượt qua trở ngại của cuộc sống, có ý chí phấn đấu trở thành ngưười

lưương thiện có ích cho xã hội.

- Lên án, đấu tranh với những người có hành vi mua bán, tổ chức, chứa chấp, dụ dỗ, lôi kéo ngưười khác vào việc mua bán, sử dụng trái phép chất ma tuý.

 

doc 11 trang Hồng Thoan 24/10/2024 320
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục quốc phòng an ninh Lớp 10 - Bài 7: Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy - Lê Xuân Kim", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐIỆN BIÊN
TRƯỜNG THPT THANH NƯA
KẾ HOẠCH XÂY DỰNG 
BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
MÔN HỌC: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG- AN NINH 
LỚP: 10
CHƯƠNG TRÌNH: CƠ BẢN
BÀI GIẢNG:
Bài 7- Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh 
trong phòng, chống ma túy
GIÁO VIÊN BỘ MÔN: LÊ XUÂN KIM
Điện Biên, tháng 11 năm 2016
Trường: THPT Thanh Nưa

MÔN: ĐỊA LÝ KHỐI 12- Ban cơ bản
Họ và tên GV: Lê Xuân Kim
Trình độ chuyên môn: Đại học
Trình độ Tin học: Chứng chỉ A
	
	TÊN BÀI GIẢNG:
Bài 7- Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy
Địa chỉ, số điện thoại di động của GV: GV- trường THPT Thanh Nưa- Huyện Điện Biên- Tỉnh Điện Biên. 
Số điện thoại: 01658 232 992
Email: lexuankim83@gmail.com

 Tiết PPCT: Số tiết của bài dạy: 03


I. Mục tiêu bài dạy:
1. Về kiến thức:
- Hiểu được tác hại của tệ nạn ma tuý.
- Học sinh có ý thức cảnh giác để tự phòng tránh, không sử dụng, không tham gia vận chuyển, cất giấu hoặc mua bán ma tuý; có ý thức phát hiện tố giác những người sử dụng hoặc buôn bán ma tuý. 
2. Về kĩ năng:
- Biết vận dụng kiến thức đã được trang bị vào hoạt động thực tiễn phòng, chống ma tuý ở trường học cũng như ở nơi cư trú sinh sống.
3. Về thái độ:	
- Biết thương yêu, thông cảm, chia sẻ với những người nghiện ma tuý, giúp họ vượt qua trở ngại của cuộc sống, có ý chí phấn đấu trở thành người 
lương thiện có ích cho xã hội. 
- Lên án, đấu tranh với những ngời có hành vi mua bán, tổ chức, chứa chấp, dụ dỗ, lôi kéo người khác vào việc mua bán, sử dụng trái phép chất ma tuý.
II. Yêu cầu của bài dạy:

 1. Về kiến thức của học sinh:
a) Kiến thức về CNTT: 
- Có kiến thức cơ bản về môn tin học của chương trình phổ thông, biết sử dụng Internet.
- Tạo được sự tương tác giữa giáo viên- tư liệu điện tử và học sinh để học sinh có thể chủ động chiếm lĩnh, khắc sâu kiến thức thông qua trả lời các câu hỏi tương tác
b) Kiến thức chung về môn học: 
- Hiểu được một số kiến thức về tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy.
2. Về trang thiết bị / đồ dùng dạy học:
a) Trang thiết bị / đồ dùng dạy học liên quan đến CNTT:
 - Phần cứng : màn hình, bàn phím, chuột, bộ vi xử lí,....
 - Phần mềm: soạn thảo văn bản, Adobi Presenter (bài giảng đã được đóng gói kết xuất ra các dạng để người học luôn sử dụng được ở mọi lúc, mọi nơi như file chạy.exe, gói SCORM, định dạng SCO, định dạng web), phần mềm đổi đuôi: TM. Total Video Conveter.
 b) Trang thiết bị khác / đồ dùng dạy học khác:
- Máy tính, máy chiếu 
- Loa, tai nghe, webcom, máy quay, máy ảnh.
III.Chuẩn bị cho bài giảng:

