Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Hóa 10

Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Hóa 10

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I MÔN HÓA 10

I. Mục tiêu.

1. Về kiến thức:

- Học sinh biết cấu tạo vỏ nguyên tử, các hạt cấu tạo nên vỏ nguyên tử.

- Biết sự chuyển động, sự phân bố e trên các mức năng lượng khác nhau.

- Biết viết cấu hình electron, nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

 2. Về kĩ năng:

- Xác định được nguyên tố, nguyên tử khối khi biết tổng số hạt trong 1 nguyên tử.

- Tính nguyên tử khối trung bình, hàm lượng các đồng vị trong tự nhiên.

- Từ câu hình suy ra vị trí và tính chất của nguyên tố.

- Xác định vị trí của các nguyên tố nhóm B.

- So sánh tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

 II. Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm ( 8 điểm)+ Tự luận ( 2 điểm).

 

docx 6 trang ngocvu90 10350
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Hóa 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I MÔN HÓA 10
Mục tiêu.
Về kiến thức:
- Học sinh biết cấu tạo vỏ nguyên tử, các hạt cấu tạo nên vỏ nguyên tử.
- Biết sự chuyển động, sự phân bố e trên các mức năng lượng khác nhau.
- Biết viết cấu hình electron, nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
 2. Về kĩ năng:
- Xác định được nguyên tố, nguyên tử khối khi biết tổng số hạt trong 1 nguyên tử.
- Tính nguyên tử khối trung bình, hàm lượng các đồng vị trong tự nhiên.
- Từ câu hình suy ra vị trí và tính chất của nguyên tố.
- Xác định vị trí của các nguyên tố nhóm B.
- So sánh tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
 II. Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm ( 8 điểm)+ Tự luận ( 2 điểm).
Ma trận đề
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Tổng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
THÀNH PHẦN
NGUYÊN TỬ
- Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử mang điện tích âm ; Kích thước, khối lượng của nguyên tử.
- Hạt nhân gồm các hạt proton và nơtron. 
- Kí hiệu, khối lượng và điện tích của electron, proton và nơtron.
- Xác định hạt cơ bản từ tổng hạt.
Số câu 
Số điểm 
2 câu
0,5 điểm
2 câu
0,5 điểm
4 câu 
1 điểm
HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ - NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
– ĐỒNG VỊ
- Nguyên tố hoá học bao gồm những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân.
- Số hiệu nguyên tử (Z) bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron có trong nguyên tử. 
- Khái niệm đồng vị, nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của một nguyên tố. 
- Kí hiệu nguyên tử : là kí hiệu hoá học của nguyên tố, số khối (A) là tổng số hạt proton và số hạt nơtron. 
- Tính nguyên tử khối trung bình của các đồng vị, xác định % các đồng vị khi biết nguyên tử khối trung bình.
- Bài tập tổng số hạt trong 1 phân tử, xác định công thức phân tử. 
Số câu 
Số điểm 
 4 câu
1 điểm
2 câu
0,5 điểm
2 câu
0,25 điểm
1 câu
0,25 điểm.
9 câu
2,25 điểm
CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ
- Đặc điểm của lớp vỏ.
- Sự phân bố các e theo mức năng lượng.
- Định nghĩa, đặc điểm của lớp và phân lớp e.
- Số electron tối đa trong một lớp, một phân lớp.
Số câu 
Số điểm 
4 câu
01 điểm
2 câu
0,75 điểm
6 câu
1,5 điểm
CẤU HÌNH ELECTRON CỦA NGUYÊN TỬ
