Tổng hợp đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn (Phần 2)

Tổng hợp đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn (Phần 2)

14. ĐỒNG THÁP

Câu 1. (2,0 điểm)

Đọc đoạn trích su và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá. Không biết cái chòi gác ở đâu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.

(Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)

• Nhân vật “ông lão” trong đoạn trích là ai? Trong tác phẩm nào?

• Theo em, ông lão nhớ làng trong hoàn cảnh nào?

• Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu: Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm.

• Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá.

ống.

 

doc 95 trang ngocvu90 8950
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tổng hợp đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG HỢP ĐỀ THI VÀO LỚP 10 
14. ĐỒNG THÁP
Câu 1. (2,0 điểm)
Đọc đoạn trích su và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá... Không biết cái chòi gác ở đâu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.
(Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)
Nhân vật “ông lão” trong đoạn trích là ai? Trong tác phẩm nào?
Theo em, ông lão nhớ làng trong hoàn cảnh nào?
Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu: Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm.
Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá...
Câu 2. (3,0 điểm)
Trang Hiffinton Post chia sẻ: Nếu tự tin, bạn sẽ có nhiều cơ hội thành công khi phỏng vấn xin việc hay tìm kiếm việc làm trong ước. Bên cạnh đó, người tự tin cũng được nhìn nhận là đẹp hơn, cuốn hút hơn.
( Từ ý kiến trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa sự tự tin đối với mỗi người trong cuộc sống.
Câu 3 (5.0 điểm)
Cách bức tranh thiên nhiên lúc chuyển mùa trong bài thơ Sang thu. Từ đó, nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ Hữu Thỉnh.
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Vẫn còn bao nhiêu năng
Đã vơi dân cơn mưa
Sấm cũng bởi bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
Thu 1977 (Ngữ văn 9, tập 2, tr: 70, NXB Giáo dục)
---Hết----
GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN VĂN 2019 ĐỒNG THÁP
Câu 1. (2,0 điểm)
Nhân vật “ông lão” trong đoạn trích là Lão Hạc trong tác phẩm Làng của nhà văn Nam
Cao.
Theo em, ông lão nhớ làng trong hoàn cảnh:
Thành phần biệt lập: Tình thái: chắc còn là khướt lắm
Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: Liệt kê
Câu 2. (3,0 điểm)
I. Giới thiệu vấn đề
– Nêu ý kiến của trang Hiffinton Post chia sẻ: Nếu tự tin, bạn sẽ có nhiều cơ hội thành công khi phỏng vấn xin việc hay tìm kiếm việc làm trong ước. Bên cạnh đó, người tự tin cũng được nhìn nhận là đẹp hơn, cuốn hút hơn.
II. Bàn luận vấn đề
1. Giải thích khái niệm tự tin
– Tự tin là gì?
Tự tin nghĩa là tin vào chính bản thân mình, tin vào năng lực của bản thân mình. Dù cho thất bại có trước mắt nhưng vẫn dấn thân tới vì tin chắc rằng mình sẽ thành công.
Tự tin không đồng nghĩa với tự kiêu, nếu tự tin quá đà không biết mình là ai con người dễ bị sa chân vào tự kiêu. Vì vậy, cần làm rõ giới hạn của tự tin là ở đâu
2. Các biểu hiện của sự tự tin
* Người tự tin là người như thế nào?
– Là người không bao giờ ngần ngại trước bất kì khó khăn, thử thách nào. Dù là thất bại nhưng họ vẫn xem đó là cơ hội để dẫn đến thành công.
* Tại sao chúng ta phải có sự tự tin trong công việc?
- Là yếu tố đầu tiên dẫn đến mọi thành công trong công việc, có thể lấy dẫn chứng một số gương tiêu biểu về các anh hùng, nhà bác học, doanh nhân thành đạt đi lên từ số 0 nhưng nhờ sự tự tin và nỗ lực của bản thân họ đã thành công (Nick Vujic, cô gái xương thủy tinh Nguyễn Thị Phương Anh gây sốt sân khấu Việt Nam Got Talent)
- Sự tự tin giúp cho bản thân chúng ta thêm vững tin vào cuộc sống, thêm yêu đời hơn, giúp ta vượt qua nỗi sợ hãi, bi quan, chán nản.
- Tự tin giúp ta có những lợi thế gì tự tin trong giao tiếp thì giúp ta có thêm nhiều bạn bè, các mối quan hệ làm ăn. Tự tin trong năng lực giúp ta theo đuổi mục tiêu một cách kiên trì không ngại khó.
