Các tác giả tiêu biểu trong phong trào Thơ mới

Các tác giả tiêu biểu trong phong trào Thơ mới

I. Khái quát về Thơ mới

1. Quá trình hình thành và phát triển

a. Cơ sở :

+ Sự hình thành của phong trào Thơ mới có cơ sở từ các điều kiện văn hóa, xã hội của Việt Nam 1930 - 1945 :

- Sự phát triển mau lẹ đông đảo của tầng lớp tiểu tư sản thành thị tạo nên một thế hệ nhà văn và độc giả mới với những nhu cầu sáng tác và thưởng thức mới.

- Sự ảnh hưởng sâu sắc của phương Tây từ đời sống vật chất đến đời sống tinh thần đã mở đường cho sự hình thành văn chương lãng mạn Việt Nam trong đó có Thơ mới

- Sự ngột ngạt về chính trị, kinh tế đã tạo ra sự hoang mang thấy vọng và tâm lý thoát ly hiện thực trong phần lớn thanh niên. Họ muốn thoát ly thực tế đen tối, xa lánh chính trị mà họ cảm thấy ồn ào mà vô hiệu bằng cách tìm đến con đường văn chương lãng mạn.

+ Như vậy, phong trào Thơ mới lãng mạn ra đời năm 1932 chính là để đáp ứng nhu cầu tình cảm của một tầng lớp thanh niên mới. Nó là kết quả không thể không có của một cuộc biến thiên vĩ đại của lịch sử. (Hoài Thanh)

b. Quá trình:

- Những mầm mống đầu tiên dẫn đến sự hình thành của Thơ mới đã xuất hiện vào những năm 1920. Lác đác xuất hiện những bài thơ không niêm không luật, không hạn chữ, hạn câu. Đặc biệt, thơ Tản Đà đã phảng phất chút bâng khuâng chút phóng túng của thời sau” (Hoài Thanh)

- Năm 1932 được xem là dấu mốc đánh dấu sự ra đời của Thơ mới với bài thơ Tình già của Phan Khôi - đem ý thật có trong tâm khảm mình tả ra bằng những câu có vần mà không bó buộc bởi niêm luật gì hết

- 1932 – 1935 : Thơ mới tranh đấu gắt gao với thơ cũ, dần dần chiếm lĩnh thi đàn và khẳng định vị trí của mình với các nhà thơ tiêu biểu : Lưu Trọng Lư, Thế Lữ

- 1936 – 1939 : Thơ mới nở rộ, đạt được nhiều thành tựu với hàng loạt các tác giả : Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên .

- 1940 – 1945 : Thơ mới đi dần vào bế tắc. Xuất hiện các xu hướng thoát ly tiêu cực : nhóm Dạ Đài, Xuân Thu Nhã Tập Cách mạng tháng Tám đã mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc cũng như trong lịch sử văn học, Thơ mới chấm dứt sự tồn tại của nó, khép lại một thời đại trong thi ca.

 

