Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí 10

Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí 10

Thời gian Mạch nội dung Ghi chú

Học kì I

Chủ đề 1. Mở đầu

Vật lí trong một số ngành nghề Chuyên đề 10.1

Phần 2. Động học

Phần 3. Động lực học

Học kì II

Trái Đất và bầu trời Chuyên đề 10.2

Chủ đề 4. Công, năng lượng, công suất

Chủ đề 5. Động lượng

Chủ đề 6. Chuyển động tròn

Chủ đề 7. Biến dạng của vật rắn

Vật lí với giáo dục về bảo vệ môi trường Chuyên đề 10.3

pdf 8 trang Phan Thành 04/07/2023 2890
Bạn đang xem tài liệu "Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1 
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 
MÔN VẬT LÍ 10 
1. Nội dung khái quát 
Thời gian Mạch nội dung Ghi chú 
Học kì I 
Chủ đề 1. Mở đầu 
Vật lí trong một số ngành nghề Chuyên đề 10.1 
Phần 2. Động học 
Phần 3. Động lực học 
Học kì II 
Trái Đất và bầu trời Chuyên đề 10.2 
Chủ đề 4. Công, năng lượng, công suất 
Chủ đề 5. Động lượng 
Chủ đề 6. Chuyển động tròn 
Chủ đề 7. Biến dạng của vật rắn 
Vật lí với giáo dục về bảo vệ môi trường Chuyên đề 10.3 
 2 
2. Nội dung và yêu cầu cần đạt 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
Mở đầu (Chương 1) 
Giới thiệu mục đích 
học tập môn Vật lí 
- Nêu được đối tượng nghiên cứu của Vật lí học và mục 
tiêu của môn Vật lí. 
- Phân tích được một số ảnh hưởng của vật lí đối với cuộc 
sống, đối với sự phát triển của khoa học, công nghệ và kĩ 
thuật. 
- Nêu được ví dụ chứng tỏ kiến thức, kĩ năng vật lí được sử 
dụng trong một số lĩnh vực khác nhau. 
- Nêu được một số ví dụ về phương pháp nghiên cứu vật lí 
(phương pháp thực nghiệm và phương pháp lí thuyết). 
- Mô tả được các bước trong tiến trình tìm hiểu thế giới tự 
nhiên dưới góc độ vật lí. 
- Thảo luận để nêu được: 
+ Một số loại sai số đơn giản hay gặp khi đo các đại lượng 
vật lí và cách khắc phục chúng; 
+ Các quy tắc an toàn trong nghiên cứu và học tập môn Vật 
lí. 
Chủ đề 1. Động học 
Chương 2. Mô tả 
chuyển động 
- Lập luận để rút ra được công thức tính tốc độ trung bình, 
định nghĩa được tốc độ theo một phương. 
- Từ hình ảnh hoặc ví dụ thực tiễn, định nghĩa được độ dịch 
chuyển. 
- So sánh được quãng đường đi được và độ dịch chuyển. 
- Dựa vào định nghĩa tốc độ theo một phương và độ dịch 
chuyển, rút ra được công thức tính và định nghĩa được vận 
tốc. 
 -Thực hiện thí nghiệm (hoặc dựa trên số liệu cho trước), 
vẽ được đồ thị độ dịch chuyển - thời gian trong chuyển động 
thẳng. 
- Tính được tốc độ từ độ dốc của đồ thị độ dịch chuyển - 
thời gian. 
- Xác định được độ dịch chuyển tổng hợp, vận tốc tổng hợp. 
- Vận dụng được công thức tính tốc độ, vận tốc. 
- Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án 
 3 
và thực hiện phương án, đo được tốc độ bằng dụng cụ thực 
hành. 
- Mô tả được một vài phương pháp đo tốc độ thông dụng 
và đánh giá được ưu, nhược điểm của chúng. 
Chương 3. Chuyển 
động biến đổi 
- Thực hiện thí nghiệm và lập luận dựa vào sự biến đổi vận 
tốc trong chuyển động thẳng, rút ra được công thức tính gia 
tốc; nêu được ý nghĩa, đơn vị của gia tốc. 
- Thực hiện thí nghiệm (hoặc dựa trên số liệu cho trước), 
vẽ được đồ thị vận tốc - thời gian trong chuyển động thẳng. 
- Vận dụng đồ thị vận tốc - thời gian để tính được độ dịch 
chuyển và gia tốc trong một số trường hợp đơn giản. 
