Giáo án Địa lý Lớp 10 (Sách Cánh Diều) - Học kì 1 - Năm học 2022-2023

Giáo án Địa lý Lớp 10 (Sách Cánh Diều) - Học kì 1 - Năm học 2022-2023

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS khái quát được đặc điểm cơ bản của môn Địa lí.

- Xác định được vai trò của môn Địa lí đối với đời sống.

- Xác định được những ngành nghề có liên quan đến kiến thức địa lí.

2. Năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học:

+ Giúp đỡ được các bạn khác vươn lên, tự lực trong học tập thông qua các hoạt động cá nhân/nhóm.

+ Biết khẳng định và bảo vệ quan điểm, nhu cầu tự học, tự tìm hiểu của bản thân.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp: biết lựa chọn nội dung giao tiếp phù hợp với hình thức hoạt động cá nhân/cặp/nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin từ nguồn thông tin SGK, Atlat, bản đồ,

 

docx 15 trang Phan Thành 04/07/2023 3260
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý Lớp 10 (Sách Cánh Diều) - Học kì 1 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: . / . / . 
PHẦN 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
TIẾT 1. BÀI 1 (1 tiết). MÔN ĐỊA LÍ VỚI ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP 
CHO HỌC SINH 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- HS khái quát được đặc điểm cơ bản của môn Địa lí.
- Xác định được vai trò của môn Địa lí đối với đời sống.
- Xác định được những ngành nghề có liên quan đến kiến thức địa lí.
2. Năng lực: 
* Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: 
+ Giúp đỡ được các bạn khác vươn lên, tự lực trong học tập thông qua các hoạt động cá nhân/nhóm.
+ Biết khẳng định và bảo vệ quan điểm, nhu cầu tự học, tự tìm hiểu của bản thân.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp: biết lựa chọn nội dung giao tiếp phù hợp với hình thức hoạt động cá nhân/cặp/nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin từ nguồn thông tin SGK, Atlat, bản đồ, 
* Năng lực đặc thù: 
- Nhận thức khoa học địa lí: Phân tích được ý nghĩa và vai trò của môn Địa lí đối với đời sống, các ngành nghề có liên quan đến kiến thức Địa lí.
- Tìm hiểu địa lí: Biết tìm kiếm, chọn lọc và khai thác thông tin văn bản, tranh ảnh, 
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Tìm kiếm được các thông tin và nguồn số liệu tin cậy về đặc điểm cơ bản và vai trò của môn Địa lí đối với đời sống, các ngành nghề có liên quan đến kiến thức Địa lí.
3. Phẩm chất: 
- Yêu nước: Yêu đất nước, tự hào về truyền thống xây dựng và bảo vệ đất nước. 
- Nhân ái: Có mối quan hệ hài hòa với người khác. Tôn trọng năng lực, phẩm chất cũng như định hướng nghề nghiệp của cá nhân.
- Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của cá nhân; Những thuận lợi và khó khăn để xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
- Trung thực trong học tập và cuộc sống.
- Trách nhiệm: Tích cực, tự giác, nghiêm túc học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức bản thân. Sẵn sàng chịu trách nhiệm về lời nói và hành động của bản thân khi tham gia các hoạt động học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
2. Học liệu: SGK, tranh ảnh, video.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định: 
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Ghi chú
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
3. Hoạt động học tập: 
HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG) 
a) Mục tiêu:HS nhận diện các ngành nghề liên quan đến môn Địa lí trong thực tế. 
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi.
* Câu hỏi: Lật các số và cho biết tên nghề nghiệp được thể hiện qua bức tranh, những nghề đó có liên quan gì tới kiến thức môn Địa lí?
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV tổ chức cho HS chơi trò: Con số may mắn.
Hình thức: GV chiếu hình ảnh các ngành nghề liên quan đến môn Địa lí, yêu cầu HS quan sát, trả lời câu hỏi.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
Môn Địa lí ở trường phổ thông mang tính tổng hợp và có mối liên hệ chặt chẽ với thực tiễn. Đặc điểm đó bắt nguồn từ đâu và có ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc sống cũng như việc định hướng nghề nghiệp cho HS?
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu khái quát về môn Địa lí ở trường phổ thông
a) Mục tiêu:HS khái quát được đặc điểm cơ bản của môn Địa lí.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, làm việc theo cặp để tìm hiểu khái quát về môn Địa lí ở trường phổ phông.