- Trong cuộc sống cũng như trong học tập, tự tin đóng vai trò không thể thiếu nó là nhân tố có sẵn trong mỗi chúng ta nhưng có thể nó chưa được bộc lộ ra ngoài một cách cần thiết.
* Dẫn chứng: Trong cuộc sống (mạnh dạn, tự tin trong các việc làm hàng ngày như sáng tạo những gì xã hội chưa có , trong học tập (tự tin, mạnh dạn trong việc giải quyết các câu hỏi khó do thầy cô đưa ra, lên bảng làm bài, phát biểu )
3. Bàn bạc, mở rộng vấn đề
– Phê phán, lên án những con người thiếu tự tin dẫn đến tự ti, mặc cảm dễ thất bại trong cuộc sống.
– Phê phán những con người quá tự tin dẫn đến kiêu căng, ngạo mạn dễ gây mất tình cảm ở mọi người xung quanh.
– Làm gì để rèn luyện cho bản thân đức tính tự tin + Hăng say với cái mình làm
+ Luôn chủ động trong mọi tình huống
+ Chấp nhận thất bại, không ngại khó khăn + Hãy luôn có thái độ cầu thị, ham học hỏi
+ Nhà trường cũng cần tạo môi trường khuyến khích
+ Gia đình có điều kiện có thể cho con tham gia các lớp kĩ năng phù hợp với khả năng và đam mê và lứa tuổi của con em.
– Dẫn chứng: trong lớp học, trong cuộc sống hàng ngày, trong gia đình 
– Đức tính tự tin là yếu tố cần thiết đối với nhân cách mỗi con người.
– Luôn mạnh dạn đối đầu, đón nhận những thách thức, khó khăn trong cuộc sống để rèn luyện sự tự tin cho bản thân.
Câu 3 (5.0 điểm)
Dàn ý tham khảo:
I. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm:
+ Bài thơ Sang thu chính là cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu
+ Bài thơ được sáng tác 1977, in lần đầu trên báo Văn nghệ, sau đó được in lại nhiều lần trong các tập thơ
II. Thân bài
1. Phân tích cảm nhận tinh tế của nhà thơ trong gió se về tín hiệu sang thu
- Cảm nhận tín hiệu thu về không gian gần bằng nhiều giác quan và sự rung cảm tinh tế + Hương ổi chín lan vào không gian, phả vào gió se
+ Sương đầu thu giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm
+ Từ “bỗng” diễn tả sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng của nhà thơ trước những phát hiện thú vị báo thu về
+ Động từ “phả” gợi lên hương thơm của ổi chín như sánh lại, luồn vào trong gió gợi lên cho người đọc hình dung được không gian và thời gian của tiết sang thu
+ Gợi ra hình dung của hương ổi chín lan trong không gian, phả vào gió se
+ Chùng chình – nghệ thuật nhân hóa: sương như có ý chậm lại, quấn quýt, điều đó cũng gợi hình ảnh về bước đi của thời gian, nhẹ nhàng
2. Cảm nhận những chuyển biến tinh tế của đất trời lúc thu sang
- Khoảnh khắc giao mùa được diễn tả thú vị qua đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu” – nghệ thuật nhân hóa diễn tả sự nuối tiếc, sự lưỡng lự trước khi chuyển mùa
- Hình ảnh dòng sống trôi thanh thản, êm dịu chính là sự lắng đọng, “dềnh dàng” đặc trưng của mùa thu
- Chim “vội vã”: nghệ thuật nhân hóa, dường như chim muông cũng cảm nhận được sự chuyển giao của mùa mới nên tìm cho mình hướng đi
→ Các hình ảnh, chi tiết đặc sắc giàu sức gợi hình tái hiện chân thật góc nhìn cũng như cảm xúc say sưa, hòa nhịp của tác giả trong khoảnh khắc thiêng liêng của đất trời
3. Phân tích những tâm tư, suy ngẫm của tác giả Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Các tính từ chỉ mức độ “vẫn còn”, “vơi dần” bớt từ chỉ mức độ rằng hạ nhạt dần, thu đậm nét hơn
Quan sát tinh tế, nhạy cảm của tác giả: Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi + Hình ảnh thực của tự nhiên sang thu sấm thưa thớt, không còn dữ dội làm lay động hàng cây nữa
+ Nghệ thuật nhân hóa: “bớt bất ngờ” - trạng thái của con người
+ Hàm ý: con người khi cứng cáp, trưởng thành sẽ không còn sợ, hay cảm thấy bất ngờ trước những thử thách, sóng gió của cuộc đời. Con người từng trải sẽ vững vàng, kiên định hơn trước những tác động bất thường từ ngoại cảnh.
