Giáo án Địa lí 10 - Bài 9, 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Giáo án Địa lí 10 - Bài 9, 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Bài 9, 10: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA

(Thời lượng: 2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- Trình bày được nguyên nhân tạo nên đặc điểm cơ bản của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Giải thích được nguyên nhân hình thành nên đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa

-Hiểu được tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến các thành phần tự nhiên khác và cảnh quan thiên nhiên.

-Biết được biểu hiện của đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa trong các thành phần tự nhiên : địa hình, sông ngòi, đất và hệ sinh thái rừng

-Hiểu được ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến các hoạt động sản xuất và đời sống.

2. Kỹ năng

-Phân tích được biểu đồ khí hậu

-Phân tích được mối liên hệ giữa các nhân tố hình thành và phân hóa khí hậu

-Có kĩ năng liên hệ thực tế để thấy các mặt thuận lợi và khó khăn của khí hậu đối với sản xuất ở nước ta.

3. Thái độ

- HS nhận thức được tính thất thường của các yếu tố thời tiết, khí hậu là do sự biến đổi khí hậu.

- Hình thành cho HS có ý thức bảo vệ và sử dụng có hiệu quả các thành phần tự nhiên.

4. Định hướng năng lực

-Năng lực sử dụng số liệu thống kê, năng lực sử dụng bản đồ - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề.

 

