Tài liệu luyện thi THPT quốc gia môn Hóa học phần lớp 10 - Chương 4: Phản ứng oxi hóa - khử

Tài liệu luyện thi THPT quốc gia môn Hóa học phần lớp 10 - Chương 4: Phản ứng oxi hóa - khử

II-Các khái niệm

• Chất khử là chất nhường electron, là chất chứa nguyên tố có số oxi hoá tăng sau phản ứng.

 Chất khử còn được gọi là chất bị oxi hoá.

• Chất oxi hoá là chất thu electron, là chất chứa nguyên tố có số oxi hoá giảm sau phản ứng.

 Chất oxi hoá còn được gọi là chất bị khử.

• Quá trình oxi hoá (hay sự oxi hoá) là quá trình nhường electron.

• Quá trình khử (hay sự khử) là quá trình thu electron.

Trong phản ứng oxi hoá - khử, tổng số electron do chất khử nhường bằng tổng số electron mà chất oxi hoá nhận.

 Một chất chỉ có thể nhường eletron khi có mặt một chất nhận eletron. Vì vậy trong phản ứng oxi hoá-khử, sự oxi hoá và sự khử bao giờ cũng diễn ra đồng thời.

Ví dụ: 2Na + Cl2  2NaCl

 Na: Chất khử (chất bị oxi hóa - bị chất nào oxi hóa ?).

 Cl2: Chất oxi hoá (chất bị khử - bị chất nào khử ?).

 Sự oxi hoá (hoặc quá trình oxi hoá): Na  Na+ + 1e

 Sự khử (hoặc quá trình khử): Cl + 1e  Cl

 III-Lập phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá- khử

1. Số oxi hoá (còn gọi là mức oxi hóa) (Từ điển hóa học phổ thông tr.271)

Số oxi hoá còn gọi là mức oxi hóa với giả định rằng liên kết giữa hai nguyên tử khác nhau trong phân tử mọi hợp chất đều là liên kết ion.

Số oxi hóa của nguyên tố là số đại số có cùng dấu và số trị như điện tích của ion tương ứng.

 