III. Kết bài
Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
Nội dung: Sang thu là bài thơ đẹp thể hiện những rung động tinh tế của tác giả trước khoảnh khắc chuyển mùa hạ sang thu. Qua đó nêu bật lên chiêm nghiệm của tác giả về cuộc đời, con người.
Nghệ thuật: sử dụng nhiều từ láy, tính từ gợi trạng thái, hình ảnh chân thực. Nghệ thuật nhân hóa mang lại cái hồn cho bài thơ, nghệ thuật ẩn dụ tạo chiều sâu về cảm xúc và suy nghĩ.
.............................................
15. GIA LAI
PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi
Mỗi người đều có một ước mơ riêng cho mình. Có những ước mơ nhỏ nhoi như của cô bé bán diêm trong truyện cổ An-đéc-xen: một mái nhà trong đêm đông giá buốt. Cũng có những ước mơ lớn lao làm thay đổi cả thế giới như của tỷ phú Bill Gates. Mơ ước khiến chúng ta trở nên năng động một cách sáng tạo./ Nhưng chỉ mơ thôi thì chưa đủ. Ước mơ chỉ trở thành hiện thực khi đi kèm với hành động và nỗ lực thực hiện ước mơ... Tất cả chúng ta đều phải hành động nhằm biến ước mơ của mình thành hiện thực.
[...] Ngày bạn thôi mơ mộng là ngày cuộc đời bạn mất hết ý nghĩa. Những người biết ước mơ là những người đang sống cuộc sống của các thiên thần. Ngay cả khi giấc mơ của bạn không bao giờ trọn vẹn, bạn cũng sẽ không phải hối tiếc vì nó. Như Đôn Ki-hô-tê đã nói: “Việc mơ những giấc mơ diệu kỳ là điều tốt nhất một người có thể làm”.
Tôi vẫn tin vào những câu chuyện cổ tích - nơi mà lòng kiên nhẫn, ý chí bền bỉ sẽ được đền đáp. Hãy tự tin tiến bước trên con đường mơ ước của bạn.
(Trích Quà tặng cuộc sống , NXB TP.HCM, 2016, tr. 56-57)
Câu 1 (0,5 điểm): Trong đoạn trích trên, tác giả sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 2 (0,5 điểm): Ghi lại câu văn có chứa thành phần biệt lập và gọi tên thành phần đó.
Câu 3 (1,0 điểm):
Em hiểu “cuộc sống của các thiên thần” trong câu “Những người biết ước mơ là những người đang sống cuộc sống của các thiên thần” là cuộc sống như thế nào? Câu 4 (1,0 điểm):
Em có đồng tình với ý kiến “Tất cả chúng ta đều phải hành động nhằm biến ước mơ của mình thành hiện thực” không? Vì sao?
PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Kết hợp thông tin ở phần đọc - hiểu với những trải nghiệm của bản thân, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của ước mơ trong cuộc đời của mỗi người. Câu 2 (5.0 điểm):
Cảm nhận của em về tình cảm của tác giả và vẻ đẹp của “người đồng mình” trong đoạn thơ sau:
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
(Trích Nói với con - Y Phương, Ngữ văn 9, NXB GD, H.2011, tr 72-73)
GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN VĂN 2019 GIA LAI
PHẦN I. ĐỌC - HIỂU
Câu 1: Trong đoạn trích trên, tác giả sử dụng phương thức biểu đạt chính là nghị luận. Câu 2: Câu văn có chứa thành phần biệt lập: "Tôi vẫn tin vào những câu chuyện cổ tích - nơi mà lòng kiên nhẫn, ý chí bền bỉ sẽ được đền đáp." => Thành phần phụ chú. Câu 3: Theo em, “cuộc sống của các thiên thần” trong câu “Những người biết ước mơ là những người đang sống cuộc sống của các thiên thần” là cuộc sống
Câu 4: Em đồng tình với ý kiến “Tất cả chúng ta đều phải hành động nhằm biến ước mơ của mình thành hiện thực”. Vì: Nếu bạn chỉ ước mơ mà không hành động và nỗ lực cố gắng thực hiện ước mơ đó thì ước mơ mãi chỉ là ước mơ mà thôi. Điều kỳ diệu chỉ đến khi bạn biết cách chăm chút cho ước mơ của mình, biến nó thành sức mạnh, thành động lực thực sự khiến bạn không bao giờ gục ngã. Nếu bạn không bắt tay vào làm thì ý tưởng mãi là ý tưởng, ước mơ mãi chỉ vô hình.