- Rút ra được các công thức của chuyển động thẳng biến 
đổi đều (không được dùng tích phân). 
- Vận dụng được các công thức của chuyển động thẳng 
biến đổi đều. 
- Mô tả và giải thích được chuyển động khi vật có vận tốc 
không đổi theo một phương và có gia tốc không đổi theo 
phương vuông góc với phương này. 
- Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương 
án và thực hiện phương án, đo được gia tốc rơi tự do bằng 
dụng cụ thực hành. 
Thực hiện được dự án hay đề tài nghiên cứu tìm điều kiện 
ném vật trong không khí ở độ cao nào đó để đạt độ cao hoặc 
tầm xa lớn nhất. 
Chủ đề 2. Động lực học 
Chương 4. 
Ba định luật 
Newton. 
Một số lực 
trong thực 
tiễn. 
Ba định 
luật 
Newton 
về 
chuyển 
động 
- Thực hiện thí nghiệm, hoặc sử dụng số liệu cho trước để 
rút ra được a ~ F, a ~ 1/m, từ đó rút ra được biểu thức a = 
F/m hoặc F = ma (định luật 2 Newton). 
- Từ kết quả đã có (lấy từ thí nghiệm hay sử dụng số liệu 
cho trước), hoặc lập luận dựa vào a = F/m, nêu được khối 
lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật. 
- Phát biểu định luật 1 Newton và minh hoạ được bằng ví 
dụ cụ thể. 
- Vận dụng được mối liên hệ đơn vị dẫn xuất với 7 đơn vị 
cơ bản của hệ SI. 
- Nêu được: trọng lực tác dụng lên vật là lực hấp dẫn giữa 
Trái Đất và vật; trọng tâm của vật là điểm đặt của trọng lực 
tác dụng vào vật; trọng lượng của vật được tính bằng tích 
khối lượng của vật với gia tốc rơi tự do. 
 4 
- Mô tả được bằng ví dụ thực tế về lực bằng nhau, không 
bằng nhau. 
- Mô tả được một cách định tính chuyển động rơi trong 
trường trọng lực đều khi có sức cản của không khí. 
- Thực hiện được dự án hay đề tài nghiên cứu ứng dụng sự 
tăng hay giảm sức cản không khí theo hình dạng của vật. 
- Phát biểu được định luật 3 Newton, minh hoạ được bằng 
ví dụ cụ thể; vận dụng được định luật 3 Newton trong một 
số trường hợp đơn giản. 
Một số 
lực 
trong 
thực 
tiễn. 
- Mô tả được bằng ví dụ thực tiễn và biểu diễn được bằng 
hình vẽ: Trọng lực; Lực ma sát; Lực cản khi một vật chuyển 
động trong nước (hoặc trong không khí); Lực nâng (đẩy lên 
trên) của nước; Lực căng dây. 
- Giải thích được lực nâng tác dụng lên một vật ở trong 
trong nước (hoặc trong không khí). 
Khối 
lượng 
riêng, 
áp suất 
chất 
lỏng. 
- Nêu được khối lượng riêng của một chất là khối lượng 
của một đơn vị thể tích của chất đó. 
Thành lập và vận dụng được phương trình Ap = pgAh trong 
một số trường hợp đơn giản; đề xuất thiết kế được mô hình 
minh hoạ. 
Chương 5. Moment 
lực. Điều kiện cân 
bằng 
- Dùng hình vẽ, tổng hợp được các lực trên một mặt phẳng. 
- Dùng hình vẽ, phân tích được một lực thành các lực thành 
phần vuông góc. 
- Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương 
án và thực hiện phương án, tổng hợp được hai lực đồng quy 
bằng dụng cụ thực hành. 
- Nêu được khái niệm moment lực, moment ngẫu lực; Nêu 
được tác dụng của ngẫu lực lên một vật chỉ làm quay vật. 
- Phát biểu và vận dụng được quy tắc moment cho một số 
trường hợp đơn giản trong thực tế. 
- Thảo luận để rút ra được điều kiện để vật cân bằng: lực 
tổng hợp tác dụng lên vật bằng không và tổng moment lực 
tác dụng lên vật (đối với một điểm bất kì) bằng không. 
Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án 
và thực hiện phương án, tổng hợp được hai lực song song 
bằng dụng cụ thực hành. 
 5 
Chủ đề 3. Công, năng lượng, công suất 
