Giáo án Giáo dục quốc phòng an ninh Lớp 10 - Bài 3: Đội ngũ từng người không có súng - Nguyễn Anh Hào
I. ĐỘNG TÁC NGHIÊM.
1. Mục đích ý nghĩa:
Động tác nghiêm nhằm rèn luyện cho từng người có tác phong nghiêm túc tư thế hùng mạnh, khẩn trương và đức tính bình tỉnh, nhẫn nại, đồng thời rèn luyện ý thức tổ chức kỹ luật, thống nhất và tập trung, sẵn sàng chấp hành mệnh lệnh.
2. Trường hợp vận dụng:
Đứng nghiêm là động tác cơ bản của từng người, là cơ sở để thực hiện các động tác khác.
3. Kỹ thuật động tác:
a. Khẩu lệnh: " Nghiêm ". Chỉ có động lệnh " Nghiêm ", không có dự lệnh.
b. Cách làm động tác: Nghe dứt khẩu lệnh “Nghiêm”:
- Hai gót chân đặt sát vào nhau, nằm trên một đường thẳng ngang, hai bàn chân mở rộng 450 (Tính từ mép trong của hai bàn chân), hai chân thẳng, sức nặng toàn thân dồn đều vào hai chân.
- Ngực nở, bụng thót lại, hai vai thăng bằng.
- Hai tay buông thẳng, năm ngón tay khép lại và cong tự nhiên, đầu ngón tay cái đặt vào giữa của đốt thứ nhất và đốt thứ hai của ngón tay trỏ, đầu ngón tay giữa đặt đúng theo đường chỉ quần. Đầu ngay, miệng ngậm, cằm hơi thu về sau, mắt nhìn thẳng . Hết động tác nghiêm.
4. Chú ý: Khi thực hiện động tác nghiêm:
- Toàn thân không động đậy, không lệch vai.
- Mắt nhìn thẳng, nét mặt tươi vui, nghiêm túc, không nói chuyện, cười đùa.
Hưởng ứng phong trào đổi mới phương pháp và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác dạy học. Hưởng ưng cuộc thi thiết kế bài giảng E – Learning do Bộ giáo dục tổ chức học đồng thời đáp ứng nhu cầu cho việc học tập của người học trong thời kì công nghệ thông tin. Đồng thời góp phần xây dựng bộ bài giảng e-learning về nội dung điều lệnh đội ngũ cá nhân không có súng. Nội dung cụ thể ĐỘI NGŨ TỪNG NGƯỜI KHÔNG CÓ SÚNG Giới thiệu: Điều lệnh đội ngũ là văn bản quy phạm pháp luật thuộc hệ thống văn bản pháp luật của nhà nước do Bộ trưởng Bộ quốc phòng ký Quyết định ban hành. Đội ngũ từng người không có súng là một nội dung của Điều lệnh đội ngủ, có tác dụng rèn luyện cho học sinh ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong khẩn trương, hoạt bát, tinh thần luôn chấp hành mệnh lệnh. Đồng thời thể hiện sự thống nhất, trang nghiêm hùng mạnh của nhà trường trong các hoạt động và sinh hoạt tập thể. - Trong bài học này chúng ta cùng nghiên cứu các vấn đề và nội dung huấn luyện sau: 1. ĐỘNG TÁC NGHIÊM. 2. ĐỘNG TÁC NGHỈ. 3. ĐỘNG TÁC QUAY TẠI CHỖ. 4. ĐỘNG TÁC CHÀO. 5. ĐỘNG TÁC ĐI ĐỀU, ĐỨNG LẠI, ĐỔI CHÂN KHI ĐANG ĐI ĐỀU. 6. ĐỘNG TÁC GIẬM CHÂN, ĐỨNG LẠI, ĐỔI CHÂN KHI ĐANG GIẬM CHÂN. 7. ĐỘNG TÁC GIẬM CHÂN CHUYỂN THÀNH ĐI ĐỀU, ĐANG ĐI ĐỀU CHUYỂN THÀNH GIẬM CHÂN. 8. ĐỘNG TÁC TIẾN, LÙI, QUA PHẢI, QUA TRÁI.(2 tiết) 9. ĐỘNG TÁC NGỒI XUỐNG, ĐỨNG DẬY. 10. ĐỘNG TÁC CHẠY ĐỀU, ĐỨNG LẠI. 2. Mục đích - yêu cầu: sau bài học này các em cần * Hiểu được các động tác đội ngũ từng người không có súng. Đồng thời * Thực hiện được các động tác đội ngũ từng người không có súng. Qua đó * Tự giác luyện tập để thành thạo các động tác đội ngũ từng người không có súng. Có ý thức tổ chức kỹ luật, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Thủ tục huấn luyện: - Trước khi huấn luyện người Giáo viên huấn luyện phải tự kiểm tra công tác chuẩn bị của mình, kiểm tra thao trường, bải tập, có biện pháp xữ lý kịp thời các tình huống ảnh hưởng đến buổi lên lớp. - Tập hợp lớp, kiểm tra quân số, chỉnh đốn đội hình, báo cáo cấp trên (nếu có). - Để đảm bảo tính trực quan của người học nghe và nhìn thấy động tác mẫu của giáo viên thường vận dụng đội hình trung đội 2 hàng ngang đứng so le giữa hàng trên với hàng dưới. khi sắp xếp đội hình phải lưu ý hướng mặt trời, hướng gió mùa, nơi có nhiều người và phương tiện qua lại, đảm bảo cho người học không bị phân tán trong quá trình lên lớp. - Phổ biến các quy định về sẵn sàng chiến đấu, quy định kỷ luật, vệ sinh tthao tường, bải tập. - Kiểm tra bài cũ nhất là những phần có liên quan đến bài mới, kiểm tra nhanh gọn không mất nhiều thời gian đến bài mới. - Công bố tên bài. - Phổ biến ý định huấn luyện gồm: + Mục đích + Yêu cầu. + Nội dung. + Thời gian. + Tổ chức phương pháp Thực hành huấn luyện: Khi giảng một vấn đề huấn luyện thường thứ tự: 1, Nêu tên vấn đề huấn luyện hoặc nội dung huấn luyện. 