Giáo án Địa lý Lớp 10 - Chương trình học kỳ 2

Giáo án Địa lý Lớp 10 - Chương trình học kỳ 2

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:

Câu 1. Ngành công nghiệp năng lượng bao gồm những phân ngành nào sau đây?

A. Công nghiệp điện lực, hóa chất và khai thác than.

B. Khai thác dầu khí, công nghiệp luyện kim và cơ khí.

C. Khai thác gỗ, khai thác dầu khí và công nghiệp nhiệt điện.

D. Khai thác than, khai thác dầu khí và công nghiệp điện lực.

Câu 2. Dầu mỏ tập trung nhiều nhất ở khu vực nào sau đây?

A. Bắc Mĩ. B. Châu Âu.

C. Trung Đông. D. Châu Đại Dương.

Câu 3. Than là nguồn nhiên liệu quan trọng cho

A. nhà máy chế biến thực phẩm.

B. nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim

C. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

D. nhà máy thủy điện, nhà máy điện hạt nhân.

Câu 4. Khoáng sản nào sau đây được coi là “vàng đen” của nhiều quốc gia?

A. Than. B. Dầu mỏ.

C. Sắt. D. Mangan.

Câu 5. Hoạt động công nghiệp nào sau đây không cần nhiều lao động

A. Dệt - may. B. Giày - da.

C. Thủy điện. D. Thực phẩm.

d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a) Mục đích: HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để giải thích tốc độ tăng trưởng của công nghiệp điện.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:

 * Câu hỏi: Vì sao sản lượng điện có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất?

 * Trả lời câu hỏi:

 - Do nhu cầu của thị trường cao và ngày càng tăng

 - Do tiềm năng để phát triển sản xuất điện lớn: nhiệt điện, thủy điện, năng lượng gió, Mặt trời, sóng biển, điện hạt nhân

d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

3.4. Củng cố, dặn dò:

GV củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu, nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài.

3.5. Hướng dẫn về nhà:

 - Hoàn thành bài thực hành.

 - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng.

 - Hệ thống hoá kiến thức từ bài 31 đến bài 34 để chuẩn bị cho giờ ôn tập giữa kì I.

 

