Giáo án Địa lí Lớp 10 - Tiết 42: Ôn tập kiểm tra giữa kỳ - Phạm Thị Bích
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Nắm được các kiến thức cơ bản từ bài 31 đến bài 34, biết hệ thống hóa kiến thức các bài đã học.
- Biết vận dụng kiến thức để trả lời các câu hỏi cuối bài.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng tự học.
- Kĩ năng khai thác kiến thức qua các kênh hình trong SGK.
- Kĩ năng nhận xét bảng số liệu.
3. Thái độ
- Nhận thức đúng đắn về vai trò, đặc điểm và các ngành công nghiệp ở Việt Nam.
4. Định hướng năng lực:
+ Năng lực chung: giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, giao tiếp, tự học.
+ Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng số liệu thống kê, xử lí số liệu, vẽ biểu đồ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- SGK, Giáo án.
- Bảng phụ, phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK,vở ghi chép.
- ôn tập các nội dung chương địa lí công nghiệp .
Tuần: 24 Tiết PPCT: 42 Ngày soạn: 28/02/2020 ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KỲ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức. - Nắm được các kiến thức cơ bản từ bài 31 đến bài 34, biết hệ thống hóa kiến thức các bài đã học. - Biết vận dụng kiến thức để trả lời các câu hỏi cuối bài. 2. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng tự học. - Kĩ năng khai thác kiến thức qua các kênh hình trong SGK. - Kĩ năng nhận xét bảng số liệu. 3. Thái độ - Nhận thức đúng đắn về vai trò, đặc điểm và các ngành công nghiệp ở Việt Nam. 4. Định hướng năng lực: + Năng lực chung: giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, giao tiếp, tự học. + Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng số liệu thống kê, xử lí số liệu, vẽ biểu đồ. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên - SGK, Giáo án. - Bảng phụ, phiếu học tập. 2. Chuẩn bị của học sinh - SGK,vở ghi chép. - ôn tập các nội dung chương địa lí công nghiệp . III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Khởi động (5 phút) a. Mục tiêu - Giúp giáo viên kiểm kê, đánh giá kiến thức cũ của học sinh. - Giúp học sinh nhớ lại các kiến thức đã có về các ngành công nghiệp - Giúp học sinh định hướng về các nội dung chưa biết và hứng thú với bài học mới. b. Phương pháp, kĩ thuật dạy học - Học sinh làm việc cá nhân sau đó thống nhất cả lớp. - Trò chơi “Ai nhiều hơn”. c. Phương tiện - Máy chiếu . - Bảng phụ. d. Tiến trình * Bước 1 – Chuyển giao nhiệm vụ - Trong thời gian 03 phút, đại diện các nhóm sẽ trả lời nhanh các câu hỏi bằng cách đặt tay vào đáp án đúng trên bảng phụ. Ai đặt tay vào đáp án đúng nhanh nhất là người chiến thắng. * Bước 2 - Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh nghe câu hỏi và đặt tay lên đáp án đúng. * Bước 3 - Báo cáo kết quả: các nhóm báo cáo kết quả các câu trả lời đúng . * Bước 4 - Đánh giá, chốt kiến thức: Giáo viên đánh giá hoạt động học của học sinh và dẫn dắt vào bài học mới. 2. Bài mới (35 phút) 2.1. Hoạt động 1 – bài 31, VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP (7hút) a. Mục tiêu Giúp học sinh khái quát lại kiến thức đã học về vai trò, đặc điểm công nghiệp , phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố công nghiệp b. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Tổ chức hoạt động cá nhân/cả lớp. Kỹ thuật động não/ tia chớp c. Phương tiện: Tivi. d. Tiến trình * Bước 1 – Chuyển giao nhiệm vụ - Làm việc cá nhân/cả lớp. - Từ kiến đã học hãy nêu vai trò, đặc điểm của ngành công nghiệp. - Trả lời câu hỏi trắc nghiệm về vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố công nghiệp . * Bước 2 - Thực hiện nhiệm vụ, báo cáo kết quả - Từng cá nhân động não suy nghĩ nhanh các vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh - Giáo viên lần lượt gọi Hs trả lời theo hình thức tiếp nối. Mỗi HS một câu trả lời người sau không được trùng với người trước. * Bước 3 - Đánh giá, chốt kiến thức: Giáo viên chốt kiến thức, Hs vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi trắc nghiệm Phiếu học tập 1 Câu 1: Vai trò của công nghiệp không phải là A. sản xuất ra khối lượng của cải vật chất lớn cho xã hội. B. đóng vai trò chủ đạo trong toàn bộ nền kinh tế quôc dân. C. tạo cơ sở vững chắc cho an ninh lương thực đất nước. D. cung cấp các tư liệu sản xuất, tạo sản phẩm tiêu dùng. Câu 2: Biểu hiện nào sau đây thể hiện không rõ vai trò chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân? A. Cung câp tư liệu sản xuất cho tất cả các ngành kinh tế. B. Mở rộng thị trường lao động, tạo ra nhiều việc làm mới. C. Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho các ngành kinh tế. D. Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho đời sống con người. Câu 3: Tác động mạnh mẽ của thị trường đến phát triển công nghiệp không phải là về A. hướng chuyên môn hoá sản xuất B. quá trình lựa chọn vị trí xí nghiệp. C. quy mô sản xuất các loại hàng hoá. D. khai thác và sử dụng tài nguyên. Câu 4: Trong sản xuất công nghiệp, khi tác động vào đối tượng lao động thì sản phẩm sẽ là A. Tư liệu sản xuất. B. Nguyên liệu sản xuất. C. Vật phẩm tiêu dùng. D. Máy móc Câu 5: Dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động, nghành công nghiệp được chia thành các nhóm ngành nào sau đây ? A. Công nghiệp khai thác, công nghiệp nhẹ. B. Công nghiệp khai thác, công nghiệp nặng. C. Công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến. D. Công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ. 2.2. Hoạt động 2 – ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP (25 phút) a. Mục tiêu - Trình bày và giải thích được vai trò, đặc điểm và sự phân bố một số ngành công nghiệp chủ yếu . - Rèn luyện kĩ năng hợp tác, quan sát. b. Phương pháp, kĩ thuật dạy học. - Hoạt động nhóm. - kỹ thuật mảnh ghép c. Phương tiện: Ti vi, bảng phụ. d. Tiến trình * Bước 1 – Chuyển giao nhiệm vụ - Các nhóm hoàn thành nội dung bảng phụ bằng cách đánh số tương ứng với các câu trả lời có sẵn. * Bước 2 - Thực hiện nhiệm vụ và báo cáo kết quả. HS thảo luận và hoàn thành bảng phụ và phiếu học tập. * Bước 3 - Báo cáo kết quả - Tráo đổi sản phẩm để các nhóm chấm chéo * Bước 3 - Đánh giá, chốt kiến thức: Giáo viên đánh giá hoạt động, chốt kiến thức. Câu 8: Loại than nào sau đây có trữ lượng lớn nhất thế giới ? A. Than nâu. B. Than đá. C. Than bùn. D. Than mỡ. Câu 10: Nguồn năng lượng truyền thống và cơ bản dùng để chỉ : A.Dầu khí B.Than đá C.Củi ,gỗ D.Sức nước. Câu 15: Ngành công nghiệp nào sau đây không thuộc ngành năng lượng ? A.Khai thác than B.Khai thác dầu khí C.Điện lực . D.Lọc dầu Câu 4: Ý nào sau đây không khải là đặc điểm của ngành công nghiệp điện tử - tin học. A. Ít gây ô nhiễm môi trường. B. Không chiếm diện tích rộng. C. Không tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước. D. Không yêu cầu cao về trình độ lao động. Câu 8: Quốc gia và khu vực nào sau đây đứng đầu thế giới về linh vực công nghiệp điện tử - tin học ? A. ASEAN, Ca-na-da, Ấn Độ . B. Hoa Kì, Nhật Bản, EU. C. Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Xin-ga-po. D. Hoa Kì, Trung Quốc, Nam Phi. Câu 13: Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng bao gồm : A. Thịt, cá hộp và đông lạnh, rau quả sấy. B. Dệt - may, chế biến sữa, sành - sứ - thủy tinh. C. Nhựa, sành - sứ - thủy tinh, nước giải khát . D. Dệt-may, da giầy, nhựa, sành - sứ - thủy tinh. Câu 9: Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chịu ảnh hưởng nhiều bởi Việc sử dụng nhiên liệu, chi phí vận chuyển. Thời gian và chi phí xây dựng tốn kém. Lao động, nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. Nguồn nhiên liệu và thị trường tiêu thụ. Câu 15: Nguyên liệu chủ yếu của công nghiệp thực phẩm là sản phẩm của ngành Khai thác gỗ, khai thác khoáng sản. Khai thác khoáng sản, thủy sản. Trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Khai thác gỗ, chăn nuôi và thủy sản. 2.1. Hoạt động 3 – CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP (10 phút) a. Mục tiêu Phân biệt được đặc điểm của một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp . b. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Tổ chức hoạt động nhóm/nhóm 02 người/cả lớp. c. Phương tiện: ti vi, bảng phụ. d. Tiến trình * Bước 1 – Chuyển giao nhiệm vụ - Làm việc nhóm. Cặp nhóm - Dán các đặc diểm vào từng hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp tương ứng. * Bước 2 - Thực hiện nhiệm vụ, Báo cáo kết quả - Hs dán các đặc diểm vào từng hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp tương ứng. * Bước 4 - Đánh giá, chốt kiến thức: Giáo viên chốt kiến thức. Câu 3: Một trong những đặc điểm chinh của khu công nghiệp tập trung là A. Có các xí nghiệp hạt nhân. B. Bao gồm 1 đến 2 xí nghiệp đơn lẻ. C. Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp. D. Có các xí nghiệp hỗ trợ sản xuất công nghiệp. Câu 4: Bao gồm khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất , kĩ thuật , công nghệ là đặc điểm của. A. Điểm công nghiệp. B. Vùng công nghiệp. C. Trung tâm công nghiệp. D. Khu công nghiệp tập trung. Câu 6: Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây có quy mô lớn nhất A. Điểm công nghiệp. B. Khu công nghiệp tập trung. C. Trung tâm công nghiệp. D. Vùng công nghiệp. âu 11: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của điểm công nghiệp ? A. Đồng nhất với một điểm dân cư. B. Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp. C. Có một vài ngành tạo nên hướng chuyên môn hóa. D. Gồm 1 đến 2 xí nghiệp gần nguồn nguyên – nhiên liệu. 2.2. Hoạt động 4 – THỰC HÀNH (25 phút) a. Mục tiêu - Nhận xét, phân tích biểu đồ tình hình sản xuất của một số ngành công nghiệp. - Rèn luyện kỹ năng quan sát, vẽ biểu đồ b. Phương pháp, kĩ thuật dạy học. - Cá nhân giải quyết tình huống - Tập thể nhận xét và đánh giá. c. Phương tiện: Máy chiếu. d. Tiến trình * Bước 1 – Chuyển giao nhiệm vụ - Quan sát hình ảnh, tìm ra điểm khác nhau giữa 2 hình. - Thực hiện yêu cầu phiếu học tập * Bước 2 - Thực hiện nhiệm vụ và báo cáo kết quả. - Học sinh quan sát, trả lời câu hỏi. - Thực hiện yêu cầu phiếu học tập Lưu ý: Những kiến thức học sinh cần phải được làm rõ. + Biết cách nhận dạng biểu đồ + Cách vẽ biểu đồ . * Bước 3 - Đánh giá, chốt kiến thức: Giáo viên đánh giá hoạt động, chốt kiến thức. 3. Củng cố (Bổ sung) a. Mục tiêu - Giúp học sinh liên hệ bài học vào thực tiễn. - Rèn luyện kĩ năng thuyết trình, trình bày quan điểm cá nhân. b. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: phỏng vấn/ đóng vai. c. Phương tiện: không d. Tiến trình * Bước 1 – Chuyển giao nhiệm vụ - Học sinh làm việc cá nhân. - Phỏng vấn “Nêu là một nhà đầu tư kinh tế lĩnh vực công nghiệp thì em sẽ đầu tư phát triển ngành nào? Vì sao?”. * Bước 2 - Thực hiện nhiệm vụ- Báo cáo kết quả: HS trả lời, thể hiện quan điểm cá nhân * Bước 3 - Đánh giá, chốt kiến thức: Giáo viên đánh giá hoạt động của học sinh sau khi học sinh báo cáo kết quả. Cho bảng số liệu: Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của nước ta, giai đoạn 2008 - 2016 (Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam 2016) Để thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của nước ta, giai đoạn 2008 - 2016 theo bảng số liệu trên, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Miền. B. Đường C. Cột D. Kết hợp. 4. Vận dụng, mở rộng (5 phút) a. Mục tiêu - Giúp học sinh liên hệ bài học vào thực tiễn. - Rèn luyện kĩ năng tìm kiếm thông tin. - Giúp học sinh có nhu cầu học tập liên tục. b. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Giao bài tập lấy điểm khuyến khích. c. Phương tiện: không d. Tiến trình * Bước 1 – Chuyển giao nhiệm vụ - Học sinh làm việc cá nhân. - Bài tập “Đánh giá khả năng phát triển ngành công nghiệp tại địa phương”. - Thời gian: 01 tuần. - Sản phẩm: tranh ảnh, tư liệu, bài thu hoạch ngắn * Bước 2 - Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thu thập từ cuộc sống hàng ngày, từ người thân * Bước 3 - Báo cáo kết quả: Giáo viên kiểm tra kết quả vào tiết học tiếp theo. * Bước 4 - Đánh giá, chốt kiến thức: Giáo viên đánh giá hoạt động của học sinh sau khi học sinh báo cáo kết quả.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_10_tiet_42_on_tap_kiem_tra_giua_ky_pham_t.docx