Đề kiểm tra tập trung môn Ngữ văn – khối 10

Đề kiểm tra tập trung môn Ngữ văn – khối 10

Thời gian: 90 phút

I/ CÂU 1: (5,0 điểm):

 Tinh thần “Đồng cam cộng khổ, tương thân tương ái” vốn là một trong những tính cách đáng quý của nhân dân ta. Anh/chị hãy viết một bài văn thể hiện suy nghĩ của mình về vấn đề này.

II/ CÂU 2: (5,0 điểm)

 Hãy phân tích phần một bài “Bình Ngô đại cáo” để thấy được tư tưởng nhân nghĩa, lòng tự hào, tự tôn dân tộc.

 “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có Vậy nên:

Lưu Cung tham công nên thất bại Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã

Việc xưa xem xét

Chứng cứ còn ghi.”

(Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi – SGK Ngữ Văn tập 2)

 

docx 6 trang ngocvu90 5630
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra tập trung môn Ngữ văn – khối 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA TẬP TRUNG 
Môn: NGỮ VĂN – Khối: 10 
Thời gian: 90 phút 
I/ CÂU 1: (5,0 điểm): 
 Tinh thần “Đồng cam cộng khổ, tương thân tương ái” vốn là một trong những tính cách đáng quý của nhân dân ta. Anh/chị hãy viết một bài văn thể hiện suy nghĩ của mình về vấn đề này. 
II/ CÂU 2: (5,0 điểm) 
 Hãy phân tích phần một bài “Bình Ngô đại cáo” để thấy được tư tưởng nhân nghĩa, lòng tự hào, tự tôn dân tộc. 
 “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân 
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo 
Như nước Đại Việt ta từ trước, 
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. 
Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác. 
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập, 
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương. 
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, 
Song hào kiệt đời nào cũng có Vậy nên: 
Lưu Cung tham công nên thất bại Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô 
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã 
Việc xưa xem xét 
Chứng cứ còn ghi.” 
(Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi – SGK Ngữ Văn tập 2) 
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA TẬP TRUNG 
Môn: NGỮ VĂN – Khối: 10
THỜI GIAN: 90 phút
PHẦN
NỘI DUNG
ĐIỂM
I
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
5,0
 Tinh thần “Đồng cam cộng khổ, tương thân tương ái” vốn là một trong những tính cách đáng quý của nhân dân ta. Viết một bài văn thể hiện suy nghĩ của em về vấn đề này.
Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
0,5
Có đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
0,5
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: “Đồng cam cộng khổ, tương thân tương ái” trong xã hội hiện nay.
Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm thể hiện sự sâu sắc trong phân tích, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng
3,0
- Giải thích: đồng cam cộng khổ, tương thân tương áí là cùng chia sẻ khó khăn, giúp đở, động viên nhau.
- Ý nghĩa của vấn đề đối với xã hội:
+ Giúp xây dựng tinh thần đoàn kết trong cộng đồng.
+ Là sức mạnh của dân tộc vượt qua những biến cố.
+ Giúp xã hội ổn định và thể hiện niềm tin vào cộng đồng.
- Dẫn chứng phù hợp với luận điểm.
- Phản đề: mỗi người cần tự lo cho mình tốt trước khi chia sẻ khó khăn với người khác.
=> Vẻ đẹp của tinh thần “Đồng cam cộng khổ, tương thân tương ái” sẽ tỏa sáng ngay những lúc dân tộc nguy khó, là bản chất truyền thống tốt đẹp của người Việt nói riêng và nhân loại nói chung.
Phê phán những người sống chỉ biết nghĩ đến lợi ích cá nhân.
-Rút ra bài học cho bản thân.
0,5
1,5
0,5
0,5
d.Sáng tạo
0,5
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện ý nghĩa sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
0,5
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
II
NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
5,0
Phân tích đoạn 1 bài “Bình Ngô đại cáo”
Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
0,5
Có đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 
0,5
Giới thiệu sơ lược về tác giả Nguyễn Trãi và tác phẩm Bình Ngô đại cáo
+ Nguyễn Trãi là nhà chính trị, quân sự lỗi lạc, tài ba, nhà văn nhà thơ với sự nghiệp sáng tác đồ sộ.
+ Bình Ngô đại cáo là áng thiên cổ hùng văn, là bản tuyên ngôn hùng hồn của dân tộc ta.
- Dẫn dắt và nêu vấn đề: tư tưởng nhân nghĩa, lòng tự hào, tự tôn dân tộc trong đoạn 1.
Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: thể hiện sự sâu sắc trong phân tích, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng
3,0
 * Luận điểm 1: Tư tưởng nhân nghĩa.
- “Nhân nghĩa” là phạm trù tư tưởng của Nho giáo chỉ mối quan hệ giữa người với người dựa trên cơ sở tình thương và đạo lí.
- “Nhân nghĩa” trong quan niệm của Nguyễn Trãi: kế thừa và thêm nội dung “trừ bạo”
-> Tác giả đã bóc trần luận điệu xảo trá của giặc Minh đồng thời phân biệt rõ ràng ta chính nghĩa, giặc phi nghĩa.
=> Tư tưởng của Nguyễn Trãi là sự kết hợp tinh túy giữa nhân nghĩa và thực tiễn dân tộc, tạo cơ sở vững chắc cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
* Luận điểm 2: Tuyên ngôn độc lập.
- Nguyễn Trãi đã khẳng định độc lập của nước Đại Việt bằng một loạt các dẫn chứng thuyết phục:
+ Nền văn hiến lâu đời
+ Cương vực lãnh thổ riêng biệt, có nhân tài hào kiệt.
+ Phong tục Bắc Nam phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc
+ Lịch sử lâu đời trải qua các triều đại Triệu, Đinh, Lí, Trần.
- Các từ ngữ “từ trước, đã lâu, vốn xưng, đã chia”: sự tồn tại, vững mạnh hiển nhiên của Đại Việt.
-> Bằng cách liệt kê, tác giả đưa ra các chứng cứ hùng hồn, thuyết phục khẳng định dân tộc Đại Việt là quốc gia độc lập.
* Luận điểm 3: Lời răn đe quân xâm lược.
- Sử dụng phép liệt kê:
+ Lưu Cung - vua Nam Hán thất bại với chủ ý thu phục Đại Việt.
+ Triệu Tiết - tướng nhà Tống thua nặng khi cầm quân đô hộ nước ta.
+ Toa Đô, Ô Mã,... là các tướng nhà Nguyên cũng phải bỏ mạng khi cầm quân xâm lược.
=> Lời cảnh cáo, răn đe đanh thép những kẻ bất nhân bất nghĩa dám xâm phạm lãnh thổ, chủ quyền dân tộc ta đều phải trá giá đắt, đồng thời cũng thể hiện niềm tự hào bởi những chiến công của nhân dân Đại Việt.
* Đặc sắc nghệ thuật
- Ngôn ngữ đanh thép, lý lẽ thuyết phục, lập luận chặt chẽ.
- Giọng điệu hào hùng, mạnh mẽ
- Sử dụng các biện pháp so sánh, liệt kê,...
- Sử dụng những câu văn song hành, 
1,0
0,75
0,75
0,5
d.Sáng tạo
0,5
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện ý nghĩa sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
0,5
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II = 10,00 ĐIỂM

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_tap_trung_mon_ngu_van_khoi_10.docx