2, Nêu ý nghĩa hoặc trường hợp vận dụng. 3, Giới thiệu 1 động tác: - Tên động tác. - Nêu, phân tích khẩu lệnh. - Giới thiệu mẫu động tác qua 3 bước: + Bước 1 Làm nhanh động tác: (Làm động tác như trong thực tiển xảy ra) + Bước 2 Làm chậm có phân tích động tác.(Vừa nói vừa làm động tác nói đến đâu làm đến đó có giải thích ngắn gọn) + Bước 3 Làm tổng hợp.(Làm tổng hợp chậm theo từng cử động, tức là làm phân đoạn. tuy nhiên căn cứ vào từng bài hoặc từng nội dung, từng đối tượng để vận dụng cho phù hợp, những nội dung không phân chia cử động hoặc động tác có kế thừa những nội dung trước thì thực hiện bước 3 giống như bước 1) 4, Nêu những điểm chú ý. (Cần nêu những chi tiết dễ sai của từng cử động và cách khắc phục, phổ biến kinh nghiệm luyện tập cho người học) 2. Mục đích - yêu cầu: sau bài học này các em cần * Hiểu được các động tác đội ngũ từng người không có súng. Đồng thời * Thực hiện được các động tác đội ngũ từng người không có súng. Qua đó * Tự giác luyện tập để thành thạo các động tác đội ngũ từng người không có súng. Có ý thức tổ chức kỹ luật, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao. I. ĐỘNG TÁC NGHIÊM. 1. Mục đích ý nghĩa: Động tác nghiêm nhằm rèn luyện cho từng người có tác phong nghiêm túc tư thế hùng mạnh, khẩn trương và đức tính bình tỉnh, nhẫn nại, đồng thời rèn luyện ý thức tổ chức kỹ luật, thống nhất và tập trung, sẵn sàng chấp hành mệnh lệnh. 2. Trường hợp vận dụng: Đứng nghiêm là động tác cơ bản của từng người, là cơ sở để thực hiện các động tác khác. 3. Kỹ thuật động tác: a. Khẩu lệnh: " Nghiêm ". Chỉ có động lệnh " Nghiêm ", không có dự lệnh. b. Cách làm động tác: Nghe dứt khẩu lệnh “Nghiêm”: - Hai gót chân đặt sát vào nhau, nằm trên một đường thẳng ngang, hai bàn chân mở rộng 450 (Tính từ mép trong của hai bàn chân), hai chân thẳng, sức nặng toàn thân dồn đều vào hai chân. - Ngực nở, bụng thót lại, hai vai thăng bằng. - Hai tay buông thẳng, năm ngón tay khép lại và cong tự nhiên, đầu ngón tay cái đặt vào giữa của đốt thứ nhất và đốt thứ hai của ngón tay trỏ, đầu ngón tay giữa đặt đúng theo đường chỉ quần. Đầu ngay, miệng ngậm, cằm hơi thu về sau, mắt nhìn thẳng . Hết động tác nghiêm. 4. Chú ý: Khi thực hiện động tác nghiêm: - Toàn thân không động đậy, không lệch vai. - Mắt nhìn thẳng, nét mặt tươi vui, nghiêm túc, không nói chuyện, cười đùa. II. ĐỘNG TÁC NGHỈ. 1. Trường hợp vận dụng: Động tác nghĩ vận dụng để khi đứng trong đội hình đỡ mỏi, đứng được lâu mà vẫn tập trung sự chú ý, giữ được tư thế, hàng ngũ nghiêm chỉnh. 2. Kỹ thuật động tác. a. Khẩu lệnh: " Nghỉ ". Chỉ có động lệnh " Nghỉ ", không có dự lệnh. b. Cách làm động tác: Nghe dứt khẩu lệnh “Nghỉ”: - Chân trái hơi chùng, sức nặng toàn thân dồn vào chân phải. - Thân người và hai tay vẫn giữ như khi đứng nghiêm. - Khi mỏi thì trở về thư thế nghiêm rồi đổi chân. Động tác nghĩ hai chân rộng bằng vai: - Áp dụng: Khi dứng trên tàu hải quân hoặc khi luyện tập thể dục, thể thao. - Động tác: Nghe dứt động lệnh “Nghỉ” chân trái bước sang bên trái một bước rộng bằng vai(Tính từ mép ngoài của hai gót chân), hai chân thẳng tự nhiên, thân người vẫn giữ tư thế nghiêm, sức nặng toàn thân dồn đều vào hai chân, đồng thới hai tay đưa về sau lưng, bàn tay trái nắm cổ tay phải, bàn tay phải vẫn nắm tự nhiên, lòng bàn tay