Đề tài Văn học - Nhà văn - Quá trình sáng tác
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Hiểu được các khái niệm văn học (nghĩa rộng, nghĩa hẹp), hình tượng nghệ thuật, đặc trưng ngôn từ nghệ thuật, chức năng văn học.
Hiểu được những đặc điểm cơ bản về tư chất nghệ sĩ, các tiền đề của tài năng văn học và quá trình sáng tạo của một vài tác phẩm văn học.
2. Kĩ năng
Phân biệt được bài văn theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Phân tích, chứng minh được ý nghĩa, tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của những văn bản văn học trong chương trình Ngữ văn 10 nâng cao, đồng thời qua đó, hiểu được thế nào là phẩm chất, tài năng của các tác giả.
3. Thái độ
Thêm yêu quí các áng văn và các nhà văn được học trong chương trình.
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
A. Đặc trưng văn học
I. Khái niệm
VĂN HỌC - NHÀ VĂN VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Hiểu được các khái niệm văn học (nghĩa rộng, nghĩa hẹp), hình tượng nghệ thuật, đặc trưng ngôn từ nghệ thuật, chức năng văn học. Hiểu được những đặc điểm cơ bản về tư chất nghệ sĩ, các tiền đề của tài năng văn học và quá trình sáng tạo của một vài tác phẩm văn học. 2. Kĩ năng Phân biệt được bài văn theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Phân tích, chứng minh được ý nghĩa, tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của những văn bản văn học trong chương trình Ngữ văn 10 nâng cao, đồng thời qua đó, hiểu được thế nào là phẩm chất, tài năng của các tác giả. 3. Thái độ Thêm yêu quí các áng văn và các nhà văn được học trong chương trình. NỘI DUNG CẦN ĐẠT A. Đặc trưng văn học I. Khái niệm 1. Theo nghĩa rộng Văn học là loại hình nghệ thuật thuộc kiến trúc thượng tầng, sử dụng ngôn từ một cách nghệ thuật. 2. Theo nghĩa hẹp Văn học chỉ bao gồm các sáng tác vừa có ngôn từ nghệ thuật vừa có hình tượng nghệ thuật. II. Văn học là một môn nghệ thuật 1. Văn học nhận thức, phản ánh đời sống con người (đặc trưng đối tượng) - Văn học có thể miêu tả, hoặc đề cập đến nhiều đối tượng khác nhau, song bao giờ con người cũng là đối tượng trung tâm của văn học : trung tâm nhận thức, trung tâm giá trị, trung tâm đánh giá, trung tâm kết tinh các kinh nghiệm, các mối quan hệ - Dù hiện ra trực tiếp hay gián tiếp thì con người vẫn luôn là đối tượng trung tâm, chi phối các đối tượng khác, hoặc có mối liên hệ ngầm với các đối tượng khác. Văn học quan tâm đến quan hệ người kết tinh trong sự vật. VD 1 : Vẻ đẹp của tùng, cúc, trúc, mai trong thơ cổ phương Đông là hiện thân cho vẻ đẹp thanh cao của người quân tử. VD 2 : Nếu nhà khí tượng nhìn mây thuần tuý là một hiện tượng tự nhiên thì nhà văn khám phá mây như là biểu tượng của lòng người, mang tâm trạng người, tính người: Vì mây cho núi lên trời Vì chưng gió thổi, hoa cười với trăng (Ca dao) - Văn học nhận thức, phản ánh con người một cách tổng hợp, toàn vẹn trong mọi quan hệ đời sống đa dạng, phức tạp, tập trung khám phá chiều sâu khôn cùng trong tâm hồn con người. So sánh văn học với những bộ môn khoa học cũng lấy con người làm đối tượng nhận thức. Theo quan điểm của Sinh học : Đó là con người - tự nhiên; theo Tâm lí học : Nghiên cứu những qui luật tâm lí của con người theo Văn học: Nghiên cứu con người không ở những mặt tách rời riêng lẻ mà khám phá con người trong tổng hoà của các mối quan hệ xã hội. Đặc biệt, văn học chú trọng đến chiều sâu tâm hồn, tính cách, tâm lí của con người. 