doc 65 trang ngocvu90 7370
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu luyện thi THPT quốc gia môn Hóa học phần lớp 10 - Chương 4: Phản ứng oxi hóa - khử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TĂNG VĂN Y TÀI LIỆU LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2018-2019 
THPT LỤC NAM BẮC GIANG PHẦN LỚP 10 - (chỉnh 15/08/2017)
Chương 4 - Phản ứng oxi hóa - khử (in tr 1-38 bản) 
PHẢN ỨNG OXI HOÁ - KHỬ
CÂN BẰNG PHƯƠNG TRÌNH PHẢN ỨNG OXI HOÁ - KHỬ
I-Định nghĩa
Phản ứng oxi hoá-khử là phản ứng hoá học, trong đó có sự chuyển electron giữa các chất phản ứng; hay phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng hoá học trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của một số nguyên tố.
2´1e
 Ví dụ: 
 - Nguyên tử nhường electron cho nguyên tử:
1´2e
 2Na + Cl2 ® 2NaCl
 - Nguyên tử nhường electron cho ion:
2´1e
 Fe + Cu2+ ® Fe2+ + Cu¯
 - Ion nhường electron cho nguyên tử:
2´1e
 2Fe2+ + Cl2 ® 2Fe3+ + 2Cl-
 - Ion nhường electron cho ion:
 2I- + 2Fe3+ ® I2 + 2Fe2+
Hoặc: MnO4- + 5Fe2+ + 8H+ ® Mn2+ + 5Fe3+ + 4H2O 
 0
-1
-1
-1
-1
-2
-2
 - Thay đổi số oxi hoá (chuyển dịch electron):
 CH2=CH2 + Br2 ¾® CH2Br-CH2Br
Như vậy, nguyên tử, phân tử và ion đều có thể tham gia vào phản ứng oxi hoá - khử.
II-Các khái niệm 
· Chất khử là chất nhường electron, là chất chứa nguyên tố có số oxi hoá tăng sau phản ứng.
 Chất khử còn được gọi là chất bị oxi hoá.
· Chất oxi hoá là chất thu electron, là chất chứa nguyên tố có số oxi hoá giảm sau phản ứng.
 Chất oxi hoá còn được gọi là chất bị khử.
· Quá trình oxi hoá (hay sự oxi hoá) là quá trình nhường electron.
· Quá trình khử (hay sự khử) là quá trình thu electron.
Trong phản ứng oxi hoá - khử, tổng số electron do chất khử nhường bằng tổng số electron mà chất oxi hoá nhận.
 Một chất chỉ có thể nhường eletron khi có mặt một chất nhận eletron. Vì vậy trong phản ứng oxi hoá-khử, sự oxi hoá và sự khử bao giờ cũng diễn ra đồng thời. 
Ví dụ: 2Na + Cl2 ® 2NaCl
 Na: Chất khử (chất bị oxi hóa - bị chất nào oxi hóa ?).	 
 Cl2: Chất oxi hoá (chất bị khử - bị chất nào khử ?).
	Sự oxi hoá (hoặc quá trình oxi hoá): Na ® Na+ + 1e
	Sự khử (hoặc quá trình khử): Cl + 1e ® Cl- 
 III-Lập phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá- khử
1. Số oxi hoá (còn gọi là mức oxi hóa) (Từ điển hóa học phổ thông tr.271)
Số oxi hoá còn gọi là mức oxi hóa với giả định rằng liên kết giữa hai nguyên tử khác nhau trong phân tử mọi hợp chất đều là liên kết ion.
Số oxi hóa của nguyên tố là số đại số có cùng dấu và số trị như điện tích của ion tương ứng.
2. Qui tắc xác định số oxi hoá
 a- Số oxi hoá của nguyên tố trong các đơn chất bằng không.
 b- Trong một phân tử, tổng số số oxi hoá của các nguyên tố bằng không.
 c- Trong một ion:
 + Số oxi hoá của các ion đơn nguyên tử bằng điện tích của ion đó.
 +Trong ion đa nguyên tử, tổng số số oxi hoá của các nguyên tố bằng điện tích của ion.
 d- Trong hầu hết các hợp chất:
