Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng - Năm học 2020-2021

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Học xong bài này, học sinh cần phải đạt được:

1. Về kiến thức

 - Nhận biết được chức năng thế giới quan, phương pháp luận của Triết học.

 - Nhận biết được nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình.

2. Về kĩ năng:

 - Nhận xét, đánh giá được một số biểu hiện của quan điểm duy vật hoặc duy tâm, phương pháp luận biện chứng hay phương pháp luận siêu hình trong cuộc sống hàng ngày.

3. Về thái độ

 - Có ý thức trau dồi thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

 - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về thế giới quan, thế giới quan duy vật, thế giới quan duy tâm

 - Kĩ năng giải quyết vấn đề về tình huống

 - Kĩ năng tư duy phê phán những quan niệm duy tâm của thế giới quan duy tâm

 

docx 5 trang Dương Hải Bình 31/05/2022 5310
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05 / 08/ 2020 
 Tuần: 1
Tiết PPCT: 1 
 PHẦN THỨ NHẤT
CÔNG DÂN VỚI VIỆC HÌNH THÀNH THẾ GIỚI QUAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN KHOA HỌC
BÀI 1: THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN BIỆN CHỨNG 
 (3 Tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong bài này, học sinh cần phải đạt được:
Về kiến thức
 - Nhận biết được chức năng thế giới quan, phương pháp luận của Triết học.
 - Nhận biết được nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình.
Về kĩ năng:
 - Nhận xét, đánh giá được một số biểu hiện của quan điểm duy vật hoặc duy tâm, phương pháp luận biện chứng hay phương pháp luận siêu hình trong cuộc sống hàng ngày. 
3. Về thái độ
 - Có ý thức trau dồi thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
 - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về thế giới quan, thế giới quan duy vật, thế giới quan duy tâm
 - Kĩ năng giải quyết vấn đề về tình huống 
 - Kĩ năng tư duy phê phán những quan niệm duy tâm của thế giới quan duy tâm
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Giảng giải, đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề, 
- Thảo luận nhóm, kể chuyện.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- SGK, SGV Giáo dục công dân lớp 10, sách chuẩn kiến thức, giáo dục kĩ năng sống 
- Sơ đồ về vấn đề cơ bản của triết học.
- Các câu chuyện liên quan đến kiến thức bài học
V.Tiến trình dạy học:
1.Vào lớp ổn định tổ chức.
2.Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
GV : Đặt vấn đề :
 Trong hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức chúng ta cần có một thế giới quan khoa học và phương pháp luận khoa học hướng dẫn. Triết học là môn học trực tiếp cung cấp cho chúng ta những tri thức ấy.
 Theo ngôn ngữ Hy Lạp cổ đại – Triết Học có nghĩa là ngưỡng mộ sự thông thái nghĩa này được hình thành là do giai đoạn đầu trong tiến trình phát triển của mình Triết học ra đời từ thời cổ đại, đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển. triết học Mác- Lênin là giai đoạn phát triển cao, tiêu biểu cho Triết học với tư cách là một môn khoa học.
 GV sử dụng phương pháp đàm thoại và chứng minh giúp HS hiểu được vai trò thế giới quan và phương pháp luận của triết học qua đối tượng nghiên cứu và phạm vi ứng dụng của nó. Chúng ta học nhiều môn học từ cấp 1 đến giờ, mỗi môn học có đối tượng nghiên cứu riêng , triết học cũng không ngoại lệ.
- GV : lấy VD đối tượng nghiên cứu các môn hoa học
- HS trả lời theo gợi ý của giáo viên.
- HS trả lời các câu hỏi sau:
 *Khoa học tự nhiên bao gồm những môn khoa học nào?
 VD về khoa học tự nhiên :
 - Toán : Đại số, hình học.
 - Vật lý: Nghiên cứu sự vận động của các phân tử.
 - Hóa học : Nghiên cứu sự biến đổi của các chất.
VD về khoa học xã hội:
 - Văn học : hình tượng , ngôn ngữ (câu từ, ngữ pháp )
 - Lịch sử : Nghiên cứu lịch sử của 1 dân tộc, quốc gia và của xã hội loài người...
 - Địa lý: điều kiện tự nhiên, môi trường.
 Về con người :
 Tư duy, quá trình nhận thức.
 - HS trả lời cá nhân. 
