Bài giảng Địa lý Lớp 10 - Bài 6: Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất - Năm học 2022-2023 - Võ Thị Minh Hồng - Trường THPT Nguyễn Trãi

Bài giảng Địa lý Lớp 10 - Bài 6: Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất - Năm học 2022-2023 - Võ Thị Minh Hồng - Trường THPT Nguyễn Trãi

Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm, nguyên nhân của ngoại lực và tác động của ngoại lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.

- Phân tích được sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh về tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.

 

pptx 39 trang Phan Thành 05/07/2023 3470
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Địa lý Lớp 10 - Bài 6: Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất - Năm học 2022-2023 - Võ Thị Minh Hồng - Trường THPT Nguyễn Trãi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
B ÀI 6 . NGOẠI LỰC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT 
Mục tiêu: 
- Trình bày được khái niệm, nguyên nhân của ngoại lực và tác động của ngoại lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất. 
- Phân tích được sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh về tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất. 
1 
CON SỐ MAY MẮN 
2 
3 
4 
Lật các số và cho biết các bức tranh thể hiện nội dung gì? Nguyên nhân nào dẫn tới hiện tượng đó? 
Khởi động 
TRỞ LẠI 
Khởi động 
Khởi động 
TRỞ LẠI 
Khởi động 
TRỞ LẠI 
Khởi động 
TRỞ LẠI 
NỘI DUNG BÀI HỌC 
Ngoại lực có xu hướng bóc mòn những nơi cao, dốc và bồi tụ ở những nơi thấp, thoải trên bề mặt Trái Đất. Vậy ngoại lực là gì? Nguyên nhân nào tạo nên ngoại lực? Các tác động của ngoại lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất như thế nào? 
 Quá trình 
bóc mòn 
Quá trình 
vận chuyển và bồi tụ 
 Quá trình phong hóa 
 Khái niệm và nguyên nhân ngoại lực 
I. KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA NGOẠI LỰC 
Khái niệm: Là lực sinh ra trên bề mặt Trái Đất. 
Nguyên nhân: Do năng lượng bức xạ Mặt Trời. 
Tác nhân: Các yếu tố của khí hậu, thủy văn, sinh vật 
Hình thành 
kiến thức 
HĐ CẶP: 05 phút 
Khái niệm, 
nguyên nhân của ngoại lực. 
II. TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH 
1 
2 
Quá trình 
phong hóa 
Quá trình 
bóc mòn 
3 
Quá trình 
vận chuyển 
và bồi tụ 
Các quá trình ngoại lực không có ranh giới rõ ràng và chúng có thể đan xen lẫn nhau. 
Hình thành 
kiến thức 
II. TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH 
Nhóm 
Quá trình 
Hình 
Khái niệm 
Phân loại/ 
đặc điểm 
Tác nhân 
Tác động đến địa hình 
1+4 
Phong hóa 
6.1+6.2 
2+5 
Bóc mòn 
6.3 6.6 
3+6 
Vận chuyển và bồi tụ 
Hình thành 
kiến thức 
HĐ NHÓM 10 phút 
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ 
Tiêu chí / Mức độ hoàn thành 
1 
2 
3 
Nội dung chính xác, thể hiện đầy đủ. 
Sản phẩm có cấu trúc, bố cục khoa học, rõ ràng. 
Có hình vẽ, icon trực quan 
Thuyết trình lưu loát, hấp dẫn, chuyên nghiệp 
Đảm bảo đúng thời gian 
II. TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH 
1. Quá trình phong hóa 
 Phong hóa lí học 
- Khái niệm: Là quá trình phá hủy đá, khoáng vật mà không làm thay đổi thành phần và tính chất. 
- Nơi thường xảy ra: Ở những nơi nhiệt độ có sự dao động lớn. 
- Tác nhân: Do sự thay đổi nhiệt độ 
- Kết quả : Làm đất, đá, khoáng vật bị vỡ. 
Ý nghĩa: +Tích cực: tạo ra các vật liệu xây dựng như cát, sỏi. 
+ Hạn chế: Gây ra sạt lở đất đá . 
Phong hóa là quá trình phá hủy và làm biến đổi các loại đá và khoáng vật do tác động của các nhân tố ngoại lực. 
Hình thành 
kiến thức 
 Phong hóa hóa học 
- Khái niệm: Là quá trình phá hủy làm biến đổi thành phần, tính chất của đá và khoáng vật. 
- Nơi thường xảy ra: Ở những nơi có khí hậu nóng ẩm, đá dễ hòa tan. 