hướng về phía sau. Khi mỏi đổi bàn tay phải nắm cổ tay trái. Hết động tác nghỉ. 4. Chú ý: Khi thực hiện động tác nghỉ - Chân không chùng quá. - Người không nghiêng ngả, không cười đùa, nói chuyện. III. ĐỘNG TÁC QUAY TẠI CHỖ. 1. Mục đích ý nghĩa: Quay tại chỗ là động tác cơ bản, làm cơ sở cho đổi hình, đổi hướng trong phân đội được trật tự thống nhất. 2. Trường hợp vận dụng: Động tác quay tại chổ vận dụng để đổi hướng nhanh chóng, chính xác mà vẫn giữ được vị trí đứng, duy trì được trật tự đội hình. 3. Kỹ thuật động tác. a. Động tác quay bên phải. - Khẩu lệnh: " Bên phải - Quay ". Có dự lệnh là "Bên phải", động lệnh là "Quay". - Cách làm động tác: Khi dứt động lệnh "Quay" thực hiện 2 cử động: + Cử động 1: Thân trên vẫn giữ ngay ngắn, hai đầu gối thẳng tự nhiên, lấy gót bàn chân phải và mũi bàn chân trái làm trụ phối hợp với sức xoay của thân người quay người sang phải 900, sức nặng toàn thân dồn vào chân phải. hết cử động 1 + Cử động 2: Đưa chân trái lên thành tư thế đứng nghiêm. Hết cử động 2 Hết động tác quay bên phải. b. Động tác quay bên trái. Động tác quay bên trái cơ bản giống động tác quay bên phải chỉ khác khẩu lệnh “bên trái – quay” và khi quay làm ngược lại với động tác quay bên phải. - Khẩu lệnh: " Bên trái - Quay ". khẩu lệnh có dự lệnh là "Bên trái", động lệnh là "Quay" - Cách làm động tác: Khi dứt động lệnh "Quay" ta thực hiện 2 cử động: + Cử động 1: Thân trên vẫn giữ ngay ngắn, hai chân thẳng tự nhiên, lấy gót bàn chân trái và mũi bàn chân phải làm trụ phối hợp với sức xoay của thân người quay toàn thân sang trái 900, sức nặng toàn thân dồn vào chân trái. Hết cử động 1. + Cử động 2: Chân phải lên thành tư thế đứng nghiêm. Hết cử động 2. Hết động tác quay bên trái c. Động tác quay nửa bên phải hoặc quay nửa bên trái Động tác quay nửa bên phải hoặc quay nửa bên trái giống như động tác quay bên phải hoặc quay bên trái chỉ khác: khẩu lệnh: “Nửa bên phải – Quay” hoặc “Nửa bên trái – Quay” và khi quay sang bên phải hoặc bên trái là 45o . - Quay nửa bên phải. + Khẩu lệnh: Nửa bên phải – Quay. Khẩu lệnh có dự lệnh là “Nửa bên phải” động lệnh “Quay”. Khi nghe dứt động lệnh “Quay”, Thực hiện hai cử động như quay bên phải, chỉ khác là quay sang phải một góc 45o. - Quay nửa bên trái. + Khẩu lệnh: Nửa bên phải – Quay. Khẩu lệnh có dự lệnh là “Nửa bên trai” động lệnh “Quay”. Khi nghe dứt động lệnh “Quay”, Thực hiện hai cử động như quay bên trái, chỉ khác là quay sang trái một góc 45o. d. Động tác quay đằng sau: - Khẩu lệnh: “ Đằng sau - Quay". Có dự lệnh là " Đằng sau ", động lệnh là " Quay ". b. Cách làm động tác: Khi nghe dứt động lệnh" Quay ", thực hiện 2 cử động: + Cử động 1: Thân người vẫn giữ ngay ngắn, hai chân thẳng tự nhiên, lấy gót chân trái và mũi chân phải làm trụ phối hợp với sức xoay của thân người quay người sang trái về sau một góc 1800, sức nặng toàn thân dồn vào chân trái, quay xong đặt cả bàn chân xuống đất. Hết cử động 1. + Cử động 2: Đưa chân phải lên thành tư thế đứng nghiêm. Hết cử động 2. Hết động tác quay đằng sau 4. Chú ý: Khi quay - Không lấy đà - Khi đưa chân phải(trái) lên không đưa sang ngang lấy đà đẻ giập gót. - Quay sang hướng mới sức nặng toàn thân nhanh chóng chuyển sang chân làm trụ để tư thế người đứng vững. - Không vung tay khi quay. IV. ĐỘNG TÁC CHÀO. 1. Mục đích ý nghĩa: Động tác chào biểu thị tính tổ chức, tính kỷ luật, tinh thần đoàn kết nếp sống văn minh và tôn trọng lẫn nhau. 2. Trường hợp vận dụng: 3. Động tác. a. Động tác chào cơ bản khi đội mũ cứng, mũ kêpi - Động tác chào: + Khẩu lệnh: " Chào”. Khẩu lệnh chỉ có động lệnh. + Động tác: Khi dứt động lệnh " Chào ", tay phải đưa lên theo đường gần nhất, đặt đầu ngón tay giữa vào vành mũ bên phải ( lưỡi trai), 5 ngón tay khép lại và duỗi thẳng, lòng