PHẦN II. LÀM VĂN
Câu 1
Hướng dẫn dàn ý:
Giải thích:
Ước mơ: là điều tốt đẹp ở phía trước mà con người tha thiết, khao khát, ước mong hướng tới, đạt được.
2. Bàn luận:
* Vai trò và ý nghĩa của ước mơ trong cuộc sống của con người như thế nào?
Ước mơ có thể vĩ đại hay nhỏ bé nhưng phàm đã là con người thì ai cũng có ước mơ. Chính ước mơ làm cho cuộc sống của mỗi người thêm tươi đẹp, ý nghĩa, chỉ khi con người nỗ lực vươn lên biến ước mơ thành hiện thực khi đó con người đã làm cho cuộc đời mình và cuộc đời chung thêm ý nghĩa, tươi đẹp.
Ước mơ là động lực giúp con người phát triển và hoàn thiện mình hơn, giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách của bản thân.
Ước mơ là phần lãng mạn giúp con người làm việc hiệu quả, yêu cuộc sống hơn, giúp tâm hồn con người trở nên đẹp hơn.
Ước mơ chính là ngọn đuốc soi sáng trong tim mỗi chúng ta nó hướng chúng ta tới những điều tốt đẹp.
Ước mơ cũng chính là mong muốn được cống hiến sức lực của mình cho xã hội và khi chúng ta đạt được ước mơ cũng là lúc chúng ta được thừa nhận năng lực của mình.
Con đường dẫn tới ước mơ cũng vô cùng khó khăn, không phải lúc nào cũng dễ dàng đạt được, nhưng với những người kiên trì, bền chí, thì ước mơ sẽ giúp cho bạn định hướng cho tương lai của mình một cách tốt đẹp nhất.
* Cuộc sống mà không có ước mơ thì sẽ như thế nào?
Ước mơ là điều mà ai cũng nên có và cần có trong cuộc sống bởi nếu không có ước mơ cuộc sống của bạn sẽ mất phương hướng vô định.
Cần phân biệt ước mơ chính đáng với những thứ ảo vọng, hão huyền
Không có ước mơ bạn sẽ không xác định được mục tiêu sống của mình là gì. Chính vì không xác định được phương hướng sẽ dẫn tới bạn sẽ sống hoài sống phí, và trở thành người tụt hậu bị bạn bè, xã hội bỏ lại phía sau.
Liên hệ bản thân em
Bản thân em đã có những ước mơ của riêng mình không? Và em đã làm gì để từng bước thực hiện ước mơ đó ?
Mỗi người chúng ta hãy nuôi dưỡng cho mình một ước mơ, hi vọng. Nếu ai đó sống không có ước mơ, khát vọng thì cuộc đời tẻ nhạt, vô nghĩa biết nhường nào!
Rút ra bài học: Phải không ngừng học tập, rèn ý chí, trau dồi kĩ năng sống để biết ước mơ và biến ước mơ thành hiện thực.
Câu 2:
Dàn ý:
I. Mở bài
Giới thiệu đôi nét về tác giả và bài thơ:
Là nhà thơ dân tộc Tày, thơ Y Phương thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.
Ra đời năm 1980, “Nói với con” là một trong những bài thơ hay nhất của ông.
Nêu vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp của “người đồng mình”
Mượn lời tâm sự với con, Y Phương đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc về những đức tính tốt đẹp của “người đồng mình” – của con người quê hương miền núi.
II. Thân bài
1. Phân tích, cảm nhận những vẻ đẹp (đức tính tốt đẹp) của người đồng mình
- Người đồng mình đáng yêu bởi sự giản dị và tài hoa
Trên quê hương thơ mộng nghĩa tình, người đồng mình hiện lên trong cuộc sống lao động cần cù mà tươi vui: “Người đồng mình yêu lắm, con ơi!/ Đan lờ cài nan hoa/ Vách nhà ken câu hát”.