docx 7 trang ngocvu90 5550
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 10 - Bài 9, 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 9, 10: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA
(Thời lượng: 2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức
- Trình bày được nguyên nhân tạo nên đặc điểm cơ bản của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Giải thích được nguyên nhân hình thành nên đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa
-Hiểu được tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến các thành phần tự nhiên khác và cảnh quan thiên nhiên.
-Biết được biểu hiện của đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa trong các thành phần tự nhiên : địa hình, sông ngòi, đất và hệ sinh thái rừng 
-Hiểu được ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến các hoạt động sản xuất và đời sống.
2. Kỹ năng
-Phân tích được biểu đồ khí hậu
-Phân tích được mối liên hệ giữa các nhân tố hình thành và phân hóa khí hậu
-Có kĩ năng liên hệ thực tế để thấy các mặt thuận lợi và khó khăn của khí hậu đối với sản xuất ở nước ta.
3. Thái độ
- HS nhận thức được tính thất thường của các yếu tố thời tiết, khí hậu là do sự biến đổi khí hậu.
- Hình thành cho HS có ý thức bảo vệ và sử dụng có hiệu quả các thành phần tự nhiên.
4. Định hướng năng lực
-Năng lực sử dụng số liệu thống kê, năng lực sử dụng bản đồ
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Atlat Địa lí Việt Nam
2.Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa
- Atlat Địa lí Việt Nam
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Đặt vấn đề/xuất phát/khởi động
1.1 Mục tiêu
-Giúp học sinh nhận biết được một số đặc điểm về thiên nhiên ở địa phương. 
-Ảnh hưởng của thiên nhiên đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và đời sống.
-Giúp cho HS gợi nhớ lại kiến thức về tự nhiên Việt Nam đã học ở lớp 8, từ đó bổ sung và khắc sâu kiến thức của bài học cho HS. 
1.2 Phương thức 
+Đàm thoại gợi mở
+Hoạt động cả lớp
1.3 Tiến trình hoạt động
 Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS:
- Yêu cầu HS liệt kê các biểu hiện về tự nhiên ở địa phương như: nhiệt độ, lượng mưa, sông ngòi 
-Những biểu hiện trên đã ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất và đời sống?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ trong 3 phút. GV quan sát.
Bước 3: HS trao đổi, thảo luận. GV gọi 2 học sinh lên bảng ghi nhanh kết quả, các bạn còn lại ghi vào giấy sau đó đối chiếu, nhận xét, bổ sung
Bước 4: GV đánh giá quá trình HS thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng của HS. Dẫn HS vào bài.
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: Tính chất nhiệt đới
a.Mục tiêu
- Hiểu và trình bày được các đặc điểm cơ bản của tính chất nhiệt đới 
b.Phương thức: 
-Đàm thoại gợi mở
-Hoạt động cá nhân/cả lớp
c.Các bước của hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG
Bước 1: Học sinh căn cứ vào SGK (trang 40,mục 1.a) và hiểu biết của bản thân hãy cho biết:
-Nước ta có bao nhiêu lần mặt trời đi qua thiên đỉnh? 
-Nhiệt độ trung bình năm là bao nhiêu?
-Tổng số giờ nắng là bao nhiêu? 
-Giải thích nguyên nhân?
Bước 2: Học sinh thực hiện cá nhân.
Bước 3: Cá nhân báo cáo kết quả làm việc với giáo viên
Bước 4: Giáo viên đánh giá nhận xét kết quả làm việc của HS. GV chọn một vài sản phẩm giống và khác biệt nhau giữa các HS để nhận xét. GV chốt lại kiến thức
1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
a. Tính chất nhiệt đới. 
-Biểu hiện:
+Tổng bức xạ lớn
+Cân bằng bức xạ dương quanh năm 
+Nhiệt độ trung bình năm > 20oC. 
+Tổng số giờ nắng từ 1400 đến 3000 giờ/ năm.
-Nguyên nhân: Do nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến.
HOẠT ĐỘNG 2: Lượng mưa, độ ẩm lớn
a.Mục tiêu
- Hiểu và trình bày được các đặc điểm cơ bản của tính chất ẩm của khí hậu
b.Phương thức: 
-Đàm thoại gợi mở
-Hoạt động cá nhân/cả lớp
c.Các bước của hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG
Bước 1: Học sinh căn cứ vào SGK (trang 40,mục 1.b) hãy cho biết:
-Lượng mưa trung bình ở nước ta là bao nhiêu mm? 
-Độ ẩm không khí là bao nhiêu?
