Giáo án Địa lí 10 - Bài 12: Sự phân bố khí áp một số loại gió chính

Giáo án Địa lí 10 - Bài 12: Sự phân bố khí áp một số loại gió chính

Tuần: 6

Tiết: 12

BÀI 12. SỰ PHÂN BỐ KHÍ ÁP

MỘT SỐ LOẠI GIÓ CHÍNH

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. Kiến thức:

- Trình bày nguyên nhân sinh ra 1 số l oại gió chính và sự tác động của chúng trên trái đất

- Biết được nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi khí áp

 2. Kĩ năng:

 Nhận biết được nguyên nhân hình thành một số loại gió thông qua bản đồ và các hình vẽ

 3. Thái độ: Tầm quan trọng của việc đọc bản đồ khí hậu

 4. Định hướng phát triển năng lực:

Giải quyết vấn đề, sử dụng bản đồ, tranh ảnh, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Chuẩn bị của giáo viên: Bản đồ khí áp và các loại gió trên thế giới

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Khởi động: (5 phút)

1.1. Mục tiêu:

- Nhằm liên kết những nội dung liên quan đến bài học mới.

- Tạo hứng thú cho các em khi bước vào bài mới.

- Tạo tình huống có vấn đề và giải quyết một phần vấn đề để vào bài mới.

1.2. Phương thức: Đàm thoại, gợi mở

 