bàn tay úp xuống, hơi chếch về phía trước. Bàn tay và cẳng tay thành một đường thẳng, cánh tay hơi nâng lên ao ngang tầm vai. Đầu ngay ngắn, mắt nhìn thẳng. Hết động tác chào. - Động tác thôi chào: + Khẩu lệnh: " Thôi”. Khẩu lệnh chỉ có động lệnh. + Khi nghe dứt động lệnh " Thôi ", tay phải đưa xuống theo đường gần nhất về tư thế đứng nghiêm. Hết động tác thôi chào. b. Động tác chào cơ bản khi đội mũ mềm, mũ hải quân. Khẩu lệnh và động tác chào cơ bản như khi đội mủ cứng, chỉ khác vị trí đặt ngón tay giữa. - Khi đội mủ mềm dã chiến: đầu ngón tay giữa đặt chạm vào bên phải vành lưởi trai. - Khi đội mủ mềm hải quân: đầu ngón tay giữa đặt chạm vào phía dưới bê phải vành mủ. c. Động tác nhìn bên phải(trái) chào. - Khẩu lệnh: “ Nhìn bên phải( trái)- Chào”. “Nhìn bên phải(trái)” là dự lệnh, “Chào” là động lệnh. - Động tác: Nghe dứt động lệnh “Chào”, tay phải đưa lên chào, đồng thời mặt đánh lên một góc 15o, quay sang phải hoặc trái 45o để chào. Hết động tác chào. * Thôi chào: - Khẩu lệnh “Thôi”. Khẩu lệnh chỉ có động lệnh. - Động tác: Nghe dứt động lệnh “Thôi”, tay phải đưa xuống theo đường gần nhất, đồng thời quay mặt về thành tư thế đứng nghiêm. + Khi thay đổi hướng chào từ bên phải (trái) sang bên trái (phải) thì đánh mặt nhìn theo người mình chào đến chính giữa phía trước thì dừng lại. Tay không đưa theo vành mũ. Khi thôi chào bỏ tay phải đưa xuống theo đường gần nhất, đồng thời quay mặt về thành tư thế đứng nghiêm. Hết động tác thôi chào. Hết động tác nhìn bên phải hoặc trái chào. d. Chào khi không đội mũ. - Trường hợp vận dụng: Quân nhân khi gặp quân phục không đội mủ, chào băng động tác trong các trường hợp sau: gặp nhau hoặc tiếp xúc với người ngoài quân đội và người nước ngoài: gặp quân kỳ trong đội ngũ, dự lễ chào quốc kỳ, mặc niệm, báo cáo, nhận lệnh trước cấp trên và khi rời khỏi cấp trên; gặp các đồng chí lãnh đạo Đảng, chính quyền; nhận phần thưởng; trước khi bắt tay đáp lễ cấp trên; gặp linh cữu có quân đội đi đưa; khi được giới thiệu; trước và sau khi phát biểu lần đầu tiên trên bục phát biểu trong hội nghị; khi giới thiệu chương trình và tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ. - Động tác: Khẩu lệnh động tác chào (thôi) như khi đội mũ, chỉ khác đầu ngón tay giữa cao ngang đuôi lông mày bên phải. e. Chào khi đến gặp cấp trên: Đến trước cấp trên cách từ 3 đến 5 bước, dừng lại đứng nghiem làm động tác chào. Khi cấp trên đáp lễ xong mới được báo cáo. Trong khi báo cáo vẫn thực hiện động tác chào. Báo cáo xong nói “Hết” bỏ tay xuống, đứng nghiêm chờ cấp trên chỉ thị. - Nội dung báo cáo: + Đối với cấp trên không trực tiếp: người báo cáo phải xưng hô họ và tên, chức vụ, đơn vị (phiên hiệu cấp mình và trên một cấp), báo cáo đồng chí (theo chức vụ hoặc cấp bậc của cấp trên), nội dung công việc , quân số , hết. + Đối với cấp trên trực tiếp: chỉ báo cáo đồng chí, (theo chức vụ hoặc cấp bậc của cấp trên), đơn vị, nội dung công việc , quân số , hết. - Rời khỏi cấp trên: Sau khi báo cáo cấp trên có thể nói “ Được” hoặc chỉ thị, nếu cấp trên chỉ thị thì phải nói “Rõ”, sau đó làm động tác chào trước khi rời khỏi vị trí báo cáo, khi cấp trên đáp lễ xong, người báo cáo bỏ tay xuống, quay về hướng định đi, về tư thế đứng nghiêm rồi đi đều hoặc chạy đều về vị trí (nếu quay đằng sau thì trước khi quay phải hoặc qua trái một bước). - Trong các trường hợp không thể chào bằng động tác (tay bận) thì đứng nghiêm để chào. Nếu đang đi (vừa đi vừa quay mặt vào người mình chào), có thể kết hợp với lời nói để chào. 4. Chú ý: - Không chào bằng tay trái. - Tay phải không đưa vòng, năm ngón tay khép(nhất là ngon cái và ngón út). - Không nghiêng đầu, lệch vai. - Khi thay đổi hướng chào không xoay người, điểm chạm dầu ngón tay với vành mũ có