+Số oxi hoá của H là +1 (trừ trường hợp các hiđrua kim loại NaH, CaH2 ... hiđro có số oxi hoá là -1).
+Số oxi hoá của Na, K, Ag là +1; của Mg, Ca, Ba, Zn là +2; của Al là +3.
+ Số oxi hoá của oxi là -2 (trừ trường hợp các peoxit H2O2 , Na2O2 , BaO2..., số oxi hoá của oxi là -1, trong OF2 số oxi hoá của oxi là +2).
+2
Cách ghi số oxi hoá: Số oxi hoá được đặt phía trên kí hiệu của nguyên tố, ghi dấu trước, số sau.
-2
-3
+7
-1
+6
+3
-3
0
-3
Ví dụ: Dạng công thức phân tử, ion.
 Cl2, NH3, Al2O3, H2SO4, NaH, MnO4-, NH4+ , OF2, C2H6, C2H6O.
Ví dụ: Dạng công thức cấu tạo (chất hữu cơ viết ở dạng công thức cấu tạo khai triển).
-1
+1
-3
-3
-1
-3
+1
-3
-3
+3
-2
+4
Theo công thức cấu tạo, cứ mỗi một gạch liên kết giữa hai nguyên tử tính một đơn vị vào số oxi hóa của cả hai (nguyên tố có độ âm điện nhỏ hơn mang dấu dương, độ âm điện lớn hơn mang dấu âm), nếu là hai nguyên tử cùng loại thì không tính. (Từ điển hóa học phổ thông tr-272).
O = C = O, H- O - O - H , CH3-CH3, CH3-CH2-OH, CH3-CH=O, CH3-COOH. 
Được tính một cách qui ước như vậy nên số oxi hóa của một số nguyên tố không luôn trùng với hóa trị của nguyên tố đó. Ví dụ, số oxi hóa của C trong các hợp chất ở trên là +4, -3, -1, +1, +3 tương ứng nhưng hóa trị của C trong tất cả các hợp chất đó luôn bằng 4. 
 Dựa vào số oxi hóa có thể phân biệt phản ứng oxi hóa - khử, lựa chọn hệ số để lập phương trình phản ứng hóa học và dự đoán tính oxi hóa hay tính khử của chất. 
 Định nghĩa sự oxi hoá và sự khử trên cơ sở số oxi hoá
 Sự oxi hoá một nguyên tố làm tăng số oxi hoá của nguyên tố đó và sự khử một nguyên tố là làm giảm số oxi hoá của nguyên tố đó.
 Vậy, phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng hoá học trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của một số nguyên tố.
3.* Dựa vào số oxi hoá của một nguyên tố trong một chất, có thể dự đoán tính oxi hoá hay tính khử của chất
 · Khi một nguyên tố có số oxi hoá cao nhất thì chỉ có thể có tính oxi hoá mà không thể có tính khử.
 Ví dụ: KMnO4 , HClO4 , H2SO4 , K2Cr2O7 , HNO3 ,...
 · Khi một nguyên tố có số oxi hoá thấp nhất thì chỉ có thể có tính khử mà không thể có tính oxi hoá.
Ví dụ: HI, HBr, HCl, H2S, NH3...
 · Khi một nguyên tố có số oxi hoá trung gian, tuỳ thuộc vào điều kiện (phản ứng với chất nào) mà thể hiện tính oxi hoá hay tính khử.
 Chú ý: Trong phân tử có chứa nguyên tố thể hiện tính oxi hóa và nguyên tố thể hiện tính khử thì chất đó vừa thể hiện tính oxi hóa, vừa thể hiện tính khử. Ví dụ: HCl, FeCl3, 
Số oxi hóa -2 0 +4 +6
Xét các số oxi hoá thường gặp của lưu huỳnh:
Hợp chất H2S S SO2 SO3
 S2- H2SO3 H2SO4
Số oxi hoá nhỏ nhất trung gian lớn nhất
+6
nhường 2e
nhận 4e
+4
 Ví dụ 1:
 S0 ¬¾¾¾ SO2 ¾¾¾® H2SO4 
Các phương trình phản ứng minh họa:
 2H2S + SO2 ® 3S + 2H2O 
+1
-1
 SO2 + Br2 + 2H2O ® H2SO4 + 2HBr 
Ví dụ 2: HCl
 2H+1 + 2e ® H2 ; 2Cl- ® Cl2 + 2e
 (tính oxi hóa) (tính khử)
Các phương trình phản ứng minh họa:
 Zn + 2HCl ® ZnCl2 + H2
