Giáo án Địa lý Lớp 10 - Bài 1: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp cho học sinh - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Phương Thảo
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
- HS khái quát được đặc điểm cơ bản của môn Địa lí.
- Xác định được vai trò của môn Địa lí đối với đời sống.
- Xác định được những ngành nghề có liên quan đến kiến thức địa lí.
2. Về năng lực:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học:
+ Giúp đỡ được các bạn khác vươn lên, tự lực trong học tập thông qua các hoạt động cá nhân/nhóm.
+ Biết khẳng định và bảo vệ quan điểm, nhu cầu tự học, tự tìm hiểu của bản thân.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp: biết lựa chọn nội dung giao tiếp phù hợp với hình thức hoạt động cá nhân/cặp/nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin từ nguồn thông tin SGK, Atlat, bản đồ,
TRƯỜNG THPT THANH MIỆN Tổ Xã hội PPCT 01 Họ và tên giáo viên: Nguyễn Thị Phương Thảo Ngày soạn: ..../..../2022 Ngày dạy : ..../..../2022 PHẦN 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG BÀI 1. MÔN ĐỊA LÍ VỚI ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH Thời gian thực hiện: 1 tiết I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: - HS khái quát được đặc điểm cơ bản của môn Địa lí. - Xác định được vai trò của môn Địa lí đối với đời sống. - Xác định được những ngành nghề có liên quan đến kiến thức địa lí. 2. Về năng lực: * Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: + Giúp đỡ được các bạn khác vươn lên, tự lực trong học tập thông qua các hoạt động cá nhân/nhóm. + Biết khẳng định và bảo vệ quan điểm, nhu cầu tự học, tự tìm hiểu của bản thân. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp: biết lựa chọn nội dung giao tiếp phù hợp với hình thức hoạt động cá nhân/cặp/nhóm. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin từ nguồn thông tin SGK, Atlat, bản đồ, * Năng lực đặc thù: - Nhận thức khoa học địa lí: Phân tích được ý nghĩa và vai trò của môn Địa lí đối với đời sống, các ngành nghề có liên quan đến kiến thức Địa lí. - Tìm hiểu địa lí: Biết tìm kiếm, chọn lọc và khai thác thông tin văn bản, tranh ảnh, - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Tìm kiếm được các thông tin và nguồn số liệu tin cậy về đặc điểm cơ bản và vai trò của môn Địa lí đối với đời sống, các ngành nghề có liên quan đến kiến thức Địa lí. 3. Về phẩm chất: - Yêu nước: Yêu đất nước, tự hào về truyền thống xây dựng và bảo vệ đất nước. - Nhân ái: Có mối quan hệ hài hòa với người khác. Tôn trọng năng lực, phẩm chất cũng như định hướng nghề nghiệp của cá nhân. - Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của cá nhân; Những thuận lợi và khó khăn để xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để hoàn thành các nhiệm vụ học tập. - Trung thực trong học tập và cuộc sống. - Trách nhiệm: Tích cực, tự giác, nghiêm túc học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức bản thân. Sẵn sàng chịu trách nhiệm về lời nói và hành động của bản thân khi tham gia các hoạt động học tập. II. Thiết bị dạy học và học liệu: 1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu. 2. Học liệu: SGK, tranh ảnh, video. III. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu a) Mục tiêu: HS nhận diện các ngành nghề liên quan đến môn Địa lí trong thực tế. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi. * Câu hỏi: Lật các số và cho biết tên nghề nghiệp được thể hiện qua bức tranh, những nghề đó có liên quan gì tới kiến thức môn Địa lí? c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV tổ chức cho HS chơi trò: Con số may mắn. Hình thức: GV chiếu hình ảnh các ngành nghề liên quan đến môn Địa lí, yêu cầu HS quan sát, trả lời câu hỏi. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. Môn Địa lí ở trường phổ thông mang tính tổng hợp và có mối liên hệ chặt chẽ với thực tiễn. Đặc điểm đó bắt nguồn từ đâu và có ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc sống cũng như việc định hướng nghề nghiệp cho HS? 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực thi nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt động 1 Hoạt động 2.1. Tìm hiểu khái quát về môn Địa lí ở trường phổ thông a) Mục đích: HS khái quát được đặc điểm cơ bản của môn Địa lí. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, làm việc theo cặp để tìm hiểu khái quát về môn Địa lí ở trường phổ phông. * Câu hỏi: Đọc thông tin, hãy nêu những hiểu biết của em về môn Địa lí ở trường phổ thông? c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: I. KHÁI QUÁT VỀ MÔN ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG - Bắt nguồn từ khoa học Địa lí. - Địa lí học gồm: địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế-xã hội Þ gắn bó chặt chẽ, quan hệ mật thiết với nhau, phản ảnh sinh động thực tế cuộc sống. - Môn Địa lí liên quan chặt chẽ với bản đồ, lược đồ, sơ đồ, bảng số liệu, và với việc tìm hiểu thực tế địa phương bên ngoài trường học. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS tìm hiểu SGK, kết hợp với hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. Hoạt động 2.2. Tìm hiểu vai trò của môn Địa lí với cuộc sống a) Mục đích: HS xác định được vai trò của môn Địa lí đối với đời sống. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, làm việc theo cặp để tìm hiểu vai trò của môn Địa lí với cuộc sống. * Câu hỏi: Nêu vai trò của môn Địa lí với cuộc sống? Hãy lấy VD thể hiện được vai trò của môn Địa lí trong cuộc sống hằng ngày của bản thân em? c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: II. VAI TRÒ CỦA MÔN ĐỊA LÍ VỚI CUỘC SỐNG - Cung cấp kiến thức cơ bản để hiểu được môi trường sống xung quanh và xa hơn là đến các vùng trên bề mặt Trái Đất. - Đối với xã hội hiện nay: môn Địa lí giúp chúng ta biết cách ứng xử và thích nghi được với những thay đổi đang diễn ra trong tự nhiên và xã hội. - Trên thực tế: môn Địa lí góp phần hình thành phẩm chất và năng lực giúp các em vận dụng được những kiến thức đã học vào cuộc sống sinh động hằng ngày và mở ra những định hướng về nghề nghiệp trong tương lai. - Ví dụ: + Biết được sự phân bố của các loại đất, địa hình, sông ngòi. + Biết được mùa nào có gió mùa đông bắc, ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. + Biết tìm đường đi trên bản đồ, google map, d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS tìm hiểu SGK, kết hợp với hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. Hoạt động 2.3. Tìm hiểu định hướng nghề nghiệp a) Mục đích: HS xác định được những ngành nghề có liên quan đến kiến thức địa lí. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, làm việc theo cặp để tìm hiểu định hướng nghề nghiệp liên quan đến kiến thức địa lí. * Câu hỏi: Hãy chọn một nghề nghiệp theo định hướng của môn Địa lí mà em yêu thích và giải thích tại sao? c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một nghề nghiệp trong các nhóm nghề sau. III. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP Nhóm nghề nghiệp liên quan đến thành phần tự nhiên (khí hậu, thổ nhưỡng học, ) ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN Nhóm nghề nghiệp liên quan đến tự nhiên tổng hợp (môi trường, tài nguyên thiên nhiên, ) Nhóm nghề nghiệp liên quan đến địa lí dân cư (dân số học, đô thị học, ) ĐỊA LÍ KINH TẾ-XÃ HỘI Nhóm nghề nghiệp liên quan đến địa lí các ngành kinh tế (nông nghiệp, du lịch, ) Nhóm nghề nghiệp liên quan đến địa lí tổng hợp (quy hoạch, GIS, ) KIẾN THỨC TỔNG HỢP Nhóm nghề nghiệp đào tạo giáo viên địa lí và các nghề nghiệp khác. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu nội dung kiến thức sơ đồ hình 1, yêu cầu HS tìm hiểu SGK, kết hợp với hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS suy nghĩ, lựa chọn và viết lời giải thích trong khoảng thời gian: 05 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + GV yêu cầu đại diện học sinh trình bày. + Học sinh khác nhận xét, bổ sung cho nhau. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức, rèn luyện kĩ năng trong bài học. b) Nội dung: HS sử dụng SGK và kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. * Câu hỏi 1: Trình bày khái quát đặc điểm cơ bản của môn Địa lí ở trường phổ thông? c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. Gợi ý: Khái quát đặc điểm cơ bản của môn Địa lí ở trường phổ thông - Môn Địa lí ở trường phổ thông bắt nguồn từ khoa học Địa lí. Địa lí học gồm địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế - xã hội. - Hai bộ phận này gắn bó chặt chẽ, quan hệ mật thiết với nhau, phản ánh sinh động thực tế cuộc sống. - Môn Địa lí liên quan chặt chẽ với bản đồ, lược đồ, sơ đồ, bảng số liệu,... và với việc tìm hiểu thực tế địa phương bên ngoài trường học. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục đích: Vận dụng tri thức địa lí giải quyết vấn đề thực tiễn. b) Nội dung: HS sử dụng SGK, Internet và vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi. * Câu hỏi 2: Hãy kể tên một số nghề nghiệp mà em biết có liên quan đến kiến thức địa lí? c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. Gợi ý: Một số nghề nghiệp có liên quan đến kiến thức địa lí như: + Giáo viên địa lí. + Nhà nghiên cứu địa lí, địa chất. + Công tác quy hoạch môi trường, phân vùng kinh tế. + Công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình. + Quản lý kinh tế. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và nêu suy nghĩ của bản thân. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả hoạt động của HS. 5. Củng cố, dặn dò: GV củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu, nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài. 6. Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. - Chuẩn bị bài mới: Bài 2. Sử dụng bản đồ. Nội dung: + Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng Địa lí trên bản đồ. + Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống. + Một số ứng dụng của GPS và bản đồ trong đời sống. Ngày tháng . năm 2022 Nhận xét .............................................................................................................. ............................................................................................................................................................................................................................ Ký duyệt giáo án Vũ Thị Hồng Lan
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dia_ly_lop_10_bai_1_mon_dia_li_voi_dinh_huong_nghe_n.doc