Đề thi học kì II môn Ngữ văn – lớp 10

Đề thi học kì II môn Ngữ văn – lớp 10

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

( Đề thi có 01 trang)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

 Đọc đoạn trích:

“ Mẹ ru cái lẽ ở đời

Sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn

Bà ru mẹ Mẹ ru con

Liệu mai sau các con còn nhớ chăng

Nhìn về quê mẹ xa xăm

Lòng ta- chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa

Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa

Miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương

 ( Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa- Nguyễn Duy)

Thực hiện các yêu cầu :

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên?

Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được dùng trong đoạn thơ ?

Câu 3: Theo anh/ chị điều mà nhân vật trữ tình gửi gắm trong câu thơ :

 “Liệu mai sau các con còn nhớ chăng ” là gì ?

Câu 4: Hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa từ nội dung đoạn thơ ? ( Trình bày khoảng 4-6 dòng)

 

docx 3 trang ngocvu90 19660
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì II môn Ngữ văn – lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GD& ĐT HÀ NỘI ĐỀ THI HỌC KÌ II
TRƯỜNG THPT LÝ THÁNH TÔNG MÔN NGỮ VĂN – LỚP 10
 _______________ Năm học 2019 -2020 
 (Thời gian làm bài 90 phút)
 _____________________
ĐỀ THI CHÍNH THỨC 
( Đề thi có 01 trang)
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 
 Đọc đoạn trích: 
“ Mẹ ru cái lẽ ở đời
Sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn
Bà ru mẹ Mẹ ru con
Liệu mai sau các con còn nhớ chăng
Nhìn về quê mẹ xa xăm
Lòng ta- chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa
Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương 
 ( Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa- Nguyễn Duy)
Thực hiện các yêu cầu :
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên?
Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được dùng trong đoạn thơ ?
Câu 3: Theo anh/ chị điều mà nhân vật trữ tình gửi gắm trong câu thơ :
 “Liệu mai sau các con còn nhớ chăng ” là gì ?
Câu 4: Hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa từ nội dung đoạn thơ ? ( Trình bày khoảng 4-6 dòng) 
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
 Nhận xét về giá trị của đoạn thơ Trao duyên ( Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du) có ý kiến cho rằng: “Trao duyên” là tiếng nói cảm thông sâu sắc của tác giả với nỗi đau khổ của Thúy Kiều” . Qua việc cảm nhận đoạn thơ sau, anh/ chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên :
 Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kì,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
( Theo SGK Ngữ văn 10- tập 2- NXB Giáo dục 2006- Trang 104)
...................Hết...........................
 SỞ GD & ĐT HÀ NỘI HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI HỌC KÌ II
TRƯỜNG THPT LÝ THÁNH TÔNG	MÔN: NGỮ VĂN 10
	 NĂM HỌC 2019– 2020
Phần
Câu
 Nội dung
Điểm
Phần I
 (3điểm)
1
Phong cách ngôn ngữ của văn bản : Phong cách nghệ thuật
0,5 
2
Hs có thể chỉ ra một trong 2 biện pháp tu từ sau:
- Biện pháp tu từ hoán dụ: hình ảnh hoán dụ trong câu thơ Sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn (0,5 đ)
 Tác dụng: Làm tăng tính gợi hình gợi cảm, sinh động hấp dẫn cho câu thơ. Khẳng định tình cảm thương yêu của mẹ dành cho con, ý nghĩa lời ru của mẹ nuôi dưỡng tâm hồn mỗi chúng ta. Câu thơ cũng cho thấy tình cảm biết ơn của tác giả đối với mẹ. (0,5 đ)
(Chú ý: học sinh có thể gọi là biện pháp ẩn dụ trong câu thơ vẫn được tính điểm.)
- Biện pháp điệp từ : mẹ
Tác dụng: nhấn mạnh vẻ đẹp tình mẫu tử, tạo nhịp điệu cho đoạn thơ. Câu thơ cũng cho thấy tình cảm biết ơn của tác giả đối với mẹ.
1,0
3
Điều mà nhân vật trữ tình gửi gắm trong câu thơ :
 “Liệu mai sau các con còn nhớ chăng ” là suy tư về việc các con sẽ trưởng thành , liệu có nhớ lời ru của mẹ, lời dạy của mẹ. Đó cũng là những mong mỏi của mẹ cha đối với các con. 
( Học sinh có thể diễn đạt theo cách khác nhau nhưng cần đảm bảo đúng nội dung )
0,5
4
Thông điệp cuộc sống được gợi ra từ văn bản trên:
HS rút ra 1 thông điệp có ý nghĩa về tình mẫu tử, tình cảm của con với cha mẹ; sự ghi nhớ , biết ơn công sinh thành dạy bảo của cha mẹ...
Có lí giải ngắn gọn về việc chọn thông điệp đó.
Đảm bảo dung lượng, cách trình bày đoạn văn
1.0
Phần II
(7,0đ)
a. Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận về ý kiến bàn về văn học: kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp
b.Yêu cầu kiến thức
0.5
6.5
I. MB: giới thiệu tác giả, tác phẩm, ý kiến, đoạn thơ
II. TB:
1. Giải thích ý kiến
- Hiểu tiếng nói cảm thông là tình cảm của tác giả đối với số phận nhân vật, đó là biểu hiện của nội dung nhân đạo.
- Ý kiến bàn về một giá trị của CN nhân đạo trong truyện Kiều: tiếng nói cảm thông, đề cao trân trọng khát vọng hạnh phúc tự nhiên của con người mà trước hết ở đây là hạnh phúc lứa đôi
2. Phân tích làm sáng tỏ ý kiến
- Tác giả cảm thông trước hoàn cảnh của nhân vật Thúy Kiều khi phải trao duyên cho em qua lời nhờ cậy. 
- Cảm thông với tâm trạng của Thúy Kiều khi thuyết phục Thúy Vân nhận lời nối duyên với Kim Trọng.
- Ca ngợi vẻ đẹp nhân cách của Kiều: yêu sâu nặng, cao thượng vị tha
- Đặc sắc về nghệ thuật
3. Đánh giá, bình luận
- Đánh giá: giá trị đoạn thơ 
- Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến 
III. KB: Tổng kết lại giá trị của tác phẩm, đoạn trích.
0,5
0,75
4,0
0, 75
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_10.docx