 2KMnO4 + 16HCl ® 2MnCl2 + 5Cl2 + 2KCl + 8H2O
4. Tính số electron trao đổi (nhường hoặc thu) của một nguyên tố trong phản ứng
 Số electron trao đổi = Số oxi hoá lớn - số oxi hoá bé
 (Số electron trao đổi luôn đặt bên phía số oxi hóa lớn của nguyên tố, phía trái: nhận hoặc thu electron, phía phải: nhường hoặc cho electron). 
Sơ đồ
Nửa phản ứng
Tính số electron trao đổi
 H2SO4 ® SO2
 S+6 + 2e ® S+4
(6 - 4) = 2
 H2SO4 ® S
 S+6 + 6e ® S0
(6 - 0) = 6
 H2SO4 ® H2S
 S+6 + 8e ® S-2
(6 - (-2)) = 8
 HNO3 ® NO
N+5 + 3e ® N+2
(5 - 2) = 3
 HNO3 ® N2O
2N+5 + 8e ® 2N+1
2´(5 - 1) = 8
 HNO3 ® NxOy
xN+5 + (5x - 2y)e ® xN+2y/x
x´(5 - ) = (5x – 2y)
 HNO3 ® N2Ox
2N+5 + (5x – 2y) ® 2N+x
2´(5 – x) = (10 - 2x)
 Fe ® Fe3+
 Fe ® Fe+3 + 3e
 (3 - 0) = 3 (nhường)
 Fe3O4 ® Fe3+
hoặc FeO.Fe2O3 ® Fe+3
3Fe+8/3 ® 3Fe+3 + 1e
Fe+2.2Fe+3 ® 3Fe+3 + 1e
3´() = 1 (nhường)
 3 - 2 = 1
 Fe3O4 ® Fe
3Fe+8/3 + 8e ® 3Fe0 
3´() = 8 (nhận)
 FexOy ® Fe3+
xFe+2y/x ® xFe+3 + (3x - 2y)e
x´(3 - ) = (3x – 2y) (nhường) 
 FexOy ® Fe
xFe+2y/x + (2y)e ® xFe0
x(- 0) = 2y (nhận)
 Trong trường hợp một phân tử có nhiều nguyên tố thay đổi số oxi hoá. 
Áp dụng: Trong phân tử tổng số số oxi hoá của các nguyên tố bằng 0, tính số electron một phân tử trao đổi sẽ đơn giản hơn tính số oxi hoá riêng của từng nguyên tố. Cần chú ý tới số nguyên tử của từng nguyên tố trong một phân tử.
 Ví dụ: FeS2 ® Fe2O3 + SO2 (1 phân tử FeS2 có 1 nguyên tử Fe, 2 nguyên tử S) ; 
 (FeS2)0 ® Fe+3 + 2S+4 + 11e ; 
 As2S3 ® H3AsO4 + H2SO4 (1 phân tử As2S3 có 2 nguyên tử As, 3 nguyên tử S)
 (As2S3)0 ® 2As+5 + 3S+6 + 28e.
Ví dụ: (T1-tr7 17.KB-07) Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2 thì một phân tử CuFeS2 sẽ
A. nhường 12 electron. 	B. nhận 13 electron. 
C. nhận 12 electron. 	D. nhường 13 electron.
5. Xác định sản phẩm của sự khử hay sự oxi hoá
Trong trường hợp này nên áp dụng định luật bảo toàn electron:
Số mol electron chất khử cho bằng số mol electron chất oxi hoá nhận, xác định số mol electron trao đổi tạo 1 mol sản phẩm (hoặc xác định số oxi hoá của sản phẩm).
Gọi k là số mol electron trao đổi tạo 1 mol sản phẩm, .
a) Xác định sản phẩm của sự khử
Các số oxi hoá thường gặp của lưu huỳnh:
 -2 0 +4 +6
 H2S S SO2 H2SO4
- Chất oxi hoá H2SO4 (đặc, nóng) và các sản phẩm khử tương ứng: 
Sơ đồ phản ứng
Nửa phản ứng
k
 H2SO4 ® SO2
 S+6 + 2e ® S+4
k = 2
 H2SO4 ® S
 S+6 + 4e ® S0
k = 4
 H2SO4 ® H2S
 S+6 + 8e ® S-2
k = 8
 -3 0 +1 +2 +4 +5
 NH3 (NH4NO3) N2 N2O NO NO2 HNO3
* Các số oxi hoá thường gặp của nitơ:
- Chất oxi hoá HNO3 và các sản phẩm khử tương ứng:
Sơ đồ phản ứng
Nửa phản ứng
k
 HNO3 ® NO2
 N+5 + 1e ® N+4
k = 1
Chất
khí
 HNO3 ® NO
 N+5 + 3e ® N+2
k = 3
 HNO3 ® N2O
 2N+5 + 8e ® 2N+1
k = 8
 HNO3 ® N2
 2N+5 + 10e ® N20
k = 10
 HNO3 ® NH4NO3
 N+5 + 8e ® N-3
 k = 8 (muối amoni)
* Ví dụ 1: Cho 0,1 mol Mg tác dụng với HNO3 thu được 0,02 mol khí X. Xác định Công thức phân tử của X. 
Giải: Nửa phản ứng nhường electron của chất khử (Mg):
 Mg0 ® Mg+2 + 2e