* Câu hỏi: Đọc thông tin, hãy nêu những hiểu biết của em về môn Địa lí ở trường phổ thông?
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
I. KHÁI QUÁT VỀ MÔN ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
- Bắt nguồn từ khoa học Địa lí.
- Địa lí học gồm: địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế-xã hội Þ gắn bó chặt chẽ, quan hệ mật thiết với nhau, phản ảnh sinh động thực tế cuộc sống.
- Môn Địa lí liên quan chặt chẽ với bản đồ, lược đồ, sơ đồ, bảng số liệu, và với việc tìm hiểu thực tế địa phương bên ngoài trường học.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS tìm hiểu SGK, kết hợp với hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+ Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. 
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau
+ Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. 
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu vai trò của môn Địa lí với cuộc sống
a) Mục tiêu:HS xác định được vai trò của môn Địa lí đối với đời sống.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, làm việc theo cặp để tìm hiểu vai trò của môn Địa lí với cuộc sống.
* Câu hỏi: Nêu vai trò của môn Địa lí với cuộc sống? Hãy lấy VD thể hiện được vai trò của môn Địa lí trong cuộc sống hằng ngày của bản thân em?
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
II. VAI TRÒ CỦA MÔN ĐỊA LÍ VỚI CUỘC SỐNG
- Cung cấp kiến thức cơ bản để hiểu được môi trường sống xung quanh và xa hơn là đến các vùng trên bề mặt Trái Đất.
- Đối với xã hội hiện nay: môn Địa lí giúp chúng ta biết cách ứng xử và thích nghi được với những thay đổi đang diễn ra trong tự nhiên và xã hội.
- Trên thực tế: môn Địa lí góp phần hình thành phẩm chất và năng lực giúp các em vận dụng được những kiến thức đã học vào cuộc sống sinh động hằng ngày và mở ra những định hướng về nghề nghiệp trong tương lai.
- Ví dụ: 
+ Biết được sự phân bố của các loại đất, địa hình, sông ngòi.
+ Biết được mùa nào có gió mùa đông bắc, ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.
+ Biết tìm đường đi trên bản đồ, google map, 
d) Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS tìm hiểu SGK, kết hợp với hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+ Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. 
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau
+ Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. 
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.3. Tìm hiểu định hướng nghề nghiệp
a) Mục tiêu:HS xác định được những ngành nghề có liên quan đến kiến thức địa lí.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, làm việc theo cặp để tìm hiểu định hướng nghề nghiệp liên quan đến kiến thức địa lí.
	* Câu hỏi: Hãy chọn một nghề nghiệp theo định hướng của môn Địa lí mà em yêu thích và giải thích tại sao?
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một nghề nghiệp trong các nhóm nghề sau.
III. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP
Nhóm nghề nghiệp liên quan đến thành phần tự nhiên (khí hậu, thổ nhưỡng học, )
ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
Nhóm nghề nghiệp liên quan đến tự nhiên tổng hợp (môi trường, tài nguyên thiên nhiên, )
Nhóm nghề nghiệp liên quan đến địa lí dân cư (dân số học, đô thị học, )
ĐỊA LÍ KINH TẾ-XÃ HỘI
Nhóm nghề nghiệp liên quan đến địa lí các ngành kinh tế (nông nghiệp, du lịch, )
Nhóm nghề nghiệp liên quan đến địa lí tổng hợp (quy hoạch, GIS, )
KIẾN THỨC TỔNG HỢP
Nhóm nghề nghiệp đào tạo giáo viên địa lí và các nghề nghiệp khác.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu nội dung kiến thức sơ đồ hình 1, yêu cầu HS tìm hiểu SGK, kết hợp với hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS suy nghĩ, lựa chọn và viết lời giải thích trong khoảng thời gian: 05 phút. 
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ GV yêu cầu đại diện học sinh trình bày.
+ Học sinh khác nhận xét, bổ sung cho nhau. 
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu:Củng cố lại kiến thức, rèn luyện kĩ năng trong bài học.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
* Câu hỏi 1: Trình bày khái quát đặc điểm cơ bản của môn Địa lí ở trường phổ thông?
