Giáo án Địa lý Lớp 10 - Tiết 48: Địa lí ngành thương mại

Giáo án Địa lý Lớp 10 - Tiết 48: Địa lí ngành thương mại

I. MỤC TIÊU:

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

 - Biết được vai trò của ngành thương mại đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và đối với việc phục vụ đời sống của nhân dân, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

 - Hiểu được những nét cơ bản của thị trường thế giới và biến động của nó trong những năm gần đây; những tổ chức thương mại lớn trên thế giới hiện nay.

2. Kĩ năng

 Phân tích được các sơ đồ, biểu đồ, bảng số liệu thống kê.

3. Thái độ

 Học sinh biết liên hệ với thực tế thị trường của địa phương.

4. Định hướng hình thành năng lực:

 - Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, khám phá, tìm kiếm thông tin, tự học.

 - Năng lực chuyên biệt thuộc bộ môn Địa lí: Năng lực sử dụng bản đồ, tranh ảnh, phân tích số liệu thống kê.

 

doc 6 trang yunqn234 3890
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý Lớp 10 - Tiết 48: Địa lí ngành thương mại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Dạy Lớp: 
Ngày dạy: 
Dạy Lớp:
TIẾT 48- BÀI 40: ĐỊA LÍ NGÀNH THƯƠNG MẠI
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
 - Biết được vai trò của ngành thương mại đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và đối với việc phục vụ đời sống của nhân dân, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
 - Hiểu được những nét cơ bản của thị trường thế giới và biến động của nó trong những năm gần đây; những tổ chức thương mại lớn trên thế giới hiện nay.
2. Kĩ năng
 Phân tích được các sơ đồ, biểu đồ, bảng số liệu thống kê.
3. Thái độ
 Học sinh biết liên hệ với thực tế thị trường của địa phương.
4. Định hướng hình thành năng lực: 
 - Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, khám phá, tìm kiếm thông tin, tự học.
 - Năng lực chuyên biệt thuộc bộ môn Địa lí: Năng lực sử dụng bản đồ, tranh ảnh, phân tích số liệu thống kê.
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên
 - Giáo án, SGK 
 - Các sơ đồ, biểu đồ ở SGK phóng to
2 . Học sinh
 - Vở ghi, SGK
 - Đọc trước nội dung bài mới
III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH 
1. Đặt vấn đề:
 Bước 1: GV cho HS quan sát một số hình ảnh về hoạt động thương mại trên thế giới và trả lời các câu hỏi sau:
 - Em hiểu hoạt động thương mại là gì ? 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân 
Dự kiến câu trả lời của học sinh: Thương mại là hoạt động trao đổi của cải, hàng hóa, dịch vụ, kiến thức, tiền tệ giữa hai hay nhiều đối tác và có thể nhận lại một giá trị nào đó (bằng tiền thông qua giá cả) hay bằng hàng hóa, dịch vụ khác như trong hình thức thương mại hàng đổi hàng
Bước 3: Học sinh trao đổi thảo luận 
Bước 4: Đánh giá:GV quan sát , đánh giá hoạt động của HS
 GV gọi 3 đến 4 hs trả lời , trên cơ sở thảo luận và bổ sung GV dẫn dắt vào nội dung bài học
2. Bài mới
Hoạt động 1: TÌM HIỂU KHÁI NIỆM VỀ THỊ TRƯỜNG (10’)
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS , HS thực hiện nhiệm vụ học tập với hình thức cặp đôi
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và sơ đồ trang 154 và kết hợp với sự hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi sau:
 - Thế nào là Thị trường? 
 - Thế nào là hàng hóa? 
 - Vật ngang giá là gì? 
 - Sự khác nhau giữa vật ngang giá trước kia và hiện nay?
	 - Theo em, biểu hiện cụ thể của qui luật cung cầu là gì? Ai phải tiếp cận thị trường và tiếp cận để làm gì?
GV có thể gợi ý thêm:
	- Hàng hóa là sản phẩm của lao động có 2 thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị 
 - Tiền tệ là 1 loại hàng hóa đặc biệt với 5 chức năng chính.
	 - Thị trường hoạt động theo quy luật cung cầu, hay nói cách khác, quy luật cung cầu điều tiết thị trường, thị trường luôn biến động, vì vậy cần phải tiếp cận thị trường ( Ma-ket-tinh)
	Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ theo cặp đôi, GV quan sát và trợ giúp học sinh
	Bước 3.Trao đổi thảo luận 
	- GV gọi một số HS lên bảng báo cáo kết quả thực hiện được, một số học sinh khác bổ sung
Dự kiến HS trả lời
I. Khái niệm về thị trường
1. Thị trường: 
- Là nơi gặp gỡ giữa người bán với người mua
2. Hàng hóa: 
- Là tất cả những gì có thể đem ra thị trường như vật tư, phát minh. sức lao động...
3. Vật ngang giá 
- Là thước đo giá trị của hàng hóa và dịch vụ. Vật ngang giá hiện đại là tiền
* Thị trường hoạt động theo quy luật cung cầu.
- Trên cơ sở thảo luận và bổ sung đó GV chốt lại nội dung học tập
- HS điều chỉnh kết quả của cá nhân và ghi bài
	Bước 4:Đánh giá : GV đánh giá quá trình HS thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh.
Hoạt động 2: TÌM HIỂU VỀ NGÀNH THƯƠNG MẠI
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS , HS thực hiện nhiệm vụ học tập với hình thức cặp đôi
 GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và kết hợp với sự hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi sau:
 - Ngành thương mại có vai trò gì?
 - Vai trò của ngành nội thương, ngoại thương là gì?
 - Cán cân xuất nhập khẩu, xuất siêu, nhập siêu là gì? 
 - Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu của 2 nhóm nước khác nhau như thế nào?
GV có thể gợi ý thêm:
- Là khâu nối sản xuất và tiêu dùng: Chính vì vậy, ngành TM có tác động rất to lớn đến việc thay đổi quy mô số lượng và chất lượng của sx. Cũng như thay đổi thị hiếu tiêu dùng, nhu cầu tiêu dùng của xã hội 
- Sự khác nhau giữa nội thương và ngoại thương về quy mô trao đổi
- Không phải suất siêu bao giờ cũng thể hiện tình trạng tốt của nền kinh tế và nhập siêu thể hiện tình trạng suy thoái của nền kinh tế VD Một nước nhập siêu nhưng chủ yếu là thiết bị máy móc để đổi mới công nghệ thì sự nhập siêu đó báo trước một sự cất cánh trong tương lai.
	Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ theo cặp đôi, GV quan sát và trợ giúp học sinh
	Bước 3.Trao đổi thảo luận 
- GV gọi một số HS lên bảng báo cáo kết quả thực hiện được, một số học sinh khác bổ sung
Dự kiến HS trả lời
II. Ngành thương mại
1. Vai trò
- Là khâu nối liền sản xuất với tiêu dùng
- Điều tiết sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng.
- Giúp sản xuất mở rộng, phát triển
- Nội thương tạo sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ trong một quốc gia.
- Ngoại thương tạo sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các quốc gia.
2. Cán cân XNK và cơ cấu XNK
a. Cán cân xuất nhập khẩu
- Cán cân xuất nhập khẩu là hiệu số giữa giá trị XK ( X) và giá trị NK ( N) 
+ Công thức CCXNK=X-N
- Xuất siêu khi X>N
- Nhập siêu khi X<N
b. Cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu
* Các nước đang phát triển:
- Xuất khẩu: nguyên liệu khoáng sản, lâm sản, sản phẩm cây công nghiệp...
- Nhập khẩu: Sản phẩm công nghiệp chế biến, máy công cụ, thiết bị toàn bộ, lương thực, thực phẩm...
* Các nước phát triển: 
( ngược lại ).
 - Trên cơ sở thảo luận và bổ sung đó GV chốt lại nội dung học tập
	 - HS điều chỉnh kết quả của cá nhân và ghi bài
	 Bước 4: Đánh giá : GV đánh giá quá trình HS thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh.
Hoạt động 3: TÌM HIỂU VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI
	Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS , HS thực hiện nhiệm vụ học tập với hình thức cặp đôi
 GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và quan sát hình 40, bảng 40.1 để trả lời câu hỏi sau:
 - Thị trường trên thế giới hiện nay có đặc điểm gì?
	 - Quan sát hình 40 để nhận xét về tình hình xuất nhập khẩu trên thế giới?
 - Dựa vào bảng 40.1 em có thể rút ra nhận xét gì về tình hình XNK của một số nước có nền ngoại thương phát triển hàng đầu thế giới 2001?
 - Dựa vào bảng 40.1 em có thể rút ra nhận xét gì về tình hình XNK của một số nước có nền ngoại thương phát triển hàng đầu thế giới 2001?