 (mol) 0,1 0,2
Số mol electron chất khử (Mg) nhường: 0,2 mol. Þ Sản phẩm là N2.
(T.tự T1-tr9-2.(CĐ-08)-Câu 43: Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), sinh ra 2,24 lít khí X (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Khí X là
A. N2O.	 B. NO2.	 C. N2.	 D. NO.)
 Ví dụ 2: (T1-tr9) Câu 3: Cho 9,6 gam Mg tác dụng với axit sunfuric đậm đặc, thấy có 49 gam H2SO4 tham gia phản ứng, sản phẩm tạo thành là MgSO4, H2O và sản phẩm khử X. Sản phẩm khử X là
A. SO2. 	B. S. 	C. H2S. 	D. SO2 và H2S. 
 Giải: Số mol Mg 0,4 mol, số mol elelectron chất khử nhường 0,8 mol.
 số mol MgSO4 là 0,4 mol.
 Số mol H2SO4 0,5 mol 
 số mol của X = 0,5 - 0,4 = 0,1 (X chứa 1 nguyên tử S).
 k = Þ Sản phẩm khử là H2S.
 Ví dụ 3: (T3-tr7)- 1.(KA-14)Câu 35: Cho hỗn hợp gồm 1 mol chất X và 1 mol chất Y tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư) tạo ra 1 mol khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Hai chất X, Y là: 
 A. Fe, Fe2O3.	 B. Fe, FeO.	C. Fe3O4, Fe2O3.	 D. FeO, Fe3O4. 
Giải: + Nhận xét: X và Y không chứa lưu huỳnh. 
Chú ý: Fe3O4 có thể biểu diễn dạng FeO.Fe2O3.
Tính số mol electron trao đổi theo số mol SO2 (1 mol) hoặc số mol SO2 = .
 S+6 + 2e ® S+4 (SO2)
 (mol) 2 <--------- 1 
 Þ 1 mol X và 1mol Y nhường 2 mol electron, chỉ có FeO và Fe3O4 (FeO.Fe2O3) phù hợp.
 Ví dụ 4; (T1-tr9 1. KB-07)-Câu 46: Cho 0,01 mol một hợp chất của sắt tác dụng hết với H2SO4 đặc nóng (dư), chỉ thoát ra 0,112 lít (ở đktc) khí SO2 (là sản phẩm khử duy nhất). Công thức của hợp chất sắt đó là
A. FeO	B. FeS2.	C. FeS.	D. FeCO3.
Giải: + Nếu hợp chất của sắt không chứa lưu huỳnh: FeO. (FeCO3 loại vì có CO2­). 
Tính số mol electron theo số mol SO2 (0,005 mol).
 S+6 + 2e ® S+4 (SO2)
 (mol) 0,01 <--------- 0,005 
 Þ 1 mol hợp chất của sắt trao đổi k = mol electron Þ Hợp chất là FeO.
Hoặc:
Hợp chất
FeO
FeCO3 
Chất khử nhường e
 Fe+2 ® Fe+3 + 1e
0,01 -----------> 0,01 
FeCO3 ® Fe3+ + (CO2) + 1e
 loại, vì có khí CO2
Chất oxi hóa nhận e
 S+6 + 2e ® S+4 (SO2)
 0,01 --------> 0,005 , chọn
 + Nếu hợp chất của săt chứa lưu huỳnh: FeS2 và FeS. 
- Tính số mol electron trao đổi theo hợp chất của sắt (0,01 mol), số mol SO2 do hợp chất sắt tạo ra.
- Tính số mol SO2 sinh ra do H2SO4 bị khử (theo số mol electron) và tính tổng sô mol SO2.
Hợp chất
FeS2
FeS
Chất khử nhường e
(FeS2)0 ® Fe+3+2S+4 (2SO2) + 11e
0,01 -----------------> 0,02 ----> 0,11 
(FeS)0 ® Fe+3+ S+4 (SO2) + 7e
0,01 ----------------> 0,01 ----> 0,07 
Chất oxi hóa nhận e
 S+6 + 2e ® S+4 (SO2)
 0,11 --------> 0,055
 S+6 + 2e ® S+4 (SO2)
 0,07 --------> 0,035
Tổng số mol SO2
 0,02 + 0,055 = 0,075 mol.
 0,01 + 0,035 = 0,045 mol.
 · Tổng quát: X + H2SO4 đặc nóng ® SO2 + Fe2(SO4)3 + H2O 
 Số mol SO2 = + (do X tạo ra) ; ne: số mol electron 1 mol chất X nhường.
 Áp dụng, tính với 1 mol chất X (lập tỉ lệ số mol X : số mol SO2). 
Chất
FeO
Fe3O4 (FeO.Fe2O3)
Fe
FeSO3
FeS
FeS2
Số mol e
1
1
3
1
7
11
Số mol SO2
0,5
0,5
1,5