docx 4 trang ngocvu90 6980
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 10 - Bài 12: Sự phân bố khí áp một số loại gió chính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/8/2019 
Tuần: 6
Tiết: 12 
BÀI 12. SỰ PHÂN BỐ KHÍ ÁP
MỘT SỐ LOẠI GIÓ CHÍNH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 	
 1. Kiến thức:
- Trình bày nguyên nhân sinh ra 1 số l oại gió chính và sự tác động của chúng trên trái đất
- Biết được nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi khí áp
 2. Kĩ năng: 
 Nhận biết được nguyên nhân hình thành một số loại gió thông qua bản đồ và các hình vẽ
 3. Thái độ: Tầm quan trọng của việc đọc bản đồ khí hậu
 4. Định hướng phát triển năng lực:
Giải quyết vấn đề, sử dụng bản đồ, tranh ảnh, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bản đồ khí áp và các loại gió trên thế giới 
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Khởi động: (5 phút)
1.1. Mục tiêu:
- Nhằm liên kết những nội dung liên quan đến bài học mới.
- Tạo hứng thú cho các em khi bước vào bài mới.
- Tạo tình huống có vấn đề và giải quyết một phần vấn đề để vào bài mới.
1.2. Phương thức: Đàm thoại, gợi mở
1.3. Tiến trình hoạt động:
 GV đọc bài thơ: Mời các em cùng lắng nghe đoạn thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi:
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta.
 GV:qua hình ảnh và nội dung đoạn thơ vừa rồi, các em cho biết cảnh quan mùa nào của Hà Nội. Nêu ra các nhân tố ngoại lực.
 HS: Quan sát và lấy giấy nháp viết nội dung trả lời.
 GV sử dụng nội dung học sinh trả lời để tạo ra tình huống có vấn đề và dẫn dắt vào bào mới.
 Qua đoạn thơ và hình ảnh vừa rồi, chúng ta đã điểm qua những hình ảnh mùa thu của Hà nội, sự thay đổi cảnh quan về sự giao mùa, dưới sự tác động của các nhân tố ngoại lực như gió, sông làm cho cảnh quan ở đây thật đẹp và sinh động hơn. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về sự phân bố khí áp, và một số loại gió chính.
2. Hình thành kiến thức 
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu sự phân bố khí áp.
2.1. Mục tiêu 
- Kiến thức : 
	+ Phân tích được mối quan hệ giữa khí áp và gió :không khí luôn di chuyển từ nơi có khí áp cao tới nơi có khí áp thấp.
 	+ Các nguyên nhân làm thay đổi khí áp : độ cao, nhiệt độ và độ ẩm. 
- Kĩ năng : Có khả năng phân tích , sử dụng các hình ảnh để khai thác kiến thức kiến thức.
2.2. Phương thức. 
- Phương tiện trực quan, tranh ảnh
- Phương pháp đàm thoại gợi mở.
2.3. Thời gian: 7 phút.
2.4. Các bước hoạt động 
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung chính
Bước 1. Gv yêu cầu hs đọc mục I1,2 sgk kết hợp với kiến thức đã học lớp 6, trao đổi cả lớp để biết khái niệm về khí áp, giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi khí áp
Trên bề mặt trái đất khí áp phân bố như thế nào?
 - Các đai khí áp thấp và khí áp cao từ xích đạo lên cực có liên tục không? Tại sao có sự chia cắt như vậy?
Bước 2. HS tiếp nhận
Bước 3. HS trình bày sau khi đã nghiên cứu nội dung.
Bước 4. Gv gọi Hs trả lời và chuẩn kiến thức cho Hs.
 Dọc xích đạo là đai áp thấp. Hai đai áp cao cận chí tuyến ở khoảng 2 vĩ tuyến 300 và N. Hai đai áp thấp ở khoảng 2 vĩ tuyến 600B và N. hai áp cao ở 2 cực Bắc và Nam
Thực tế, chủ yếu do sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương nên các đai khí áp không liên tục mà chia cắt thành những khu khí áp riêng biệt
I.Sự phân bố khí áp: 
 *Khái niệm: khí áp là sức nén của không khí xuống mặt Trái đất 
 1. Phân bố các đai khí áp trên Trái Đất: 
 Sự phân bố khí áp: các đai cao áp, áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo. 
 2. Nguyên nhân thay đổi của khí áp: 
- Khí áp thay đổi theo độ cao.
- Khí áp thay đổi theo nhiệt độ.
- Khí áp thay đổi theo độ ẩm.
Hoạt động 2: Một số loại gió chính
1. Mục tiêu 
	- Kiến thức: 
	+ Biết được nguyên nhân hình thành một số loại gió thổi thường xuyên trên trái đất gồm gió mậu dịch, gió tây ôn đới.., Hiểu được nguyên nhân hình thành gió mùa là do sự nóng lên hoặc lạnh đi không đề giữa lục địa và đại dương.
	+ Nguyên nhân hình thành một số loại gió địa phương như gió biển, gió đất, gió phơn