doc 6 trang yunqn234 12460
Bạn đang xem tài liệu "Các tác giả tiêu biểu trong phong trào Thơ mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Khái quát về Thơ mới
1. Quá trình hình thành và phát triển
a. Cơ sở : 
+ Sự hình thành của phong trào Thơ mới có cơ sở từ các điều kiện văn hóa, xã hội của Việt Nam 1930 - 1945 :
- Sự phát triển mau lẹ đông đảo của tầng lớp tiểu tư sản thành thị tạo nên một thế hệ nhà văn và độc giả mới với những nhu cầu sáng tác và thưởng thức mới. 
- Sự ảnh hưởng sâu sắc của phương Tây từ đời sống vật chất đến đời sống tinh thần đã mở đường cho sự hình thành văn chương lãng mạn Việt Nam trong đó có Thơ mới 
- Sự ngột ngạt về chính trị, kinh tế đã tạo ra sự hoang mang thấy vọng và tâm lý thoát ly hiện thực trong phần lớn thanh niên. Họ muốn thoát ly thực tế đen tối, xa lánh chính trị mà họ cảm thấy ồn ào mà vô hiệu bằng cách tìm đến con đường văn chương lãng mạn. 
+ Như vậy, phong trào Thơ mới lãng mạn ra đời năm 1932 chính là để đáp ứng nhu cầu tình cảm của một tầng lớp thanh niên mới. Nó là kết quả không thể không có của một cuộc biến thiên vĩ đại của lịch sử. (Hoài Thanh)
b. Quá trình: 
- Những mầm mống đầu tiên dẫn đến sự hình thành của Thơ mới đã xuất hiện vào những năm 1920. Lác đác xuất hiện những bài thơ không niêm không luật, không hạn chữ, hạn câu. Đặc biệt, thơ Tản Đà đã phảng phất chút bâng khuâng chút phóng túng của thời sau” (Hoài Thanh)
- Năm 1932 được xem là dấu mốc đánh dấu sự ra đời của Thơ mới với bài thơ Tình già của Phan Khôi - đem ý thật có trong tâm khảm mình tả ra bằng những câu có vần mà không bó buộc bởi niêm luật gì hết 
- 1932 – 1935 : Thơ mới tranh đấu gắt gao với thơ cũ, dần dần chiếm lĩnh thi đàn và khẳng định vị trí của mình với các nhà thơ tiêu biểu : Lưu Trọng Lư, Thế Lữ 
- 1936 – 1939 : Thơ mới nở rộ, đạt được nhiều thành tựu với hàng loạt các tác giả : Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên .
- 1940 – 1945 : Thơ mới đi dần vào bế tắc. Xuất hiện các xu hướng thoát ly tiêu cực : nhóm Dạ Đài, Xuân Thu Nhã Tập Cách mạng tháng Tám đã mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc cũng như trong lịch sử văn học, Thơ mới chấm dứt sự tồn tại của nó, khép lại một thời đại trong thi ca. 
2. Đóng góp của phong trào Thơ mới trong văn học Việt Nam : 
+ Thơ mới có đóng góp to lớn trong việc hiện đại hóa nền thi ca dân tộc, xét trên cả nhiều phương diện : 
- Về quan niệm nghệ thuật: Nếu thơ ca trung đại coi trọng chức năng giáo hóa cho rằng văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí thì phong trào thơ mới đã xác lập một quan niệm hoàn toàn mới mẻ : quan niệm nghệ thuật vị nghệ thuật. Các tác giả Thơ mới nhận mình là những khách tình si, không chuyên tâm, không chủ nghĩa. Tâm hồn lãng mạn của họ ru với gió, mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây. Họ phụng thờ cái Đẹp và sáng tạo vì cái Đẹp. 
- Về nội dung tư tưởng: Thơ ca trung đại ít chú trọng yếu tố cá nhân. Thơ mới lại thực sự là tiếng nói của cá nhân tràn đầy cảm xúc - là sự khẳng định cái Tôi với muôn hình vạn trạng : cái Tôi đắm say cuộc sống, cái Tôi ngây ngất yêu, cái Tôi bơ vơ, cái Tôi điên cuồng, cái Tôi cô độc 