doc 75 trang yunqn234 4560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lý Lớp 10 - Chương trình học kỳ 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: . / . / . 
TIẾT 36. BÀI 31. VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG NGHIỆP. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
 - Trình bày được vai trò và đặc điểm của sản xuất công nghiệp
 - Phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và KT - XH tới phát triển và phân bố công nghiệp.
2. Năng lực: 
 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin. 
 - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh. 
3. Phẩm chất: 
 - Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
3.1. Ổn định: 
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Ghi chú
3.2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
3.3. Hoạt động học tập: 
HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)
a) Mục đích: HS nhận biết được các ngành công nghiệp, vai trò của ngành công nghiệp.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.
c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu một số hình ảnh về các ngành công nghiệp: Đây là ngành công nghiệp gì? Nhận xét vai trò của ngành công nghiệp nói chung?
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về vai trò và đặc điểm của công nghiệp
a) Mục đích: HS hiểu về vai trò, đặc điểm của công nghiệp, so sánh với đặc điểm của nông nghiệp. Khai thác và sử dụng kiến thức trong SGK.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
I. Vai trò và đặc điểm của công nghiệp 
1. Vai trò
 - Công nghiệp giữ vai trò chủ đao trong nền kinh tế quốc dân 
 - Tạo ra tư liệu sản xuất và xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho các ngành kinh tế từ đó thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển.
 - Giải phóng sức lao động, tạo ra nhiều sản phẩm tiêu dùng, nâng cao trình độ văn minh của toàn xã hội.
 - Củng cố an ninh quốc phòng.
 - Khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
2. Đặc điểm
a. Sản xuất công nghiệp gồm 2 giai đoạn 
 - Giai đoạn 1: Tác động vào đối tượng lao động để tạo ra nguồn nguyên liệu
 - Giai đoạn 2: Chế biến nguyên liệu để tạo ra tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng
b. Sản xuất công nghiệp có tính tập trung cao độ: Thể hiện ở sự tập trung tư liệu sản xuất, nhân công và sản phẩm trên 1 diện tích nhất định.
c. Sản xuất công nghiệp gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp chặt chẽ để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
3. Phân loại
 - Dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động ngành công nghiệp được chia thành hai nhóm:
 + Công nghiệp khai thác.
 + Công nghiệp chế biến.
 - Dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm ngành công nghiệp được chia làm hai nhóm: 
 + Công nghiệp nặng (nhóm A).
 + Công nghiệp nhẹ (nhóm B).
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:
 + Câu hỏi 1: kể tên các sản phẩm của ngành công nghiệp, kết hợp với nội dung mục 1 (SGK), cho biết vai trò của ngành công nghiệp?
 + Câu hỏi 2: Nêu đặc điểm của nông nghiệp, so sánh với đặc điểm công nghiệp? Phân tích sơ đồ SGK, nêu rõ hai giai đoạn của SX công nghiệp? Đặc điểm chung của hai giai đoạn?
 + Câu hỏi 3: Các ngành công nghiệp được phân loại như thế nào? Ví dụ?
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. 
 + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau
 + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. 
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển 
và phân bố công nghiệp
a) Mục đích: HS biết các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
II. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp 
1. Vị trí địa lí
 - Lựa chọn địa điểm, cơ cấu ngành công nghiệp, hình thức tổ chức lãnh thổ.
2. Điều kiện tự nhiên
 - Khoáng sản: Chi phối tới quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp công nghiệp.
 - Khí hậu và nước:vừa tác động trực tiếp vừa tác động gián tiếp
 - Đất, rừng, biển: Đất - tạo mặt bằng để xây dựng xí nghiệp, rừng, biển - cung cấp nguyên liệu 
3. Kinh tế - xã hội 
 - Dân cư - lao động: trình độ lao động cho phép phát triển và phân các ngành công nghiệp phù hợp.
 - Tiến bộ khoa học - kĩ thuật: Cho phép khai thác, sử dụng tài nguyên, phân bố các ngành công nghiệp hợp lí. Nâng cao năng suất, chất lượng
 - Thị trường: tác động tới hướng chuyên môn hóa sản phẩm
 - Cơ cở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật: tạo cơ sở cho sự phát triển công nghiệp
 - Đường lối chính sách
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ:
 + Nhóm 1: Phân tích ảnh hưởng của nhân tố vị trí địa lí tới sự phát triển và phân bố CN.
 + Nhóm 2: Phân tích ảnh hưởng của nhân tố tự nhiên tới sự phát triển và phân bố CN.