2. Nhận thức và phản ánh đời sống trong văn học không tách rời với việc thể hiện tư tưởng và tình cảm, ước mơ và khát vọng của nhà văn đối với con người và cuộc sống (đặc trưng nội dung): - Văn học phản ánh đời sống thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Chính vì vậy, nội dung của văn học không chỉ phản ánh hiện thực đời sống khách quan mà còn gắn liền với nội dung tình cảm chủ quan của người nghệ sĩ. - Nhà văn không bao giờ phản ánh hiện thực một cách vô hồn, không bao giờ chỉ chụp ảnh đời sống như nó vốn có. Hiện thực trong tác phẩm bao giờ cũng là hiện thực gắn với tâm tư tình cảm, thể hiện sự nghiền ngẫm hiện thực, lí giải hiện thực của mỗi nhà văn. Nói cách khác, văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Do đó, cùng viết về một đề tài, nhưng mỗi nhà văn có một cách khám phá, phản ánh, đánh giá... riêng. Điều này tạo nên tính chất đa dạng, phong phú, không lặp lại của nội dung văn học. - Đến với văn học, ta không thể chỉ khám phá tác phẩm phản ánh hiện thực gì, mà hơn thế, phải cảm nhận, phân tích, đánh giá tư tưởng, tình cảm, ước mơ, khát vọng mà nhà văn gửi gắm qua hiện thực đó như thế nào. Cần phân biệt : + Khoa học : phản ánh đời sống mang tính khách quan, hiện thực như nó vốn có, trung thành, chính xác. Chân lí khoa học đạt được bằng cách giải phóng nó khỏi cái tôi của nhà khoa học (Anhxtanh). + Văn học : Phản ánh đời sống theo khuynh hướng chủ quan của người nghệ sĩ : Nghệ thuật là tôi, khoa học là chúng ta. Chính vì vậy, chân lí nghệ thuật thống nhất nhưng không đồng nhất với chân lí đời sống. 3. Văn học nhận thức đời sống và thể hiện tư tưởng, tình cảm bằng hình tượng nghệ thuật (đặc trưng cách tư duy, phương tiện phản ánh) - Nếu khoa học tự nhiên nhận thức chân lí đời sống thông qua những công thức, định lí, định luật chính xác, những khái niệm trừu tượng, khô khan , thì văn học nhận thức và phản ánh đời sống bằng hình tượng và thông qua các hình tượng. - Hình tượng : + Là những bức vẽ về cuộc đời và con người cụ thể được nhà văn sáng tạo qua liên tưởng, tưởng tượng. + Hình tượng được tạo nên bằng các chi tiết nghệ thuật. VD: Chi tiết ngoại hình, nội tâm, nghề nghiệp, tiểu sử, ngoại cảnh - Vai trò của hình tượng nghệ thuật : + Thể hiện tư tưởng, tình cảm của nhà văn + Là phương tiện để nhà văn khái quát hiện thực - Hình tượng điển hình : + Là hình tượng vừa mang những nét bản chất nhất, chung nhất, vừa mang những nét cá tính riêng độc đáo, không lặp lại của một hạng người nào đó trong xã hội. + Ý nghĩa của hình tượng điển hình : là huy chương vàng dành cho nhà văn trong sáng tác. III. Văn học là nghệ thuật ngôn từ 1. Ngôn từ là chất liệu xây dựng hình tượng của văn học (đặc trưng chất liệu) - Mỗi một môn nghệ thuật đều sử dụng một chất liệu riêng để xây dựng hình tượng. VD : Âm nhạc : giai điệu, âm thanh. Hội hoạ : đường nét, màu sắc ð Hầu hết các ngành nghệ thuật này đều lấy chất liệu thuộc về vật chất, hữu hình, có khả năng nắm bắt, sờ ngắm - Văn học : Lấy chất liệu là ngôn từ, mang tính chất phi vật thể, không thể cầm nắm, tiếp xúc trực tiếp như những sản phẩm vật chất khác. - Không phải mọi tác phẩm bằng ngôn từ đều là văn học. Chỉ tác phẩm nào dùng các phương tiện và biện pháp tu từ để tạo ra những hình tượng nghệ thuật mới là văn học. 2. Đặc trưng của ngôn từ nghệ thuật a. Tính hình tượng : Là khả năng tái hiện đời sống, làm cho đời sống con người hiện lên y như thật, thông qua: + Các loại từ tượng thanh, tượng hình, từ miêu tả + Các phương thức chuyển nghĩa của từ (ví von, ẩn dụ ) b. Tính tổ chức cao : Lời văn, lời thơ là ngôn từ nghệ thuật được tổ chức bằng những phương thức, phương tiện đặc biệt nhằm khắc phục kiểu diễn đạt thông thường của lời nói tự nhiên. c. Ngôn từ văn học có những chuẩn mực riêng, chịu sự qui định của tính hình tượng và tính tổ chức. Các chuẩn mực cơ bản của ngôn từ : - Trong sáng, chính xác - Hàm súc, cô đọng - Giàu tính biểu cảm và đa nghĩa 3. Tính phi vật thể của hình tượng ngôn từ và khả năng diễn tả đặc biệt phong phú của văn học nghệ thuật - Tính phi vật thể của hình tượng ngôn từ được hiểu là : + Lấy ngôn từ làm chất liệu, văn học chỉ xây dựng được những hình tượng được hình dung một cách gián tiếp nhờ khêu gợi trí tưởng tượng, liên tưởng của người đọc. Bằng giác quan vật chất, không ai cảm nhận được hình tượng văn học. Đó chính là tính phi vật thể của hình tượng ngôn từ, và cũng là hạn