- Về hình thức : phá vỡ khuôn khổ về thể thơ, dòng thơ, thay đổi ngôn ngữ thơ, hình ảnh thơ... Trong Thơ mới, có những câu thơ tân kì như : Hơn một loài hoa đã rụng cành / Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh, hình ảnh mới lạ như : Bèo dạt về đâu hàng nối hàng; từ ngữ độc đáo như : ta nằm trong vũng trăng đêm ấy 
Sự tiếp biến đầy sáng tạo các thành tựu của văn học phương Tây kết hợp với truyền thống và ý thức dân tộc đã làm nên một cuộc cách mạng vĩ đại trong thi ca.
+ Phong trào Thơ mới đã tạo nên một thời đại rực rỡ phong phú trong lịch sử văn học Việt Nam. Hoài Thanh đã viết trong Thi nhân Việt Nam : “ trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bào giờ có một thời đại phong phú như thời đại này. Chưa bào giờ người ta thất xuất hiện cùng một kần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ. mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu. Thơ mới là thời đại của những phong cách thơ độc đáo. 
+ Những thành tựu mà Thơ mới đạt được đóng vai trò nền tảng để phát triển thi ca Việt Nam đương đại: Phong trào Thơ mới là một hiện tượng lớn nhất trong nửa đầu thế kỷ, nó đã đưa thơ ca Việt Nam vào thời kỳ hiện đại, góp phần tạo nguồn và còn ảnh hưởng đến thi ca hôm nay. (Phan Cự Đệ)
II. Các tác giả tiêu biểu trong phong trào Thơ mới
phong cách nghệ thuật Xuân Diệu
Xuân Diệu (1916 - 1985) là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào thơ mới và là một trong những cây bút lớn cuả nền văn học Việt Nam hiện đại. Thơ Xuân Diệu có phong cách độc đáo và rất hấp dẫn. Dưới đây là những nét chủ yếu của phong cách thơ ông
1. Có thể nói Xuân Diệu là một trái tim lớn, một nguồn tình cảm yêu đời, yêu cuộc sống trần thế một cách mãnh liệt đến say mê cuồng nhiệt
(Trước khi mất, Xuân Diệu để lại cho đời những vần thơ cảm động:
“Hãy để cho tôi được giã từ
Vẫy chào cõi thực để vào hư
Trong hơi thở chót dâng trời đất
Cũng vẫn si tình đến ngất ngư”
(Không đề)
Đây là một cá tính tự nhiên của Xuân Diệu. Nhưng cá tính này cũng có liên quan đến hoàn cảnh gia đình và môi trường tự nhiên, xã hội nơi ông sinh ra và lớn lên. Xuân Diệu chịu ảnh hưởng rất nhiều ở người bố của mình. Đó là một “ông đồ Nghệ” cần cù, chịu khó, rất ham học. Mẹ Xuân Diệu người Gò Bồi, Quy Nhơn. Xuân Diệu lớn lên ở đây, nơi có “gió nồm thổi lên tươi mát”. Sau này ra Hà Nội rồi vào Huế học. Cảnh lộng lẫy của trời đất Thăng Long, cùng với vẻ đẹp đầy mộng mơ của Huế, gió nồm nam, biển dạt dào Quy Nhơn đã khơi dậy ở tâm hồn Xuân Diệu một tình yêu đời say đắm.
2. Xuân Diệu là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào thơ mới, nghĩa là có ý thức sâu sắc khẳng định cái tôi cá nhân của mình bằng nghệ thuật thơ ca, nhưng khác với nhiều nhà thơ khác trong phong trào thơ mới, Xuân Diệu không đem cái tôi của mình đối lập với đời và tìm cách thoát ly cuộc sống này; Trái lại, ông muốn khẳng định nó trong quan hệ gắn bó với đời, hiểu theo nghĩa trần thế nhất: là con người, là trời đất, là hoa lá cỏ cây ở quanh ta đây. Ông quan niệm được sống mãi với đời là niềm hạnh phúc tuyệt vời nhất. Mà trên đời này thì có gì đáng yêu hơn là mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu. Đó là nguồn thơ phong phú của ông, là đề tài chủ yếu của thơ ông. Hoài Thanh viết: “Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống rào rạt chưa từng có ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn tha thiết”.