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
Gợi ý:
Khái quát đặc điểm cơ bản của môn Địa lí ở trường phổ thông
- Môn Địa lí ở trường phổ thông bắt nguồn từ khoa học Địa lí. Địa lí học gồm địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế - xã hội.
- Hai bộ phận này gắn bó chặt chẽ, quan hệ mật thiết với nhau, phản ánh sinh động thực tế cuộc sống.
- Môn Địa lí liên quan chặt chẽ với bản đồ, lược đồ, sơ đồ, bảng số liệu,... và với việc tìm hiểu thực tế địa phương bên ngoài trường học.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a) Mục tiêu:Vận dụng tri thức địa lí giải quyết vấn đề thực tiễn.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK, Internet và vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi.
* Câu hỏi 2: Hãy kể tên một số nghề nghiệp mà em biết có liên quan đến kiến thức địa lí?
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
Gợi ý:
Một số nghề nghiệp có liên quan đến kiến thức địa lí như:
+ Giáo viên địa lí.
+ Nhà nghiên cứu địa lí, địa chất.
+ Công tác quy hoạch môi trường, phân vùng kinh tế.
+ Công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình.
+ Quản lý kinh tế.
+ 
d) Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và nêu suy nghĩ của bản thân.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả hoạt động của HS.
4. Củng cố, dặn dò: 
GV củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu, nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài. 
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. 
- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. 
- Chuẩn bị bài mới: Bài 2. Sử dụng bản đồ.
Nội dung:
+ Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng Địa lí trên bản đồ.
+ Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống.
+ Một số ứng dụng của GPS và bản đồ trong đời sống.
Ngày soạn: . / . / . 
BÀI 2 (3 tiết). SỬ DỤNG BẢN ĐỒ 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ: kí hiệu, đường chuyển động, chấm điểm, khoanh vùng, bản đồ-biểu đồ.
- Sử dụng được bản đồ trong học tập địa lí và đời sống.
- Xác định và sử dụng được một số ứng dụng GPS và bản đồ số trong đời sống.
2. Năng lực: 
* Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: 
+ Có khả năng và sẵn sàng giúp đỡ được các bạn khác vươn lên, tự lực trong học tập thông qua các hoạt động cá nhân/nhóm.
+ Biết khẳng định và bảo vệ quan điểm, nhu cầu tự học, tự tìm hiểu của bản thân.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp: biết lựa chọn nội dung giao tiếp phù hợp với hình thức hoạt động cá nhân/cặp/nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin từ nguồn thông tin SGK, Atlat, bản đồ, 
* Năng lực đặc thù: 
- Nhận thức khoa học địa lí:
+ Đọc được bản đồ để xác định được một phương pháp thể hiện đối tượng địa lí trên bản đồ (thông qua hệ thống ký hiệu, chú giải, )
+ Xác định và lí giải được sự phân bố các đối tượng địa lí.
+ Phát hiện và giải thích được khả năng thể hiện của một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
+ Biết cách sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống.
+ Biết một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống.
- Tìm hiểu địa lí:
+ Biết tìm kiếm, chọn lọc và khai thác thông tin văn bản, tranh ảnh, bản đồ, Atlat, 
+ Biết đọc và sử dụng bản đồ, Atlat Địa lí Việt Nam.
+ Biết khai thác Internet phục vụ trong việc học tập môn Địa lí.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
+ Tìm kiếm được các thông tin và nguồn số liệu tin cậy về khả năng thể hiện của một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ; Việc sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống; Ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống.
+ Vận dụng được các kiến thức, kỹ năng để giải quyết một số vấn đề thực tiễn liên quan đến việc sử dụng bản đồ.
3. Phẩm chất: 
- Yêu nước: Yêu đất nước, tự hào về truyền thống xây dựng và bảo vệ đất nước. 
- Nhân ái: Có mối quan hệ hài hòa với người khác. Tôn trọng khả năng nhận thức của mỗi người. 
- Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của cá nhân; Những thuận lợi và khó khăn để xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
- Trung thực trong học tập và cuộc sống.
- Trách nhiệm: Tích cực, tự giác, nghiêm túc học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức bản thân. Sẵn sàng chịu trách nhiệm về lời nói và hành động của bản thân khi tham gia các hoạt động học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
2. Học liệu: SGK, tranh ảnh, video.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định: 
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Ghi chú
2. Kiểm tra bài cũ: 
* Câu hỏi: Nêu vai trò của môn Địa lí với cuộc sống? Hãy lấy VD thể hiện được vai trò của môn Địa lí trong cuộc sống hằng ngày của bản thân em?