thay đổi. - Mắt nhìn thẳng vào người mình chào, không liếc nhìn xung quanh, không nói chuyện. - Khi mang găng tay (găng tay nghi lễ) vẫn chào bình thường; khi bắt tay phải tháo găng tay ra. V. ĐỘNG TÁC ĐI ĐỀU, ĐỨNG LẠI, ĐỔI CHÂN KHI ĐANG ĐI ĐỀU. 1. Động tác đi đều a. Mục đích ý nghĩa: b. Trường hợp vận dụng: Động tác đi đều vận dụng để di chuyển vị trí và đội hình có trật tự biểu hiện sự thống nhất, hùng mạnh và trang nghiêm. c. động tác. - Khẩu lệnh: “Đi đều – Bước”. Khẩu lệnh gồm dự lệnh và động lệnh,“Đi đều” là dự lệnh, “Bước” là động lệnh. - Động tác: Khi nghe dứt động lệnh bước thực hiện 2 cử động: + Cử động 1: Chân trái bước lên cách chân phải 60cm tính từ gót chân này đến gót chân kia(đối với quân nhân là 75cm), đặt gót rồi cả bàn chân xuống đất, sức năng toàn thân dồn vào chân trái, tay phải đánh ra phía trước, khuỷu tay gập lại và hơi nâng lên, cánh tay tạo với thân người một góc 60o, cẳng tay và bàn tay tạo thành đường thẳng và song song với mặt đất, cách thân người 20cm, có độ dừng, năm tay úp xuống, khớp xương thứ ba của ngón tay trỏ cao ngang mép dưới và thẳng với cúc áo ngực bên trái, tay trái đánh về phía sau, tay thẳng, sát với thân người, hợp với thân người một góc 45o lòng bàn tay quay vào trong, mắt nhìn thẳng. hết cử động 1. + Cử động 2: Chân phải bước lên cách chân trái 60cm, tay trái đánh ra phía trước như tay phải, tay phải đánh ra phía sau như tay trái(ở cử động 1), chỉ khác khớp xương thứ ba của ngón tay trỏ của tay trái cao ngang mép dưới và thẳng với cúc áo ngực bên phải. Hết cử động2 Cứ như vậy, chân nọ tay kia phối hợp liên tục bước với tốc độ 106 bước/ phút. - Khẩu lệnh hô trong khi đi đều là: " Một - hai, một - hai, một - hai...". " Một " rơi vào chân trái, " Hai " rơi vào chân phải. nếu đi theo nhạc thì “phách nặng” rơi vào chân trái. Chú ý: - Khi đánh tay ra trước phải nâng khửu tay và đúng độ cao - Đánh tay ra sau phải sái thân người - Hai tay có độ dừng, khớp cổ tay khóa lại. - Luôn giữ đúng độ dài mỗi bước và tốc độ đi. - Người ngay ngắn, không nghiêng ngã, gật gù, không quay nhìn xung quanh, không nói chuyện. -Mắt nhìn thẳng, nét mặt tươi vui, phấn khởi. 2. Động tác đứng lại. a. Trường hợp vận dụng: Động tác đứng lại vận dụng khi đang đi đều dừng lại được nghiêm chỉnh, trật tự, thống nhất mà vẫn giữ được đội hình. b. Động tác. + Khẩu lệnh " Đứng lại.....Đứng ". Có dự lệnh" Đứng lại", động lệnh là"Đứng " đều rơi vào chân phải. + Động tác: Khi nghe dứt động lệnh "Đứng" thực hiện 2 cử động: + Cử động 1: Chân trái bước lên một bước, bàn chân đặt chếch sang trái 22,50. Tay vẫn đánh. Hết cử động 1 + Cử động 2: Chân phải đưa lên đặt hai gót chân sát nhau, bàn chân chếch sang phải 22,50, đồng thời hai tay đưa về thành tư thế đứng nghiêm. Hết cử động 2 Chú ý: - Nghe dứt dự lệnh không đứng nghiêm ngay. - Chân phải không đưa ngang giập gót. 3. Động tác đổi chân khi đang đi đều. a. Mục đích ý nghĩa: Để thống nhất nhịp đi chung trong phân đội hoặc theo tiếng hô của người chỉ huy. b. Trường hợp vận dụng: Trường hợp khi đang đi đều thấy mình đi sai với nhịp hô của người chỉ huy hoặc nhịp nhạc: nhịp “Một” (phách nặng) khi bàn chân phải bước xuống, nhịp “Hai” (phách nhẹ) khi bàn chân trái bước xuống thì phải đổi chân. c. Động tác: thực hiện theo 3 cử động: + Cử động 1: Chân trái bước lên một bước (vẫn đi đều). Hết cử động 1 + Cử động 2: Chân phải bước lên một bước ngắn (bước đệm) đặt mủi bàn chân sau gót chân trái, dùng mũi bàn chân phải làm trụ, chân trái bước nhanh về phía trước một bước ngắn, hai tay vẫn giữ nguyên. Hết cử động 2 + Cử động 3: Chân phải bước lên phối hợp với đánh tay, đi theo nhịp bước thống nhất. Hết cử đông 3. Chú ý: - Khi thấy mình đi sai với nhịp đi chung của phân đội phải đổi chân ngay. - Khi