- Tác nhân: Nước, nhiệt độ và các chất hòa tan trong nước. 
Kết quả : Tạo nên dạng địa hình cac-xtơ. 
Ý nghĩa: + Tích cực: Tạo ra các cảnh quan đẹp phát triển du lịch . 
II. TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH 
1. Quá trình phong hóa 
Hình thành 
kiến thức 
 Phong hóa sinh học 
- Khái niệm: Là quá trình phá hủy đá, khoáng vật dưới tác động của sinh vật. 
- Nơi thường xảy ra: Ở những nơi có nhiều sinh vật, đặc biệt là thực vật lâu năm. 
- Tác nhân: Thực vật, nấm, vi khuẩn... 
Kết quả : Làm đất, đá, khoáng vật bị vỡ . 
Ý nghĩa: + Tích cực: tạo điều kiện phong hóa để tạo ra các lớp đất mãu m 
II. TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH 
1. Quá trình phong hóa 
Hình thành 
kiến thức 
Sản phẩm của quá trình phong hóa là vỏ phong hóa. Trên bề mặt Trái Đất, vỏ phong hóa dày ở vùng nhiệt đới ẩm và mỏng ở vùng khô hạn, lạnh giá. 
II. TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH 
1. Quá trình phong hóa 
Hình thành 
kiến thức 
II. TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH 
2. Quá trình bóc mòn 
Bóc mòn là quá trình các nhân tố ngoại lực (nước chảy, gió, sóng biển, băng hà, ) làm dời chuyển các sản phẩm đã bị phong hóa ra khỏi vị trí ban đầu. 
 Xâm thực 
- Khái niệm: là quá trình bóc mòn do dòng nước. 
- Nơi thường xảy ra: Ở những nơi có dòng nước chảy (mưa nhiều). 
- Tác nhân: Dòng nước. 
- Tác động: T ạo thành các dạng địa hình khác nhau như khe rãnh, mương xói, thung lũng sông , 
Hình thành 
kiến thức 
 Thổi mòn 
- Khái niệm: là quá trình bóc mòn do gió thổi. 
- Nơi thường xảy ra: Ở những nơi có gió thổi thường xuyên (nóng, khô). 
- Tác nhân: Gió. 
- Tác động: T ạo thành các dạng địa hình khác nhau: nấm đá, rãnh thổi mòn, hoang mạc đá, 
Hình thành 
kiến thức 
II. TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH 
2. Quá trình bóc mòn 
 Mài mòn 
- Khái niệm: là quá trình bóc mòn do sóng biển. 
- Nơi thường xảy ra: Vùng ven biển (sóng mạnh, thủy triều dao động lớn...) 
- Tác nhân: Sóng biển. 
- Tác động: T ạo thành các dạng địa hình khác nhau: vách biển, hàm ếch, nền mài mòn, 
Hình thành 
kiến thức 
II. TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH 
2. Quá trình bóc mòn 
 Nạo mòn 
- Khái niệm: là quá trình bóc mòn do băng hà. 
- Nơi thường xảy ra: Nơi có khí hậu lạnh, có nhiều băng hà. 
- Tác nhân: Băng hà. 
- Tác động: T ạo thành các dạng địa hình khác nhau: mảng băng, phi-o, đá trán cừu, 
Hình thành 
kiến thức 
II. TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH 
2. Quá trình bóc mòn 
II. TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH 
2 . Quá trình bóc mòn 
Địa hình do bóc mòn rất đa dạng về tên gọi và hình thái tùy thuộc vào các nhân tố tác động. 
Hình thành 
kiến thức 
Khái niệm 
Khoảng cách 
Hình thức 
Vai trò/tác động 
VẬN CHUYỂN 
Khoảng cách (xa hay gần) phụ thuộc vào kích thước, khối lượng vật liệu, tốc độ di chuyển 
Cung cấp nguồn vật liệu cho quá trình bồi tụ . 
Là sự tiếp nối của quá trình bóc mòn, làm vật liệu di chuyển theo các nhân tố ngoại lực. 
Hình thức di chuyển phụ thuộc vào kích thước, khối lượng vật liệu, tốc độ di chuyển . 
II. TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH 
3 . Quá trình vận chuyển và bồi tụ 
Hình thành 
kiến thức 
Khái niệm 
Khoảng cách 
Hình thức 
Vai trò/tác động 
II. TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH 
3 . Quá trình vận chuyển và bồi tụ 
Sông ngòi vận chuyển phù sa 
Hình thành 
kiến thức 
II. TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH 
3. Quá trình vận chuyển và bồi tụ 
BỒI TỤ 
Khái niệm: Là sự kết thúc của quá trình vận chuyển, làm tích tụ vật liệu. 
Tác nhân: Dòng chảy, kết tủa hóa học, gió, sóng biển, băng tan 