- Thứ tự các mức năng lượng của các electron trong nguyên tử.
- Sự phân bố electron trên các phân lớp, lớp và cấu hình electron nguyên tử của 20 nguyên tố đầu tiên.
- Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng: 
- Dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử suy ra tính chất hoá học cơ bản (là kim loại, phi kim hay khí hiếm) của nguyên tố tương ứng.
- Từ cấu hình eletron, xác định vị trí của các nguyên tố trong BTH
Số câu 
Số điểm 
3 câu
0,75 điểm
2 câu
0,75 điểm
1 câu
0,25 điểm
6 câu
1,5 điểm
BẢNG TUẦN HOÀN- SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH, TÍNH CHẤT.
Nguyên tắc sắp xếp.
Các chu kì từ 1 đến 7.
Nhóm nguyên tố, nhóm A nhóm B.
Xác định vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
So sánh tính chất trong chu kì, trong nhóm.
Từ cấu hình suy ra vị trí.
Viết cấu hình, cho biết vị trí trong bảng tuần hoàn, tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố hóa học.
Số câu 
Số điểm 
3 câu
0,75 điểm
4 câu
01 điểm
1 câu
2 điểm.
7 câu
1,75 điểm
1 câu
2,0 điểm
Tổng câu 
Tổng điểm
16 câu
4 điểm
10 câu
2,5 điểm
5 câu
1,25 điểm
1 câu
2 điểm
1 câu 
0,25 điểm
32 câu
8 điểm
1 câu
2 điểm
ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN.
Câu 1. Các hạt cấu tạo nên nguyên tử của hầu hết các nguyên tố là
A. proton, nơtron.	B. nơtron, electron.	C. electron, proton.	 D. electron, nơtron, proton.
[ ]
Câu 2. Nguyên tử F có tổng số hạt p, n, e là:	
A. 20.	B. 9.	C. 28.	D. 19.
[ ]
Câu 3. Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng:
A. số nơtron và proton.	B. số nơtron.	 	
C. số proton trong hạt nhân.	 	D. số khối.
[ ]
Câu 4. Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là
 A. nơtron, electron.	B. electron, nơtron, proton.	C. electron, proton.	D. proton, nơtron.
[ ]
Câu 5. Chọn câu phát biểu sai:
A. Số khối bằng tổng số hạt p và n. B. Tổng số p và số e được gọi là số khối.
C. Trong 1 nguyên tử số p = số e = điện tích hạt nhân. D. Số p bằng số e.
[ ]
Câu 6. Nguyên tử có :
A. 13p, 13e, 14n.	B. 13p, 14e, 14n. 
C. 13p, 14e, 13n.	D. 14p, 14e, 13n.
[ ]
Câu 7. Lớp thứ 3(n=3) có số phân lớp là 
A. 7.	B. 4.	C. 3.	D. 5.
[ ]
Câu 8. Số e tối đa trong phân lớp d là: 
A. 2. 	B. 10.	C. 6.	D. 14.
[ ]
Câu 9. Kí hiệu nào trong số các kí hiệu của các phân lớp sau là sai?
A. 1p, 2d.	B. 1s, 2p.	C. 2p, 3d.	D. 2s, 4f.
[ ]
Câu 10. Lớp thứ 4 (n=4) có số electron tối đa là 
A. 32.	B. 16.	C. 8.	D. 50.
[ ]
Câu 11. Mức năng lượng của các electron trên các phân lớp s, p, d thuộc cùng một lớp được xếp theo thứ tự :
A. d < s < p.	B. p < s < d. C. s < p < d. D. s < d < p.
[ ]
Câu 12. Lớp ngoài cùng có số e tối đa là
 A. 7 . B. 8. C. 5. D. 4.
[ ]
Câu 13. Nguyên tử C(Z=6) ở trạng thái cơ bản có bao nhiêu e ở lớp ngoài cùng?
 A. 5 . B. 8. C. 4 . D. 7.
[ ]
Câu 14. Tìm câu phát biểu sai khi nói về chu kì:
A. Trong chu kì, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân.
B. Trong chu kì, các nguyên tử có số lớp electron bằng nhau.
C. Trong chu kì 2,3 số electron lớp ngoài cùng tăng dần từ 1 đến 8.
 D.Chu kì nào cũng mở đầu là kim loại điển hình, kết thúc là một phi kim điển hình.
[ ]
Câu 15. Các nguyên tố nhóm A trong bảng tuần hoàn là:
A. Các nguyên tố s.	B. Các nguyên tố p.
C. Các nguyên tố s và các nguyên tố p.	D. Các nguyên tố d.
[ ]
Câu 16. Câu nào sau đây không đúng?
A .Bảng tuần hoàn gồm các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm.