đổi chân không được nhảy lò cò. - Chân, tay phải phối hợp nhịp nhàng. VI. ĐỘNG TÁC GIẬM CHÂN, ĐỨNG LẠI, ĐỔI CHÂN KHI ĐANG GIẬM CHÂN. 1. Động tác giậm chân: a. Trường hợp vận dụng: Động tác giậm chân vận dụng để điều chỉnh đội hình trong khi đi được nhanh chóng và trật tự. b. Kỹ thuật động tác. - Khẩu lệnh " Giậm chân - Giậm ". Khẩu lệnh có dự lệnh" Giậm chân ", động lệnh là " Giậm ". - Động tác: Khi dứt động lệnh “Giậm” thực hiện hai cử động: + Cử động 1: Chân trái nâng lên, mũi bàn chân cách mặt đất 20cm (đối với quân nhân là 30cm), tay phải đánh về trước, tay trái đánh về sau như động tác đi đều. + Cử động 2: Chân trái giậm xuống, Chân phải nâng lên, mũi bàn chân cách mặt đất 20cm, tay trái đánh về phía trước, tay phải đánh về phía sau như động tác đi đều, cứ như vậy chân nọ tay kia phối hợp nhịp nhàng giậm chân tại chỗ. * Khẩu lệnh hô trong khi giậm chân là:" Một - hai, một - hai, một - hai...". " Một " rơi vào chân trái " Hai " rơi vào chân phải. Chú ý - Đặt mũi bàn chân rồi đặt cả bàn xuống đất. - Không nghiêng người không lắc vai. - Chân nhấc lên đúng độ cao. 2. Động tác đứng lại. a. Khẩu lệnh " Đứng lại - Đứng ". Có dự lệnh" Đứng lại", động lệnh là"Đứng " đều rơi vào chân phải. b. Động tác: Khi nghe dứt động lệnh "Đứng" thực hiện 2 cử động: + Cử động 1: Chân trái giậm tiếp một bước, bàn chân đặt chếch sang trái 22,50, chân phải nâng lên. Hai tay vẫn đánh. + Cử động 2: Chân phải giậm xuống đặt hai gót chân sát nhau, bàn chân chếch sang phải 22,50, đồng thời hai tay đưa về thành tư thế đứng nghiêm. 3. Động tác đổi chân khi đang giậm chân. a. Mục đích ý nghĩa: Nhằm thống nhất nhịp giậm chung trong phân đội hoặc theo tiếng hô của người chỉ huy. b. Trường hợp vận dụng: Trường hợp khi đang giậm chân thấy mình giậm sai với nhịp hô của người chỉ huy hoặc nhịp nhạc: nhịp “Một” (phách nặng) khi bàn chân phải giậm xuống, nhịp “Hai” (phách nhẹ) khi bàn chân trái giậm xuống thì phải đổi chân. c. Kỹ thuật động tác. Động tác thực hiện theo 3 cử động : - Cử động 1: Chân trái giậm tiếp một nhịp, hai tay vẫn đánh. - Cử động 2: Chân phải giậm liên tiếp 2 nhịp ( Chạm mũi bàn chân xuống đất ), hai tay giữ nguyên. - Cử động 3: Chân trái giậm xuống kết hợp đánh 2 tay, rồi tiếp tục giậm chân theo nhịp thống nhất. VII. ĐỘNG TÁC GIẬM CHÂN CHUYỂN THÀNH ĐI ĐỀU, ĐANG ĐI ĐỀU CHUYỂN THÀNH GIẬM CHÂN. 1. Động tác giậm chân chuyển thành đi đều: a. Kỹ thuật động tác. + Khẩu lệnh" Đi đều.... Bước ", người chỉ huy hô dự lệnh và động lệnh khi chân phải giậm xuống. + Đang giậm chân, nghe dứt động lệnh " Bước ", chân trái bước lên chuyển thành động tác đi đều. 2. Động tác đi đều chuyển thành giậm chân. a. Kỹ thuật động tác. + Khẩu lệnh: " Giậm chân....Giậm ", người chỉ huy hô dự lệnh " Giậm chân " và động lệnh " Giậm " khi chân phải bước xuống. + Đang đi đều, nghe dứt động lệnh " Giậm ", chân trái bước lên một bước rồi dừng lại, chân phải nhấc lên, mũi bàn chân cách mặt đất 20cm rồi đặt xuống, cứ như vậy phối hợp nhịp nhàng chân nọ, tay kia giậm chân tại chỗ theo nhịp thống nhất. VIII. ĐỘNG TÁC TIẾN, LÙI, QUA PHẢI, QUA TRÁI. - Mục đích ý nghĩa: Động tác tiến, lùi, qua phải, qua trái giúp di chuyển vị trí ở cự ly ngắn (dưới 5 bước) và để diều chỉnh đội hình được trật tự thống nhất 1. Động tác tiến, lùi. a. Kỹ thuật động tác. +. Khẩu lệnh: " Tiến ( lùi ) X bước - Bước ". Khẩu lệnh có dự lệnh: " Tiến ( lùi ) X bước " và động lệnh là " Bước ". * Khi tiến: Khi dứt động lệnh “Bước” Chân trái bước lên cách chân phải 60cm (đối với quân nhân là 75cm), Thân người và tay vẫn giữ như khi đứng nghiêm. Chân phải bước tiếp cách chân trái 60cm, cứ như vậy bước đủ số bước thì dừng lại, đưa chân sau lên cùng với chân trước thành tư thế đứng nghiêm. Hết động tác tiến. * Khi lùi Khi dứt động