Gợi ý:
* Vai trò của môn Địa lí với cuộc sống:
- Cung cấp kiến thức cơ bản để hiểu được môi trường sống xung quanh và xa hơn là đến các vùng trên bề mặt Trái Đất.
- Đối với xã hội hiện nay: môn Địa lí giúp chúng ta biết cách ứng xử và thích nghi được với những thay đổi đang diễn ra trong tự nhiên và xã hội.
- Trên thực tế: môn Địa lí góp phần hình thành phẩm chất và năng lực giúp các em vận dụng được những kiến thức đã học vào cuộc sống sinh động hằng ngày và mở ra những định hướng về nghề nghiệp trong tương lai.
* Ví dụ: 
- Biết được sự phân bố của các loại đất, địa hình, sông ngòi.
- Biết được mùa nào có gió mùa đông bắc, ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.
- Biết tìm đường đi trên bản đồ, google map, 
3. Hoạt động học tập: 
HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG) 
a) Mục tiêu:HS nhớ lại những kiến thức về vai trò của bản đồ, phương pháp biểu hiện trên bản đồ đã được học.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi.
* Câu hỏi: Quan sát bản đồ khí hậu Việt Nam và cho biết các đối tượng sau được biểu hiện bằng phương pháp nào?
1. Các luồng gió, bão
2. Chế độ nhiệt, mưa tại các trạm khí tượng
3. Chế độ nhiệt, mưa của cả nước
4. Các vùng khí hậu
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV treo bản đồ khí hậu Việt Nam, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
Các đối tượng địa lí được biểu hiện thông qua hệ thống phương pháp biểu hiện bản đồ. Tùy theo nội dung, đối tượng địa lí và tỉ lệ bản đồ, có thể sử dụng các phương pháp biểu hiện khác nhau. Vậy có những phương pháp nào để biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ? Cách sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống như thế nào?
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên 
bản đồ
a) Mục tiêu:HS biết được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ: kí hiệu, đường chuyển động, chấm điểm, phương pháp khoanh vùng, phương pháp bản đồ - biểu đồ.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, làm việc theo nhóm để tìm hiểu một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
Nhóm
Phương pháp
Quan sát hình
Đối tượng biểu hiện
Cách thức biểu hiện
Khả năng biểu hiện
Ví dụ
1
Kí hiệu
2.1
2
Đường chuyển động
2.2
3
Chấm điểm
2.3
4
Khoanh vùng
2.4
5
Bản đồ - biểu đồ
2.5
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
I. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ
1. PHƯƠNG PHÁP KÍ HIỆU
- Thường được sử dụng để biểu hiện vị trí của những đối tượng địa lí phân bố theo điểm. Ví dụ: trung tâm hành chính, sân bay, nhà ga, điểm dân cư, trung tâm công nghiệp, 
- Kí hiệu bản đồ biểu hiện số lượng, quy mô và chất lượng của đối tượng địa lí. Có ba dạng kí hiệu bản đồ chủ yếu: Dạng chữ; Dạng tượng hình; Dạng hình học.
2. PHƯƠNG PHÁP ĐƯỜNG CHUYỂN ĐỘNG
- Sử dụng để biểu hiện sự di chuyển của các quá trình, đối tượng địa lí tự nhiên và kinh tế-xã hội. Ví dụ: hướng gió, hướng dòng biển, hướng động vật di cư, hướng vận tải hàng hóa, di dân, 
- Màu sắc và kích thước (độ đậm, chiều rộng, chiều dài) các đường chuyển động biểu hiện kiểu loại, khối lượng hay tốc độ di chuyển của đối tượng.
3. PHƯƠNG PHÁP CHẤM ĐIỂM
- Sử dụng để biểu hiện các đối tượng địa lí có sự phân bố phân tán trong không gian. Ví dụ: phân bố dân cư, phân bố cơ sở chăn nuôi, Mỗi chấm tương ứng với một giá trị nhất định.