chế của văn học. + So sánh với những môn nghệ thuật khác, như : hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc Các môn này sử dụng chất liệu có khả năng tác động trực tiếp vào các giác quan của con người, do đó có ưu thế: gây được ấn tượng mạnh, hấp dẫn, sinh động - Tuy nhiên, chính nhờ sử dụng ngôn từ như một chất liệu có khả năng khêu gợi trí tưởng tượng, văn học lại có ưu thế hơn nhiều loại hình nghệ thuật khác, ở chỗ : + Nó huy động được mọi giác quan của người đọc, người sáng tác vào việc quan sát và thể hiện cuộc sống. + Giúp người đọc cảm nhận được những gì mơ hồ, mong manh, tinh tế nhất. + Có khả năng phản ánh được quá trình vận động không ngừng của đời sống trong mọi kích thước, chiều hướng của không gian và thời gian. + Có khả năng miêu tả cụ thể, tỉ mỉ cả hoạt động lời nói và hoạt động tư duy của con người. * Tóm lại : Văn học là một môn nghệ thuật nhận thức cuộc sống con người trong mối liên hệ phong phú, đa dạng với thế giới hiện thực. Máu thịt và linh hồn của văn học là ở những hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng ngôn từ. B. Chức năng văn học I. Vài nét chung 1. Chức năng văn học là gì ? - Là mục đích, nhiệm vụ, tác dụng của văn học với đời sống xã hội - Là ý nghĩa xã hội của văn học đối với đời sống tinh thần của con người 2. Văn học có bao nhiêu chức năng ? - Chức năng văn học rất đa dạng (7, 14, 28 , nhiều ý kiến). Vì : Bản chất của văn học rất đa dạng, ứng với mỗi đặc trưng văn học có một chức năng. - Tuy nhiên, có thể nói các chức năng văn học tuy đa dạng mà lại vô cùng thống nhất. Vì : + Tất cả những chức năng đó được thực hiện đều phải thông qua một chức năng mang tính bản chất nhất, không chỉ của văn học mà là văn nghệ nói chung. Đó là chức năng thẩm mĩ (chức năng tình cảm - thẩm mĩ) + Chức năng tình cảm thẩm mĩ là chức năng văn học nhằm thoả mãn những nhu cầu tinh thần cao quí của con người. - Các chức năng văn học không tồn tại một cách độc lập, riêng lẻ mà có mối quan hệ biện chứng với nhau. II. Các chức năng văn học cơ bản nhất 1. Chức năng nhận thức : a. Bản chất : Văn học làm giàu có thêm những hiểu biết của con người. b. Nội dung nhận thức: - Toàn bộ đời sống xã hội - Đặc biệt là đời sống tinh thần, tình cảm của con người ð Văn học là cuốn sách giáo khoa của đời sống, thậm chí là bách khoa toàn thư, là Kinh thánh. VD : Người Ấn Độ tự hào : Cái gì có trên đất nước Ấn Độ thì có ở Mahabharata, và ngược lại. - Nội dung nhận thức này lại thay đổi theo thời gian, vận động theo lịch sử. c. Ý nghĩa xã hội của chức năng nhận thức : - Văn học có khả năng phát triển năng lực nhận thức thế giới của con người theo cả hai chiều : Chiều rộng và chiều sâu. Chiều rộng : Lịch sử đất nước, dân tộc Chiều sâu : tâm hồn, tâm linh - Văn học có khả năng phát triển năng lực dự cảm về tương lai ở mỗi con người. - Văn học không chỉ giúp con người nhận thức thế giới mà còn nâng cao năng lực tự nhận thức chính mình. Đây chính là ý nghĩa quan trọng nhất của văn học. Quá trình tự nhận thức chính mình của con người diễn ra trên hai phương diện : Đối với nhà văn và bạn đọc. + Đối với nhà văn : Sau khi sáng tác, anh ta nhận thức đời sống sâu sắc hơn, hiểu mình hơn.Leptônxtôi đã phải thay đổi kết cấu tiểu thuyết Phục sinh nhiều lần, vì nhận ra sự thật đời sống không dung nạp được những ảo tưởng chủ quan của mình. + Đối với bạn đọc : Văn học có nhiệm vụ buộc người đọc nhìn chăm chú hơn, nghiêm khắc hơn vào bản thân mình, từ đó hiểu được sâu sắc hơn sự thật của bản thân mình (Hoàng Ngọc Hiến) ; Hãy nhìn xem, chúng ta đã sống tồi, sống tẻ như thế nào (Sêkhôp) - Văn học giúp ta nhận thức đời sống và con người ở hai khía cạnh : Biết => Không cơ bản. Hiểu => Quan trọng nhất, có ý nghĩa nhất của văn học. Tác phẩm không nói cái gì hoàn toàn mới, chưa biết, chưa nghe nói, mà nhiều khi chỉ nói những điều giản dị bình thường. Nghệ thuật là sự ngạc nhiên : ngạc nhiên vì khám phá ra những