1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tìm hiểu mục tiêu bài giảng, tìm hiểu bài 7- SGKTr91
- Nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo.
- Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến tác hại của matúy. 
- Soạn bài giảng điện tử: Nghiên cứu chương trình soạn giáo án điện tử với phần mềm Adobi Presenter. Giáo viên soạn bài trình chiếu bằng Powerpoint sử dụng phần mềm hỗ trợ Adobi Presenter để chuyển đổi bài giảng lên trực tuyến.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Nội dung kiến thức sách giáo khoa GDQP-An ninh 10 – Ban cơ bản
- Sách, vở ghi, đồ dùng học tập. 
IV. Nội dung và tiến trình bài giảng 
(Sử dụng CNTT một cách sáng tạo hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học)
1. Tổ chức lớp:( Thời gian: 1 phút) Người học tự học trên bài giảng điện tử E- learning
2. Kiểm tra bài cũ: Không thực hiện kiểm tra bài cũ.
3. Bài giảng: (thời gian 44 phút)
a) Giới thiệu, dẫn nhập: GV giới thiệu bài giảng: ( Slide: 3,4)
Thiên nhiên Việt Nam có những đặc điểm hết sức đặc sắc và phong phú, những đặc điểm đó chịu ảnh hưởng của một nhân tố rất quan trọng đối với thiên nhiên nước ta, đó là chính là Biển Đông. Vậy Biển Đông có những đặc điểm nào, đặc điểm đó có tác động như thế nào đến khí hậu, địa hình, các hệ sinh thái ven biển nước ta và mang lại cho nước ta những nguồn tài nguyên thiên nhiên như thế nào, Biển Đông còn gây những khó khăn gì đối với quá trình phát triển kinh tế và đời sống. Chúng ta cùng đi tìm hiểu các vấn đề trên qua nội dung bài học hôm nay:
Tìm hiểu: Tiết 6: Bài 8- Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
* GV: Giới thiệu nội dung chính của bài học cần đi tìm hiểu gồm 2 phần:
1. Khái quát về Biển Đông
2. Ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam
 b) Nội dung bài mới: 
Hoạt động 1: Khái niệm, phân loại chất ma túy.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Gv nêu câu hỏi: em hãy nêu khái niệm chất ma túy?
Giáo viên nêu các quan điểm về khái niệm chất ma túy.
Giáo viên trình bày các cách phân loại chất ma túy.
Hs theo dõi SGK tìm câu trả lời.
Hs lắng nghe, ghi chép.
1.Khái niệm chất ma túy:
Có nhiều quan điểm khác nhau về ma túy.
- Theo từ điển tiếng Việt: “ma túy là tên gọi chung cho tất cả các chất có tác dụng gây trạng thái ngây ngất, đờ đẫn, dùng quen thành nghiện”.
- Theo quan điểm của tổ chức y tế thế giới (WHO): Ma túy là bất cứ chất nào khi đưa vào cơ thể con người có tác dụng làm thay đổi một số chức năng của cơ thể.
- Theo quan điểm của LHQ: “ma túy là những chất có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, khi xâm nhập vào cơ thể con người có tác dụng làm thay đổi ý thức và trí tuệ, làm cho con người phụ thuộc vào nó.
- Bộ luật hình sự của nước CHXHCN Việt Nam năm 1999 xác định rõ: Ma túy bao gồm nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao cô ca, lá, hoa, quả cây cần sa; lá cây cô ca; quả thuốc phiện khô, quả thuốc phiện tươi, heroin, cocain; chất ma túy khác ở thể lỏng và thể rắn.
- Dựa theo các quy định trên, Luật phòng, chống ma túy của nước ta đã đưa ra khái niệm về chất ma túy như sau: 
“Chất ma túy là chất gây nghiện, chất hướng thần, được quy định trong các danh mục do chính phủ ban hành”
“Chất gây nghiện là chất gây kích thích, ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng”
“Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng”
2. Phân loại chất ma túy
a) Phân loại theo nguồn gốc sản xuất ra chất ma túy.
- Chất ma túy có nguồn gốc tự nhiên.
- Chất ma túy có nguồn gốc bán tổng hợp
- Chất ma túy có nguồn gốc tổng hợp.
b) Phân loại dựa theo đặc điểm cấu trúc của chất ma túy.
c) Phân loại dựa theo mức độ gây nghiện và khả năng bị lạm dụng.
- Nhóm các chất ma túy có hiệu lực cao.
- Nhóm các chất ma túy có hiệu lực thấp.
d) Phân loại chất ma túy dựa vào tác dụng của nó đối với tâm, sinh lí của người sử dụng.
- Nhóm chất ma túy an thần.
- Nhóm chất ma túy gây kích thích.
- Nhóm chất ma túy gây ảo giác.
Hoạt động 2: Các chất ma túy thường gặp
Giáo viên giới thiệu các loại ma túy thường gặp.
Học sinh lắng nghe, ghi chép.
a) Nhóm các chất ma túy an thần
* Thuốc phiện
* Morphine
* Heroin
b) Nhóm chất ma túy gây kích thích
Các chất gây kích thích hệ thần kinh TW còn gọi là các chất “dophing”. Đây là những chất độc mạnh thuộc bảng A, rất nguy hiểm và khả năng gây nghiện cao. Phổ biến là các loại ma túy tổng hợp MDMA, estasy.
c) Nhóm các chất ma túy gây ảo giác
* Cần sa và các sản phẩm của nó
* Lysergide (LSD)
Hoạt động 3: Tác hại của ma túy đối với người sử dụng.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung


a) Gây tổn hại về sức khỏe
Ma túy gây tổn hại cho các hệ cơ quan: hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, các bệnh về da, làm giảm chức năng thải độc, tác động đến hệ thần kinh, suy nhược toàn thân.
b) Gây tổn hại về tinh thần
Sử dụng ma túy làm cho người nghiện thay đổi trạng thái tâm lí, sa sút về tinh thần. Họ thường xa lánh nếp sống, sinh hoạt lành mạnh, xa lánh người thân, bạn bè tốt. Nghiện ma túy gây ra nhiều hội chứng về tâm thần.
c) Gây tổn hại về kinh tế, tình cảm, hạnh phúc gia đình.
Nghiện ma túy làm tiêu tốn tài sản, làm đổ vỡ các mối quan hệ tốt đẹp giữa những người trong gia đình với người nghiện.
Hoạt động 4: Tác hại của ma túy đến nền kinh tế
Gv lấy dẫn chứng các số liệu của UBPCTNMT để minh họa cho phần này.
Hs lắng nghe, ghi chép.
- Việc duy trì các dịch vụ có liên quan đến ma túy vừa tốn kém về tiền của, vừa tiêu phí nguồn nhân lực quý giá cần thiết cho các nhu cầu và các mối quan tâm khác của xã hội. Hằng năm nước ta phải chi rất nhiều cho việc xóa bỏ cây thuốc phiện, công tác cai nghiện ma túy, công tác phòng chống ma túy.
- Làm suy giảm lực lượng lao động của gia đình và xã hội cả về chất lượng và số lượng; làm cho thu nhập quốc dân cũng giảm, chi phí cho dự phòng và chăm sóc y tế tăng.
- Đầu tư nước ngoài sẽ giảm nếu nước đó có tỉ lệ người nghiện cao.
Hoạt động 5: Tác hại của tệ nạn ma túy đối với trật tự, an toàn xã hội.
Câu hỏi: Đối với trật tự an toàn xã hội, ma túy gây ra những hậu quả gì?
Hs trả lời.
- Nghiện ma túy là nguyên nhân xô đẩy người lương thiện vào con đường phạm tội. Do người nghiện không làm chủ được hành vi của mình.
- Hoạt động mua bán, tổ chức sử dụng ma túy trái phép của các đối tượng và sự tụ tập của những người nghiện ở một địa bàn, kéo theo những tệ nạn xã hội và những vi phạm pháp luật khác sẽ gây bất ổn về an ninh, trật tự tại địa bàn đó. Gây tâm lí hoang mang, bất bình, lo sợ trong quần chúng nhân dân.
HOẠT ĐỘNG 6: Quá trình và nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy
Câu hỏi: em hãy cho biết những nguyên nhân nào dẫn tới việc học sinh nghiện ma túy và quá trình đó diễn ra thế nào?
Gv lắng nghe, nhận xét, kết luận.
Hs trả lời.
Quá trình và nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy.
a) Quá trình nghiện ma túy:
Quá trình này diễn ra theo trình tự sau: Sử dụng lần đầu tiên => Thỉnh thoảng sử dụng => Sử dụng thường xuyên => Sửu dụng do phụ thuộc.
Nghiện ma túy dễ dàng như trượt xuống dốc còn cai nghiện thì khó khăn như leo lên dốc thẳng đứng, thậm chí khó hơn. Người ta có thể chỉ mất 3 ngày để nghiện ma túy nhưng có khi phải mất cả đời để cai nghiện.
b) Nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy
* Nguyên nhân khách quan:
- Do lối sống buông thả của một bộ phận giới trẻ ngày nay.
- Sự phối hợp giáo dục giữa gia đình – nhà trường và xã hội chưa thật sự chặt chẽ.
 - Công tác quản lí địa bàn dân cư ở một số nơi chưa thật sự tốt.
- Do một bộ phận cha mẹ do công việc làm ăn mà chưa quan tâm con cái đúng mức.
* Nguyên nhân chủ quan:
- Do thiếu hiểu biết về tác hại ma túy, nên nhiều bạn trẻ bị rủ rê, lôi kéo sử dụng ma túy, tham gia vận chuyển ma túy.
- Do muốn thỏa mãn trí tò mò của tuổi trẻ, thích thể hiện mình...
Hoạt động 7: Dấu hiệu nhận biết học sinh nghiện ma túy.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Câu hỏi: Hs nghiện ma túy thường có những dấu hiệu nào?
HS trả lời.
Có thể nhận biết thông qua những biểu hiện sau:
- Trong cặp sách hoặc trong túi quần áo thường xuyên có bật lửa, kẹo cao su, giấy bạc.
- Thường xuyên xin ra ngoài đi vệ sinh trong thời gian học tập.
- Thường tụ tập nơi hẻo lánh.
- Thường xuyên xin tiền bố mẹ.
- Lực học giảm sút.
- Hay ngáp vặt, ngủ gật, tính tình cáu gắt, buồn nôn, mất ngủ, trầm cảm...
HOẠT ĐỘNG 8: Trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy
Câu hỏi: Để góp phần vào công tác phòng, chống ma túy thì học sinh cần phải làm gì?
Gv lắng nghe học sinh trả lời và nhận xét, kết luận.
Hs xem sách, tài liệu tìm câu trả lời.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ phòng chống ma túy học sinh cần thực hiện tốt những việc sau đây:
- Học tập, nghiên cứu nắm vững những quy định của pháp luật đối với công tác phòng, chống ma túy và nghiêm chỉnh chấp hành.
- Không sử dụng ma túy dưới bất kì hình thức nào.
- Không tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc làm những việc liên quan đến ma túy.
 - Động viên bạn học, người thân của mình của mình không sử dụng ma túy hoặc tham gia các hoạt động vận chuyển, mua bán ma túy.
- Khi phát hiện có người nghiện ma túy cần báo cho thầy cô, phụ huynh hoặc người có trách nhiệm.
- Nâng cao cảnh giác, tránh bị đối tượng xấu lợi dụng.
- Tích cực tham gia vào công tác phòng chống ma túy ở trường học hoặc địa bàn cư trú.
- Cam kết không sử dụng ma túy, không tham gia vào các tệ nạn xã hội, trong đó có tệ nạn ma túy.