Tác động đến địa hình: hình thành các dạng địa hình như: nón phóng vật, bãi bồi, thạch nhũ, đụn cát, cồn cát, bãi biển, đồng bằng băng thủy 
Hình thành 
kiến thức 
II. TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH 
3. Quá trình vận chuyển và bồi tụ 
Bãi bồi do phù sa sông tích tụ thành 
Hình thành 
kiến thức 
II. TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH 
3. Quá trình vận chuyển và bồi tụ 
Thạch nhũ do kết tủa hóa học trong hang động 
Hình thành 
kiến thức 
II. TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH 
3. Quá trình vận chuyển và bồi tụ 
Cồn cát, đụn cát do gió thổi làm tích tụ vật liệu tạo thành 
Hình thành 
kiến thức 
II. TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH 
3. Quá trình vận chuyển và bồi tụ 
Bãi biển do sóng biển tạo thành 
Hình thành 
kiến thức 
II. TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH 
3. Quá trình vận chuyển và bồi tụ 
Địa hình phi-o do băng tan tạo thành 
Hình thành 
kiến thức 
Luyện tập 
Câu hỏi: Trong bốn quá trình phong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ, các quá trình nào trực tiếp làm thay đổi địa hình bề mặt Trái Đất? 
Quá trình bóc mòn và bồi tụ trực tiếp làm thay đổi địa hình bề mặt Trái Đất. 
- Bóc mòn là quá trình các nhân tố ngoại lực (nước chảy, gió, sóng biển, băng hà,...) làm dời chuyển các sản phẩm đã bị phong hóa ra khỏi vị trí ban đầu. Địa hình do bóc mòn rất đa dạng về tên gọi và hình thái tuỳ thuộc vào các nhân tố tác động . 
- Quá trình bồi tụ là quá trình tích tụ các vật liệu và tạo ra các dạng địa hình mới. 
Luyện tập 
Thời gian: 
Địa điểm: 
Câu 1. Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực là 
A. p hân hủy các chất phóng xạ. 	 
B. p hản ứng các chất hóa học. 	 
C. n ăng lượng bức xạ Mặt Trời. 	 
D. dịch chuyển các mảng kiến tạo. 
Rung chuông vàng 
Câu 2. Tác động của ngoại lực, một chu trình hoàn chỉnh nhìn chung diễn ra tuần tự theo các quá trình như sau 
A. phong hoá - vận chuyển - bóc mòn - bồi tụ. 	 	 
B . phong hoá - bồi tụ - bóc mòn - vận chuyển. 
C . phong hoá - bóc mòn - vận chuyển - bồi tụ. 	 	 
D . phong hoá - bóc mòn- bồi tụ - vận chuyển. 
Rung chuông vàng 
Rung chuông vàng 
Câu 3. Địa hình cac-xtơ rất phát triển ở vùng đá 
A. Vôi.	 
B . granit. 
C. Ba-dan.	 
D . Thạch anh. 
Rung chuông vàng 
Câu 4. Các hang động ở vịnh Hạ Long nước ta là kết quả chủ yếu của quá trình phong hóa nào? 
A. Lí học.	 
B . Sinh học. 
C. Do con người.	 
D . Hóa học. 
Rung chuông vàng 
Câu 5 . Ở Việt Nam quá trình bóc mòn tác động đến khu vực địa hình nào nhiều nhất ? 
A. Miền núi.	 
B . Đồng bằng. 
C. Cao nguyên.	 
D . Trung du. 
Câu hỏi: Tại sao quá trình bóc mòn và bồi tụ do dòng nước ở nước ta phát triển mạnh? Các quá trình này tác động đến địa hình nước ta như thế nào? 
Gợi ý: 
- Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nền nhiệt cao quanh năm và mưa lớn với mạng lưới sông ngòi dày đặc. 
+ Nền nhiệt, ẩm cao làm đất đá dễ bị phong hóa, bóc mòn do nước hoặc gió. 
+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc Vận chuyển mạnh mẽ các vật liệu bóc mòn đến các khu vực thấp bồi tụ nên các dạng địa hình mới. 
- Bóc mòn và bồi tụ đã góp phần tạo nên những dạng địa hình mới và sự đa dạng của địa hình ở Việt Nam. Đó là đồi núi cao, cao nguyên, đồng bằng hạ lưu sông, vịnh, cồn cát, bãi cát, đầm phá, 
Vận dụng 
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. 
- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. 
- Chuẩn bị bài mới: Bài 7. Khí quyển. Nhiệt độ không khí. 
Nội dung: 
+ Khái niệm khí quyển. 
+ Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất. 
Hướng dẫn tự học 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_dia_ly_lop_10_bai_6_ngoai_luc_va_tac_dong_cua_ngoa.pptx