 + Nhóm 3: Phân tích ảnh hưởng của nhân tố kinh tế - xã hội (dân cư - lao động, tiến bộ KH - KT, thị trường) tới sự phát triển và phân bố CN.
 + Nhóm 4: Phân tích ảnh hưởng của nhân tố kinh tế - xã hội (đường lối chính sách, xu thế phát triển) tới sự phát triển và phân bố công nghiệp.
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. 
 + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút. 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. 
 + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:
Câu 1. Vai trò chủ đạo của ngành sản xuất công nghiệp được thể hiện 
A. cung cấp hầu hết tư liệu sản xuất. 	
B. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 
C. sản xuất ra nhiều sản phẩm mới. 	
D. khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. 
Câu 2. Điểm giống nhau cơ bản của hai giai đoạn sản xuất công nghiệp là
A. đều sản xuất bằng thủ công. 
B. đều sản xuất bằng máy móc. 
C. cùng chế biến nguyên liệu để tạo ra sản phẩm tiêu dùng. 
D. cùng tác động vào đối tượng lao động để tạo ra nguyên liệu. 
Câu 3. Nhân tố nào sau đây không phải là nhân tố kinh tế - xã hội có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp?
A. Vị trí địa lí. 	
B. Tiến bộ khoa học kĩ thuật. 
C. Thị trường. 	
D. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật. 
Câu 4. Nhân tố có tính chất quyết định đến sự phát triển và phân bố công nghiệp là
A. Dân cư, nguồn lao động. 	B. Thị trường. 
C. Cơ sỏ hạ tầng, vất chất kĩ thuật. 	D. Đường lối chính sách. 
Câu 5. Vai trò quan trọng của công nghiệp ở nông thôn và miền núi được xác định là
A. Nâng cao đời sống dân cư. 	B. Cải thiện quản lí sản xuất. 
C. Xoá đói giảm nghèo. 	D. Công nghiệp hoá nông thôn. 
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a) Mục đích: HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để phân biệt được sự khác nhau trong sản xuất công nghiệp và sản xuất nông nghiệp.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:
 * Câu hỏi: Em hãy cho biết sự khác biệt của sản xuất công nghiệp so với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp?
 * Trả lời câu hỏi:
Đặc điểm
Sản xuất công nghiệp
Sản xuất nông nghiệp
Giai đoạn sản xuất
 - Gồm hai giai đoạn, hai giai đoạn này diễn ra đồng thời hoặc cách xa nhau về măt không gian.
 - Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây con, có sự sinh trưởng và phát triển qua nhiều giai đoạn kế tiếp, theo quy luật sinh học. Þ Cần tôn trọng quy luật sinh học.
Mức độ tập trung
 - Sản xuất công nghiệp có tính chất tập trung cao độ (trên một diện tích đất nhất định có thể xây dựng nhiều xí nghiệp, thu hút nhiều lao động và tạo ra khối lượng hàng hóa lớn.
 - Sản xuất nông nghiệp phân tán trên một không gian rộng lớn.
 - Mang tính mùa vụ.
Sản phẩm
 - Sản phẩm là những vật vô tri vô giác (tư liệu sản xuất, vật phẩm tiêu dùng).
 - Sản phẩm là những cá thể sống (cây, con).
Mức độ phụ thuộc tự nhiên
 - Ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên
 - Phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.
Tính chuyên môn hóa
 - Tính chuyên môn hóa cao, hợp tác hóa cao.
 - Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp giữa nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
 - Hình thành các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.
3.4. Củng cố, dặn dò: 
GV củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu, nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài.
3.5. Hướng dẫn về nhà: 
 - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. 
 - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. 
 - Chuẩn bị bài mới: Bài 32. Địa lí các ngành công nghiệp: I. Công nghiệp năng lượng.
Ngày soạn: . / . / . 
TIẾT 37. BÀI 32. ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
 - Trình bày và giài thích được vai trò, đặc điểm, sự phân bố ngành CN năng lượng.
2. Năng lực: 
 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin. 
 - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh. 
3. Phẩm chất: 
 - Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
3.1. Ổn định: 
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Ghi chú
3.2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Câu hỏi: Chứng minh vai trò chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân?
 * Đáp án
 Vai trò chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân:
 - Tạo ra khối lượng sản phẩm rất lớn cho xã hội. Công nghiệp cung cấp hầu hết tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật cho tất cả các ngành, tạo ra sản phẩm tiêu dùng có giá trị...
Ví dụ: Tất cả các thiết bị máy móc trong các ngành kinh tế (nông nghiệp, giao thông, thông tin liên lạc, dịch vụ, xây dựng, công nghiệp), các công cụ và đồ dùng sinh hoạt trong gia đình,... đều do ngành công nghiệp cung cấp.