3. Với niềm khát khao giao cảm hết mình với cuộc đời trần thế này, một cách tự nhiên, Xuân Diệu cũng là nhà thơ của tình yêu, vì tình yêu là niềm giao cảm mãnh liệt nhất và trần thế nhất. Đây là loại tình cảm bao giờ cũng đòi hỏi cao độ” “vô biên và tuyệt đích” Người ta đã tặng cho Xuân Diệu danh hiệu: nhà thơ tình số một, “là ông hoàng của thơ tình yêu”.
4. Tha thiết với mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu, Xuân Diệu đã đi đến một cách tân đáng kể về thi pháp. Nếu thơ văn xưa coi thiên nhiên là chuẩn mực của cái đẹp, thì giờ đây Xuân Diệu đảo ngược lại: Đối với ông, không có gì hoàn mỹ bằng con người, nhất là phụ nữ, ở giữa tuổi xuân. Một quan điểm thẩm mỹ như vậy đã tạo nên trong thế giới nghệ thuật của Xuân Diệu những hình tượng giàu sức sống và đầy xuân tình, xuân sắc.
Tuy nhiên trong xã hội ngày trước, Xuân Diệu cảm thấy tình yêu say đắm, nồng nhiệt của mình không được đáp ứng xứng đáng, tựa như “nước đổ lá khoai”. Với Xuân Diệu, thơ mới đã đào sâu vào tâm hồn của cái tôi cá nhân, cá thể. Và “Càng đi sâu càng lạnh”. Cho nên con người yêu đời là vậy mà lắm lúc cảm thấy cô đơn, thậm chí muốn trốn đời, trốn cả bản thân mình nữa (Cặp hài vạn dặm). Vì vậy trong thế giới nghệ thuật của Xuân Diệu, mùa xuân và bình minh gắn liền với những chiều thu tàn và những đêm trăng lạnh.
5. Xuân Diệu chịu ảnh hưởng của hai nền văn chương Đông và Tây, cổ điển và hiện đại (Xuân Diệu đặc biệt chịu ảnh hưởng của trường thơ tượng trưng của Pháp – như Bô-đơ-le, Rim-bô, Véc-len). Thơ tượng trưng hết sức đề cao quan hệ tương giao giữa các giác quan cùng tính nhạc của thơ và mài sắc các giác quan để cảm nhận và diễn tả được những biến thái tinh vi nhất của tạo vật và lòng người.
Kết luận:
 Là nhà thơ của niềm khát khao giao cảm với đời, Xuân Diệu đã dễ dàng gắn bó với cách mạng, với nhân dân. Từ một nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới lãng mạn, Xuân Diệu đã trở thành nhà thơ lớn của nền văn học cách mạng. Là một nghệ sĩ đa tài, sau cách mạng, Xuân Diệu càng phát huy năng khiếu của mình trên nhiều thể loại: bút ký, tùy bút, dịch thuật, đặc biệt là nghiên cứu, phê bình văn học. Ở lĩnh vực nào ông cũng có những đóng góp rất có giá trị.
Huy Cận
+ Vai trò trong phong trào Thơ mới: 
Xuất hiện vào giai đoạn toàn thịnh của Thơ mới, Huy Cận trở thành một thi sĩ hàng đầu góp phần đưa phong trào này đến đỉnh cao. Huy Cận đóng góp một tiếng thơ riêng biệt, một phong cách thơ độc đáo. Nhắc đến Huy Cận, là người ta nhớ đến một nhà thơ của một vũ trụ mênh mang những nỗi buồn. Ông là nhà thơ nói được hay nhất nỗi buồn sầu điển hình của Thơ mới. 
+ Một vài đặc điểm cơ bản của thơ Huy Cận : 
- Thế giới nghệ thuật của Huy Cận là một cõi trời đất mênh mang và trống vắng. Thế giới ấy được tạo dựng bởi không gian vô cùng vô tận và thời gian vô thủy vô chung : 