Chương 6. 
Năng lượng 
Công 
và 
năng 
lượng 
- Chế tạo mô hình đơn giản minh hoạ được định luật bảo 
toàn năng lượng, liên quan đến một số dạng năng lượng 
khác nhau. 
- Trình bày được ví dụ chứng tỏ có thể truyền năng lượng 
từ vật này sang vật khác bằng cách thực hiện công. 
- Nêu được biểu thức tính công bằng tích của lực tác dụng 
và độ dịch chuyển theo phương của lực, nêu được đơn vị 
đo công là đơn vị đo năng lượng (với 1 J = 1 Nm); Tính 
được công trong một số trường hợp đơn giản. 
Công 
suất 
và 
hiệu 
suất 
- Từ một số tình huống thực tế, thảo luận để nêu được ý 
nghĩa vật lí và định nghĩa công suất. 
- Vận dụng được mối liên hệ công suất (hay tốc độ thực 
hiện công) với tích của lực và vận tốc trong một số tình 
huống thực tế. 
- Từ tình huống thực tế, thảo luận để nêu được định nghĩa 
hiệu suất, vận dụng được hiệu suất trong một số trường hợp 
thực tế. 
Động 
năng 
và thế 
năng 
- Từ phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều với vận 
tốc ban đầu bằng không, rút ra được động năng của vật có 
giá trị bằng công của lực tác dụng lên vật. 
- Nêu được công thức tính thế năng trong trường trọng lực 
đều, vận dụng được trong một số trường hợp đơn giản. 
- Phân tích được sự chuyển hoá động năng và thế năng của 
vật trong một số trường hợp đơn giản. 
- Nêu được khái niệm cơ năng; phát biểu được định luật 
bảo toàn cơ năng và vận dụng được định luật bảo toàn cơ 
năng trong một số trường hợp đơn giản. 
Chủ đề 4. Động lượng (Chương 7) 
Định nghĩa động 
lượng 
- Từ tình huống thực tế, thảo luận để nêu được ý nghĩa 
vật lí và định nghĩa động lượng. 
Bảo toàn động lượng - Thực hiện thí nghiệm và thảo luận, phát biểu được định 
luật bảo toàn động lượng trong hệ kín. 
- Vận dụng được định luật bảo toàn động lượng trong 
một số trường hợp đơn giản. 
Động lượng 
và va chạm 
- Rút ra được mối liên hệ giữa lực tổng hợp tác dụng lên 
vật và tốc độ thay đổi của động lượng (lực tổng hợp tác 
 6 
dụng lên vật là tốc độ thay đổi của động lượng của vật). 
- Thực hiện thí nghiệm và thảo luận được sự thay đổi 
năng lượng trong một số trường hợp va chạm đơn giản. 
- Thảo luận để giải thích được một số hiện tượng đơn 
giản. 
- Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương 
án, thực hiện phương án, xác định được tốc độ và đánh giá 
được động lượng của vật trước và sau va chạm bằng dụng 
cụ thực hành. 
Chủ đề 5. Chuyển động tròn (Chương 8) 
Động học của chuyển 
động tròn đều 
- Từ tình huống thực tế, thảo luận để nêu được định nghĩa 
radian và biểu diễn được độ dịch chuyển góc theo radian. 
- Vận dụng được khái niệm tốc độ góc. 
Gia tốc hướng tâm và 
lực hướng tâm 
- Vận dụng được biểu thức gia tốc hướng tâm a=r2, 
a=v2/r. 
- Vận dụng được biểu thức lực hướng tâm F=mr2, 
F=mv2/r. 
- Thảo luận và đề xuất giải pháp an toàn cho một số tình 
huống chuyển động tròn trong thực tế. 
Chủ đề 6. Biến dạng của vật rắn (Chương 9) 
Biến dạng kéo và 
biến dạng nén; Đặc 
tính của lò xo. 
- Thực hiện thí nghiệm đơn giản (hoặc sử dụng tài liệu đa 
phương tiện), nêu được sự biến dạng kéo, biến dạng nén; 
mô tả được các đặc tính của lò xo: giới hạn đàn hồi, độ dãn, 
độ cứng. 
Định luật Hooke - Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương 
án và thực hiện phương án, tìm mối liên hệ giữa lực đàn hồi 