0,5 + 1 = 1,5
3,5 + 1 = 4,5
5,5 + 2 = 7,5
 Ví dụ 5: -Câu 2: Cho 0,01 mol một hợp chất của sắt tác dụng hết với H2SO4 đặc nóng (dư), chỉ thoát ra 1,008 lít (ở đktc) khí SO2 (là sản phẩm khử duy nhất). Công thức của hợp chất sắt đó là
A. FeO	 B. FeS2.	 C. FeS.	 D. FeCO3. 
Giải: Số mol SO2 = 0,045 mol Þ Tỉ lệ số mol X : SO2 = 0,01 : 0,045 = 1 : 4,5. Chọn C.
 Ví dụ 6: (T2-tr6)-Câu 5: Cho các chất: (a) Fe, (b) FeS, (c) Fe3O4, (d) FeSO3. 
 Có sơ đồ phản ứng sau: 
 X + H2SO4 ( đặc, nóng, dư) ® Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O. 
 Trong đó: số mol SO2 : số mol X = 3 : 2. Số chất trong dãy thỏa mãn điều kiện trên là 
 A. 1.	 B. 2.	 C. 3.	 D. 4. 
 Giải: Thay hệ số: 2X + H2SO4 ( đặc, nóng, dư) ® Fe2(SO4)3 + 3SO2 + H2O. 
 - Nếu X không chứa lưu huỳnh (Fe , Fe3O4), tính số mol electron theo số mol SO2.
 S+6 + 2e ® S+4 (SO2) Þ 2 mol X nhường 6 mol electron: Fe0 ® Fe+3 + 3e
 6 mol 6 mol
 Fe3O4 (coi như FeO.Fe2O3) , 2 mol nhường 2 mol electron: Fe+2 ® Fe+3 + 1e.
 hoặc:
Hợp chất
Fe
Fe3O4 hay FeO.Fe2O3 
Chất khử nhường e
 Fe0 ® Fe+3 + 3e
 2 mol--------> 6 mol 
 Fe+2 ® Fe+3 + 1e
 2 mol 2 mol
Chất oxi hóa nhận e
 S+6 + 2e ® S+4 (SO2)
 6 mol------> 3 mol , chọn
 S+6 + 2e ® S+4 (SO2)
 2 mol-------> 1 mol , loại
 - Nếu X chứa lưu huỳnh: FeS và FeSO3.
Hợp chất
FeS
FeSO3
Chất khử nhường e
 (FeS)0 ® Fe+3+S+4 (SO2) + 7e
(mol) 2 ---------------> 2 ---> 14 
 FeSO3 ® Fe+3+ (SO2) + 1e
(mol ) 2 --------------> 2 ----> 2 
Chất oxi hóa nhận e
 S+6 + 2e ® S+4 (SO2)
 (mol) 14 -----------> 7 
 S+6 + 2e ® S+4 (SO2)
 (mol) 2 -----------> 1
Tổng số mol SO2
 2 + 7 = 9 mol, loại.
 2 + 1 = 3 mol, chọn.
 Ví dụ 7: (T3-tr7)- Câu 1: Cho sơ đồ phản ứng sau: 
 Hợp chất X + H2SO4 ( đặc, nóng) ® Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O. 
 Trong đó số mol SO2 sinh ra gấp 1,5 lần số mol của X. X là chất nào trong các chất sau ?
 A. FeS2.	 B. FeS.	 C. Fe3O4.	 D. FeSO3. 
 Trường hợp có tạo muối amoni (NH4NO3)
 Ví dụ 8: (T1-tr9)-Câu 6: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp M gồm 0,07 mol Mg và 0,005 mol MgO vào dung dịch HNO3 dư thu được 0,224 lít khí X (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận Y thu được 11,5 gam muối khan. X là
A. NO.	 B. N2.	 C. N2O.	 D. NO2.
 Giải: Số mol elelectron chất khử (Mg) nhường 0,14 mol, nX = 0,01 mol.
 Mg(NO3)2 : 0,75. 148 = 11,1 gam < 11,5 gam
 So sánh khối lượng muối Þ có muối NH4NO3, 11,5 - 11,1 = 0,4 gam.
 số mol NH4NO3 = 0,005 mol Þ ne = 0,04 mol.
 Số mol electron tạo X là: 0,14 - 0,04 = 0,1 mol
 k = Þ Sản phẩm khử là N2.
b) Xác định sản phẩm của sự oxi hoá
* Chất khử H2S và các sản phẩm oxi hoá tương ứng: 
Sơ đồ phản ứng
Nửa phản ứng
k
 H2S ® S
 S-2 ® S0 + 2e
k = 2
 H2S ® SO2
 S-2 ® S+4 + 6e
k = 6
 H2S ® H2SO4 
 S-2 ® S+6 + 8e
k = 8
 * Chất khử NH3 và các sản phẩm oxi hoá tương ứng:
Sơ đồ phản ứng
Nửa phản ứng
k
 NH3 ® N2
 2N-3 ® N20 + 6e
k = 6
 NH3 ® NO
 N-3 ® N+2 + 5e
k = 5
