Đề kiểm tra Học kì 1 môn Hóa học Lớp 10 - Mã đề: 109 (Có đáp án)

Đề kiểm tra Học kì 1 môn Hóa học Lớp 10 - Mã đề: 109 (Có đáp án)

Câu 1: Chọn câu phát biểu sai:

A. Trong 1 nguyên tử số p = số e = điện tích hạt nhân

B. Số p bằng số e

C. Số khối bằng tổng số hạt p và n

D. Tổng số p và số e được gọi là số khối

Câu 2: Cho ba nguyên tố Cl (Z=17), Br (Z=35) và I (Z=53). Dãy các nguyên tố xếp theo chiều tính phi kim tăng dần là:

A. Cl < Br < I B. I < Br < Cl C. Br < Cl < I D. I < Cl < Br

Câu 3: Tổng số hạt cơ bản trong ion X3- là 49, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 17, X là

A. P B. Cl C. Si D. N

Câu 4: Công thức oxit cao nhất của R là M2O7. Công thức hợp chất khí với Hidro là:

A. RH2 B. RH4 C. RH D. RH3

Câu 5: Nguyên tố hóa học là những nguyên tử

A. có cùng số electron lớp ngoài cùng B. có cùng số khối

C. có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân D. có cùng số hạt notron.

 

doc 3 trang Dương Hải Bình 31/05/2022 6390
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Học kì 1 môn Hóa học Lớp 10 - Mã đề: 109 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT PHÚ THỌ
TRƯỜNG THPT 
KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn : HÓA HỌC 10
Thời gian 45 phút (không kể giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
	Mã đề : 109
Cho: H = 1; Be = 9; C = 12; N = 14; O =16; Na = 23; Mg = 24; Si = 28; P = 31; Cl = 35,5; Ca = 40; Cu = 64; Ba = 137.
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1: Chọn câu phát biểu sai:
A. Trong 1 nguyên tử số p = số e = điện tích hạt nhân
B. Số p bằng số e
C. Số khối bằng tổng số hạt p và n
D. Tổng số p và số e được gọi là số khối
Câu 2: Cho ba nguyên tố Cl (Z=17), Br (Z=35) và I (Z=53). Dãy các nguyên tố xếp theo chiều tính phi kim tăng dần là:
A. Cl < Br < I	B. I < Br < Cl	C. Br < Cl < I	D. I < Cl < Br
Câu 3: Tổng số hạt cơ bản trong ion X3- là 49, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 17, X là
A. P	B. Cl	C. Si	D. N
Câu 4: Công thức oxit cao nhất của R là M2O7. Công thức hợp chất khí với Hidro là:
A. RH2	B. RH4	C. RH	D. RH3
Câu 5: Nguyên tố hóa học là những nguyên tử
A. có cùng số electron lớp ngoài cùng	B. có cùng số khối
C. có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân	D. có cùng số hạt notron.
Câu 6: Các nguyên tố nhóm A trong bảng tuần hoàn gồm các nhóm nguyên tố nào?
A. Nguyên tố s	B. Nguyên tố s và p	C. Nguyên tố p	D. Nguyên tố d và f
Câu 7: Điện hóa trị của Mg trong MgCl2 là
A. 2-	B. 2+	C. 2	D. +2
Câu 8: Chỉ ra nội dung đúng, khi nói về sự biến thiên tính chất của các nguyên tố trong cùng chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân :
A. Tính kim loại tăng dần.	B. Số lớp electron trong nguyên tử tăng dần
C. Bán kính nguyên tử tăng dần.	D. Tính phi kim tăng dần.
Câu 9: Trong một chu kì nhỏ, đi từ trái sang phải thì hoá trị cao nhất của các nguyên tố trong hợp chất với oxi
A. Tăng lần lượt từ 1 đến 4.	B. Giảm lần lượt từ 4 xuống 1.
C. Tăng lần lượt từ 1 đến 7.	D. Tăng lần lượt từ 1 đến 8.
Câu 10: Nguyên tử nguyên tố X, các ion Y+ và Z2- đều có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p6. Số thứ tự của X, Y, Z trong bảng tuần hoàn lần lượt là
A. 18, 19 và 16	B. 10, 11 và 8	C. 18, 19 và 8	D. 1, 11 và 16
Câu 11: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có số chu kì nhỏ và chu kì lớn lần lượt là
A. 4 và 2	B. 3 và 4	C. 2 và 3	D. 4 và 3
Câu 12: Chọn định nghĩa đúng về ion ?
A. Hạt vi mô mang điện (+) hay (–) .
B. Nguyên tử hay nhóm nguyên tử mang điện.
C. Phân tử bị mất hay nhận thêm electron.
D. Phần tử mang điện .
Câu 13: Trong các nhóm chất sau đây, nhóm nào là những hợp chất cộng hóa trị:
A. NaCl, H2O, HCl	B. KCl, AgNO3, NaOH
C. H2O, Cl2, SO2	D. CO2, H2SO4, MgCl2
Câu 14: Cho 0,6 gam một kim loại R thuộc nhóm IIA tác dụng với 20 g nước tạo ra 0,336 lít khí hidro (ở đktc) và thu được dung dịch Y. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch Y:
A. 7,89%	B. 8,90%	C. 3,59%	D. 5,39%
Câu 15: Trong nguyên tử có số notron là:
A. 36	B. 65	C. 29	D. 94
II. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Viết cấu hình electron và xác định số proton, electron của:
a. K (Z=19); b. Si( Z = 14) c. Fe3+ (Z=26) d. N3- (Z= 7)
Câu 2 (2 điểm): Nguyên tố X thuộc chu kì 4 nhóm IA, nguyên tố Y thuộc chu kì 2 nhóm VIIA.
a. Viết cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố X, Y.
b. Viết sơ đồ hình thành liên kết trong phân tử tạo thành từ X và Y.
------------------------------------------------ HẾT ------------------------------------------------
Họ tên : ., số báo danh 
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
ĐÁP ÁN MÃ ĐÈ 109
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1
D
2
B
3
A
4
C
5
C
6
B
7
B
8
D
9
C
10
A
11
A
12
B
13
C
14
D
15
A
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu
Đáp án
Điểm
Tổng
1
K (Z=19): 1s22s22p63s23p64s1; P = E = Z = 19
Si ( Z = 14): 1s22s22p63s23p2; P= E = 14
Fe3+ ( Z = 26): 1s22s22p63s23p63d5; P= Z = 26; E = 23
N3- (Z=7): 1s22s22p6; P = Z = 7; E = 10
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
2,00đ
2
a. Viết đúng cấu hình electron của 19X và 9Y
b. Viết đúng sơ đồ hình thành lk ion trong hợp chất XY.
0,5đx2
 1,0 đ
2,00đ

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_1_mon_hoa_hoc_lop_10_ma_de_109_co_dap_an.doc
  • xlsHOC KI 1 - 10_03_dapancacmade.xls
  • xlsHOC KI 1 - 10_03_dapandechuan.xls
  • xlsHOC KI 1 - 10_03_dethi.xls
  • xlsHOC KI 1 - 10_03_tronde.xls