và độ biến dạng của lò xo, từ đó phát biểu được định luật 
Hooke. 
Vận dụng được định luật Hooke trong một số trường hợp 
đơn giản. 
CÁC CHUYÊN ĐỀ LỚP 10 
Chuyên đề 10.1. Vật lí trong một số ngành nghề 
Sơ lược về sự phát 
triển của vật lí học 
- Thảo luận, đề xuất, chọn phương án và thực hiện được 
Nhiệm vụ học tập để: 
+ Nêu được sơ lược sự ra đời và những thành tựu ban đầu 
của vật lí thực nghiệm. 
+ Nêu được sơ lược vai trò của cơ học Newton đối với sự 
 7 
phát triển của Vật lí học. 
+ Liệt kê được một số nhánh nghiên cứu chính của vật lí cổ 
điển. 
+ Nêu được sự khủng hoảng của vật lí cuối thế kỉ XIX, tiền 
đề cho sự ra đời của vật lí hiện đại. + Liệt kê được một số 
lĩnh vực chính của vật lí hiện đại. 
Giới thiệu các lĩnh 
vực nghiên cứu trong 
vật lí học 
- Nêu được đối tượng nghiên cứu; liệt kê được một vài mô 
hình lí thuyết đơn giản, một số phương pháp thực nghiệm 
của một số lĩnh vực chính của vật lí hiện đại. 
Thảo luận, đề xuất, chọn phương án và thực hiện được 
Nhiệm vụ học tập tìm hiểu về các mô hình, lí thuyết khoa 
học đã phát triển và được áp dụng để cải thiện các công 
nghệ hiện tại cũng như phát triển các công nghệ mới. 
Giới thiệu các ứng 
dụng của vật lí trong 
một số ngành nghề 
Mô tả được ví dụ thực tế về việc sử dụng kiến thức vật lí 
trong một số lĩnh vực (Quân sự; Công nghiệp hạt nhân; Khí 
tượng; Nông nghiệp, Lâm nghiệp; Tài chính; Điện tử; Cơ 
khí, tự động hoá; Thông tin, truyền thông; Nghiên cứu khoa 
học). 
Chuyên đề 10.2. Trái Đất và bầu trời 
Xác định phương 
hướng 
- Xác định được trên bản đồ sao (hoặc bằng dụng cụ thực 
hành) vị trí của các chòm sao: Gấu lớn, Gấu nhỏ, Thiên 
Hậu. 
- Xác định được vị trí sao Bắc Cực trên nền trời sao. 
Đặc điểm chuyển 
động nhìn thấy của 
một số thiên thể trên 
nền trời sao 
- Sử dụng mô hình hệ Mặt Trời, thảo luận để nêu được một 
số đặc điểm cơ bản của chuyển động nhìn thấy của Mặt 
Trời, Mặt Trăng, Kim Tinh và Thuỷ Tinh trên nền trời sao. 
Dùng mô hình nhật tâm của Copernic giải thích được một 
số đặc điểm quan sát được của Mặt Trời, Mặt Trăng, Kim 
Tinh và Thuỷ Tinh trên nền trời sao. 
Một số hiện tượng 
thiên văn 
- Dùng ảnh (hoặc tài liệu đa phương tiện), thảo luận để giải 
thích được một cách sơ lược và định tính các hiện tượng: 
nhật thực, nguyệt thực, thuỷ triều. 
Chuyên đề 10.3. Vật lí với giáo dục về bảo vệ môi trường 
Sự cần thiết phải bảo 
vệ môi trường 
- Thảo luận, đề xuất, chọn phương án và thực hiện được 
Nhiệm vụ học tập tìm hiểu: + Sự cần thiết bảo vệ môi 
trường trong chiến lược phát triển của các quốc gia. 
 8 
+ Vai trò của cá nhân và cộng đồng trong bảo vệ môi 
trường. 
Vật lí với giáo dục 
bảo vệ môi trường 
- Thảo luận, đề xuất, chọn phương án và thực hiện được 
Nhiệm vụ học tập tìm hiểu: 
+ Tác động của việc sử dụng năng lượng hiện nay đối với 
môi trường, kinh tế và khí hậu Việt Nam. 
+ Sơ lược về các chất ô nhiễm trong nhiên liệu hoá thạch, 
mưa axit, năng lượng hạt nhân, sự suy giảm tầng ozon, sự 
biến đổi khí hậu. 
Thảo luận, đề xuất, chọn phương án và thực hiện được 
Nhiệm vụ học tập tìm hiểu. 
3. Các năng lực cần đạt 
- Năng lực giải quyết vấn đề. 
- Năng lực tự học. 
- Năng lực hợp tác, giao tiếp. 
- Năng lực vật lí. 
Chúc các em Học Sinh thân yêu gặp nhiều may mắn! 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfchuong_trinh_giao_duc_pho_thong_mon_vat_li_10.pdf