điều mới mẻ trong cái quen thuộc hàng ngày, nhận ra những chân lí sâu xa trong những điều giản dị. d. Chức năng nhận thức của văn học được thực hiện như thế nào ? - Làm giàu có nhận thức cho con người thực ra không chỉ có văn học. Văn học cũng không địch nổi các ngành khoa học chuyên sâu khác trong việc đưa lại cho con người những tri thức chuyên ngành - Tuy nhiên, nhận thức của văn học mang tính đặc thù. Nó tác động vào người đọc một cách tự nhiên, nhẹ nhàng. Thông qua các hình tượng nghệ thuật, văn học truyền tải những tri thức, giúp con người nhận thức hiệu quả mà sâu sắc. - Những kết luận khoa học như những thỏi vàng, chỉ lưu hành trong phạm vi nhỏ hẹp, còn tri thức từ các tác phẩm văn học như những đồng tiền nhỏ(Sêcnưsepxki) 2. Chức năng giáo dục a. Bản chất : Văn học tác động vào tư tưởng, tình cảm, hành vi của con người, giúp họ hướng về Chân - Thiện - Mĩ, làm cho con người gần Người hơn. b. Nội dung giáo dục : - Văn học tác động vào đạo đức, hướng con người tới những phẩm chất cao đẹp. (GD đạo đức) VD : Tôi yêu em (Puskin) : Bài thơ giản dị nhưng ám ảnh, xúc động, hướng con người đến một tình yêu chân thành, cao thượng, vị tha - Tác động, cải tạo những quan điểm chính trị- xã hội sai lầm, hướng con người tới thế giới quan tiến bộ. - Văn học nâng cao trình độ văn hoá nói chung của con người - Đặc biệt văn học góp phần rèn luyện, trau dồi những giác quan, cảm xúc thẩm mĩ của con người. (GD năng lực cảm thụ thẩm mĩ) - Nội dung giáo dục của văn học cũng thay đổi theo từng thời kì lịch sử. c. Cách thức giáo dục: - Do bản chất của nghệ thuật là tình cảm: Nói đến nghệ thuật là nói đến qui luật riêng của tình cảm (Lê Duẩn), do đó, văn học nghệ thuật không thể không tác động vào tình cảm để lay động con người. - Văn học giáo dục người đọc không phải theo cách thức của nhà truyền giáo (kêu gọi, hô hào, giáo huấn, răn dạy ), mà theo cách của người bạn đồng hành: nhẹ nhàng tâm sự, cảnh tỉnh, ngăn chặn, đề nghị , thông qua những hình tượng nghệ thuật mang thông điệp thẩm mĩ sâu xa. - Văn học tác động vào nhận thức tư tưởng, tình cảm của con người theo kiểu mưa dầm thấm lâu, dần dần giúp họ hiểu và hành động theo chiều hướng tích cực, nhân văn hơn. => Nói cách khác, văn học đã biến quá trình giáo dục người đọc thành quá trình người đọc tự nhận thức, tự giáo dục chính mình, tự nguyện, tự giác. - Điểm độc đáo nữa trong cách thức giáo dục của văn học là nó hấp dẫn, vui tươi, không lên gân, khô cứng. VD : Truyện cười là vũ khí hữu hiệu để vạch trần những thói hư tật xấu của con người và xã hội, nhưng với đặc trưng gắn với tiếng cười, với nghệ thuật gói kín mở nhanh, truyện cười đã tiễn đưa cái xấu xuống mồ một cách vui vẻ. d. Ý nghĩa xã hội của chức năng giáo dục : - Văn học giáo dục độc giả và chính nhà văn - Không chỉ cải tạo con người, văn học còn hướng tới cải tạo thế giới. - Văn học trở thành vũ khí đấu tranh giai cấp, đấu tranh xã hội có hiệu quả. 3. Chức năng thẩm mĩ a. Bản chất : Về cơ bản, chức năng thẩm mĩ của văn học bộc lộ ở chỗ nó có nhiệm vụ thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ, phát triển năng lực và thị hiếu thẩm mĩ của con người. b. Nội dung thẩm mĩ : - Văn học giúp người đọc: Thoả mãn nhu cầu thưởng thức cái đẹp. + Nhu cầu về cái đẹp là nhu cầu rất quan trọng, có tính bản chất của con người. Thoả mãn nhu cầu thưởng thức cái đẹp là lí do trực tiếp nhất của sự tồn tại của văn học. + Với tư cách là một hoạt động sáng tạo, văn học đem lại cho con người niềm vui trong sáng, thánh thiện trước cái đẹp của sự sống và con người. Văn học khơi dậy ở người đọc những cảm xúc tích cực, thoả mãn ở người đọc nhu cầu được nếm trải sự sống muôn hình vạn trạng. + Thực ra, thoả mãn nhu cầu về cái đẹp không chỉ có văn học. Các lĩnh vực khác của đời sống (như thời trang, kiến trúc ), các loại hình nghệ thuật khác (như hội hoạ, vũ đạo ) đều tìm cách đáp ứng nhu cầu đó. Tuy nhiên, trong lĩnh vực