 - HS : cả lớp nhận xét.
 Các bộ môn của khoa học tự nhiên nghiên cứu những quy luật riêng, quy luật của lĩnh vực cụ thể. 
- GV : giảng giải : 
 Để nhận thức và cải tạo thế giới nhân loại đã xây dựng nên nhiều bộ môn khoa học. Triết học là một trong những môn khoa học ấy. Quy luật của triết học được khái quát từ các quy luật khoa học cụ thể, nhưng bao quát hơn từ những vấn đề chung nhất phổ biến nhất 
- HS ghi bài vào tập.
- GV giảng giải:
 Triết học chi phối các môn khoa học cụ thể nên nó trở thành thế giới quan phương pháp luận của khoa học. 
- Do đối tượng nghiên cứu của triết học là những quy luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động, phát triển của tự nhiên xã hội và con người nên vai trò của triết học sẽ là:
- HS nêu ý kiến. 
- Cả lớp nhận xét.
- GV kết luận.
- HS ghi bài.
Gv mở rộng kiến thức với hs khá giỏi
 Phân tích vai trò hạt nhân của triết học đối với thế giới quan 
GV chuyển ý: thế nào là thế giới quan? Theo cách hiểu thông thường thế giới quan là quan niệm của con người về thế giới. những quan điểm này luôn luôn phát triển và ngày càng hiểu biết sâu sắc và đầy đủ hơn về thế giới xung quanh. Từ thế giới quan thần thoại huyền bí đến thế giới quan triết học.
- Thế giới quan theo nghĩa thông thường là gì ?
- Thế giới quan theo nghĩa Triết học ?
- Nêu ví dụ chứng minh: 
 * TGQ của người nguyên thuỷ: là sự hoà quyện giữa cảm xúc và lý trí, lý trí và tín ngưỡng, hiện thực và tưởng tượng, cái thực ảo, thần và người 
+ Hiện nay :
 * Dựa vào tri thức KH cụ thể, triết học diễn tả TGQ dưới dạng một HT các cặp phạm trù QL chung nhất. Từ đó, tạo niềm tin và định hướng cho HĐ con người.
 * Quan điểm của CNDV và CNDT là cuộc đấu tranh giữa hai trường phái triết học trong suốt quá trình phát triển lịch sử.
 * Nêu quan điểm của CNDV và CNDT về vấn đề cơ bản của triết học.. 
 GV đưa ra các câu hỏi, HS lần lượt trả lời
- GV nhận xét và bổ sung ý kiến của học sinh:
+ TGQ thông thường: Quan sát, nhìn nhận của con người về tg
+ TGQ theo TH: à
Sau khi tham khảo SKG HS trả lời câu hỏi : 
 Thế giới quan là gì?
GV yêu cầu HS tham khảo SGK và trả lời câu hỏi
- GV nhận xét, kết luận và ghi khái niệm TGQ GV cần giải thích sâu hơn : TGQ được hình thành, bao gồm các yếu tố của tất cả các hình thái ý thức xã hội : Triết học, khoa học, chính trị, đạo đức, thẩm mỹ, tôn giáo Trong đó, những quan điểm và niềm tin Triết học tạo nên nền tảng của mỗi hệ thống TGQ.
 GV kết luận tiết 1: Thế giới quan có vai trò to lớn trong hoạt động nhận thức của con người, vì vậy trong quá trình hoạt động thực tiễn con người cần có một thế giới quan khoa học đúng đắn , tạo một động lực và niềm tin trong việc phát triển tương lai của bản thân và xã hội.
1.Thế giới quan và phương pháp luận:
a. Vai trò của thế giới quan và phương pháp luận của Triết học:
* Khái niệm triết học:
 Triết học là hệ thống các quan điểm lý luận chung về thế giới và vị trí của con người trong thế giới.
* Vai trò của triết học:
 Triết học có vai trò là thế giới quan phương pháp luận cho mọi hoạt động và họat động nhận thức của con người
2. Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm:
* Thế giới quan:
- Theo nghĩa thông thường thế giới quan là quan niệm của con người về thế giới.
- Theo nghĩa triết học TGQ Là toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống
3. Củng cố : 
 GV chia lớp thành 4 nhóm nhỏ, yêu cầu các nhóm trả lời các câu hỏi sau:
 1. Đối tượng nghiên cứu của triết học là những:
 A. Quy luật 	 B. Quy luật chung 
 	C. Quy luật chung nhất 	 	 D. Quy luật riêng
 2. Triết học nghiên cứu những vấn đề 
 	 A. Chung của thế giới 	 B. Lớn của thế giới
 C. Chung nhất, phổ biến, nhất của thế gioi D. Lớn nhất của thế giới
 3. Triết học là môn học về 
 	A. Những quy luật 	B. Những nguyên lý
 	C. Phương pháp luận 	D. Thế giới quan và PPL 
4. Dặn dò: - GV yêu cầu HS:
 + Làm các bài tập 1,2 SGK - trang 11 
 + Tìm hiểu phần tiếp theo của bài 1.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_10_bai_1_the_gioi_quan_duy_vat.docx