Chỉ với những câu thơ ngắn gọn, nhà thơ giúp ta hình dung được hình ảnh đáng yêu của người đồng mình giữa núi rừng thơ mộng, hiền hòa. Vẻ đẹp của họ được gợi ra từ cuộc sống lao động bình dị, từ bàn tay tài hoa và khối óc sáng tạo. Họ có niềm vui giản dị, tinh tế ngay trong cuộc sống mộc mạc đời thường.
- Người đồng mình biết lo toan và giàu mơ ước
Người đồng mình không chỉ là những con người giản dị, tài hoa trong cuộc sống lao động mà còn là những con người biết lo toan và giàu mơ ước: “Người đồng mình thương lắm con ơi!/ Cao đo nỗi buồn/ Xa nuôi chi lớn”.
Có thể nói, cuộc sống của người đồng mình còn nhiều nỗi buồn, còn nhiều bộn bề thiếu thốn song họ sẽ vượt qua tất cả, bởi họ có ý chí và nghị lực, họ luôn tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của dân tộc.
- Người đồng mình dù sống trong nghèo khổ, gian nan vẫn thủy chung gắn bó với quê hương, cội nguồn
“Sống trên đá không chê đá gập gềnh/ Sống trong thung không chê thung nghèo đói/ Sống như sông như suối/ Lên thác xuống ghềnh/ Không lo cực nhọc” → Phép liệt kê với những hỉnh ảnh ẩn dụ “đá gập gềnh”, “thung nghèo đói” ⇒ Gợi cuộc sống đói nghèo, khó khăn, cực nhọc => Vận dụng thành ngữ dân gian “Lên thác xuống ghềnh”, ý thơ gợi bao nỗi vất vả, lam lũ => Những câu thơ dài ngắn, cùng những thanh trắc tạo ấn tượng về cuộc sống trắc trở, gian nan, đói nghèo của quê hương.
- Người đồng mình có ý thức tự lập, tự cường và tinh thần tự tôn dân tộc
Phẩm chất của người của con người quê hương còn được người cha ca ngợi qua cách nói đối lập tương phản giữa hình thức bên ngoài và giá trị tinh thần bên trong, nhưng rất đúng với người miền núi:
“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”
Sự tương phản này đã tôn lên tầm vóc của người đồng mình. Họ mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin. Họ có thể “thô sơ da thịt” nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí.
⇒ Cùng với ý thức tự lực, tự cường, người đồng mình còn ngời sáng tinh thần tự tôn dân tộc và khát vọng xây dựng quê hương:
“Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục”.
Nhận xét, đánh giá
Với thể thơ tự do, giọng điệu khỏe khoắn vừa tâm tình tha thiết vừa chứa chan hi vọng
Những hình ảnh, từ ngữ mộc mạc, cụ thể.
Nhà thơ nói với con về những vẻ đẹp của người đồng mình
Truyền cho con lòng tự hào về quê hương, dân tộc, nhắn nhủ con biết sống đẹp, biết vượt qua gian khó bằng niềm tin, ý chí như người đồng mình.
III. Kết bài
Qua lời thủ thỉ, tâm tình của người cha đối với con, hình ảnh của quê hương, của người đồng mình hiện lên thật chân thực, cụ thể với bao phẩm chất tốt đẹp. Đó là mạch suối ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn và ý chí cho con.
Đọc bài thơ, hiểu về vẻ đẹp của những con người quê hương, ta yêu hơn, trân trọng hơn những con người làm giàu đẹp quê hương, đất nước.
Mời các bạn tham khảo: Cảm nhận về vẻ đẹp của người đồng mình qua bài thơ “Nói với con”(Y Phương)
.............................................
16. HÀ TĨNH
Câu 1
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu,
Người xưa đã dạy: "Y phục xứng kỳ đức", có nghĩa là ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chung của cộng đồng hay toàn xã hội. Dù mặc đẹp đến đâu, sang đến đâu mà không phù hợp
với hoàn cảnh thì cũng làm trò cười cho thiên hạ, làm mình tự xấu đi mà thôi. Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng đi đôi với cái giản dị, nhất là phù hợp với môi trường. Người có văn hoá, biết ứng xử chính là người biết tự mình hoà vào cộng đồng như thế, không kể hình thức còn phải đi với nội dung, tức là con người phải có trình độ, có hiểu biết. Một nhà văn đã nói: " Nếu một cô gái khen tôi chỉ vì có một bộ quần áo đẹp, mà không khen tôi vì có bộ óc thông minh thì tôi chẳng có gì đáng hãnh diện". Chí lí thay!