này, văn học vẫn là loại hình nghệ thuật có trách nhiệm nặng nề hơn cả. Bởi lẽ: Cái đẹp là điều kiện không thể thiếu được của nghệ thuật, nếu thiếu cái đẹp thì không có và không thể có nghệ thuật. Đó là một định lí (Biêlinxki) - Văn học phát triển ở con người khả năng hành động, sáng tạo theo cái đẹp. - Văn học còn là trường học của những năng lực sáng tạo thẩm mĩ, là nơi bồi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ, thị hiếu thẩm mĩ của con người ngày càng tinh tế, nhạy bén. c. Cách thức văn học thực hiện chức năng thẩm mĩ - Văn học thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ của người đọc bằng việc phản ánh cái đẹp vốn có trong đời sống tự nhiên và con người. + Thực ra, cái đẹp này vốn đã tồn tại trong đời sống, nhưng hoặc mờ nhạt, không điển hình, hoặc bị phân tán, che khuất Nhà văn là người phát hiện ra cái đẹp ấy, tô đậm nó lên nhiều lần để người đọc nhận ra và thưởng thức vẻ đẹp ấy, để sống đẹp hơn. + Song điều đó không có nghĩa là nhà văn tô hồng cuộc sống. Nhà văn vẫn có thể miêu tả cái xấu nhưng để hướng người đọc tới thái độ xa lánh, phủ nhận cái xấu, hướng tới một thế giới trong sạch, tốt đẹp. - Ngoài việc ghi lại, phản ánh cái đẹp trong cuộc sống để thoả mãn nhu cầu thưởng thức của con người, văn học còn sáng tạo ra cái đẹp mới. + Đó là cái đẹp thuộc về cái nhìn mới, cách khám phá cảm nhận mới về cuộc sống của nhà văn. + Đó là cái đẹp thuộc về âm thanh, màu sắc, hình khối, ngôn ngữ ð Nghệ thuật trở thành một kho giá trị thẩm mĩ vô cùng phong phú các loại, làm giàu thêm vẻ đẹp của thế giới và do đó mà cũng làm giàu thêm cho đời sống tinh thần của con người. 4. Chức năng giao tiếp a. Bản chất: Là khả năng văn học có thể đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu giao tiếp của con người. b. Nội dung giao tiếp - Nội dung giao tiếp: là mọi vấn đề của đời sống. -Văn học là nơi nhà văn kí thác lòng mình, giao tiếp với độc giả, mong đợi sự tri âm, đồng điệu từ độc giả; là nơi các nhà văn giao tiếp với nhau, đem điệu tâm hồn đi tìm hồn đồng điệu. - Văn học cũng là nơi để độc giả thỏa mãn nhu cầu được giao tiếp với nhà văn, với các nhân vật trong tác phẩm, được sống nhiều cuộc đời, nhiều số phận, được đối thoại và được lắng nghe nhiều nhất. c. Ý nghĩa của chức năng giao tiếp: - Thúc đẩy nhà văn sáng tác để được giao tiếp với người đời sau - Khiến văn học trở thành tiếng gọi bầy, tiếng nói đồng tình, đồng chí , có khả năng tập hợp những con người cùng chí hướng. * Tóm lại : Văn học có nhiều chức năng, giá trị, ý nghĩa xã hội khác nhau. Sự phong phú của các chức năng, giá trị đó đã nói lên vai trò không thể thiếu của văn học trong đời sống con người. C. Nhà văn và quá trình sáng tạo I. Vai trò của nhà văn đối với đời sống văn học 1. Đặc trưng của hoạt động sáng tạo nghệ thuật a. Sáng tạo nghệ thuật thuộc lĩnh vực sản xuất giá trị tinh thần, mang tính cá thể hoá cao độ : - Sáng tạo nghệ thuật thuộc lĩnh vực sản xuất giá trị tinh thần, bởi lẽ : + Nhà văn không tạo ra những sản phẩm vật chất như người công nhân, người nông dân Hoạt động sáng tạo của nhà văn là hoạt động sản xuất giá trị tinh thần. Tác phẩm của nhà văn không thể trực tiếp thúc đẩy sự phát triển của xã hội như các phát minh khoa học hay phát kiến địa lí Nói như Mác : Dù văn học có thể là một thứ vũ khí lợi hại trong đấu tranh giai cấp, xã hội, nhưng bản thân vũ khí phê phán không thay thế được sự phê phán bằng vũ khí. + Nhà văn chỉ có thể tạo ra những tác phẩm văn học làm giàu có thêm cho đời sống tinh thần của nhân loại. - Hoạt động sáng tạo ấy mang tính cá thể hóa cao độ, bởi lẽ : + Nếu xem việc sản xuất ra tác phẩm văn học giống như việc xây dựng một ngôi nhà thì nhà văn vừa là người sản xuất ra vật liệu xây dựng, vừa là kiến trúc sư thiết kế mô hình, vừa là người thợ trực tiếp xây dựng. Nghĩa là nhà văn là người duy nhất thực hiện mọi khâu sáng tác, không ai thay thế được. Ngay cả các nhà văn cũng không