 - Công nghiệp góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp ở trên thế giới, và nhất là ở Việt Nam thường cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung.
 + Ví dụ: Thời kì 2000 - 2003, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới (GDP) là 3,3%/năm, riêng công nghiệp đạt 3,6%/năm; ở Việt Nam tương ứng là 7,0%/năm và 12,4%/năm.
 - Công nghiệp sản xuất ra nhiều sản phẩm mới mà không ngày sản xuất vật chất nào sánh được. 
 + Ví dụ: Ngày nay, công nghiệp hiện đại phát triển mạnh mẽ và đạt nhiều thành tựu trong công nghiệp vũ trụ (phóng thành công các vệ tinh do thám, chế tạo tàu vũ trụ), điện tử - tin học, chế tạo vũ khí (tên lửa Tomahack), năng lượng hạt nhân...
3.3. Hoạt động học tập: 
HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)
a) Mục đích: HS nhận biết sản phẩm và hoạt động sản xuất của ngành công nghiệp năng lượng. Vai trò của ngành này.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.
c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu một số hình ảnh về hoạt động sản xuất và sản phẩm của công nghiệp năng lượng, yêu cầu HS quan sát và cho biết đó là hoạt động sản xuất và sản phẩm của ngành công nghiệp nào? Vai trò của ngành công nghiệp này?
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về ngành công nghiệp năng lượng
a) Mục đích: HS hiểu và phân biệt các ngành công nghiệp thuộc công nghiệp năng lượng.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
I. Công nghiệp năng lượng 
CN năng lượng
Khai thác than
Khai thác dầu
CN điện lực
Vai trò
 - Cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, luyện kim.
 - Là nguyên liệu cho CN hoá chất, dược phẩm.
 - Cung cấp hầu hết nhiên liệu cho các động cơ đốt trong.
 - Cung cấp nguyên liệu cho CN hoá chất (SX nhiều loại hoá phẩm, dược phẩm.
 - Là cơ sở để phát triển nền CN hiện đại
 - Đẩy mạnh tiến bộ KH - KT
 - Đáp ứng yêu cầu của cuộc sống văn minh, hiện đại.
Trữ lượng
13.000 tỉ tấn.
400 - 500 tỉ tấn.
Các loại hình SX: Nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử....
Sản lượng và phân bố
 - Sản lượng: 5 tỉ tấn/năm.
 - Phân bố: 
 + Chủ yếu ở bán cầu Bắc
 + Các nước: Hoa Kì, Nga, Trung Quốc, Đức...
 - Sản lượng: 3,8 tỉ tấn/năm.
 - Phân bố: Khai thác nhiều ở các nước đang phát triển, thuộc khu vực Trung Đông, Bắc Phi, Mỹ La Tinh, ĐNA..
 - Sản lượng: 15.000 tỉ kwh
 - Phân bố: Hoa Kì, Nhật, Trung Quốc, Canađa..
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP
CN năng lượng
Khai thác than
Khai thác dầu
CN điện lực
Vai trò
Trữ lượng
Sản lượng và phân bố
 + Nhóm 1, 4: Tìm hiểu về khai thác than.
 + Nhóm 2, 5: Tìm hiểu về khai thác dầu.
 + Nhóm 3, 6: Tìm hiểu về công nghiệp điện lực.
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. 
 + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút. 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. 
 + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
Câu 1. Ngành công nghiệp nào sau đây cần phải đi trước một bước trong quá trình công nghiệp hóa của các quốc gia đang phát triển?
A. Điện lực. 	B. Thực phẩm. 
C. Điện tử - tin học. 	D. Sản xuất hàng tiêu dùng. 
Câu 2. Ngành khai thác than có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nhiên liệu cho
A. nhà máy chế biến thực phẩm. 	
B. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. 
C. nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim. 	
D. nhà máy thủy điện, nhà máy điện hạt nhân. 
Câu 3. Ở nước ta, vùng than lớn nhất đang khai thác thuộc tỉnh 
A. Lạng Sơn. 	B. Hòa Bình. 	
C. Cà Mau. 	D. Quảng Ninh. 
Câu 4. Cho biểu đồ về sản lượng một số sản phẩm công nghiệp nước ta, giai đoạn 2006 - 2015:
 (Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Sản lượng than sạch, dầu thô và điện. 
B. Tốc độ tăng trưởng sản lượng than sạch, dầu thô và điện.
C. Qui mô và cơ cấu sản lượng than sạch, dầu thô và điện.
D. Cơ cấu sản lượng than sạch, dầu thô và điện. 
Câu 5. Ở nước ta, ngành công nghiệp nào cần được ưu tiên đi trước một bước? 
A. Điện lực. 	B. Sản xuất hàng tiêu dùng. 
C. Chế biến dầu khí. 	D. Chế biến nông - lâm - thủy sản. 
c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a) Mục đích: HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để giải thích sự phân bố ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: 
 * Câu hỏi: Tại sao các nhà máy nhiệt điện nước ta lại phân bố chủ yếu ở miền Bắc và miền Nam?
 * Trả lời câu hỏi:
Vì ở miền Bắc và miền Nam gần với nguồn nhiên liệu phục vụ cho công nghiệp nhiệt điện:
 - Miền Bắc: có nguồn than phong phú.
 - Miền Nam: có nguồn dầu khí phong phú.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.
3.4. Củng cố, dặn dò: 