(Giao tiếp đời thường, Băng Sơn, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB GDVN, 2014, tr.9)
a. Xác định phương thức biểu đạt chính.
b. Nêu nội dung của đoạn trích.
c. Em có đồng tình với ý kiến “Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị mát là phù hợp với môi trường. " không? Vì sao?
Câu 2. Suy nghĩ của em về bài học ứng xử trong cuộc sống được gợi lên từ câu tục ngữ Một sự nhịn, chín sự lành.
Câu 3. Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.
(Nói với con, Y Phương, Ngữ văn 9, Tập hai, Nxb GDVN, 2014"
.............................................
Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn 2019 HÀ TĨNH
Câu 1
a. Xác định phương thức biểu đạt chính: nghị luận
b. Nêu nội dung của đoạn trích: ăn mặc như thế nào là phù hợp
c. Em có đồng tình với ý kiến “Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị mát là phù hợp với môi trường. "không? Vì sao?
Nêu ý kiến: Đồng ý
Câu 2.
Giới thiệu vấn đề: Câu tục ngữ: “Một điều nhịn, chín điều lành” được nhiều người biết đến vì ý nghĩa xã hội rộng rãi của nó.
Bàn luận vấn đề:
*Giải thích thế nào là nhịn?. Thế nào là lành?.
Nhịn: Là đức tính nhẫn nại, nhún nhường, luôn giữ hòa khí trong giao tiếp, ứng xử.
Lành: Là kết quả tốt đẹp, thỏa đáng, đúng như mong muốn.
Cuộc sống vốn đa dạng, phức tạp. Một con người thường có rất nhiều mối quan hệ khác nhau trong gia đình và ngoài xã hội.
Quá trình vận động của cuộc sống bắt buộc con người phải đấu tranh sinh tồn để phát triển. Muốn phát triển, con người phải đoàn kết, hợp tác với nhau để tăng cường sức mạnh, để làm việc có hiệu quả. Sự hòa thuận trong giao tiếp là vô cùng cần thiết vì đó là cách ứng xử có hiệu quả nhất, là phương châm sống tốt nhất.
Đối tượng nhịn và thái độ nhịn: Là các thành viên trong gia đình (vợ chồng, cha con, ông bà, cháu...). Vợ chồng phải cư xử tôn trọng lẫn nhau, biết kiềm chế khi nóng giận để giữ hòa khí. Ở cộng đồng tập thể phải biết lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp luôn giữ thái độ hòa nhã, tránh xung khắc đối đầu.
*Liên hệ
Mở rộng câu nói này trong tập thể lớp học, trong đời sống xã hội như thế nào? Trong một tập thể lớp có những khi quan điểm của ta không trùng với quan điểm của ai đó. Đôi bên tranh luận sôi nổi lời qua tiếng lại nếu chúng ta không nhẫn nhịn, không biết cách “dĩ hòa vi quý”
Trong gia đình khi có sự bất bình xảy ra nếu như ai cũng cho rằng mình đúng không ai chịu nhận thiệt thòi, nhẫn nhịn thì mọi chuyện sẽ càng lúc càng căng thẳng, dẫn tới đổ vỡ.
Tuy nhiên, bên cạnh câu nói của người xưa rằng “Một điều nhịn bằng chín điều lành” còn có câu nói khác mà thế hệ ngày nay thường sử dụng đó là “Một điều nhịn bằng chín điều nhục”. Người xưa thường nói nhẫn nhịn là bằng nhục bởi hai từ này thường đi kèm với nhau.
“Một điều nhịn bằng chín điều nhục” muốn khuyên chúng ta nhẫn nhịn tới mức nào là đủ, trước những cái xấu, các ác trong xã hội chúng ta cần phải đấu tranh, chứ không thể im lặng, nhịn nhục để cho bọn xấu tự tung tự tác làm khổ người lành hiền.
Kết thúc vấn đề: Câu tục ngữ: “Một điều nhịn, chín điều lành” là bài học nhắc nhở về phương pháp ứng xử, đấu tranh có hiệu quả không chỉ cho một cá nhân mà cho cả cộng đồng dân tộc.
17. HẢI DƯƠNG
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới: “Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chỉ lớn
Dầu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thang không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh.