thể thay thế nhau trong quá trình sáng tác - Dù họ có là anh em ruột đi chăng nữa. + Nhà văn cũng là người duy nhất chịu trách nhiệm hoàn toàn trước bạn đọc về đứa con tinh thần của mình. b. Lao động nghệ thuật của nhà văn là lao động sáng tạo - Tác phẩm văn học không thể sáng tạo đồng loạt theo kiểu mẫu có sẵn như sản xuất công nghiệp. Lao động nghệ thuật luôn đòi hỏi nhà văn phải sáng tạo ra những tác phẩm mới mẻ cả về hình thức và nội dung. - Ngay cả khi các nhà văn cùng viết về một đề tài nhưng tác phẩm của họ không thể lặp lại. Nhà văn không được phép lặp lại ai và lặp lại chính mình. Lặp lại mình - tất nhiên, không phải là sự lặp lại có ý nghĩa tạo nên phong cách nghệ thuật - đó chính là cách nhà văn “tự sát” trong văn học. c. Ý nghĩa của sự sáng tạo trong lao động nghệ thuật của nhà văn - Sự sáng tạo của nhà văn trong lao động nghệ thuật làm nên sức hấp dẫn, sức sống dài lâu cho tác phẩm, đồng thời làm nên vị trí, tầm vóc, tuổi thọ của nhà văn trong lòng độc giả. - Sự sáng tạo nghệ thuật không ngừng là thước đo tin cậy cho thấy tài năng và tâm huyết dành cho nghề văn của người nghệ sĩ. - Mỗi sáng tạo trong lao động nghệ thuật của nhà văn sẽ góp phần thúc đẩy sự tiến bộ, phát triển trong văn học của một dân tộc, một khuynh hướng, một thể loại, một đề tài. 2. Vai trò của nhà văn đối với đời sống văn học a. Nhà văn là người khởi đầu mọi quá trình văn học - Quá trình hình thành tác phẩm - Quá trình tiếp nhận văn học - Quá trình nghiên cứu phê bình văn học - Quá trình xuất bản b. Nhà văn là người trực tiếp góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú của một nền văn học : VD : Trong dòng thơ lãng mạn 30 - 45, mỗi nhà thơ lại đóng góp một phong cách riêng, độc đáo, tạo nên bản hòa nhạc tân kì của Thơ mới. Xuân Diệu : ông hoàng của thơ tình yêu, mới nhất trong các nhà thơ mới ; Nguyễn Bính : đứng đầu dòng thơ dân gian, chân quê ; Hàn Mặc Tử : đứng đầu trường phái thơ Điên c. Nhà văn góp phần tạo ra những tiến bộ trong văn học, góp phần thúc đẩy sự phát triển của văn học : Vai trò này chủ yếu dành cho các tác gia. VD : Puskin được mệnh danh là mặt trời của thơ ca Nga, là người khổng lồ của thời đại, khởi đầu của mọi khởi đầu. Tất cả các nhà thơ Nga không ít thì nhiều đều chịu ảnh hưởng tích cực từ di sản văn thơ ông để lại. * Tóm lại : Nhà văn có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống văn học. Vai trò này do đặc trưng của hoạt động sáng tạo nghệ thuật qui định. 3. Những phẩm chất riêng biệt của nhà văn a. Năng khiếu (Tài) - Là phẩm chất vốn có (thiên phú, thiên bẩm), chỉ có thể bồi dưỡng để phát triển. - Năng khiếu của nhà văn thể hiện ở : + Năng lực tư duy hình tượng : Phản ánh đời sống thông qua những hình tượng nghệ thuật. + Tài năng của nhà văn có hai dạng : bẩm sinh, hoặc do nghịch cảnh thành tài. b. Tình cảm mãnh liệt (Tâm) - Là phẩm chất đặc biệt quan trọng với nhà văn, bởi lẽ : Tư duy của nhà văn là tư duy hình tượng. Tư duy đó đòi hỏi nhà văn phải có một hệ thần kinh thật bén nhạy, giàu tình cảm, sống sâu sắc, mãnh liệt với những biến thiên của thời cuộc. Có vậy, nhà văn mới đủ nhạy cảm, tinh tế để nắm bắt mọi biến thái, cung bậc của nội tâm con người cũng như đời sống. - Tình cảm mãnh liệt giúp cho nhà văn biết cách truyền những xúc động của trái tim mình đến trái tim người đọc bằng con đường nghệ thuật, thông qua các phương tiện nghệ thuật. - Vai trò của tình cảm trong sáng tạo nghệ thuật : + Mây gió, cỏ hoa xinh tươi đến đâu, hết thảy cũng đều từ trong lòng mà nảy ra Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần. (Ngô Thì Nhậm) + Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã thật đầy (Tố Hữu) + Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép (Chế Lan Viên) c. Con mắt tinh đời - Giúp nhà văn phát hiện một cách chính xác bản chất, qui luật của xã hội, con người. - Sáng tác của mỗi nhà văn có thành công hay không, điều quyết định không chỉ ở