Giáo án Địa lí Lớp 10 - Chương trình học kì 1
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hiểu rõ một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
- Nhận biết được một số đặc tính của đối tượng địa lí được biểu hiện trên bản đồ.
2. Năng lực:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và tự học, tính toán.
- Sử dụng được bản đồ địa kết hợp với kiến thức đã học để xác định vị trí của một điểm trên thực địa; xác định được vị trí của một sự vật, hiện tượng địa lí trên bản đồ.
- Xác định và lí giải được sự phân bố các đối tượng địa lí.
- Sử dụng bản đồ hoặc lược đồ để trình bày về mối quan hệ không gian của các đối tượng địa lí
- Đọc được bản đồ để khai thác thông tin, kiến thức cần thiết; khai thác được các kênh thông tin bổ sung (biểu đồ, tranh ảnh,.) từ bản đồ, atlat địa lí.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, bản đồ.
2. Học liệu: SGK, bút chỉ bản đồ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
* Ổn định:
* Hoạt động học tập:
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a) Mục đích: HS xác định được yêu cầu, nhiệm vụ của bài thực hành.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK.
c) Sản phẩm: HS nêu đúng yêu cầu của bài thực hành.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, xác định rõ yêu cầu của bài thực hành.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 02 phút.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
PHẦN I: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN Chương I: BẢN ĐỒ Tiết 1. BÀI 2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ - Hiểu được mỗi một phương pháp đều có thể biểu hiện được một số đối tượng địa lí nhất định trên bản đồ và từng đặc điểm của đối tượng đều được thể hiện ở từng phương pháp. 2. Năng lực: - Năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học. - Sử dụng được các công cụ địa lý (bản đồ, tranh ảnh,..) để khai thác kiến thức. - Xác định và lí giải được sự phân bố các đối tượng địa lí. - Phân tích được mối quan hệ giữa đặc điểm của đối tượng địa lí với phương pháp biểu hiện bản đồ. 3. Phẩm chất: chăm chỉ, có trách nhiệm trong học tập II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video 2. Học liệu: SGK, dụng cụ học tập III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC * Ổn định: * Kiểm tra bài cũ: Gv yêu cầu HS tiến hành các bước cơ bản khi đọc bản đồ vận dụng trên 1 bản đồ bất kỳ: tên, tỉ lệ, xác định phương hướng, bảng chú giải, các đối tượng chính và phụ. * Hoạt động học tập: 1.KHỞI ĐỘNG a) Mục đích: HS nhớ lại những kiến thức về vai trò của bản đồ, phương pháp thể hiện trên bản đồ đã được học. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK. c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV treo bản đồ công nghiệp Việt Nam, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi: Để thể hiện cho các đối tượng tượng địa lí trên bản đồ (các trung tâm CN...) người ta làm thế nào? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động tìm hiểu về một số phương pháp thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ a) Mục đích: Biết được đối tượng biểu hiện, các dạng và khả năng biểu hiện của phương pháp kí hiệu, phương pháp kí hiệu đường chuyển động, phương pháp chấm điểm và phương pháp bản đồ, biểu đồ. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: Phương pháp Đối tượng biểu hiện Khả năng biểu hiện Ví dụ Kí hiệu + Kí hiệu hình học. + Kí hiệu chữ. + Kí hiệu tượng hình. Là các đối tượng địa lí phân bố theo những điểm cụ thể. Vị trí, số lượng, cấu trúc, chất lượng và động lực phát triển của đối tượng địa lí. Điểm dân cư, hải cảng, mỏ khoáng sản... Kí hiệu đường chuyển động Là sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng Địa lí. Hướng, tốc độ, số lượng, khối lượng của các đối tượng di chuyển. Hướng gió, dòng biển, luồng di dân... Chấm điểm Là các đối tượng, hiện tượng địa lí phân bố phân tán, lẻ tẻ. Sự phân bố, số lượng của đối tượng, hiện tượng địa lí. Số dân, đàn gia súc... Bản đồ, biểu đồ Là giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ. Thể hiện được số lượng, chất lượng, cơ cấu của đối tượng. Cơ cấu cây trồng, thu nhập GDP của các tỉnh, thành phố... d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập: PHIẾU HỌC TẬP Phương pháp Đối tượng biểu hiện Khả năng biểu hiện Ví dụ Kí hiệu Kí hiệu đường chuyển động Chấm điểm Bản đồ, biểu đồ + Nhóm 1: Tìm hiểu về phương pháp kí hiệu (đối tượng thể hiện, cách thể hiện, khả năng thể hiện) + Nhóm 2: Tìm hiểu về phương pháp kí hiệu đường chuyển động (đối tượng thể hiện, cách thể hiện, khả năng thể hiện) + Nhóm 3: Tìm hiểu về phương pháp chấm điểm (đối tượng thể hiện, cách thể hiện, khả năng thể hiện) + Nhóm 4: Tìm hiểu về phương pháp bản đồ - biểu đồ (đối tượng thể hiện, cách thể hiện, khả năng thể hiện) - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. 3. LUYỆN TẬP a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: Câu 1. Đối tượng địa lí nào sau đây thường được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu? A. Hải cảng. B. Hòn đảo. C. Các dãy núi. D. Đường biên giới. Câu 2. Để thể hiện sự phân bố dân cư trên bản đồ người ta thường dùng phương pháp A. kí hiệu. B. nền chất lượng. C. chấm điểm. D. bản đồ - biểu đồ. Câu 3. Trên bản đồ tự nhiên, đối tượng địa lí nào sau đây không được thể hiện bằng phương pháp đường chuyển động? A. Hướng gió. B. Dòng biển. C. Dòng sông. D. Hướng bảo. Câu 4. Trên bản đồ kinh tế - xã hội, các đối tượng địa lí thường được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động là A. các nhà máy, sự trao đổi hàng hoá. B. biên giới, đường giao thông. C. các luồng di dân, các luồng vận tải. D. các nhà máy, đường giao thông. Câu 5. Phương pháp chấm điểm không thể hiện được đặc tính nào sau đây của đối tượng A. cơ cấu. B. sự phân bố. C. số lượng. D. chất lượng. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. 4. VẬN DỤNG a) Mục đích: HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học được để phân tích các phương pháp thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: * Câu hỏi 1: Dựa vào hình 2.2 hãy chứng minh rằng phương pháp kí hiệu không những chỉ nêu được tên và vị trí mà còn thể hiện được cả chất lượng của các đối tượng trên bản đồ. * Câu hỏi 2: Quan sát hình 2.3 cho biết phương pháp kí hiệu đường chuyển động biểu hiện được những đặc điểm nào của gió và bão trên bản đồ. * Câu hỏi 3: Quan sát hình 2.4, hãy cho biết: Các đối tượng địa lí được biểu hiện bằng những phương pháp nào? Mỗi điếm chấm trên bản đồ tương ứng bao nhiêu người? * Trả lời câu hỏi: - Câu hỏi 1: + Thấy được các nhà máy nhiệt điện ở Phả Lại, ở TP Hồ Chí Minh Các nhà máy thủy điện ở Hòa Bình, ở Đa Nhim , thấy được các trạm 220 KV, 500 KV + Thấy được các nhà máy thủy điện đã đưa vào sản xuất và những nhà máy thủy điện còn đang xây dựng. - Câu hỏi 2: + Thấy được hướng chuyển động của các loại gió, bão. + Thấy được tần suất khác nhau của các cơn bão đến nước ta - Câu hỏi 3: + Phương pháp kí hiệu thể hiện các đô thị có quy mô dân số trên 8 triệu và từ 5 triệu đến 8 triệu. + Phương pháp chấm điểm thể hiện phân bố dân cư trên lãnh thổ, mỗi điểm chấm tương ứng 500.000 người. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. * Củng cố, dặn dò: - GV củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu, nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài. - Học bài cũ, trả lời câu hỏi 1,2 SGK - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. - Chuẩn bị bài mới: + Tìm hiểu vai trò của bản đồ trong học tập, đời sống + Tìm hiểu phương SD bản đồ, Atlat trong quá trình học địa lí trên cơ sở bản đồ, Atlat địa lí + Tìm hiểu phương pháp sử dụng bản đồ, Atlat trong quá trình học địa lí. --------------------------------------- Tiết 2. BÀI 3. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỔNG (Hướng dẫn HS tự học) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Hiểu rõ ý nghĩa của bản đồ trong học tập và đời sống. - Biết cách sử dụng bản đồ để xác định vị trí, nhận xét đối sự phân bố và giải thích mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý. - Hiểu rõ một số nguyên tắc cơ bản khi sử dụng bản đồ và Atlat trong học tập. 2. Năng lực: - Năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và tự học, sáng tạo. - Phân tích được vai trò của bản đồ trong học tập địa lý. - Sử dụng bản đồ, atlat địa lý để khai thác thông tin, kiến thức cần thiết; khai thác được các kênh thông tin bổ sung (biểu đồ, tranh ảnh,...) từ bản đồ, atlat địa lí; đọc được lát cắt địa hình; sử dụng được một số bản đồ thông dụng trong thực tế. 3. Phẩm chất: Phẩm chất: chăm chỉ trong học tập, có trách nhiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video 2. Học sinh: SGK, Atlat. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Ổn định: 1. KHỞI ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI I. Vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống 1. Trong học tập: - Bản đồ là phương tiện không thể thiếu trong học tập (học tại lớp, học ở nhà, để kiểm tra). - Qua bản đồ có thể xác định được vị trí của một địa điểm, mối quan hệ giữa các thành phần địa lí, đặc điểm của các đối tượng địa lí.... 2. Trong đời sống: - Là phương tiện được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày. - Phục vụ trong các ngành kinh tế, quân sự... + Câu hỏi 1: dựa vào bản đồ tự nhiên Châu Á tìm các dãy núi cao, các dòng sông lớn? + Câu hỏi 2: dựa vào bản đồ các nước Châu Á, xác định con đường đi từ Hà Nội đến Bắc Kinh? + Câu hỏi 3: Bản đồ có vai trò như thế nào trong học tập và đời sống? II. Sử dụng bản đồ, Atlat trong học tập: 1. Chọn bản đồ phù hợp với nội dung cần tìm hiểu 2. Cách đọc bản đồ: - Đọc tên bản đồ để biết được nội dung thể hiện trên bản đồ. - Tìm hiểu tỉ lệ bản đồ. - Xem các kí hiệu trên bản đồ. - Xác định phương hướng trên bản đồ. - Tìm hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí trên bản đồ. + Câu hỏi 1: Muốn sử dụng bản đồ có hiệu quả ta phải làm như thế nào? + Câu hỏi 2: Tại sao phải làm như vậy? Lấy ví dụ cụ thể trên bản đồ? 3. LUYỆN TẬP a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: Câu 1. Để tìm hiểu về chế độ nước của một con sông, cần phải sử dụng bản đồ nào sau đây? A. Bản đồ khí hậu. B. Bản đồ địa hình. C. Bản đồ nông nghiệp. D. Bản đồ địa chất. Câu 2. Trong học tập, bản đồ là một phương tiện để học sinh A. thư giãn sau khi học xong bài. B. học thay sách giáo khoa. C. học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí. D. xác định vị trí các bộ phận lãnh thổ trong bài. Câu 3. Trong đời sống, bản đồ là một phương tiện để A. trang trí nơi làm việc. B. xác lập mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí. C. tìm đường đi, xác định vị trí. D. biết được sự phát triển KT - XH của một quốc gia. Câu 4. Trước khi đọc bản đồ cần phải nghiên cứu kĩ yếu tố nào sau đây? A. Tỉ lệ bản đồ. B. Phương hướng. C. Bảng chú giải. D. Nội dung bản đồ. Câu 5. Trên bản đồ tỉ lệ 1: 300 000, 3 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km ngoài thực địa? A. 0, 9 km. B. 9 km. C. 90 km. D. 900 km. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. * Củng cố, dặn dò: - GV củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu, nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài. - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. - Chuẩn bị bài mới: Bài thực hành + Tổ 1 + 3: Phóng to H2.2 và xác định các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí, đối tượng biểu hiên, khả năng biểu hiện của từng phương pháp trên H 2.2 + Tổ 2: Phóng to H2.3 và xác định các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí, đối tượng biểu hiên, khả năng biểu hiện của từng phương pháp trên H 2.3 + Tổ 4: Phóng to H2.4 và xác định các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí, đối tượng biểu hiên, khả năng biểu hiện của từng phương pháp trên H 2.4 ------------------------------------------ Tiết 3. BÀI 4. THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Hiểu rõ một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ - Nhận biết được một số đặc tính của đối tượng địa lí được biểu hiện trên bản đồ. 