4. PHƯƠNG PHÁP KHOANH VÙNG
- Thường sử dụng để biểu hiện những đối tượng địa lí phân bố tập trung (hoặc phổ biến) trên một không gian lãnh thổ nhất định. Ví dụ: sự phân bố các kiểu thảm thực vật, các nhóm đất, các vùng chuyên canh cây trồng, Mỗi vùng phân bố được xác định bằng nền mà, nét chải hoặc kí hiệu đặc trưng cho đối tượng biểu hiện.
5. PHƯƠNG PHÁP BẢN ĐỒ-BIỂU ĐỒ
- Biểu hiện sự phân bố của đối tượng địa lí bằng cách đặt các biểu đồ vào không gian phân bố của đối tượng địa lí đó trên bản đồ. Ví dụ: cơ cấu sử dụng đất theo lãnh thổ, cơ cấu dân số các quốc gia, diện tích và sản lượng cây trồng, 
* Ngoài ra, còn có các phương pháp biểu hiện bản đồ khác như: phương pháp nền chất lượng, phương pháp đường đẳng trị, 
d) Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành yêu cầu.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+ Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. 
+ HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 10 phút. 
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. 
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống
a) Mục tiêu:HS biết sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và đời sống.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, làm việc cá nhân để tìm hiểu sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống.
* Câu hỏi: Dựa vào thông tin về sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống, hãy đọc bản đồ các kiểu thảm thực vật chính trên Trái Đất (hình 2.4)?
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
II. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG
- Bản đồ (Atlat) là phương tiện không thể thiếu trong học tập Địa lí. Các bước sử dụng bản đồ trong học tập gồm:
+ Bước 1: Lựa chọn nội dung bản đồ.
+ Bước 2: Đọc chú giải, tỉ lệ bản đồ và xác định phương hướng trên bản đồ.
+ Bước 3: Đọc nội dung bản đồ.
- Bản đồ được sử dụng ngày càng phổ biến trong đời sống. Các bước sử dụng bản đồ trong đời sống cũng tương tự như trong học tập. Tuy nhiên, sự phát triển của các thiết bị điện tử thông minh có trang bị bản đồ số, hệ thống định vị toàn cầu GPS (Global Positioning System) đã giúp cho việc sử dụng bản đồ trong đời sống được thuận tiện hơn. Người sử dụng có thể nhanh chóng khai thác được những thông tin cần thiết tùy theo mục đích sử dụng cụ thể.
- Đọc bản đồ các kiểu thảm thực vật chính trên Trái Đất:
+ Hoang mạc lạnh.
+ Đài nguyên.
+ Rừng lá kim.
+ Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới.
+ Rừng cận nhiệt ẩm.
+ Thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao.
+ Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt.
+ Hoang mạc, bán hoang mạc.
+ Xa-van, cây bụi.
+ Rừng nhiệt đới, xích đạo.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS tìm hiểu SGK, kết hợp với hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+ Các cá nhân nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. 
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
GV yêu cầu một số học sinh trình bày, các học sinh khác bổ sung. 
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.3. Tìm hiểu một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống
a) Mục tiêu:HS biết xác định và sử dụng được một số ứng dụng GPS và bản đồ số trong đời sống.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, làm việc theo cặp để tìm hiểu ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống.
* Câu hỏi: Đọc thông tin trong SGK và trình bày một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống?
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
III. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA GPS VÀ BẢN ĐỒ SỐ TRONG ĐỜI SỐNG
- GPS là một hệ thống các vệ tinh bay xung quanh Trái Đất theo một quỹ đạo chính xác và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái Đất. Các máy GPS nhận thông tin này để xác định vị trí của đối tượng trên mặt đất, được hiển thị thông qua hệ tọa độ địa lí và độ cao tuyệt đối.
- Hệ thống GPS thường được kết nối với bản đồ số và phát triển trên môi trường internet, tạo thành hệ thống bản đồ trực tuyến, được tích hợp sẵn trên máy tính hoặc các thiết bị điện tử thông minh.
- Ngày nay, GPS và bản đồ số được ứng dụng rất phổ biến trong đời sống. Ví dụ: xác định vị trí người dùng hoặc các đối tượng địa lí trên bề mặt Trái Đất, tìm kiếm đường đi, giám sát lộ trình, tốc độ di chuyển các phương tiện giao thông trên bản đồ, 
d) Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS tìm hiểu SGK, kết hợp với hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+ Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. 
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau
+ Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. 