 “Nắng xuống trời lên sâu chót vót
 Sông dài trời rộng bến cô liêu”
“ Lòng em nhơ lòng anh từ vạn kỷ
Gặp hôm nay nhưng hẹn đã ngàn xưa”
Sông dài trời rộng, quán vắng đèo cao là miền thơ đặc trưng của thơ Huy Cận, làm nên một nét phong cách: cảm quan vũ trụ. Tìm đến vũ trụ bao la và cái đẹp xưa là một cách để cái Tôi của Huy Cận thoát ly thực tại. Nhưng nó lại đẩy thi sĩ đến sự lạc loài bơ vơ, khắc khoải thèm nhớ một cây cầu gợi chút niềm thân mật. Vì thế xét đến cùng, không gian, thời gian trong thơ Huy Cận không chỉ biểu hiện nỗi bất hòa với thực tại mà còn ẩn chứa tình yêu cuộc sống và khao khát giao cảm với đời. 
- Cái Tôi thi sĩ : 
Huy Cận tự bộc bạch Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm. Quả thực, thơ Huy Cận là tiếng nói của cái Tôi sầu não một chiếc linh hồn nhỏ/ mang mang thiên cổ sầu. Trạng thái cảm xúc này vốn rất quen thuộc trong Thơ mới nhưng với Huy Cân,nó có một sắc thái riêng. Thứ nhất, đó là cái buồn tỏa ra từ đáy hồn của một người cơ hồ không biết tới ngoại cảnh. Thứ hai, nỗi buồn trong thơ Huy Cận là sự hòa điệu giữa nỗi sầu nhân thế đậm chất Đường thi với nỗi cô đơn, bơ vơ của cái Tôi cá nhân Thơ mới và nỗi đau đớn trước thực tại. Nỗi buồn trở thành một cảm xúc thẩm mĩ thường trực trong thế giới nghệ thuật của Huy Cận. Nỗi buồn ấy xuất phát từ trái tim thi sĩ, trùm phủ cả không gian, thời gian thơ tạo nên một cõi thơ: sầu vạn kỉ. Ông tuyên ngôn : Cái đẹp bao giờ cũng buồn (Kinh cầu tự). Điều này làm nên nét phong cách cơ bản nhất của thơ Huy Cận trước Cách mạng tháng Tám : một hồn thơ ảo não
- Thơ Huy Cận chịu ảnh hưởng của cả trung đại và hiện đại, phương Đông và phương Tây. Cùng lúc có thể bắt gặp trong thơ Huy Cận : lối ví von của ca dao tục ngữ, các từ Hán Việt trong trọng cổ kính, hình ảnh thơ mới mẻ hiện đại Các yếu tố này vừa đối lập vừa thống nhất với nhau làm nên chỉnh thế tác phẩm mang nét độc đáo của ngòi bút Huy Cận
Hàn Mặc Tử
+ Vị trí, vai trò trong phong trào Thơ mới : 
 Bắt đầu con đường thơ ca bằng thơ Đường nhưng Hàn Mặc Tử nhanh chóng bén duyên cùng Thơ mới. Hàn Mặc Tử đã khẳng định vị thế đặc biệt của mình trong phong trào Thơ mới : hiện tượng thơ kì lạ bậc nhất của phong trào Thơ mới.
+ Quan niệm nghệ thuật : 
Hàn Mặc Tử có một hệ thống quan niệm đầy đủ về thơ, về nhà thơ và về việc làm thơ. Trong chùm thơ văn xuôi Chơi giữa mùa trăng, nhà thơ tuyên ngôn : 
“Tôi làm thơ ? Nghĩa là tôi nhấn một cung đàn, bấm một đường tơ, rung rinh một làn ánh sáng” “Thơ là sự ham muốn vô biên những nguồn khoái lạc trong trắng của một cõi trời cách biệt” 
“Thi sĩ là người khao khát vô tận” 
Hệ thống quan niệm này chi phối ngòi bút của thi sĩ, đưa những vần thơ Hàn đến cõi rộng rinh không bờ bến của cái Đẹp lạ kì và tuyệt đích. 
Về cơ bản, quan niệm của nhà thơ vẫn thuộc quan niệm nghệ thuật vị nghệ thuât. Tuy vậy, khác với các thi sĩ đương thời, Hàn Mặc Tử xác lập một quan niệm độc đáo về cái Đẹp. Chịu ảnh hưởng sâu sắc từ thơ tượng trưng và siêu thực Pháp, Hàn cho rằng: Cái Đẹp là cái kì dị, cái đẹp là cái đau thương. Ông tuyên ngôn không rên xiết là thơ vô nghĩa lí. Có thể nói, một trong những đóng góp lớn của Hàn Mặc Tử là đã mở rộng nội hàm khái niệm cái Đẹp trong phong trào Thơ mới. 