2. Năng lực: - Năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và tự học, tính toán. - Sử dụng được bản đồ địa kết hợp với kiến thức đã học để xác định vị trí của một điểm trên thực địa; xác định được vị trí của một sự vật, hiện tượng địa lí trên bản đồ. - Xác định và lí giải được sự phân bố các đối tượng địa lí. - Sử dụng bản đồ hoặc lược đồ để trình bày về mối quan hệ không gian của các đối tượng địa lí - Đọc được bản đồ để khai thác thông tin, kiến thức cần thiết; khai thác được các kênh thông tin bổ sung (biểu đồ, tranh ảnh,...) từ bản đồ, atlat địa lí. 3. Phẩm chất: - Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, bản đồ. 2. Học liệu: SGK, bút chỉ bản đồ. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC * Ổn định: * Hoạt động học tập: 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a) Mục đích: HS xác định được yêu cầu, nhiệm vụ của bài thực hành. b) Nội dung: HS sử dụng SGK. c) Sản phẩm: HS nêu đúng yêu cầu của bài thực hành. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, xác định rõ yêu cầu của bài thực hành. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 02 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động thực hành a) Mục đích: Phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. Hiểu rõ được hệ thống kí hiệu dùng để thể hiện các đối tượng. Nhận biết một số phương pháp phổ biến để biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ: xác định các đối tượng địa lí và phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ tự nhiên, kinh tế. Phát triển kỹ năng sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: Hình 2.2 Hình 2.3 Hình 2.4 Tên bản đồ Bản đồ thể hiện công nghiệp điện Việt Nam Bản đồ gió và bão ở Việt Nam Bản đồ phân bố dân cư Châu Á Nội dung thể hiện Các nhà máy điện, hệ thống truyền tải điện Các loại gió, hướng gió, tần suất bão. Mật độ dân số Tên phương pháp Phương pháp kí hiệu Phương pháp kí hiệu đường chuyển động Phương pháp chấm điểm Phương pháp biểu hiện Biểu hiện các đối tượng: nhà máy điện, đường dây truyền tải điện, các trạm biến áp Biểu hiện các đối tượng: loại gió, hướng gió, tần suất bão, hướng bão Biểu hiện sự phân bố dân cư của Châu Á Đặc tính của đối tượng được thể hiện Sự phân bố, số lượng, quy mô, cấu trúc và chất lượng của đối tượng Hướng di chuyển, số lượng, chất lượng của đối tượng Số lượng, chất lượng của đối tượng d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:GV chia lớp thành 6 nhóm đọc nội dung bản đồ và điền vào phiếu học tập sau: PHIẾU HỌC TẬP Hình 2.2 Hình 2.3 Hình 2.4 Tên bản đồ Nội dung thể hiện Tên phương pháp Phương pháp biểu hiện Đặc tính của đối tượng được thể hiện + Nhóm 1, 3: Hình 2.2 + Nhóm 2, 5: Hình 2.3 + Nhóm 4, 6: Hình 2.4 Hình 2.2 Hình 2.3 Hinhd 2.4 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. 3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành trả lời câu hỏi: * Câu hỏi: Hãy xác định các phương pháp thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ Tự nhiên Việt Nam. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV treo bản đồ Tự nhiên Việt Nam lên bảng và trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. 4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a) Mục đích: HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để giải thích dạng véc tơ được sử dụng rộng rãi trong phương pháp kí hiệu đường chuyển động. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: * Câu hỏi: Vì sao trong phương pháp kí hiệu đường chuyển động, dạng véc tơ được sử dụng rộng rãi? * Trả lời câu hỏi: Dạng véc tơ được sử dụng rộng rãi vì: nó trực quan, dễ thấy hướng di chuyển. Hướng của vecto cho biết hướng di chuyển của hiện tượng hay hướng của mối liên hệ, hướn gió... Độ rộng hoặc chiều dài của vec to phản ánh số lượng của hiện tượng, sự phân chia theo tỉ lệ của vec tơ thể hiện được cấu trúc của hiện tượng. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. * Củng cố, dặn dò: GV củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu, nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài. - Hoàn thành bài thực hành. - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. - Chuẩn bị bài mới: + Tìm hiểu khái quát về Vũ Trụ, hệ Mặt Trời trong Vũ Trụ, Trái Đất trong hệ Mặt Trời. + Tìm hiểu các hệ quả chủ yếu của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. --------------------------------------- Chương II: VŨ TRỤ. HỆ QUẢ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT TIẾT 4, 5, 6. VŨ TRỤ. HỆ MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT Vấn đề cần giải quyết trong bài học Vũ Trụ là vô cùng rộng lớn. Hệ Mặt Trời trong đó có Trái Đất chỉ là một bộ phận rất nhỏ bé trong Vũ Trụ. Hiểu các khái niệm: Vũ trụ, Thiên Hà, Dải Ngân Hà, Hệ Mặt Trời. - Giải thích được các hiện tượng : Sự luân phiên ngày đêm, giờ trên Trái Đất, sự lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt Trái Đất. - Giải thích được các hệ quả sinh ra do sự chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời, đó là : Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời, hiện tượng mùa, hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa. - Biết xác định hướng chuyển động của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời, vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời. - Xác định các múi giờ, hướng lệch của các vật thể khi chuyển động trên bề mặt Trái Đất. - Biết sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, mô hình để trình bày và giải thích các hệ quả của sự chuyển động xung quanh Mặt trời của Trái Đất.... Sự sắp xếp các tiết dạy trong chương trình là dạy trong 2 tiết vì vậy để thuận tiện cho việc tổ chức các hoạt động học nối tiếp nhau thành một chuỗi và lô gic không để thành 2 bài riêng lẻ nữa mà tạo thành chủ đề về vũ trụ,hệ mặt trời,trái đất trong hệ mặt trời và các hệ quả chuyển động của trái đất Nội dung bài học - khái quát về vũ trụ,hệ mặt trời,trái đất - hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của trái đất - hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của trái đất I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức: - Hiểu được khái quát Vũ Trụ, hệ Mặt Trời trong Vũ Trụ, Trái Đất trong hệ Mặt Trời. - Trình bày và giải thích được các hệ quả chủ yếu của chuyển động tự quay quanh trục và chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất : + Chuyển động tự quay : sự luân phiên ngày đêm, giờ trên Trái Đất, sự chuyển động lệch hướng của các vật thể. + Chuyển động quanh Mặt Trời : chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời, hiện tượng mùa và hiện tượng ngày đêm dài, ngắn theo mùa. - Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, mô hình để trình bày, giải thích các hệ quả chuyển động của Trái Đất. 2. Về năng lực - HS có năng lực tự học và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác và giao tiếp. - Nhận thức được chuyển động của trái đất, các hành tinh trong hệ mặt trời và không gian của vũ trụ qua tranh ảnh, tư liệu, video,... - Sử dụng được các công cụ địa lý như: SGK, tranh ảnh, video,... để tìm hiểu về các khái niệm Vũ trụ, Thiên Hà, Hệ Mặt trời, Trái Đất,... - Vận dụng được kiến thức địa lý để giải thích các hiện tượng của tự nhiên liên quan đến hệ quả chuyển động của Trái đất. 3. Về phẩm chất: - Sống có trách nhiệm, ứng xử tích cực với thiên nhiên. - Chăm chỉ trong học tập và hăng say nghiên cứu để hiểu rõ nguồn gốc của vấn đề. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU : 1. Giáo viên: Bản đồ múi giờ; tài liệu, video hình ảnh về chuyển động của trái đất và các hệ quả. 2.Học sinh: sách giáo khoa, đồ dùng học tập (máy tính, thước kẻ, ) III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : * Ổn định: * Hoạt động học tập 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a) Mục đích: HS nhớ lại những kiến thức về hệ quả chuyển động của Trái Đất đã học, tạo tâm thế học tập cho bài mới. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK. Tham gia trò chơi ô chữ c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi lật các ô chữ đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chia đội (2 đội/ 2 dãy), công bố quy tắc trò chơi, thời gian và hình thức tính điểm, bắt đầu trò chơi với các từ khóa ngang như: Thiên Hà, Hệ Mặt trời, Trái Đất, 24 múi giờ, . Và từ khóa dọc: Vũ Trụ, . Bước 2: HS tham gia trò chơi trong thời gian 05 phút. Bước 3: Thư ký ghi điểm cho từng đội, báo cáo kết quả. Bước 4: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 2.1. Hoạt động tìm hiểu về Vũ Trụ, Hệ Mặt trời, Trái đất trong Hệ Mặt trời: a) Mục tiêu: + Biết kiến thức chung về Vũ Trụ, Thiên Hà, dải Ngân Hà. + Biết về Hệ mặt trời, các hành tinh trong Hệ mặt trời + Biết một số kiến thức về kích thước, vị trí của Trái Đất trong Hệ mặt trời và chuyển động của Trái Đất. b) Nội dung: Làm việc cá nhân/ lớp, sử dụng phương pháp dạy học trực quan nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại gợi mở. c) Sản phẩm: I/ Khái quát về Vũ Trụ. hệ Mặt Trời. Trái Đất trong hệ Mặt Trời (HS tự học) 1/ Vũ Trụ - Vũ Trụ là khoảng không gian vô tận chứa các Thiên hà. - Thiên hà là một tập hợp của nhiều thiên thể, khí bụi. - Thiên hà có chứa hệ Mặt Trời gọi là dải Ngân Hà. * Thiên Hà chứa Mặt Trời được gọi là dải Ngân Hà có dạng xoắn ốc giống một cái đĩa với đường kính là 100.000 năm ánh sáng (năm ánh sáng bằng 9460 tỉ km) 2/ Hệ Mặt Trời - Mặt Trời cùng với các thiên thể chuyển động xung quanh nó và các đám bụi khí được gọi là hệ Mặt Trời. - Các hành tinh vừa chuyển động quanh Mặt Trời lại vừa tự quay quanh trục theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. * Quỹ đạo của Diêm Vương tinh không nằm trên cùng một mặt phẳng với quĩ đạo của các hành tinh khác, hiện nay Diêm Vương tinh không được gọi là hành tinh nữa 3/ Trái Đất trong hệ Mặt Trời a. Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời - Trái Đất là hành tinh thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời, khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời khoảng 149,6 triệu km. b. Các chuyển động chính của Trái Đất - Chuyển động tự quay quanh trục: + Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục theo hướng từ Tây - Đông. + Thời gian chuyển động một vòng quay quanh trục là 24 giờ (23h56’04’’). - Chuyển động xung quanh Mặt Trời. + Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời trên quỹ đạo hình elip theo hướng Tây sang Đông. + Thời gian để Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời là 365 ngày 6 giờ. + Khi chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất không thay đổi độ nghiêng và hướng nghiêng. * Trái Đất ở gần Mặt Trời nhất vào ngày 3/1 điểm cận nhật, do lực hút của Mặt Trời lớn nên tốc độ chuyển động của Trái Đất lên tới 30.3km/s. Trái Đất ở xa Mặt Trời nhất vào ngày 5/7 - điểm viễn nhật, tốc độ chuyển động của Trái Đất lúc này là 29,3km/s d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV yêu cầu HS đọc SGK mục 1,2,3 / I trong 1p, quan sát hình 5.1,5.2 trong SGK.và trả lời cho câu hỏi: + Em biết gì về vũ trụ quanh trái đất? nói vũ trụ là khoảng không gian vô tận là đúng hay sai? Vì sao? + hệ Mặt trời của chúng ta có những hành tinh nào? + Trái đất là hành tinh thứ mấy trong Hệ mặt trời và vì sao trái đất lại tồn tại sự sống? Bước 2: HS đọc SGK, quan sát hình ảnh, xem video, có thể trao đổi suy nghĩ với bạn bên cạnh. Bước 3: HS lần lượt đưa ra câu trả lời, HS khác nhận xét bổ sung. Bước 4: Gv nhận xét, gợi mở, chuẩn kiến thức. 2.2. Hoạt động tìm hiểu về hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất a) Mục tiêu: + Biết một số hệ quả chuyển động tự quay quanh trục và quay quanh mặt trời của Trái đất. + Hiểu và phân tích được những biểu hiện, nguyên nhân sinh ra hệ quả chuyển động của Trái đất quanh trục và quanh Mặt trời. + Giải thích được một số hiện tượng của tự nhiên liên quan đến chuyển động của Trái Đất. b) Nội dung: GV chia nhóm và thực hiện dạy học dự án, từ nghiên cứu ở trên lớp đến việc thảo luận và đưa ra sản phẩm. c) Sản phẩm: Thông qua việc quan sát các video, tham quan tranh ảnh tư liệu, học sinh có được những ghi chép cụ thể về biểu