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu:Củng cố lại kiến thức, rèn luyện kĩ năng trong bài học.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
* Câu hỏi 1: Hãy hoàn thành bảng theo mẫu sau để phân biệt các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ?
Phương pháp
Sự phân bố của đối tượng
Khả năng biểu hiện của phương pháp
Kí hiệu
Đường chuyển động
Khoanh vùng
Bản đồ-biểu đồ
* Câu hỏi 2: Hãy nêu các bước để sử dụng bản đồ địa lí trong học tập và đời sống?
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
Gợi ý:
* Câu hỏi 1:
Phương pháp
Sự phân bố của đối tượng
Khả năng biểu hiện của phương pháp
Kí hiệu
Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể.
- Vị trí phân bố của đối tượng.
- Số lượng của đối tượng.
- Chất lượng của đối tượng.
Đường chuyển động
Sự di chuyển của các quá trình, đối tượng địa lí tự nhiên và kinh tế-xã hội.
- Hướng di chuyển của đối tượng.
- Số lượng, tốc độ của đối tượng di chuyển.
Khoanh vùng
Sự phân bố của đối tượng riêng lẻ, dường như tách ra với các đối tượng khác.
Tập trung (hoặc phổ biến) trên một không gian lãnh thổ nhất định.
Bản đồ-biểu đồ
Giá trị tổng cộng của một đối tượng trên một đơn vị lãnh thổ bằng cách dùng các biểu đồ đặt vào phạm vi của đơn vị lãnh thổ đó.
- Số lượng của đối tượng.
- Chất lượng của đối tượng.
- Cơ cấu của đối tượng.
* Câu hỏi 2: 
- Bước 1: Lựa chọn nội dung bản đồ.
- Bước 2: Đọc chú giải, tỉ lệ bản đồ và xác định phương hướng trên bản đồ.
- Bước 3: Đọc nội dung bản đồ.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a) Mục tiêu:Vận dụng tri thức địa lí giải quyết vấn đề thực tiễn.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK, Internet và vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi.
Chọn 1 trong 2 nhiệm vụ sau:
* Câu hỏi 3: Hãy điền những phương pháp phù hợp vào bảng theo mẫu sau để biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ?
STT
Nội dung cần biểu hiện
Phương pháp biểu hiện
1
Dòng biển nóng và dòng biển lạnh
2
Các đới khí hậu
3
Sự phân bố dân cư
4
Cơ cấu dân số
5
Sự phân bố các nhà máy điện
* Câu hỏi 4: Hãy sử dụng máy tính xách tay, điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng có dịch vụ định vị GPS để tìm đường đi, khoảng cách và thời gian di chuyển từ trường về nhà em?
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
Gợi ý:
* Câu hỏi 3:
STT
Nội dung cần biểu hiện
Phương pháp biểu hiện
1
Dòng biển nóng và dòng biển lạnh
Đường chuyển động
2
Các đới khí hậu
Khoanh vùng
3
Sự phân bố dân cư
Chấm điểm
4
Cơ cấu dân số
Bản đồ-biểu đồ
5
Sự phân bố các nhà máy điện
Kí hiệu
* Câu hỏi 4: 
- Học sinh tự thực hiện trên điện thoại hoặc máy tính của mình.
- Ví dụ: Di chuyển từ trường THPT Cầu Giấy về chợ Phú Diễn Mới, Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội:
d) Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và nêu suy nghĩ của bản thân.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả hoạt động của HS.
4. Củng cố, dặn dò: 
GV củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu, nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài. 
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. 
- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. 
- Chuẩn bị bài mới: Bài 3. Trái Đất. Thuyết kiến tạo mảng.
Nội dung:
+ Nguồn gốc hình thành Trái Đất.
+ Vỏ Trái Đất. Vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất.
+ Thuyết kiến tạo mảng.
THẦY CÔ CÓ NHU CẦU SỞ HỮU TRỌN BỘ GIÁO ÁN ĐỊA 10- CÁNH DIỀU VUI LÒNG LIÊN HỆ SỐ ĐIỆN THOẠI: 0338378898. PHÍ 400K
SỐ TÀI KHOẢN: 7908215001482. NGUYÊN VĂN GIANG. AGRIBANK
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_ly_lop_10_sach_canh_dieu_hoc_ki_1_nam_hoc_2022_2.docx