GV củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu, nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài.
3.5. Hướng dẫn về nhà: 
 - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. 
 - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. 
 - Chuẩn bị bài mới: 
 + II. Công nghiệp điện tử - tin học.
 + III. Công nghiệp cơ khí
 + III. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
 + IV. Công nghiệp thực phẩm.
Ngày soạn: . / . / . 
TIẾT 38. BÀI 32. ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP (TIẾP THEO)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
 - Trình bày và giải thích được vai trò, đặc điểm và sự phân bố của CN điện tử - tin học, Công nghiệp cơ khí, CN sản xuất hàng tiêu dùng và CN thực phẩm. 
2. Năng lực: 
 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin. 
 - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh. 
3. Phẩm chất: 
 - Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
3.1. Ổn định: 
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Ghi chú
3.2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
3.3. Hoạt động học tập: 
HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)
a) Mục đích: HS nhận biết các sản phẩm của ngành công nghiệp điện tử - tin học, cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng và thực phẩm.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.
c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu một số hình ảnh về hoạt động sản xuất và sản phẩm của công nghiệp điện tử - tin học, cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng và thực phẩm, yêu cầu HS quan sát và cho biết đó là hoạt động sản xuất và sản phẩm của ngành công nghiệp nào?
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về các ngành công nghiệp
a) Mục đích: HS hiểu và phân biệt các ngành công nghiệp điện tử - tin học, cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng và thực phẩm.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
Các ngành CN
Cơ khí
CN điện tử - tin học
CN SX hàng tiêu dùng
CN thực phẩm
Vai trò
 - Giữ vai trò chủ đạo trong cuộc cách mạng kỹ thuật.
 - Sản xuất công cụ, máy móc cho các ngành khác.
 - Là ngành CN mũi nhọn của nhiều nước (nước phát triển)
 - Là thước đo trình độ KH - KT của các nước.
 - Thúc đẩy các ngành KT khác phát triển.
 - Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
Sản xuất sản phẩm tiêu dùng phục vụ đời sống con người
 - Đáp ứng nhu cầu ăn, uống của con người
 - Tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp
 - Vai trò chủ đạo đối với các nước đang phát triển
Đặc điểm
Sử dụng nhiều nguyên, nhiên liệu
 - Tốn ít nguyên liệu, ít gây ô nhiễm MT
 - Không chiếm diện tích rộng
 - Cần lao động có trình độ chuyên môn KT cao
 - SD nguồn nguyên liệu chủ yếu từ nông nghiệp
 - Cần LĐ dồi dào, TTTT rộng lớn
 - Cần ít vốn, khả năng quay vòng vốn nhanh
 - Quy trình SX tương đối đơn giản, thu lợi nhanh, sản phẩm có khả năng xuất khẩu
 - Xây dựng tốn ít vốn đầu tư.
 - Quay vòng vốn nhanh.
 - Tăng khả năng tích luỹ cho nền kinh tế - quốc dân. 
SX và phân bố
 - Gồm 4 phân ngành: Cơ khí thiết bị toàn bộ, Cơ khí máy công cụ, cơ khí hàng tiêu dùng, cơ khí chính xác.
 - Phát triển mạnh ở các nước phát triển.
 - Gồm 4 nhóm ngành: Máy tính, thiết bị điện tử, điện tử tiêu dùng, điện tử viễn thông
 - Hàng đầu về CN điện tử - tin học: HK, EU, NB.
 - Đa dạng, phong phú nhiều ngành, phục vụ mọi tầng lớp nhân dân.
 - Các ngành chính: dệt may, da giày, nhựa, sành sứ, thuỷ tinh.Trong đó dệt may là ngành chủ đạo.
 - Phân bố: Rộng khắp các nước trên TG
 - Chia làm 3 ngành chính: chế biến các sản phẩm từ trồng trọt,chế biến các sản phẩm từ chăn nuôi, chế biến thuỷ hải sản.
 - Phân bố: Rộng khắp các nước trên TG
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 8 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP
Các ngành CN
Cơ khí
CN điện tử - tin học
CN SX hàng tiêu dùng
CN thực phẩm
Vai trò
Đặc điểm
SX và phân bố
 + Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về công nghiệp cơ khí.
 + Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về công nghiệp điện tử - tin học.
 + Nhóm 5, 6: Tìm hiểu về công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
 + Nhóm 7, 8: Tìm hiểu về công nghiệp thực phẩm.
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. 
 + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút. 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. 
 + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:
Câu 1. Ngành được coi là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới là 
A. công nghiêp cơ khí. 	
B. công nghiệp điện tử - tin học. 
C. công nghiệp năng lượng. 	
D. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. 