GV có thể gợi ý thêm:
	 - Quan sát hình vẽ ta thấy các nước phát triển đang kiểm soát thị trường thế giới, các nước này chiếm tỉ trọng lớn nhất trong buôn bán thế giới và nội vùng
 - Châu Âu, Bắc Mĩ và châu Á là những thị trường lớn chiếm tỉ trọng cao trong buôn bán thị trường thế giới cao nhất là Châu Âu 45%... các nước đang pt chiếm tỉ trọng thấp trong buôn bán thế giới. 
 - Các nước phát triển có tỉ trọng buôn bán nội vùng cao châu Âu 73%, Bắc Mĩ 56%, châu Á 50,3%, các nước đang phát triển buôn bán nội vùng lớn. 
	Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ theo cặp đôi, GV quan sát và trợ giúp học sinh
	Bước 3.Trao đổi thảo luận 
- GV gọi một số HS lên bảng báo cáo kết quả thực hiện được, một số học sinh khác bổ sung
Dự kiến HS trả lời
III. Đặc điểm của thị trường thế giới 
 - Xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế là xu thế quan trọng nhất.
 - Ba khu vực có tỉ trọng buôn bán nội vùng và trên thế giới lớn nhất là Châu Âu, Châu Á và Bắc Mĩ.
 - Các trung tâm buôn bán lớn nhất thế giới là Tây Âu, Hoa Kì, Trung Quốc và Nhật Bản
 - Hoa Kì, CHLB Đức, Anh, Pháp là các cường quốc về xuất nhập khẩu
 - Trên cơ sở thảo luận và bổ sung đó GV chốt lại nội dung học tập
	 - HS điều chỉnh kết quả của cá nhân và ghi bài
	 Bước 4: Đánh giá : GV đánh giá quá trình HS thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh.
3. Luyện tập, (3’)
Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau:
Câu 1: Quy luật hoạt động của thị trường là: 
A. Cung – cầu B. Cạnh tranh 
C. Tương hỗ D. Trao đổi 
Câu 2: Vật ngang giá hiện đại dùng để đo giá trị hàng hóa và dịch vụ là: 
 A. Vàng B. Đá quý 
 C. Tiền D. Sức lao động 
Câu 3: Điều nào sau đây là đúng khi cung lớn hơn cầu: 
A. Gía cả có xu hướng tăng lên 
B. Hàng hóa khan hiếm 
C. Sản xuất có nguy cơ đình trệ 
D. Kích thích nhà sản xuất mở rộng sản xuất, kinh doanh 
Câu 4: Ngành thương mại không có vai trò:
A. Tạo ra nguyên liệu, vật tư, máy móc cho nhà sản xuất
B. Điều tiết sản xuất
C. Tạo ra thị hiếu mới, nhu cầu mới cho người tiêu dùng
D. Thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng hóa
Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành nội thương: 
A. Thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ 
B. Tạo ra thị trường thống nhất trong nước 
C. Phục vụ cho nhu cầu của từng cá nhân trong xã hội 
D. Gắn thị trường trong nước với quốc tế 
Câu 6: Khi chính thức tham gia Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Việt Nam là thành viên thứ: 
A. 148 B. 149 C. 150 D. 151 
Câu 7: Việt Nam là thành viên của các tổ chức nào sau đây: 
A. APEC, ASEAN, WTO, UNESCO, UNICEF 
B. APEC, ASEAN, WTO, UNESCO, EU 
C. APEC, ASEAN, WTO, NAFTA, UNICEF 
D. APEC, ASEAN, ASEM, ANDEAN 
Câu 8: Tiền thân của tổ chức WTO(Tổ chức thương mại thế giới là): 
A. GATT B. EEC C. SEV D. NAFTA 
Câu 9: Trong cơ cấu hàng nhập khẩu của các nước có nền kinh tế đang phát triển, chiếm tỉ trọng cao thuộc về:
A. Sản phẩm công nghiệp
B. Nhiên liệu
C. Lương thực, thực phẩm
D. Nguyên liệu
Câu 10: Thành viên thứ 10 của tổ chức ASEAN là: 
A. Lào B. Campuchia C. Việt Nam D. Philippin 
4. Vận dụng và mở rộng (2’)
Bài tập số 3 trang 158
 a/ Xử lí số liệu:
Quốc gia
Giá trị xuất khẩu
(tỉ USD)
Dân số (triệu người)
Giá trị xuất khẩu bình quân theo người (USD)
Hoa Kì
819,0
293,6
2789,5
Trung Quốc
858,9
1306,9
657,2
Nhật Bản
566,5
127,6
4439,7
 b/ Vẽ biểu đồ cột:
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU BÌNH QUÂN
CỦA HOA KÌ, TRUNG QUỐC, NHẬT BẢN NĂM 2004
 c/ Nhận xét:
 - Giá trị xuất khẩu của HK tương đương TQ nhưng bình quân lớn gấp 4 lần. Giá trị xuất khẩu của NB chỉ bằng 2/3 HK nhưng bình quân lớn gấp 1,6 lần.
 - Nguyên nhân là do dân số TQ quá đông, gấp 4,5 lần HK và 10,2 lần NB.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_ly_lop_10_tiet_48_dia_li_nganh_thuong_mai.doc