-Giải thích nguyên nhân vì sao nước ta lại có lượng mưa tb lớn và độ ẩm không khí luôn cao?
Bước 2: Học sinh thực hiện cá nhân.
Bước 3: Cá nhân báo cáo kết quả làm việc với giáo viên
Bước 4: Giáo viên đánh giá nhận xét kết quả làm việc của HS. GV chốt lại kiến thức
b. Lượng mưa, độ ẩm lớn: 
-Biểu hiện:
+Lượng mưa trung bình 1500 -2000 mm/ năm, nơi địa hình đón gió lượng mưa còn lớn hơn từ 3500 -4000 mm.
+Độ ẩm không khí cao > 80%, cân bằng ẩm luôn luôn dương.
-Nguyên nhân: Do các khối khí di chuyển qua biển(trong đó có biển Đông)
HOẠT ĐỘNG 3: Gió mùa
a.Mục tiêu
- Hiểu và trình bày được sự hoạt động của gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ
b.Phương thức: 
-Hoạt động nhóm
c.Các bước của hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG
Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS dựa vào SGK (trang 40,mục 1.c) ; hình 9.1, hình 9.2 và Atlat trang 9, hãy hoàn thành phiếu học tập dưới đây, thời gian 5 phút.
Đặc điểm
Gió mùa mùa Đông
Gió mùa mùa Hạ
Thời gian hoạt động
Nguồn gốc
Hướng gió
Phạm vi hoạt động
Tính chất
Bước 2: Học sinh thảo luận theo nhóm.
Bước 3: Đại diện 2 nhóm trình bày, 2 nhóm còn lại nhận xét và bổ sung.
Bước 4: Giáo viên đánh giá nhận xét kết quả làm việc các nhóm. GV chốt lại kiến thức
c.Gió mùa: Do sự hoạt động của các khối khí theo mùa
ªGió mùa mùa đông: (gió mùa Đông Bắc)
 - Thời gian hoạt động : từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
 - Nguồn gốc: thổi từ cao áp Xibia vào nước ta 
 - Hướng gió: hướng Đông Bắc.
 - Phạm vi hoạt động: ở Miền Bắc nước ta. 
- Tính chất:
 + Đầu mùa đông: thời tiết lạnh và khô.
 + Cuối mùa đông: thời tiết lạnh và ẩm, mưa phùn ở vùng ven biển và đồng bằng Bắc Bộ.
- Hệ quả: tạo nên mùa đông lạnh ở miền Bắc (kéo dài 2-3 tháng)
ª Gió mùa mùa hạ: 
 - Hoạt động từ tháng 5 đến tháng 10.
 - Đầu mùa hạ 
 + Gió thổi từ áp cao Ấn Độ Dương vào nước ta theo hướng Tây Nam.
 + Hoạt động trên cả nước với kiểu thời tiết đặc trưng:
 ŸNóng, ẩm, mưa nhiều ở Nam Bộ và Tây Nguyên
 ŸNóng khô ở Bắc Trung Bộ và phía nam khu vực Tây Bắc.
 - Giữa và cuối mùa hạ
 + Gió thổi từ áp cao cận chí tuyến nam vào nứơc ta theo hướng Tây Nam ( riêng ở Miền Bắc có hướng Đông Nam), cùng với dải hội tụ nhiệt đới gây mưa vào mùa hạ ở cả 2 miền Nam, Bắc và mưa vào tháng 9 cho Trung Bộ.
 + Phạm vi hoạt động trên cả nước với kiểu thời tiết đặc trưng là nóng, ẩm và mưa nhiều.
 èNhư vậy, khí hậu hước ta có sự phân hóa giữa các khu vực:
-Ở miền Bắc có 2 mùa : mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều
-Còn ở miền Nam có 2 mùa : mùa khô và mùa mưa rõ rệt; giữa Tây Nguyên và các đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập giữa hai mùa mưa, khô.
HOẠT ĐỘNG 4: Các thành phần tự nhiên khác
a.Mục tiêu
-Biết được biểu hiện của đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa trong các thành phần tự 
nhiên : địa hình, sông ngòi, đất và hệ sinh thái rừng 
b.Phương thức: 
-Đàm thoại gợi mở
-Hoạt động cá nhân/cả lớp
c.Các bước của hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG
Bước 1: Học sinh căn cứ vào SGK (trang 45, 46, mục 2.a,b,c,d) hãy cho biết:
- Điểm nhiệt đới ẩm gió mùa trong các thành phần tự nhiên : địa hình, sông ngòi, đất và hệ sinh thái rừng? 
-Giải thích nguyên nhân?
Bước 2: Học sinh thực hiện cá nhân.
Bước 3: Cá nhân báo cáo kết quả làm việc với giáo viên
Bước 4: Giáo viên đánh giá nhận xét kết quả làm việc của HS. GV chốt lại kiến thức
2. Các thành phần tự nhiên khác.
a. Địa hình.
-Đặc điểm:
 + Xâm thực mạnh ở miền đồi núi:
Ÿ Đất bị xói mòn , rửa trôi , nhiều nơi trơ sỏi đá, bề mặt địa hình bị cắt xẻ.
Ÿ Hiện tượng đất trượt, đá lỡ.
ŸVùng núi đá vôi hình thành địa hình caxtơ, hang động, suối cạn, thung khô.
ŸVùng thềm phù sa cổ bị bào mòn.
 + Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông : ĐBSH và ĐBSCL hằng năm lấn ra biển từ vài chục đến gần trăm mét
-Nguyên nhân:
 +Địa hình có độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật.
 +Nhiệt độ cao, mưa nhiều và mưa theo mùa làm cho quá trình phong hóa, bóc mòn, vận chuyển xảy ra mạnh.
 b. Sông ngòi
-Đặc điểm:
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc:
 + Cả nước có khoảng 2360 con sông có chiều dài trên 10 km.