 Ví dụ 9: (T1-tr9) Câu 8: Oxi hoá H2S trong điều kiện thích hợp cần dùng hết 4,48 lít khí oxi (ở đktc), thu được 0,4 mol sản phẩm oxi hoá duy nhất có chứa lưu huỳnh. Khối lượng sản phẩm chứa lưu huỳnh là 
A. 25,6 gam.	 B. 12,8 gam.	 C. 13,6 gam.	 D. 39,2 gam.
 Ví dụ 10: (T2-tr6)-Câu 3: Oxi hoá amoniac trong điều kiện thích hợp cần dùng hết 0,3 mol khí oxi, thu được 0,2 mol chất X là sản phẩm oxi hoá duy nhất có chứa nitơ. Sản phẩm chứa nitơ là
 A. N2. 	 B. N2O.	 C. NO.	D. NO2. 
Giải: Số mol electron chất oxi hoá (O2) nhận: 1,2 mol. Þ Sản phẩm của sự oxi hóa là N2.
 Dự đoán sản phẩm của sự oxi hóa trong phản ứng của Fe với H2SO4 (hoặc HNO3)
 Tính số mol electron trao đổi theo số mol H+ của axit phản ứng
 Fe + H2SO4 (loãng) ® FeSO4 + H2­
 Với axit H2SO4 đặc, nóng: 
 2Fe + 6H2SO4 (đặc, nóng) ® Fe2(SO4)3 + 3SO2­ + 6H2O (1)
 Nếu Fe còn dư: Fe + Fe2(SO4)3 ® 3FeSO4 (*)
 Từ (1) và (*) Þ Fe + 2H2SO4 ® FeSO4 + SO2­ + 2H2O (2)
 Dự đoán sản phẩm dựa theo tỉ lệ khối lượng (hoặc số mol) các chất.
 · Nếu chỉ tạo Fe2(SO4)3: + Tỉ lệ số mol Fe : số mol H2SO4 = 1 : 3 (hoặc ).
 + Tỉ lệ khối lượng muối : số mol SO2 = 400 : 3 (hoặc )
 · Nếu chỉ tạo FeSO4: + Tỉ lệ số mol Fe : số mol H2SO4 = 1 : 2 (hoặc ).
 + Tỉ lệ khối lượng muối : số mol SO2 = 152 : 1 (hoặc )
 · Nếu tỉ lệ: < < và < < Þ tạo hai muối Fe2(SO4)3 và FeSO4. 
(T1-tr47)-10. (KA-2010) - Câu 26: Cho x mol Fe tan hoàn toàn trong dung dịch chứa y mol H2SO4 
(tỉ lệ x : y = 2 : 5), thu được một sản phẩm khử duy nhất và dung dịch chỉ chứa muối sunfat. Số mol electron do lượng Fe trên nhường khi bị hoà tan là
	A. 3x	 B. y	 C. 2x	D. 2y.
 Giải: Cách 1: Dựa theo tỉ lệ số mol Fe : số mol H2SO4 Þ tạo hai muối Fe2+ (a mol) và Fe3+ (b mol)
 Ta có số mol electron Fe nhường: ne = (2a + 3b)
 Số mol SO42- (trong muối) = = a + 1,5b; 
 số mol SO2 = = a + 1,5b.
 Số mol H2SO4 = số mol SO42- (trong muối) + số mol SO2 = + = ne = 2a + 3b = y.
 Cách 2: Tính theo phương trình ion electron. 
 Mối liên hệ giữa số mol H+ và số mol electron.
 SO42- + 4H+ + 2e ® SO2 + 2H2O
 (mol) 2y y
(Đề ktra12-tr50)-Câu 16: Cho a mol Fe vào dung dịch loãng chứa b mol HNO3, thu được sản phẩm khử NO duy nhất. Cho tỉ lệ , số mol electron do lượng Fe trên nhường khi bị hòa tan là
 A. 3a. B. 2,25a. C. 2a. D. 2,5a. 
 Giải: Dự đoán sản phẩm.
 Fe + 4HNO3 ® Fe(NO3)3 + NO + 2H2O (1)
 3Fe + 8HNO3 ® 3Fe(NO3)2 + 2NO + 4H2O (2)
 · Nếu tỉ lệ:=2,67 < = 3 < = 4 Þ tạo hai muối Fe(NO3)2 (x mol) và Fe(NO3)3 (y mol).
 Cách 1: Ta có số mol electron Fe nhường là: ne = (2x + 3y). 
 Số mol NO3- (trong muối) = ne = 2x + 3y; 
 số mol NO = . 
 Số mol HNO3 = số mol NO3- (trong muối) + số mol NO = ne + = b = 3a Þ ne = 2,25a.
 Cách 2: Tính theo phương trình ion electron. 
 Mối liên hệ giữa số mol H+ và số mol electron.
 NO3- + 4H+ + 3e ® NO + 2H2O
 (mol) b= 3a = 2,25a
(T3-tr35 14.KA-14 Câu 7-lấy 1 ý) Cho a gam Fe tan hết vào dung dịch H2SO4, thu được dung dịch chứa 15,6 gam muối sunfat và 2,464 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng Fe đã phản ứng là