c) Mở rộng và khái quát kiến thức: ( 1 phút)- Slide 43: Qua tìm hiểu nội dung bài cần nắm được đặc điểm khái quát về tác hại ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng chống ma túy qua sơ đồ
4. Liên hệ đến các môn học khác
5. Củng cố kiến thức và kết thúc bài ( 7 phút)- 
* Củng cố kiến thức, kiểm tra đánh giá mức độ hiểu bài của học sinh thông qua việc làm các bài tập trắc nghiệm tương tác:
1.Xây dựng sơ đồ nội dung bài học 
2. Các câu hỏi trắc nghiệm	
* Hoạt động nối tiếp: Slide 49
- Học bài và trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK trang 101

TV. Nguồn tài liệu tham khảo
1.Sách giáo khoa GDQP-AN 10- Nhà xuất bản GD 
2. Sách giáo viên GDQP-AN 10- Nhà xuất bản GD
3. httt:// bachkim.vn
4. Windows picture and Faxviewer
5. http: // cuocsongviet.com.vn
6.www.google.com
VI. Phân tích lợi ích của việc ứng dụng CNTT cho bài dạy : 
- Bài dạy sử dụng phần mềm Adobi Presenter nên khắc phục được nhiều nhược điểm của bảng đen, phấn trắng như:
 + Thông qua bài giảng học sinh có thể tự chủ động lĩnh hội kiến thức bộ môn GDQP-AN
Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh.
+ Tạo cho HS hứng thú say mê tìm hiểu kiến thức Giáo dục Quốc phòng an ninh
+ Tạo hiệu ứng trực quan sinh động. Sử dụng hiệu ứng giúp người học dễ dàng quan sát các hình ảnh, đoạn video và sơ đồ nội dung bài giảng từ đó tự chủ động tìm và lĩnh hội kiến thức của bài.
+ Có âm thanh ghi âm bài giảng nên rất dễ theo dõi nội dung từng đơn vị kiến thức, dễ dàng tiếp cận với các khái niệm mới thông qua sự dẫn dắt thuyết minh.
 + Có hình ảnh trực quan, bảng biểu minh họa cụ thể cho bài giảng mà không cần tới bảng phụ hay sách giáo khoa
 + Chữ vi tính thể hiện rõ ràng, đẹp, màu sắc hài hòa, câu từ được người biên soạn bài giảng chỉnh sửa công phu
 + Có phần trắc nghiệm sinh động để người học có cơ hội được kiểm chứng kiến thức mà mình vừa được lĩnh hội. Việc sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm giúp người học khắc sâu được kiến thức, dễ nhớ được các đơn vị kiến thức của bài.
 + Có thể xem qua lại nội dung giữa các slide khi cần thiết. Hơn nữa, người học có thể học bất cứ lúc nào miễn là có máy vi tính và file bài giảng điện tử đã được đóng gói. 

 
 Ngày 10 tháng 11 năm 2016
Người soạn 
	 Lê Xuân Kim
:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_quoc_phong_an_ninh_lop_10_bai_7_tac_hai_cua.doc