lệnh “Bước” Chân trái lùi một bước về sau cách chân phải 60cm (đối với quân nhân là 75cm), Thân người và tay vẫn giữ như khi đứng nghiêm. Chân phải lùi tiếp cách chân trái 60cm, cứ như vậy bước lùi đủ số bước thì chân phải (trái) đưa về thành tư thế đứng nghiêm. Hết động tác lùi. 2. Động tác qua phải, qua trái. a. Kỹ thuật động tác. + Khẩu lệnh: "Qua phải( Trái ) X bước - Bước ". Có dự lệnh và động lệnh. + Nghe dứt động lệnh " Bước ", chân phải ( trái ) bước sang phải ( trái ) mỗi bước rộng bằng vai ( tính từ mép ngoài của hai bàn chân), sau đó chân trái ( phải ) đưa sang thành tư thế đứng nghiêm rồi tiếp tục bước đủ số bước quy định thì đứng lại thành tư thế đứng nghiêm. Chú ý: - Khi bước thân người phải ngay ngắn. - Không nhìn xuống để bước. IX. ĐỘNG TÁC NGỒI XUỐNG, ĐỨNG DẬY. - Trường hợp vận dụng: Động tác ngồi xuống, đứng đậy vận dụng để học tập, nghe nói chuyện ở ngoài bải tập được trật tự, thống nhất. 1. Động tác ngồi xuống. a. Kỹ thuật động tác. - Khẩu lệnh: " Ngồi xuống ". Không có dự lệnh, chỉ có động lệnh " Ngồi xuống ". - Cách làm động tác: Khi dứt động lệnh " Ngồi xuống" thực hiện 2 cử động. + Cử động 1: Chân trái đứng nguyên, chân phải bắt chéo qua chân trái, bàn chân phải đặt sát bàn chân trái, gót chân phải đặt ngang khoảng 1/2 bàn chân trái về phía trước. hết cử động 1. + Cử động 2: Người từ từ ngồi xuống, hai chân chéo nhau hoặc để rộng bằng vai, hai tay cong tự nhiên, hai khuỷu tay đặt trên hai đầu gối hai chân, bàn tay trái nắm cổ tay phải bàn tay phải, bàn tay phải nắm tự nhiên, mu bàn tay hướng lên trên, khi mỏi thì đổi tay, Hết động tác ngồi xuống. 2. Động tác đứng dậy. a. Kỹ thuật động tác. - Khẩu lệnh: " Đứng dậy ". Không có dự lệnh, chỉ có động lệnh " Đứng dậy ". - Cách làm động tác: Khi dứt động lệnh " Đứng dậy " thực hiện 2 cử động. + Cử động 1: Hai chân đặt bắt chéo nhau như khi ngồi xuống, hai bàn tay nắm lại chống xuống đất ( mu bàn tay hướng về trước), cổ tay thẳng, phối hợp với chân đẩy người đứng dậy. hết cử động 1. + Cử động 2: Đưa chân phải về đặt gót chân sát gót sát chân trái thành tư thế đứng nghiêm. Hết động tác đứng dậy. Chú ý: - Ngồi ngay ngắn,không di chuyển vị trí. - Đứng đậy, không chúi người, không chống tay về trước. X. ĐỘNG TÁC CHẠY ĐỀU, ĐỨNG LẠI. 1. Động tác chạy đều. a. Trường hợp vận dụng: Động tác chạy đều được áp dụng để di chuyển xa (trên 5 bước) được trật tự, thống nhất. b. Động tác. - Khẩu lệnh: "Chạy đều - Chạy ". Khẩu lệnh có dự lệnh là "Chạy đều" và có động lệnh là "Chạy ". - Động tác: + Nghe dứt dự lệnh " Chạy đều ": Hai bàn tay nắm lại, đầu ngón tay cái đặt lên bên ngoài đốt thứ hai của ngón tay giữa, hai tay co lên sát bên sườn, cổ tay ngang thắt lưng, lòng bàn tay úp vào trong. Toàn thân vẫn thẳng, mắt nhìn thẳng, người hơi ngả về trước, sức nặng toàn thân dồn vào 2 mũi bàn chân (không kiểng gót). + Nghe dứt động lệnh " Chạy ", làm 2 cử động: * Cử động 1: Dùng sức bật của chân phải, chân trái bước lên một bước cách chân phải 75cm tính từ hai gót bàn chân (đối với quân nhân là 85cm), đặt mũi bàn chân xuống đất, sức nặng toàn thân dồn vào mũi bàn chân trái, đồng thời tay phải đánh ra phía trước, cẳng tay hơi chếch vào trong người, nắm tay thẳng với đường khuy túi áo ngực bên phải, khuỷu tay không qua thân người. Tay trái đánh về phía sau, nắm tay không quá thân người. Thân trên thẳng. Hết cử động 1 * Cử động 2: Chân phải bước lên cách chân trái 75cm, tay trái đánh ra phía trước như tay phải, Tay phải đánh sau như tay trái (ở cử động1). Cứ như vậy chân nọ tay kia phối hợp nhịp nhàng chạy với tốc độ 170 bước/ phút. Hết cử động 2, Hết động tác chạy đều. * Khẩu lệnh hô trong khi chạy đều là: " Một - hai, một - hai, một - hai... ". " Một "' rơi vào chân trái khi bàn chân chạm đất, " Hai " rơi vào chân phải khi bàn chân chạm đất. Chú ý - Chạy bằng mũi bàn chân ( không chạy bằng cả bàn chân). - Tay đánh ra trước chếch đúng độ cao không ôm bụng. - Thân người ngay ngắn, mắt nhìn thẳng. 