đề tài mới lạ, mà chủ yếu ở chỗ có biết phát hiện những điều mới lạ, sâu sắc ẩn trong những hiện tượng thông thường hay không. - Yêu cầu của sự quan sát tinh tường với nhà văn đó là: không chỉ dừng lại ở quan sát bề ngoài mà còn phán đoán sâu vào bên trong, đặc biệt là nội tâm; nhìn thấy mối liên hệ giữa các sự vật có vẻ bề ngoài rất khác nhau d. Nhà văn phải có trí tưởng tượng phong phú Trí tưởng tượng tốt là một yêu cầu, một phẩm chất không thể thiếu đối với mỗi nhà văn. Vì : + Nhờ tưởng tượng, nhà văn có thể thâm nhập mọi ngõ ngách đời sống nội tâm, xây dựng được các hình tượng sống động như thật. + Nhờ tưởng tượng, nhà văn mới có thể hoá thân, nhập thân vào nhân vật, từ đó mà hiểu, đồng cảm, tri âm, tái hiện một cách chân thực, xúc động về đối tượng. VD : Phlôbe viết Bà Bôvary : Từ 2 giờ chiều, tôi ngồi viết Bà Bôvary. Tôi miêu tả cuộc đi chơi bằng ngựa, bây giờ tôi đang ở chỗ sôi sục nhất, tôi đã viết đến đoạn giữa, mồ hôi tuôn ra ướt đầm, cổ nghẹn lại Hôm nay cùng một lúc tôi vừa là đàn ông, vừa là đàn bà, vừa là tình quân, vừa là tình nương , vừa là những con ngựa, những chiếc lá, là làn gió, vừa là những lời thổ lộ giữa những người yêu nhau. e. Nhà văn phải có vốn sống phong phú - Vốn kiến thức sâu rộng góp phần quan trọng tạo nên tầm vóc trí tuệ của nhà văn, cũng là tầm vóc của tác phẩm. + Đỗ Phủ : Độc thư phá vạn quyển / Dụng bút như hữu thần + Lê Quí Đôn : Trong bụng không có ba vạn quyển sách, trong mắt không có núi sông kì lạ của thiên hạ thì không thể làm văn được. - Kiến thức của nhà văn có thể đến từ nhiều nguồn: + Học vấn nhà trường + Văn hóa dân gian + Tự học qua sách vở, cuộc sống + Trải nghiệm qua sự dấn thân vào cuộc sống VD : Xecvantex đã từng sống 7 năm trời ở hầu khắp các vùng đất ở Ý , Gorki từ hồi còn trẻ đã chu du khắp nơi trên đất Nga. Đó chính là những trường đại học của các thiên tài. - Làm những nghề nghiệp khác nhau ngoài công việc viết văn cũng là một hình thức tích lũy vốn sống của các nhà văn. VD : Oantơ Xcôt trước khi bước chân vào làng văn đã từng làm tổng lí, trạng sư. Đichken hiểu được nhiều bộ mặt chính khách là nhờ nghề ghi tốc kí ở nghị viện Anh - Tuy nhiên cũng cần lưu ý: Có vốn sống phong phú là rất tốt, nhưng then chốt không phải là đi nhiều, biết rộng mà là ở chỗ: sống bằng cả tâm hồn, trí óc, để nâng cái vốn sống lên thành chất sống. Nguyễn Công Hoan : Tôi lại muốn nhấn mạnh một điều mà tôi đã nói nhiều là muốn viết văn, trước hết phải sống. Đừng có cậy thiên tài. Thiên tài chỉ cho ta nghệ thuật, sống mới cho ta nội dung. g. Nhà văn phải am hiểu và có khả năng sử dụng thành thục, tinh tế ngôn ngữ, nhất là tiếng mẹ đẻ : Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của văn học. Do đó, nhà văn bắt buộc phải trau dồi, rèn luyện để có thể sử dụng thuần thục ngôn ngữ khi sáng tạo. Có như vậy, tác phẩm của nhà văn mới có được sức sống lâu bền trong lòng độc giả. II. Quá trình sáng tạo 1. Hình thành ý đồ sáng tạo - Giai đoạn đầu tiên - Giai đoạn định hướng cho mọi quá trình sáng tạo của nhà văn - Ý đồ có thể manh nha từ một vài hình ảnh hay cảm nghĩ nào đó trong tâm trí nhà văn, rồi dần dần mới hình thành tương đối hoàn chỉnh. 2. Nghiên cứu và thu thập tài liệu - Giai đoạn cần thiết, quan trọng đối với việc viết những tác phẩm lớn, đồ sộ. - Nhà văn có thể thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau. VD : Đôtxtôiepxki : Để tái hiện thành công những cơn ác mộng của Ivan Caramazop : ông phải đi tham khảo ý kiến của bác sĩ tâm thần.. 3. Thiết kế sơ đồ tác phẩm - Giai đoạn quan trọng của quá trình sáng tác, nhằm hệ thống hóa những điều quan sát và thu thập được, những ấn tượng, hình ảnh chợt nảy ra vào một chỉnh thể. - Tạo dựng và chọn lựa phương án hoàn thiện nhất qua nhiều sơ đồ khác nhau. VD : Viết Thằng ngốc, Đôtxtôiepxki : Tính trung bình, tôi đã nghĩ đến hơn 6 sơ đồ (không ít hơn) mỗi ngày. Đầu tôi quay cuồng như chiếc cối xay. Làm thế nào mà