Giáo án Giáo dục công dân 10 - Bài 4: Nguồn gốc phát triển, vận động của sự vật,hiện tượng (tiết 1)

Giáo án Giáo dục công dân 10 - Bài 4: Nguồn gốc phát triển, vận động của sự vật,hiện tượng (tiết 1)

 Khối 10

 Tuần: 6 Tiết: 6

Bài 4:

NGUỒN GỐC PHÁT TRIỂN, VẬN ĐỘNG

 CỦA SỰ VẬT,HIỆN TƯỢNG (tiết 1)

I-MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

A. Kiến thức

-Hiểu được khái niệm mâu thuẫn theo quan điểm của chũ nghĩa duy vật biện chứng.

B. Kỹ năng

-Biết được sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc khách quan của mọi sự vận động,phát triển của sv,ht.

Phân tích một số mâu thuẫn trong các sự vật,hiện tượng.

C. Thái độ

Có ý thức tham gia giải quyết một số mâu thuẫn trong cuộc sống phù hợp với lứa tuổi.

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh.

 Năng lực tự học, hợp tác

II- CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Giáo viên:

+SGK,SGV GDCD lớp 10

+các câu hỏi thảo luận.

-Học sinh

SGK GDCD lớp 10, các câu chuyện, tục ngữ, ca dao có liên quan đến kiến thức bài học

 