Không lo cực nhọc”
(SGK Ngữ văn 9, tập II, NXB GD Việt Nam, trang 72)
Câu 1. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Do tác giả nào sáng tác? (0,5 điểm)
Câu 2. Em hiểu “Sống như sông như suối” là sống như thế nào? (0,5 điểm)
Câu 3. Hãy tìm và nêu ngắn gọn tác dụng của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ. (1,0 điểm)
Câu 4. Trong đoạn thơ, người cha đã thể hiện mong muốn gi? Theo em, những mong muốn đó có ý nghĩa như thế nào? (1,0 điểm)
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về thái độ cân có với quê hương đất nước.
Câu 2 (5,0 điểm). Trình bày cảm nhận của em về tình cha con trong đoạn trích sau:
"... Đến lúc chia tay, mang ba lô lên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà.
Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giấy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.
Thôi! Ba đi nghe con! - Anh Sáu khe khẽ nói.
Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:
- Ba... a... a...ba!
Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xẻ cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng "ba" mà nó có đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "ba" như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thốt lên và dang hai tay ôm chặt lấy cô ba nó. Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên."
(“Chiếc lược ngà” - Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập 1, NXB GD Việt Nam, trang198)
GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN VĂN 2019 HẢI DƯƠNG
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Câu 1. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm Nói với con của Y Phương
Câu 2. Em hiểu “Sống như sông như suối” là sống khoáng đạt, hồn nhiên, mạnh mẽ.
Câu 3.1 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ:
+ So sánh: sống như sông như suối
Câu 4. Trong đoạn thơ, người cha đã thể hiện mong muốn rằng nười con cần phải biết rằng dù sống trong nghèo khổ, gian nan vẫn thủy chung gắn bó với quê hương, cội nguồn. Hiểu được rằng cuộc sống của người đồng mình còn nhiều nỗi buồn, còn nhiều bộn bề thiếu thốn song họ sẽ vượt qua tất cả, bởi họ có ý chí và nghị lực, họ luôn tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của dân tộc.
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về thái độ cần có với quê hương đất nước.
Dàn ý tham khảo
I. Mở bài: giới thiệu về thái độ cần có với quê hương đất nước: thể hiện qua tình yêu
quê hương đất nước của chúng ta.
Ví dụ:
Tình yêu quê hương đất nước của nhân dân từ xưa đến nay
Thế hệ trước thì tinh thần yêu nước được thể hiện qua việc dám đứng lên cầm sống chiến đấu để mang lại hạnh phúc cho dân tộc, còn bây giờ
Thế hệ trẻ chúng ta thể hiện tinh thần yêu nước bằng cách lao động và học tập tốt để xây dựng và bảo vệ tổ quốc, bên cạnh đó còn giúp những người nghèo khổ, khó khăn để đất nước ngày càng giàu mạnh hơn.
Thân bài: nghị luận về tình yêu quê hương đất nước - Giải thích về tình yêu quê hương, đất nước:
Tình yêu quê hương là một tình cảm thiêng liêng, tình cảm được đúc kết từ những tình cảm chân thành
Lòng yêu nước là tấm lòng dành cho đất nước, yêu nước, hi sinh cho đất nước - Biểu hiện của tình yêu quê hương đất nước:
Lịch sử: các anh hùng chiến sĩ đã ngã xuống vì quê hương, đất nước Hiện nay, các thanh niên, tuổi trẻ đã góp phần học tập và xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh hơn
Vai trò của tình yêu quê hương, đất nước:
Làm động lực cho con người, nhân dân sống có trách nhiệm hơn Là nguồn cảm hứng vô tận cho các tác phẩm nghệ thuật
Trách nhiệm của chúng ta đối với quê hương đất nước:
Ra sức học tập
Xây dựng và bảo vệ dất nước
Góp phần công sức mình vào sự nghiệp xây dựng đất nước
Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về thái độ đối với quê hương đất nước
Câu 2 (5,0 điểm).
Gợi ý
Trong ba ngày nghỉ ngắn ngủi, ông đã ở bên con nhưng con không nhận. Giờ đây ngày chia tay bà con làng xóm ông định mang theo nỗi buồn đó.
Nhưng trong lúc không ai ngờ đến đó, một tiếng kêu đã xé lòng ông: "Ba... a...a... ba". Tiếng "Ba" đó là sự dồn nén trong Thu tám năm nay và bây giờ nó vỡ tung ra từ ngay trong sâu thẳm đáy lòng con bé. Tiếng "Ba" với nó là điều khát khao hơn mọi đứa trẻ khác vì ngay từ nhỏ nó đã không có tình yêu thương của cha. Giờ đây tiếng "Ba" vang lên đầy tự nhiên, ngỡ ngàng trong giây phút cuối cha con chia tay. Và bây giờ nó muốn có ba, nó bật khóc vì hạnh phúc, nó hôn tóc, hôn cổ và hôn với vết theo dài trên má của ba nó nữa.