 + Phần lớn là sông nhỏ.
 - Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa:
 + Tổng lượng nước 839 tỉ m3 /năm
 + Tổng lượng phù sa 200 triệu tấn
 - Chế độ nước theo mùa:
 + Mùa lũ tương ứng với mùa mưa
 + Mùa cạn tương ứng với mùa khô.
 + Chế độ nước sông thất thường.
-Nguyên nhân: Mưa nhiều và mưa theo mùa.
c. Đất:
-Đặc điểm:
 Quá trình feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu ở nước ta.
-Nguyên nhân:
 +Với nền nhiệt cao nên quá trình phong hóa diễn ra mạnh tạo nên 1 lớp đất dày.
 +Mưa nhiều làm rửa trôi các chất bazơ dễ tan (Mg2+ , Ca2 , K+ ) làm cho đất chua, đồng thời tích tụ Fe2O3 và Al2O3 nên đất có màu đỏ vàng.
 d. Sinh vật
-Đặc điểm: 
+Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta.
+Thành phần loài nhiệt đới ẩm chiếm ưu thế, ngoài ra còn có sự xuất hiện của thành phần loài cận nhiệt và ôn đới:
ŸThực vật : phổ biến là các lòai thuộc họ Đậu, Vang, Dâu tằm, Dầu. 
ŸĐộng vật : công, trĩ, gà lôi, vẹt, khỉ, vượn, nai, hoẳng , ếch nhái, côn trùng 
 -Nguyên nhân: khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa đa dạng.
HOẠT ĐỘNG 5: Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống
a.Mục tiêu
-Hiểu được ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến các hoạt động sản xuất và đời sống.
b.Phương thức: 
-Hoạt động nhóm
c.Các bước của hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG
Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS dựa vào SGK (trang 46,47,mục 3), hãy hoàn thành phiếu học tập dưới đây, thời gian 5 phút.
Sản xuất nông nghiệp
Các hoạt động sản xuất khác và đời sống
Thuận lợi
Khó khăn
Bước 2: Học sinh thảo luận theo nhóm.
Bước 3: Đại diện 2 nhóm trình bày, 2 nhóm còn lại nhận xét và bổ sung.
Bước 4: Giáo viên đánh giá nhận xét kết quả làm việc các nhóm. GV chốt lại kiến thức
3. Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống.
a. Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
 - Nền nhiệt ẩm cao, khí hậu phân mùa tạo điều kiện để nước ta đa dạng hóa cây trồng,vật nuôi, dễ dàng thâm canh , tăng vụ và phát triển mô hình nông – lâm kết hợp.
 - Bão , lũ lụt , hạn hán, sâu bệnh ,dịch bệnh làm cho năng suất bấp bênh.
b. Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống.
 - Thuận lợi :
 Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa tạo thuận lợi để nước ta phát triển lâm nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, du lịch, và đẩy mạnh hoạt động khai thác, xây dựng nhất là vào mùa khô.
 - Hạn chế:
 + Các hoạt động giao thông vận tải, du lịch, công nghiệp khai khoáng chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước của sông ngòi.
 + Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc, thiết bị và nông sản.
 + Thiên tai ( bão, lũ lụt, hạn hán ) gây thiệt hại lớn cho các ngành sản xuất, thiệt hại về người và của.
 + Các hiện tượng thời tiết bất thường như giông, lốc, mưa đá, sương muối, rét hai cũng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống.
 + Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái.
3. Luyện tập
3.1 Mục tiêu: Nhớ và hệ thống lại những kiến thức cơ bản mà các em vừa học
3.2 phương thức: 
-GV gửi mẫu sơ đồ cho HS photo.
-Yêu cầu HS về nhà hoàn thành những chổ còn khuyết trong sơ đồ.
Sơ đồ hệ thống kiến thức
THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA
Sinh vật
-Biểu hiện:
 .
-Nguyên nhân:
 ..
Đất
-Biểu hiện:
 .
-Nguyên nhân:
 ..
Khí hậu
-Biểu hiện:
 .
-Nguyên nhân:
 ..
Sông ngòi
-Biểu hiện:
 .
-Nguyên nhân:
 ..
Địa hình
-Biểu hiện:
 .
-Nguyên nhân:
 ..
Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất và đời sống
Sản xuất nông nghiệp
-Thuận lợi: ..
-Khó khăn: 
Hoạt động sản xuất khác và đời sống
-Thuận lợi ..
-Khó khăn: .
4. Vận dụng, mở rộng
Các em hãy cho biết: sự gia tăng về nhiệt độ trung bình, sự bất thường của thời tiết, thiên tai xuất hiện ngày càng nhiều ở nước ta hiện nay có phải là do tác động của biến đổi khí hậu hay không. Nếu phải thì các em hãy cho biết nguyên nhân và nêu lên những việc làm mà bản thân đã làm được để hạn chế sự biến đổi khí hậu 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_10_bai_9_10_thien_nhien_nhiet_doi_am_gio_mua.docx