Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức.

- Biết được một số vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện nay.

- Hiểu được trách nhiệm của công dân nói chung và công dân học sinh nói riêng trong việc tham gia góp phần giải quyết những vấn đề đó.

Tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng của bản thân để góp phần vào việc bảo vệ môi trường, hạn chế sự bùng nổ dân số, phòng ngừa và đẩy lùi dịch bệnh hiểm nghèo.

Tích cực ủng hộ những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ; ủng hộ những hoạt động góp phần giải quyết một số vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện nay do nhà trường, địa phương tổ chức.

2. Năng lực

Năng lực điều chỉnh hành vi

Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện tốt các vấn đề xã hội để. Phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia xây dựng nếp sống văn minh;

Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội

Tìm hiểu các hiện tượng kinh tế – xã hội: Hiểu được các kiến thức khoa học và một số vấn đề cơ bản về đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về các vấn đề xã hội, trách nhiệm của thanh niên với tư cách công dân trong việc tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc

Tham gia hoạt động kinh tế - xã hội: Tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động kinh tế – xã hội, các hoạt động phục vụ cộng đồng, các hoạt động tuyên truyền và thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phù hợp với lứa tuổi do nhà trường, địa phương tổ chức.

3. Phẩm chất:

Thông qua việc giảng dạy sẽ góp phần hình thành, phát triển cho học sinh các phẩm chất như:

Yêu nước: Tích cực, chủ động vận động người khác tham gia thực hiện các quy định của pháp luật, quy định của địa phương bằng thái độ và việc làm phù hợp với lứa tuổi, với quy định của pháp luật;.

Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, tích cực tham gia và vận động mọi người tham gia các công; có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong lao động;

Trung thực: Nhận thức và hành động theo lẽ phải; sẵn sàng đấu tranh bảo vệ lẽ phải, bảo vệ người tốt, điều tốt; tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi làm ảnh hưởng đến đời sống xã hội

Trách nhiệm: Tích cực, tự giác và nghiêm túc rèn luyện, đấu tranh phê bình các hành vi vô kỉ luật, vi phạm pháp luật

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân.

- Thiết kế bài giảng Giáo dục công dân , NXB. Hà Nội, 2007, Hồ Thanh Diện:

- Vũ Hồng Tiến - Trần Văn Thắng - Nguyễn Thị Hoa: Tình huống Giáo dục công dân, NXB. Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh, 2008.

- Dùng các dụng cụ dạy học trực quan như sơ đồ tư duy, máy chiếu, bảng phụ, bút dạ .

- Băng đĩa, vi deo về một số nội dung liên quan đến bài học

- Các tính huống đạo đức trong môn GDCD

 