docx 7 trang ngocvu90 5440
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 10 - Bài 4: Nguồn gốc phát triển, vận động của sự vật,hiện tượng (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ Và Tên GV: Nguyễn Cẩm Chuyền 
 Khối 10
 Tuần: 6 Tiết: 6
Bài 4: 
NGUỒN GỐC PHÁT TRIỂN, VẬN ĐỘNG 
 CỦA SỰ VẬT,HIỆN TƯỢNG (tiết 1)
I-MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
A. Kiến thức
-Hiểu được khái niệm mâu thuẫn theo quan điểm của chũ nghĩa duy vật biện chứng.
Kỹ năng
-Biết được sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc khách quan của mọi sự vận động,phát triển của sv,ht.
Phân tích một số mâu thuẫn trong các sự vật,hiện tượng.
Thái độ
Có ý thức tham gia giải quyết một số mâu thuẫn trong cuộc sống phù hợp với lứa tuổi.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh.
 	Năng lực tự học, hợp tác 
II- CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Giáo viên:
+SGK,SGV GDCD lớp 10
+các câu hỏi thảo luận.
-Học sinh
SGK GDCD lớp 10, các câu chuyện, tục ngữ, ca dao có liên quan đến kiến thức bài học
III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động dẫn dắt vào bài mới:
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ 5’
Phát triển là gì ? Một HS từ THCS lên THPT có được coi là phát triển hay không ?vì sao ?
Giới thiệu bài mới
Vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của các sự vật và hiện tượng hiện tượng. Phát triển là khuynh hướng tất yếu của quá trình ấy. Vận động bao hàm sự phát triển, không có sự vận động thì không có sự phát triển nào cả. Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến sự vận động và phát triển của các sự vật và hiện tượng? Những nội dung được đề cập đến trong bài 4 sẽ giúp chúng ta thấy được nguồn gốc và động lực thúc đẩy sự phát triển của các sự vật và hiện tượng, qua đó chúng ta được nhận thức sâu sắc hơn vận động, phát triển của thế giới các sự vật hiện tượng
NGUỒN GỐC PHÁT TRIỂN, VẬN ĐỘNG
 CỦA SỰ VẬT, HIỆN TƯỢNG (tiết 1)
Hoạt động hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
-GV :Đặt câu hỏi
Trong cuộc sống hằng ngày, mỗi khi nhắc đến khái niệm mâu thuẫn thì các em thường liên tưởng đến điều gì? Ví dụ minh họa.
-HS :Trả lời
-GV :Nhận xét,kết luận
Ví Dụ : trắng> < đêm, .
Đây là cách hiểu thông thường về mâu thuẫn.
Khác với quan điểm thông thường, khái niệm mâu thuẫn trong triết học được dùng với ý nghĩa sâu sắc hơn. Theo cách lý giải cả Triết học, bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng chứa đựng trong nó những mặt đối lập. Hai mặt đối lập vừa ràng buộc, gắn bó, vừa bài trừ, gạt bỏ lẫn nhau tạo thành mâu thuẫn.
Vậy theo cách hiểu của Triết học, mâu thuẫn là gì?
HS trả lời
GV nhận xét và khắc sâu kiến thức
GV giải thích thêm từ ngữ: Chỉnh thể là thể, khối thống nhất trong đó các bộ phận có quan hệ chặt chẽ, không thể tách rời.
GVđưa ra một vài ví dụ, yêu cầu học sinh phân biệt mâu thuẫn thông thường và mâu thuẫn theo cách hiểu của Triết học.
 Xác định mâu thuẫn thông thường và mâu thuẫn triết học. Dựa vào khái niệm lý giải tại sao?
1. A và B cãi nhau trong lớp học.
2. Trung Quốc đặt giàn khoan trong thềm lục địa của Việt Nam.
3. Đồng hóa và dị hóa trong cùng tế bào.
4. Mâu thuẫn về quyền lợi giữa giai cấp nông dân và địa chủ trong xã hội phong kiến.
5. Lão Hạc hiền lành và Bá kiến hung ác.
6. Điện tích âm và dương trong phân tử sắt.
HS phát biểu
GV nhận xét bổ sung và kết luận: 1,2, 5 là mâu thuẫn thông thường. Còn lại 3,4,6 là mâu thuẫn triết học. 
-GV :Chuyển ý
Theo mâu thuẫn của triết học thì đồng hóa và dị hóa, địa chủ và nông dân, điện tích âm, dương là những mặt đối lập. Vậy mặt đối lập của mâu thuẫn là gì? -GV :Đặt câu hỏi :
+Em hãy nêu VD về mâu thuẫn giữa các sự vật,hiện tượng ?
+ Hai mặt đối lập vận động, phát triển theo chiều hướng nào ?
Theo em, việc hấp thụ thức ăn của cơ thể A và sự tiêu hóa ở cơ thể B có được coi là một mâu thuẫn không? Vì sao?
-HS :Trả lời
-GV :Nhận xét,giảng giải,kết luận.
-HS :Ghi bài
 GV đặt câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu: 
 Cơ thể con người chỉ có hít mà không thở hoặc ngược lại?
 Nền kinh tế chỉ sản xuất mà không tiêu dùng hoặc ngược lại?
HS trả lời:
 Hít, thở sẽ tự bị tiêu diệt. Con người không thể tồn tại được.
 Sản xuất và tiêu dùng sẽ tự biến mất. Nền kinh tế không phát triển được.
? Kết luận gì về mối quan hệ giữa các mặt đối lập?
=> Trong cùng một chỉnh thể, gắn bó và làm tiền đề tồn tại cho nhau = sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
GV khắc sâu kiến thức
-GV :Phân biệt cho HS hiểu “thống nhất » với thống nhất được dùng hàng ngày với nội dung là sự hợp lại thành một khối trong quan điểm,tư tưởng, tổ chức và hành động
1.Thế nào là mâu thuẫn
Mâu thuẫn là một chỉnh thể trong đó có 2 mặt đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau.
VD: Nhận thức: tích cực >< tiêu cực
 Xã hội TBCN: giai cấp tư sản >< giai cấp vô sản
a.Mặt đối lập của mâu thuẫn
Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng,tính chất,đặc điểm...mà trong quá trình vận động,phát triển của sự vật và hiện tượng chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau,chúng ràng buộc nhau trong sự vật và hiện tượng.
b.Sự thống nhất giữa các mặt đối lập
Trong mỗi mâu thuẫn,hai mặt đối lập cùng tồn tại trong một sự vật, cùng liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau.
Kết luận tiết 1
Các sự vật và hiện tượng trong thế giới vật chất sở dĩ vận động, phát triển được là nhờ váo sự đấu tranh giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn. Mọi sự vật và hiện tượng đều chứa đựng mâu thuẫn.
Cho HS nhắc lại khái niệm mâu thuẫn,mặt đối lập,sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
Hoạt động luyện tập 5’
BT 1:
Sắp xếp các cặp từ sau đây theo cột mâu thuẫn triết học – Mâu thuẫn thông thường:
To – Nhỏ; Thống trị - Bị trị; Trắng – Đen; Cao – Thấp; Sản xuất – Tiêu dùng; Số lượng - Chất lượng; Đồng hóa – Dị hóa; Dũng cảm – Hèn nhát; Phải – Trái; Di truyền – Biến dị.
Đáp án: 
Mâu thuẫn thông thường: cao - thấp, Trắng - đen; To - nhỏ; Phải - trái
Mâu thuẫn TH: Thống trị - Bị trị; Sản xuất – Tiêu dùng; Số lượng - Chất lượng; Đồng hóa – Dị hóa; Dũng cảm – Hèn nhát; Di truyền – Biến dị.
BT 2: Trong cơ thể người có thể thiếu hấp thụ thức ăn hoặc tiêu hóa được không?
ĐA: không. Vì nếu thiếu đi một trong hai qua trình ấy thì con người không thể tồn tại.
Hoạt động vận dụng
Yêu cầu HS làm BT 1,2 SGK/28
Ký duyệt tuần 6, tiết 6
Ký duyệt của BGH
Ký duyệt của TT
Ngày tháng năm 2019
Lý Kim Khánh
Ngày tháng năm 2019
Quách Thuận Hiệp

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_10_bai_4_nguon_goc_phat_trien_van.docx