	- Kĩ năng : Sử dụng bản đồ khí hậu thế giới để trình bày sự phân bố các khu áp cao, khu áp thấp ; sự vận động của các khối khí trong tháng 1 và tháng 7. Có khả năng phân tích , sử dụng các hình ảnh để khai thác kiến thức kiến thức.
2. Phương thức.
	- Đàm thoại gợi mở, thảo luận.
	- Kĩ thuật phòng tranh
3. Thời gian: 19 phút.
4. Các bước hoạt động 
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung chính
Bước 1: 
Gv sử dụng hình 12.1 các đai khí áp và gio trên Trái đất để gợi ý và yêu cầu hs nêu lại khái quát kiến thức cũ về khái niệm gió, nguyên nhân sinh ra gió? Có mấy loại gió ? 
Các vành đai áp là những trung tâm hoạt động điều khiển các hoạt động chung của khí quyển làm sinh ra các loại gió có tính chất vành đai như gió Mậu dịch, gió Tây, gió Đông cực
Bước 2: Hs làm việc theo nhóm
Nhóm 1 tìm hiểu về gió tây và gió mậu dịch
Đọc nội dung mục 1, quan sát hình12.1 trình bày về đặc điểm của gió tây ôn đới và gió mậu dịch theo dàn ý
 -Phạm vi hoạt động?
 -Thời gian hoạt động?
 -Hướng gió thổi?
 -Tính chất của gió?
 -Nhóm 2
Dựa vào các hình 12.2, 12.3 kết hợp với kiến thức đã học để phân tích, trình bày về nguyên nhân và hoạt động của gió mùa theo những gợi ý dưới đây:
Xác định trên bản đồ, lược đồ 1 số trung tâm áp, hướng gió và dải hội tụ nhiệt đới vào tháng 1 và 7
Nêu sự tác động của chúng. cho ví dụ
- Xác định trên hình 12.2, 12.3 thế giới khu vực có gió mùa: Nam Á, Đông Nam Á
Hs quan sát hình 12.4, đọc nội dung mục a để hoàn thành nội dung sau:
Trình bày hoạt động của gió biển, gió đất
Giải thích nguyên nhân hình thành loại gió này
Hs dựa vào hình 12.5 và kiến thức đã học hãy:
Trình bày hoạt động của gió fơn
Nêu tính chất của gió ở 2 sườn núi
Giải thích sự hình thành và tính chất của gió fơn. nêu ví dụ những nơi có loại gió này ở Việt Nam
Bước 4. Gv giúp hs chuẩn kiến thức 
II. Một số loại gió chính: 
 1. Gió tây ôn đới:
 - Phạm vi hoạt động: thổi từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp ôn đới vĩ độ 600 
 - Thời gian hoạt động : quanh năm
 - Hướng: hướng tây là chủ yếu
 -Tính chất của gió: ẩm, đem mưa. 
2. Gió mậu dịch:
- Phạm vi hoạt động: thổi từ 2 cao áp cận chí tuyến về khu vực áp thấp xích đạo
- Thời gian hoạt động: quanh năm
- Hướng: đông bắc (Bắc bán cầu) đông nam (Nam bán cầu)
- Tính chất: khô, ít mưa
3. Gió mùa:
- Là gió thổi theo mùa, hướng gió ở hai mùa có chiều ngược nhau.
 - Thường có ở đới nóng: 
Nam Á, Đông Nam Á, Đông Phi, Đông Bắc Ô-xtrây-li-a...và một số nơi thuộc vĩ độ trung bình như: phía đông Trung Quốc, Đông Nam LB Nga, Đông Nam Hoa Kì 
 * Có 2 loại gió mùa:
 - Gió mùa được hình thành do sự chênh lệch nhiều về nhiệt độ và khí áp giữa lục địa và đại dương rộng lớn
 - Gió mùa hình thành do sự chênh lệch nhiều về nhiệt độ và khí áp giữa bán cầu Bắc và bán cầu Nam (vùng nhiệt đới)
4. Gió địa phương
a.Gió đất, gió biển:
- Hình thành ở vùng bờ biển
- Thay đổi hướng theo ngày và đêm
- Ban ngày, gió từ biển vào đất liền, ban đêm gió thổi từ đất liền ra biển
b. Gió phơn: là loại gió khô, nóng khi xuống núi
3. Luyện tập:
3.1. Mục tiêu: 
- Trình bày nguyên nhân sinh ra 1 số l oại gió chính và sự tác động của chúng trên trái đất
- Biết được nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi khí áp
 3.2. phương thức: cá nhân.
- Em hãy nêu những nguyên nhân làm thay đổi khí áp?
- Dựa vào hình 12.2 và 12.3 trình bày hoạt động của gió mùa ở vùng nam Á và Đông Nam Á? làm thay đổi khí áp?
- Dựa vào hình 12.2 và 12.3 trình bày hoạt động của gió mùa ở vùng nam Á và Đông Nam Á?
 4. Vận dụng, mở rộng:
 Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào một vấn đề thực tiễn có liên quan đến tự nhiên Việt Nam. 
 Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở.
 Nội dung: Gió mùa mùa đông hoạt động vào nước ta từ tháng nào và hướng cúa gió?
 Đánh giá: Giaó viên khuyến khích và nhận xét những ý kiến của các em.
 - Làm bài tập cuối bài, chuẩn bị bài mới bài 13. 
 Trà Cú, ngày .tháng .năm 2019
 Duyệt của Tổ trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_10_bai_12_su_phan_bo_khi_ap_mot_so_loai_gio_c.docx