doc 6 trang yunqn234 8010
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 15: CÔNG DÂN VỚI MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT 
CỦA NHÂN LOẠI 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức.
- Biết được một số vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện nay.
- Hiểu được trách nhiệm của công dân nói chung và công dân học sinh nói riêng trong việc tham gia góp phần giải quyết những vấn đề đó.
Tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng của bản thân để góp phần vào việc bảo vệ môi trường, hạn chế sự bùng nổ dân số, phòng ngừa và đẩy lùi dịch bệnh hiểm nghèo.
Tích cực ủng hộ những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ; ủng hộ những hoạt động góp phần giải quyết một số vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện nay do nhà trường, địa phương tổ chức.
2. Năng lực 
Năng lực điều chỉnh hành vi
Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện tốt các vấn đề xã hội để. Phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia xây dựng nếp sống văn minh; 
Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội
Tìm hiểu các hiện tượng kinh tế – xã hội: Hiểu được các kiến thức khoa học và một số vấn đề cơ bản về đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về các vấn đề xã hội, trách nhiệm của thanh niên với tư cách công dân trong việc tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Tham gia hoạt động kinh tế - xã hội: Tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động kinh tế – xã hội, các hoạt động phục vụ cộng đồng, các hoạt động tuyên truyền và thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phù hợp với lứa tuổi do nhà trường, địa phương tổ chức.
3. Phẩm chất:
Thông qua việc giảng dạy sẽ góp phần hình thành, phát triển cho học sinh các phẩm chất như: 
Yêu nước: Tích cực, chủ động vận động người khác tham gia thực hiện các quy định của pháp luật, quy định của địa phương bằng thái độ và việc làm phù hợp với lứa tuổi, với quy định của pháp luật;.
Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, tích cực tham gia và vận động mọi người tham gia các công; có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong lao động; 
Trung thực: Nhận thức và hành động theo lẽ phải; sẵn sàng đấu tranh bảo vệ lẽ phải, bảo vệ người tốt, điều tốt; tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi làm ảnh hưởng đến đời sống xã hội
Trách nhiệm: Tích cực, tự giác và nghiêm túc rèn luyện, đấu tranh phê bình các hành vi vô kỉ luật, vi phạm pháp luật
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân.
- Thiết kế bài giảng Giáo dục công dân , NXB. Hà Nội, 2007, Hồ Thanh Diện:
- Vũ Hồng Tiến - Trần Văn Thắng - Nguyễn Thị Hoa: Tình huống Giáo dục công dân, NXB. Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh, 2008.
- Dùng các dụng cụ dạy học trực quan như sơ đồ tư duy, máy chiếu, bảng phụ, bút dạ .
- Băng đĩa, vi deo về một số nội dung liên quan đến bài học
- Các tính huống đạo đức trong môn GDCD
III. Tiến trình dạy học
	1.Hoạt động 1: Mở đầu: Tìm hiểu về một số vấn đề mang tính toàn cầu
a) Mục tiêu:
- Giúp học sinh thấy được một số vấn đề toàn cầu có tác đông to lớn đến nhân loại
b) Nội dung: 
- Học sinh làm việc cá nhân quan sát một số hình ảnh giáo viên đưa ra, thảo luận và cùng nhau giải quyết các nhiệm vụ mà giáo viên yêu cầu
c) Sản phẩm:
- Học sinh nêu được những hành vi của thể biểu hiện trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc
d) Tổ chức thực hiện:
	- Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên cho học sinh quan sát các hình ảnh dưới đây. Giáo viên tổ chức thảo luận chung cả lớp:
	Câu hỏi: Những hình ảnh trên nói về vấn đề gì? 
	- Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh tiến hành thảo và ghi ý kiến cá nhân vào vở
- Báo cáo và thảo luận: Học sinh trả lời ý kiến cá nhân: Nói về ô nhiễm môi trường và những dịch bệnh hiểm nghèo ở Việt Nam và trên thế giới.
- Kết luận và nhận định: Những vấn đề đó cùng với sự bùng nổ dân số đang đe dọa nghiêm trọng đến sự sống còn và phát triển của cả nhân loại và để giải quyết cần có sự tham gia của mọi người dân, cần có sự hợp tác của các quốc gia các dân tộc.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới: Tìm hiểu nội dung Công dân với một số vẫn đề cấp bách của nhân loại
Nội dung 1: Hướng dẫn học sinh tự học nội dung ô nhiễm môi trường và sự bùng nổ dân số
a) Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được những vấn đề về ô nhiễm môi trường, các loại tài nguyên và môi trường, khái niệm bùng nổ dân số và biểu hiện của bùng nổ dân số.
b) Nội dung: Học sinh tự học ở nhà dưới sự hướng dẫn và giao nhiệm vụ của giáo viên
c) Sản phẩm: Học sinh tự rút ra được các nội dung cơ bản liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường và bùng nổ dân số
d) Tổ chức thực hiện:
Các bước tiến hành
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Chuyển giao nhiệm vụ
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện các nhiệm vụ sau
+ Lấy ví dụ để chứng minh cho nhận định: Ô nhiễm môi trường đang trở thành một vấn đề nóng bỏng của toàn nhân loại 
+ Hãy làm rõ khái niệm bùng nổ dân số, và hậu quả của việc bùng nổ dân số