B.Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
 C.Bảng tuần hoàn có 7 chu kì. Số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử.
D.Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A và 8 nhóm B.
[ ]
Câu 17. Cho số hiệu nguyên tử của Clo, Oxi, Natri và Hiđro lần lượt là 17, 8, 11 và 1. Hãy xét xem kí hiệu nào sau đây không đúng.
A. 	.	B. 	C. 	D. 
[ ]
Câu 18. Nguyên tử nào sau đây chứa nhiều nơtron nhất?
 A. 24Mg(Z=12) . B.23Na(Z=11) .
 C.61Cu(Z=29). D.59Fe(Z=26).
[ ]
Câu 19. Nguyên tử của nguyên tố R có 3 lớp e, lớp ngoài cùng có 3e. Vậy số hiệu nguyên tử của nguyên tố R là: 
A. 3. 	B. 15. 	C. 14.	D. 13.
[ ]
Câu 20. Có bao nhiêu nguyên tố hóa học mà nguyên tử có electron cuối cùng điền vào phân lớp 2s ?
A.4. B. 2. C. 1. D. 3.
[ ]
Câu 21. Cấu hình e nào sau đây là đúng:
 A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6. B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3 4s2.
 C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p7. D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5 4s1.
[ ]
Câu 22. Nguyên tử của nguyên tố R có phân lớp ngoài cùng là 3d1. Vậy số hiệu nguyên tử của nguyên tố R là:
 A. 21. B. 15. C. 25. D. 24.
[ ]
Câu 23. Nguyên tử nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 33 trong bảng tuần hoàn. X thuộc:
A.Chu kì 3, nhóm VA.	B. Chu kì 4, nhóm VB.
C. Chu kì 4, nhóm VA.	D. Chu kì 3, nhóm IIIA.
[ ]
Câu 24. Một nguyên tố ở chu kì 3, nhóm VA, cấu hình electron là:
A. 1s22s22p63s13p4.	B. 1s22s22p63s23p5.
C. 1s22s22p63s23p6.	D. 1s22s22p63s23p3..
[ ]
 Câu 25. Nguyên tố hóa học Ca có Z=20, chu kì 4 nhóm IIA. Điều khẳng định nào sau đây là sai?
A.Số electron trên lớp vỏ là 20.
B.Vỏ nguyên tử có 4 lớp electron và có 2 electron lớp ngoài cùng.
C.Hạt nhân nguyên tử có 20 proton.	
D.Nguyên tố hóa học này là phi kim.
[ ]
Câu 26. Nguyên tố R có cấu hình electron nguyên tử là 1s22s22p63s23p3, công thức hợp chất khí với hidro và công thức oxit cao nhất là?
A.RH2, RO3. B. RH, R2O7. C. RH3, R2O5. D. RH4, RO2.
[ ]
Câu 27. Một nguyên tử X có tổng số hạt p, n, e bằng 40. Trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12 hạt. Số khối của nguyên tử X là: 
A. 13.	B. 40.	C. 14.	D. 27.
[ ]
Câu 28. Nguyên tố X thuộc nhóm VIIA, nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 28. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là
A.8. B. 9. C. 10. D. 11.
[ ]
Câu 29. Đồng có 2 đồng vị 63Cu và 65Cu. Tỉ lệ % của đồng vị 63Cu là bao nhiêu. Biết rằng nguyên tử khối trung bình của Cu là 63,5.
 A. 90%. B. 50%. C. 75%. D. 25%.
[ ]
Câu 30. Nitơ trong thiên nhiên là hỗn hợp gồm hai đồng vị là 14 N (99,63%) và 15 N (0,37%).
Nguyên tử khối trung bình của nitơ là
A. 14,7. B. 14,0. C. 14,4. D. 13,7.
[ ]
Câu 31. Nguyên tử nguyên tố A có 5 electron ở phân lớp p, vậy A thuộc nhóm:
A.VA.	B. VIIA.	C. VIIB.	D. VIA.
[ ]
Câu 32. Hợp chất A được tạo thành từ ion M+ và ion X2- . Tổng số 3 loại hạt cơ bản trong A là 140. Tổng số các hạt mang điện trong ion M+ lớn hơn tổng số hạt mang điện trong ion X2- là 19. Trong nguyên tử M số hạt proton ít hơn số hạt notron là 1, trong nguyên tử X số hạt proton bằng notron. Số proton trong M và X lần lượt là
A.19 và 8. B. 11 và 16. C. 11 và 8. D. 19 và 16.
ĐÁP ÁN

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_hoa_10.docx