+ Một vài đặc điểm cơ bản của thơ Hàn Mặc Tử : 
- Thế giới nghệ thuật
Thế giới tho Hàn Mặc Tử phức tạp và đầy bí ẩn với sự đan xen ràng rịt của cả những gì thân thuộc thanh khiết thiêng liêng nhất, cả những gì ghê rợn ma quái cuồng loạn nhất. Có những bài thơ tươi tắn như Mùa xuân chín, có những bài thơ thanh khiết như Ave Maria lại có những bài thơ mơ hồ như Đây thôn Vĩ Dạ, những bài thơ cuồng loạn như Hồn là ai, biển hồn ta Ở trạng thái nào Hàn Măc Tử cũng đẩy đến tột cùng. 
Trăng, hồn và máu là những hình ảnh được sử dụng với tần xuất cao và trở thành biểu tượng đặc trưng cho thế giới nghệ thuật của Hàn. Khó có thể phân định các hình ảnh đó là khách thể hay chủ thể. Thế giới nghệ thuật của Hàn chập chờn giữa cõi Thực và Siêu thực, Ý thức và Vô thức. Đây là điểm độc đáo rất đáng chú ý của thơ Hàn Mặc Tử. 
- Cái Tôi thi sĩ : 
Hồn thơ Hàn Mặc Tử rất phức tạp với sự đan xen của nhiều cảm xúc, cái Tôi thi sĩ đa diện biến hóa ở từng chặng đường thơ. Nhưng, điểm cốt lõi làm nên nét đặc trưng nhất quán của thơ Hàn là : cảm xúc thiết tha đến đau thương tuyệt vọng (Chu Văn Sơn). Đó là nỗi thiết tha của một con người yêu đời, ham sống mãnh liệt. Càng ý thức sâu sắc về cái chết đang cận kề, nhà thơ càng khát khao sống. Nhưng, càng khao khát sống lại càng tuyệt vọng. Vì thế Hàn Mặc Tử yêu đời tha thiết đến khắc khoải : 
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có trở trăng về kịp tối nay ? 
yêu người sâu nặng đến đớn đau : 
Ngưòi đi một nửa hồn tôi mất
Một nửa hồn tôi hóa dại khờ
bơ vơ đến cùng cực : 
Tôi còn ở đây hay ở đâu
Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu
Sao bông phượng nở trong màu huyết 
Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu
Cảm xúc đau thương đến tột cùng đã đẩy thơ Hàn Mặc Tử đến trạng thái điên cuồng, riết róng. Đó là nguồn gốc của thơ Điên - một dấu ấn riêng biệt của Hàn trong phong trào Thơ mới. 
- Về hình thức nghệ thuật : 
Hàn Mặc Tử chịu ảnh hưởng sâu sắc thơ tượng trưng của Pháp, nhà thơ đã đưa Thơ mới đến một bước xa hơn trong cách tân nghệ thuật. Thơ Hàn Mặc Tử là sự vận dụng sáng tạo các thủ pháp nghệ thuật tinh vi huyền diệu của thơ tượng trưng: 
 Thứ nhất, Hàn Mặc Tử đẩy thơ đến địa hạt của cõi tâm linh, cõi vô thức, mạch cảm xúc thơ bất định phi logic. Ví dụ: Đây thôn Vĩ Dạ- bài thơ có sự nhảy cóc trong mạch cảm xúc, không tuân theo logic không gian thời gian, tâm lí thông thường. 
Thứ hai, nhà thơ tạo nên những câu thơ bài thơ giàu nhạc tính. Ví dụ: 
 Trăng, Trăng, Trăng! Là Trăng, Trăng, Trăng!
Ai mua trăng tôi bán trăng cho 
hoặc bài thơ Chuỗi cười nhà thơ sử dụng điệp khúc 4 câu thơ tạo nhạc tính cho bài. 
 Thứ ba, nhà thơ sử dụng thành công hệ thống biểu tượng độc đáo và đầy ý nghĩa (trăng , hồn).
 Thứ tư, cách sử dụng kết hợp ngôn ngữ khác lạ tạo tương giao giữa các giác quan. Ví dụ : Cười no nên sặc sụa cả mùi trăng” , “ta nằm trong vũng trăng đêm ấy” 

Tài liệu đính kèm:

  • doccac_tac_gia_tieu_bieu_trong_phong_trao_tho_moi.doc