+ Học sinh nhận nhiệm vụ học tập
- Thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên theo dõi
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ tại nhà
- Chỉ rõ các nguồn tư liệu có thể tham khảo: Sách giáo khoa, Mạng , và các tài liệu khác
Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ tại nhà
Nội dung 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường và hạn chế sự bùng nổ dân số
a) Mục tiêu: Giúp học sinh thấy được trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường và dân số
b) Nội dung: Học sinh tiến hành làm việc cặp đôi dưới sự hướng dẫn của giáo viên để cùng nhau nêu ra những ví dụ v
c) Sản phẩm: Học sinh nêu được những ví dụ cụ thể thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường và hạn chế gia tăng dân số, rút ra được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ môi trường và hạn chế bùng nổ dân số.
Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường.
- Giữ gìn trật tự, vệ sinh lớp học, trường học, nơi ở và nơi công cộng, không vứt rác, xả nước thải bừa bãi.
- Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ các giống loài động thực vật, không đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi, không dùng chất nổ, điện để đánh bắt thủy, hải sản; không buôn bán, vận chuyển các loại động thực vật hoang dã, quý hiếm.
- Tích cực tham gia tổng vệ sinh trường lớp, nơi ở, nơi công cộng; tích cực tham gia trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc.
- Có thái độ phê phán đối với các hành vi làm ảnh hưởng không tốt đến môi trường, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật về môi trường.
b. Trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế sự bùng nổ về dân số.
+ Nghiêm chỉnh thực hiện Luật hôn nhân và gia đình hiện hành và chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình của Nhà nước, không sinh con ở tuổi vị thành niên, thực hiện mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến hai con.
+ Tích cực tuyên truyền, vận động gia đình và mọi người xung quanh thực hiện tốt Luật hôn nhân và gia đình và chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình của Nhà nước.
d) Tổ chức thực hiện:
Các bước tiến hành
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Chuyển giao nhiệm vụ
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
Học sinh làm việc cặp đôi 
Nội dung: Lấy các ví dụ thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường và tham gia thực hiện chính sách dân số của Đảng và nhà nước
Thời gian làm việc là 20 phút
+ Học sinh nhận nhiệm vụ học tập
+ Tiến hành lựa chọn cặp đôi và thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của giáo viên
- Thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể
Học sinh thực hiện nhiệm vụ tại nhà, trên cơ sở phân chia nhiệm vụ của các thành viên
- Báo cáo và thảo luận
Giáo viên tổ chức điều hành
Giáo viên yêu cầu một số cặp học sinh trả lời các câu hỏi đã đặt ra
Giáo viên nhận xét nội dung của từng nhóm
+ HS trình bày theo yêu cầu của GV
+ HS: Nhận xét bổ sung
- Kết luận, nhận định
Giáo viên chốt kiến thức để học sinh ghi nội dung vào vở
.
- Nghe và ghi chép khi GV kết luận
Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường.
- Giữ gìn trật tự, vệ sinh lớp học, trường học, nơi ở và nơi công cộng, không vứt rác, xả nước thải bừa bãi.
- Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ các giống loài động thực vật, không đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi, không dùng chất nổ, điện để đánh bắt thủy, hải sản; không buôn bán, vận chuyển các loại động thực vật hoang dã, quý hiếm.
- Tích cực tham gia tổng vệ sinh trường lớp, nơi ở, nơi công cộng; tích cực tham gia trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc.
- Có thái độ phê phán đối với các hành vi làm ảnh hưởng không tốt đến môi trường, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật về môi trường
b. Trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế sự bùng nổ về dân số.
+ Nghiêm chỉnh thực hiện Luật hôn nhân và gia đình hiện hành và chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình của Nhà nước, không sinh con ở tuổi vị thành niên, thực hiện mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến hai con.
+ Tích cực tuyên truyền, vận động gia đình và mọi người xung quanh thực hiện tốt Luật hôn nhân và gia đình và chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình của Nhà nước.
Nội dung 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung các dịch bệnh hiểm nghèo và trách nhiệm của công dân trong việc đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo.
a) Mục tiêu: Giúp học sinh biết được một số dịch bệnh hiểm nghèo, có ý thức giữ gìn bản thân phòng chống các dịch bệnh hiểm nghèo.
b) Nội dung: Học sinh làm việc cá nhân, trên cơ sở hướng dẫn của giáo viên để thực hiện nhiệm vụ
c) Sản phẩm: Học sinh nêu được một số dịch bệnh hiểm nghèo, đe dọa đến toàn nhân loại 
d) Tổ chức thực hiện:
	- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên tổ chức cho học sinh cuộc thi “Nhanh tay nhanh mắt” các em học sinh trong 1 thời gian nhất định kể tên các dịch bệnh hiểm nghèo mà nhân loại đang phải đối mặt
- Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh cùng tham gia trò chơi dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Báo cáo và thảo luận: Giáo viên trên cơ sở học sinh tìm hiểu để củng cố các kiến thưc cơ bản,( tập trung vào các dịch bệnh hiểm nghèo)
- Ngày nay, nhân loại đang phải đối mặt với những căn bệnh nguy hiểm như: Ung thư, đại dịch AIDS, Eboloa 
3. Hoạt động luyện tập: Làm bài tập trắc nghiệm để củng cố nội dung bài học
a) Mục tiêu: Giúp học nắm vững được những vấn đề toàn cầu và trách nhiệm của học sinh trong việc tham gia giải quyết các vấn đề đó
b) Nội dung: Học sinh trả lời các câu hỏi trắc nghiệm do giáo viên đưa ra, làm các câu hỏi này vào vở ghi
c) Sản phẩm: Học sinh đưa ra đáp án, dựa trên sự hiểu biết của bản thân và kiến thức vừa học
d) Tổ chức thực hiện:	
	- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập trắc nghiệm cho học sinh, hướng dẫn học sinh làm bài tập
	+ Nội dung câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến
A. con người và sinh vật. 	B. trật tự, an toàn xã hội.
C. công bằng xã hội.	D. ổn định xã hội.
Câu 2. Ô nhiễm môi trường là vấn đề nóng bỏng 
A. của nhân loại.	B. của một số quốc gia. 
C. của những nước kém phát triển.	D. của những người quan tâm.
Câu 3. Bảo vệ môi trường là khắc phục mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ giữa con người với
A. tự nhiên.	B. xã hội.	C. con người.	D. thời đại. 
Câu 4. Hành vi nào dưới đây là tham gia bảo vệ môi trường?
A. Nhập khẩu, quá cảnh chất thải. 	B. Thu gom, tái chế và tái sử dụng chất thải.
C. Chôn lấp chất thải tùy ý.	D. Xả nước thải chưa qua sử dụng.
Câu 5. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của
A. mọi quốc gia.	B. một số quốc gia.	C. chỉ các nước lớn.	D. chỉ các nước nhỏ
Câu 6. Thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường là trách nhiệm của
A. mọi công dân. 	B. người từ 18 tuổi trở lên. 
C. cán bộ, công chức nhà nước. 	D. các doanh nghiệp.
Câu 8. Tích cực tham gia tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khu dân cư là trách nhiệm của ai dưới đây?
A. Người lớn. B. Mọi công dân.	C. Những người có trách nhiệm.	D. Trẻ em.
Câu 9. Bảo vệ và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên là góp phần vào thực hiện nhiệm vụ nào dưới đây?
A. Bảo vệ năng lượng.	B. Bảo vệ môi trường.
C. Bảo vệ an toàn xã hội. 	D. Bảo vệ an ninh quốc gia. 
Câu 10. Giữ gìn vệ sinh trường học, lớp học là góp phần thực hiện chủ trương nào dưới đây? 
A. Xây dựng trường học vững mạnh. 	B. Bảo vệ môi trường. 
C. Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.	D. Bảo vệ trật tự trường học.
Câu 12. Bùng nổ dân số là sự gia tăng dân số quá nhanh
A. trong một thời gian ngắn.	B. trong một thời gian dài. 
C. thường xuyên, liên tục.	D. trong mỗi năm.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh tiến hành làm bài tập trắc nghiệm vào vở ghi, chú ý vận dụng các kiến thức đã học trả lời, cũng như thời gian quy định do giáo viên đặt ra
	- Báo cáo, thảo luận: Giáo viên có thể gọi mỗi học sinh trả lời một câu, hoặc nhiều học sinh cùng lên trình bày kết quả để có cơ sở so sánh và đối chiếu cũng như đánh giá mức độ nhận thức chung của các học sinh với bài học
	- Kết luận, nhận định: Giáo viên đưa ra các kết quả chính xác nhất, nhận xét, đối chiếu và so sánh kết quả của cả lớp để từ đó có căn cứ điều chỉnh nội dung dạy học.
4. Hoạt động vận dụng: Vận dụng kiến thức về trách nhiệm của công dân với các vấn đề toàn cầu để giải quyết các vấn đề thực tiễn
a) Mục đích: Học sinh vận dụng các kiến thức đã học để biết giải quyết một tình huống cụ thể, từ đó có cách giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn 
b) Nội dung: Học sinh chủ động giải quyết tình huống theo kiến thức và hiểu biết của bản thân. Khuyến khích đề xuất các cách giải quyết hợp lý 
c) Sản phẩm: Học sinh viết thành một bài viết hoàn chỉnh trình bày cách giải quyết của mình đối với tình huống đó
d) Cách thức tiến hành: 
Giáo viên giao nhiệm vụ học sinh làm bài tập sau
Bài 2 (Trang 111 SGK Giáo dục công dân 10)
 Hãy tìm hiểu và giới thiệu với các bạn trong lớp về một hoạt động của trường em, địa phương em, của nước ta hoặc quốc tế để tham gia giải quyết một trong các vấn đề trên
Em và các bạn có thể làm gì để góp phần vào việc giải quyết các vấn đề đó?
Định hướng trả lời:
- Nước ta đã ban hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2005; tham gia các công ước quốc tế về môi trường; đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục về vấn đề dân số kế hoạch hóa gia đình; ban hành Luật Phòng chống ma túy,...
- Học sinh, sinh viên tham gia tích cực các phong trào bảo vệ môi trường, giữ sạch đường phố, tích cực ủng hộ chương trình giờ trái đất,...
- Em và các bạn có thể giữ gìn trật tự, vệ sinh trường lớp, nơi ở và các nơi công cộng; sử dụng tiết kiệm điện nước, hạn chế xả rác ra môi trường, sử dụng các sản phẩm than thiện với môi trường; nghiêm chỉnh thực hiện Luật hôn nhân và Gia đình; tích cực rèn luyện thể dục thể thao, bảo vệ sức khỏe, tham gia các hoạt động lành mạnh để tránh sa vào tệ nạn xã hội; tích cực tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn, dịch bệnh,...

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_10_bai_15_cong_dan_voi_mot_so.doc