hiệu và nguyên nhân sinh ra các hệ quả chuyển động của trái đất tự quay quanh trục và quay quanh Mặt trời, từ đó xây dựng được sơ đồ tư duy về hệ quả chuyển động của trái đất d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ * Ở tiết 1: + Gv cho hs nghiên cứu SGK, xem video về chuyển động của trái đất quanh trục và quanh mặt trời => có những ghi chép cụ thể và khái quát về hệ quả chuyển động của trái đất. + Chia lớp thành 4 nhóm, phân công nhóm trưởng và yêu cầu các nhóm về nhà thảo luận, nghiên cứu, vẽ sơ đồ tư duy về hệ quả chuyển động của trái đất quanh mặt trời, ngoài ra chuẩn bị những ví dụ cụ thể cho từng hệ quả khi yêu cầu trình bày. * Ở tiết 2: + Các nhóm treo sơ đồ tư duy đã hoàn thành vào các góc, GV chia lại nhóm ghép có đầy đủ thành viên của từng nhóm cũ trong 1 nhóm mới, sau đó thực hiện đi vòng quanh các sơ đồ, đến sơ đồ của nhóm nào nhóm đó trình bày và giới thiệu ý tưởng, hs nhóm khác ghi chép ưu nhược điểm của nhóm trình bày trong 3p. + Sau khi xong cả 4 sơ đồ, GV tổ chức cho lớp phân tích, so sánh giữa các sơ đồ tư duy, đánh giá theo thang rubic. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ cả ở nhà và trên lớp. Bước 3: HS trình bày, ghi chép, so sánh, tranh luận, chấm điểm nhóm bạn và nhóm mình theo thang tiêu chí. Bước 4: Gv nhận xét sản phẩm, quá trình làm việc của HS, định hướng kiến thức. II/ Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất 1/ Sự luân phiên ngày, đêm: Do Trái Đất có dạng khối cầu và tự quay quanh trục nên có sự luân phiên ngày và đêm trên Trái Đất 2/ Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế: - Giờ địa phương (giờ Mặt Trời). - Giờ múi. - Giờ quốc tế (giờ GMT). 3/ Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể: - Ở nửa cầu Bắc các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất bị lệch sang bên phải so với hướng chuyển động. - Ở nửa cầu Nam các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất bị lệch sang bên trái so với hướng chuyển động. II/ Hệ quả chuyển động của trái đất quanh mặt trời 1/ Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời Là chuyển động không có thực của Mặt Trời giữa hai chí tuyến Bắc và Nam. - Hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12h trưa gọi là Mặt Trời lên thiên đỉnh. - Chuyển động không có thực của Mặt Trời được gọi là chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời. - Từ 23027’B đến 23027’N + Hai lần ở khu vực nội chí tuyến + 1 lần ở chí tuyến bắc và chí tuyến nam + Ở ngoại chí tuyến không có hiện tượng này - Nguyên nhân: do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương khi chuyển động quanh Mặt Trời. 2/. Các mùa trong năm - Mùa là khoảng thời gian trong một năm có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu. - Nguyên nhân: do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương nên bán cầu Nam và bán cầu Bắc lần lượt ngả về phía Mặt Trời khi Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo. - Mùa ở bán cầu Bắc: + Mùa xuân: 21/3 đến 22/6 + Mùa hạ: 22/6 đến 23/9 + Mùa thu: 23/9 dến 22/12 + Mùa đông: 22/12 đến 21/3 - Mùa ở bán cầu Nam: ngược lại 3/ Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ a. Theo mùa: - Mùa xuân và mùa hạ có ngày dài hơn đêm. - Mùa thu và mùa đông có ngày ngắn hơn đêm. - Ngày 21 - 3 và 23 - 9 có ngày dài bằng đêm ở khắp nơi trên Trái Đất b. Theo vĩ độ: - ở Xích Đạo ngày và đêm quanh năm dài bằng nhau. - Càng xa Xích Đạo, thời gian ngày và đêm càng chênh lệch. - Khu vực từ hai vòng cực về cực có ngày hoặc đêm dài 24 giờ. 3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: củng cố lại kiến thức đã học; rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS. b) Nội dung: HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm. c) Sản phẩm: HS trả lời chính xác các câu hỏi của Gv d) Tổ chức thực hiện: Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Câu 1. Vào ngày 21/3 và 23/9 Mặt Trời lên thiên đỉnh tại A. xích đạo. B. chí t
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_10_chuong_trinh_hoc_ki_1.docx