tôi không hóa điên, tôi cũng không hiểu nữa. - Tuy nhiên cũng có nhà văn không coi trọng khâu này. Hầu hết họ là những nhà văn sáng tác theo cảm hứng. VD : Tố Hữu : Tôi làm thơ không có dàn bài. Tôi không biết trước được bài thơ đến bao giờ thì kết thúc 4. Viết - Giai đoạn vất vả nhất, nhà văn phải vật lộn với từng con chữ, từng cách diễn đạt, như một cuộc hành xác trên pháp trường trắng. - Giai đoạn này nhà văn có thể phải điều chỉnh ít nhiều sơ đồ thiết kế. Mặc dù đã được thai nghén từ trước, nhưng đến khi viết, nhà văn mới thực sự sống với thế giới hình tượng, mới thật sự nhập vai. Đó là lúc kết tinh cao độ của óc tưởng tượng mãnh liệt, tấm lòng đồng cảm đến mức như bị nhập đồng. - Trong thực tế, khi viết, cũng có lúc nhân vật nổi loạn, không tuân theo ý đồ sáng tác của nhà văn. VD : Gái Đen, Anna Karênina - Giai đoạn này sức viết của mỗi người mỗi khác. + Có người viết rất nhanh + Có người viết chậm, vất vả, chật vật 5. Sửa chữa: - Khâu cuối cùng, nhà văn trực tiếp kiểm tra tác phẩm của mình trước khi đưa tác phẩm đến người đọc. - Là khâu hết sức quan trọng, vì, nói như Đôxtôiepxki : Tài nghệ vĩ đại nhất của nhà văn là ở chỗ biết xóa bỏ. - Có thể sửa hoàn toàn, sửa một phần, hoặc không sửa gì. VD : Phlôbe được mệnh danh là : tên đao phủ không thương tiếc của phong cách. Huy Cận viết Tràng giang phải trải qua 17 lần chỉnh sửa * Tóm lại: Trong thực tế sáng tạo, mỗi nhà văn có một quá trình sáng tác khác nhau, một phương pháp sáng tác riêng. Dù cách viết hay quá trình sáng tạo như thế nào thì lao động nghệ thuật của nhà văn vẫn là lao động sáng tạo công phu, đầy khó khăn thử thách, đòi hỏi nhà văn phải có tài năng, tâm huyết, bản lĩnh nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm cao đối với người đọc. D. Luyện tập 1. Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ. Anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên. 2. Lập dàn ý cho đề sau : Bàn về văn học, M.Gorki cho rằng : Văn học là nhân học. Anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên. 3. Ngoài việc phản ánh đầy đủ sự thật đời sống, văn học còn có nhiệm vụ buộc người đọc nhìn chăm chú hơn, nghiêm khắc hơn vào bản thân mình, từ đó hiểu sâu sắc hơn sự thật của bản thân mình. (Hoàng Ngọc Hiến, Văn học và học văn). Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào ? Bằng hiểu biết của mình, hãy làm sáng tỏ. 4. Bình luận ý kiến sau : Ngồi trong xó nhà mà lịch lãm suốt hết các nơi danh lam thắng cảnh của thiên hạ ; xem trên mảnh giấy mà am tường hết các việc hay, việc dở của thế gian ; sinh ở sau mấy nghìn năm mà tựa hồ như được đối diện và được nghe tiếng bàn bạc của người sinh về trước mấy nghìn năm, cũng là nhờ có văn chương cả. (Phan Kế Bính, Việt Hán văn khảo) 5. Trong bài Ý nghĩa của văn chương, Hoài Thanh viết : Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm mà chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi hơn đến trăm nghìn lần. Anh (chị) có suy nghĩ gì về ý kiến trên. 6. Bàn về văn chương, Thạch Lam cho rằng : Công việc của nhà văn là phát hiện cái đẹp ở chính chỗ mà không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, cho người đọc một bài học trông nhìn và thưởng thức. (Theo dòng). Anh chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy bình luận. 7. Nhà văn Sôlôkhôp đã từng khẳng định : Người nghệ sĩ không thể lạnh lùng khi sáng tạo. Khi viết, máu phải sôi lên. Hãy bình luận ý kiến trên. 8. Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư. (Lê Ngọc Trà). Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào ? Phân tích một tác phẩm tự chọn để chứng minh. 9. Trong Truyện Kiều, đại thi hào Nguyễn Du khẳng định : Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài. Ý kiến trên gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì về phẩm chất của người nghệ sĩ ? 10. Nghệ sĩ là người biết khai thá
Tài liệu đính kèm:
- de_tai_van_hoc_nha_van_qua_trinh_sang_tac.doc