Câu 2. Phát biểu nào dưới đây không đúng với vai trò của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng? 
A. Giải quyết việc làm cho lao động. 	B. Nâng cao chất lượng cuộc sống. 
C. Phục vụ cho nhu cầu con người. 	D. Không có khả năng xuất khẩu. 
Câu 3. Hai ngành công nghiệp chính sử dụng các sản phẩm của cây công nghiệp là
A. hóa chất và thực phẩm. 	
B. sản xuất hàng tiêu dùng và dược phẩm. 
C. dệt may và thực phẩm. 	
D. sản xuất hàng tiêu dùng và thực phẩm. 
Câu 4. Ti vi màu, cát sét, đồ chơi điện tử, đầu đĩa là sản phẩm của nhóm ngành nào sau đây? 
A. Máy tính. 	B. Thiết bị điện tử. 	
C. Điện tử tiêu dùng. 	D. Điện tử viễn thông. 
Câu 5. Các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm thường phân bố ở
A. gần nguồn nguyên liệu. 	B. gần thị trường tiêu thụ. 
C. ven các thành thố lớn. 	D. nơi tập trung đông dân. 
 + Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án đúng. 
 + Bước 3. GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. 
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a) Mục đích: HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để giải thích sự phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở nước ta.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:
 * Câu hỏi: Tại sao nước ta có ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển mạnh?
 * Trả lời câu hỏi: Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dung:
 - Thị trường tiêu thụ tại chỗ rộng lớn do dân số đông.
 - Lực lượng lao động dồi dào, giá rẻ.
 - Nguồn nguyên liệu phong phú.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.
3.4. Củng cố, dặn dò: 
GV củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu, nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài.
3.5. Hướng dẫn về nhà: 
 - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. 
 - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. 
 - Chuẩn bị bài mới: Bài 33: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
Ngày soạn: . / . / . 
TIẾT 39. BÀI 33. MỘT SỐ HÌNH THỨC CHỦ YẾU CỦA TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
 - Phân biệt được một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
2. Năng lực: 
 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin. 
 - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh. 
3. Phẩm chất: 
 - Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
3.1. Ổn định: 
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Ghi chú
3.2. Kiểm tra bài cũ: 
 * Câu hỏi: Trình bày vai trò và đặc điểm của ngành công nghiệp điện tử - tin học ?
 * Đáp án:
 - Vai trò :
 + Là ngành CN mũi nhọn của nhiều nước (nước phát triển)
 + Là thước đo trình độ KH - KT của các nước.
 + Thúc đẩy các ngành KT khác phát triển.
 + Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
 - Đặc điểm:
 + Tốn ít nguyên liệu, ít gây ô nhiễm MT
 + Không chiếm diện tích rộng
 + Cần lao động có trình độ chuyên môn KT cao
3.3. Hoạt động học tập: 
HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)
a) Mục đích: HS nhận biết được khu công nghiệp, điểm công nghiệp ở một số địa phương cụ thể.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.
c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu một số hình ảnh về các khu công nghiệp, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Đây là khu công nghiệp nào, thuộc địa phương nào?
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về khái niệm, vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp
a) Mục đích: HS biết khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệp, vai trò và đặc điểm tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
 * Khái niệm: 
 Tổ chức lãnh thổ CN là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở SX công nghiệp trên một lãnh thổ nhất định để sử dụng hợp lí các nguồn lực sẵn có nhằm đạt hiệu quả cao về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
I. Vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp 
 - Sử dụng hợp lí nguồn TNTN, vật chất và lao động.
 - Đạt hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường
 - Thúc đấy quá trình CNH - HĐH đất nước
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:
 + Câu hỏi 1: Nêu khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
 + Câu hỏi 2: Nêu vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp?
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. 
 + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau
 + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. 
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về một số hình thức của tổ chức lãnh thổ công nghiệp
a) Mục đích: HS biết đặc điểm cơ bản của các 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_ly_lop_10_chuong_trinh_hoc_ky_2.doc