2. Động tác đứng lại. a. Trường hợp vận dụng: Động tác đứng lại vận dụng khi đang chạy đều dừng lại được trật tự và thống nhất mà vẫn giữ được đội hình. b. Động tác. - Khẩu lệnh " Đứng lại....Đứng ". Khẩu lệnh có dự lệnh" Đứng lại", động lệnh là"Đứng " đều rơi vào chân phải. - Động tác: Khi nghe dứt động lệnh "Đứng" thực hiện 4 cử động: + Cử động 1: Chân trái bước lên bước thứ nhất, vẫn chạy đều. Hết cử động 1. + Cử động 2: Chân phải bước lên bước thứ hai, vẫn chạy đều nhưng giảm tốc độ. Hết cử động 2. + Cử động 3: Chân trái bước lên bước thứ ba, bàn chân đặt chếch sang trái một góc 22,50 rồi dừng lại, hai tay vẫn đánh. Hết cử động 3. + Cử động 4: Chân phải đưa lên đặt gót chân sát gót chân trái, bàn chân đặt chếch sang phải một góc 22,50, đồng thời hai tay đưa về thành tư thế chuẩn bị hạy đều, rồi trở về tư thế đứng nghiêm. Hết cử động 1. Hết động tác đứng lại. Chú ý: - Mổi bước chạy ở từng cử động ngắn dần và giảm tóc độ. - Cử động 4 không lao người về trước. XI. CÂU HỎI CỦNG CỐ. Câu 1. Ai là người kí quyết định ban hành Điều lệnh Đội ngũ Quân Đội Nhân Dân Việt Nam? A. Chủ tịch nước CHXHCN B. Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng. C. Thủ tướng chính phủ. D. Bộ trưởng Bộ Công An. Câu 2. Trong động tác nghiêm, hai bàn chân mở rộng bao nhiêu độ là đúng? A. 30o. B. 45o. C. 60o. D. 90o. Câu 3. Đâu là tư thế chân của động tác nghỉ trong khi đứng trên tàu hoặc tập luyện Thể dục Thể thao? A. Hai chân đứng nghiêm. B. Đứng chùng trên một chân. C. Đứng hai chân rộng bằng vai . D. Đứng một chân trước chân sau. PHẦN III Câu 4. Trong Điều lệnh Đội ngũ có bao nhiêu động tác quay tại chổ? A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 5 “Quay người sang trái về sau một góc 180o” là cách quay của động tác nào? A. Quay bên trái. . B. Quay nữa bên trái. C. Quay bên phải. D. Quay đằng sau. PHẦN IV Câu 6. Đâu là một khẩu lệnh sai trong động tác chào quân nhân? A. “Chào”. . B. “Nhìn bên phải chào”. C. “Thôi”. D. “Thôi chào”. Câu 7. Trong động tác “nhìn bên phải (trái) chào” mặt chiến sĩ phải đánh lên bao nhiêu độ? A. 5o. B. 10o. C. 15o. D. 20o. PHẦN V Câu 8. Trong động tác đi đều độ dài của mổi bước (Đối với học sinh) là bao nhiêu? A. 50cm. B. 60cm. C. 75cm. D. 1m. Câu 9. Tốc độ bước trong động tác đi đều là: A. 100 bước/1phút. B. 102 bước/1phút. C. 104 bước/1phút. D. 106 bước/1phút. PHẦN VI, VII Câu 10. Em hãy nối các khẩu lệnh với các động tác tương ứng: “Đi đều – Bước” Động tác giậm chân “Giậm chân – Giậm” Động tác đứng lại “Đứng lại – Đứng” Động tác giậm chân chuyển thành đi đều “Giậm chân – Giậm” Động tác đang đi đều chuyển thành giậm chân PHẦN VIII Câu 11. Em hãy nối động tác tương ứng với khẩu lệnh: Động tác tiến “Lùi X bước – Bước” Động tác lùi “Qua phải X bước – Bước” Động tác qua phải “Qua trái X bước – Bước” Động tác qua trái “Tiến X bước – Bước” XII. TÀI LIỆU THAM KHẢO. Sách giáo khoa: Giáo dục quốc phòng an ninh lớp 10 – NXB Giáo dục Việt Nam. Huấn luyện điều lệnh đội ngũ(tập bài giảng) Tập 1 – Bộ tham mưu – Cục quân huấn. Phim tài liệu: Điều lệnh đội ngũ quân đội nhân dân Việt Nam – Ban khoa giáo Bộ Tổng Tham Mưu. Sản phẩm e - learning Đội ngũ từng người không có súng là một bài giảng bổ sung hữu ích cho môn học Quốc phòng An ninh và huấn luyện quân sự phổ thông. Sản phẩm có thể ứng dụng trong dạy học môn học Quốc phòng An ninh trong những bài sau: - Lớp 10: Bài 3, 4. - Lớp 11: Bài 1, 5, 6. - Lớp 12: Bài 1, 6.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_giao_duc_quoc_phong_an_ninh_lop_10_bai_3_doi_ngu_tun.doc