Hoá ra, lí do nó không nhận ba là do vết thẹo oan nghiệt đó - vết thẹo do kẻ thù của gia đình đó, của đất nước đất nước đau thương này gây ra. Nhưng vừa nhận ra thì cũng là lúc phải chia tay. Sung sướng và có lẫn sự xúc động ông ôm con và tạm biệt nhưng con bé không muốn ba phải đi. Cho đến khi ông hứa làm cho nó một chiếc lược thì nó mới để cho ba nó đi.
=> Tác giả tỏ ra am hiểu tâm lý trẻ con, với tất cả sự trân trọng và yêu mến rất thiêng liêng, rất đẹp đẽ dành cho những tâm tư, tình cảm vô giá ấy.
18. HẢI PHÒNG
Phần I. (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Cái mạnh của người Việt Nam ta là sự cần cù, sáng tạo. Điều đó thật hữu ích trong một nền kinh tế đòi hỏi tinh thần kỷ luật rất cao và thái độ rất nghiêm túc đối với công cụ và quy trình lao động với những máy móc, thiết bị rất tinh vi. Tiếc rằng ngay trong mặt mạnh này của chúng ta cũng lại ẩn chứa những khuyết tật không tương tác chút nào với một nền kinh tế công nghiệp hoá chứ chưa nói tới nền kinh tế tri thức. Người Việt nam ta cần cù thì cần cù thật nhưng lại thiếu đức tính tỉ mỉ. Khác với người Nhật vốn cũng nổi tiếng cần cù lại thường rất cẩn trọng trong khâu chuẩn bị công việc, làm cái gì cũng tính toán chi ly từ đầu, người Việt Nam ta thường dựa vào tính tháo vát của mình, hành động theo phương châm “nước đến chân hãy nhảy”, “liệu cơm gắp mắm”. Do còn chịu ảnh hưởng nặng nề của phương thức sản xuất nhỏ và cách sống ở nơi thôn dã vốn thoải mái và thanh thản nên người Việt Nam chưa có được thói quen tôn trọng những quy định nghiêm ngặt của công việc là cường độ khẩn trương.
(Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, trang 27,28) Câu 1. (1,0 điểm) Cho biết tên tác giả, tên văn bản và nội dung chính của đoạn trích trên
Câu 2. (1.0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của một nét nghệ thuật trong câu văn sau: Khác với người Nhật vốn cũng nổi tiếng cần cù lại thường rất cẩn trọng trong khâu chuẩn bị công việc, làm cái gì cũng tính toán chi ly từ đầu, người Việt Nam ta thường dựa vào tính tháo vát của mình, hành động theo phương châm “nước đến chân hãy nhảy”, “liệu cơm gắp mắm”.
Câu 3. (2.0 điểm) Từ tinh thần của đoạn trích đã cho, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 1/2 trang giấy thi) theo kiểu diễn dịch, trình bày suy nghĩ của bản thân về điểm mạnh và điểm yếu của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay.
Phần II. (4 điểm) Đọc hai khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!
(Trích Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, trang 139, 40)
Câu 1. (0,5 điểm) Bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận ra đời trong hoàn cảnh nào?
Câu 2. (1.5 điểm) Xác định biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong câu thơ sau và
nếu giá trị biểu đạt của phép tu từ đó:
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Câu 3. (4,0 điểm) Viết bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của khổ thơ sau:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
-Hết-
ĐÁP ÁN ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN VĂN 2019 HẢI PHÒNG
Phần I. (4,0 điểm)
Câu 1. (1,0 điểm) Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mớiHYPERLINK " " - tác giả nguyên Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Khoan
Câu 2. (1.0 điểm)
Nghệ thuật được sử dụng: so sánh
Tác giả cũng chỉ rõ và so sánh một số đặc tính của người nước Nhật với người nước ta. Người dân nước Nhật cũng rất nổi tiếng bởi tính cần cù, chịu khó, nhưng lại thận trọng trong khâu chuẩn bị, không hấp tấp làm gì họ cũng tính toán chi li từ đầu.
Câu 3. (2.0 điểm) Suy nghĩ của bản thân về điểm

Tài liệu đính kèm:

  • doctong_hop_de_thi_vao_lop_10_mon_ngu_van_phan_2.doc