 A. 5,60 gam. B. 5,04 gam. C. 4,48 gam. D. 6,16 gam.
 Giải: Cách 1: Áp dụng: 2H2SO4 + 2e ® SO2­ + SO42-(trong muối) + 2H2O
 (ưu điểm không cần dự đoán tạo muối sắt gì !)
 Số mol SO42- trong muối = số mol SO2 = = 0,11 mol.
 - Tìm khối lượng Fe: Số mol SO2 = (2,464 : 22,4) = 0,11 mol 
 Þ số mol SO2 = số mol SO42- (trong muối) = 0,11 mol.
 mFe = mmuối - = 15,6 - 0,11.96 = 5,04 gam. 
 Cách khác: Dự đoán sản phẩm theo tỉ lệ: khối lượng muối/số mol SO2.
 · Tỉ lệ: = 133,3 < = = 141,8 < = 152 
 Þ tạo hai muối FeSO4 (x mol)và Fe2(SO4)3 (y mol).
 Ta có hệ phương trình: Khối lượng muối tạo thành: 152x + 400y = 15,6
 Số mol electron trao đổi: 2x + 6y = 0,22 
 Þ y = 0,02 mol, x = 0,05 mol.
 Số mol Fe = 0,02.2 + 0,05 = 0,09 mol. mFe = 0,09.56 = 5,04 gam.
(Đề ktra12-tr51)-Câu 32: Hòa tan 11,2 gam Fe vào dung dịch HNO3 loãng chứa 0,6 mol HNO3, cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Để tác dụng hết dung dịch X cần vừa đủ V lít dung dịch NaOH 1M (không có không khí), thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
 A. 19,70.	 B. 16,30.	 C. 21,40. D. 18,85.
 (hoặc: Giá trị của V là: A. 0,25. B. 0,30. C. 0,40. D. 0,45)
Giải: (Mối liên hệ giữa số mol H+ , số mol electron, số mol anion gốc axit (trong muối) và anion OH- (trong hiđroxit)).
(Đề ktra12-tr39)-Câu 32: Hòa tan hoàn toàn m gam sắt oxit FexOy bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng, thu được 2,24 lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất của S+6), phần dung dịch đem cô cạn, thu được 120 gam một muối khan duy nhất. Giá trị của m là
A. 46,4. B. 34,8. C. 14,4. D. 43,2 . 
6. Các bước cân bằng phương trình phản ứng oxi hoá khử theo phương pháp thăng bằng electron
- Viết sơ đồ phản ứng với những chất tham gia và tạo thành sau phản ứng.
- Xác định các chất oxi hoá và chất khử.
- Viết các nửa phản ứng. Tính số electron mà mỗi phân tử (hoặc ion) chất oxi hoá nhận và mỗi phân tử (hoặc ion) chất khử nhường.
- Cân bằng các hệ số sao cho tổng số electron do chất khử nhường bằng tổng số electron mà chất oxi hoá nhận.
- Cân bằng các nguyên tố không thay đổi số oxi hoá (thường theo thứ tự: Đếm số nguyên tử kim loại không thay đổi số oxi hoá, gốc axit, các phân tử môi trường (axit, bazơ) và cuối cùng là số phân tử nước).
- Hoàn thành phương trình ở dạng phân tử và kiểm tra lại.
Ví dụ: Cân bằng phương trình các phản ứng oxi hoá - khử sau:
Môi trường axit
 a) KMnO4 + HCl ® MnCl2 + Cl2 + KCl + H2O
 2 Mn+7 + 5e ® Mn+2
 5 2Cl-1 ® Cl2 + 2e
 2KMnO4 + 16HCl ® 2MnCl2 + 5Cl2 + 2KCl + 8H2O
 b) KMnO4 + FeSO4 + H2SO4 ® MnSO4 + Fe2(SO4)3 + K2SO4 + H2O
 2 Mn+7 + 5e ® Mn+2
 5 2Fe+2 ® 2Fe+3 + 2e
 2KMnO4 + 10FeSO4 + 8H2SO4 ® 2MnSO4 + 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 8H2O
 c) Al + HNO3 (loãng) ® Al(NO3)3 + N2O­ + H2O
 3 2N+5 + 8e ® 2N+1
 8 Al0 ® Al+3 + 3e
 8Al + 30HNO3 (loãng) ® 8Al(NO3)3 + 3N2O­ + 15H2O
 (d) KMnO4 + Na2SO3 + H2SO4 ® MnSO4 + K2SO4 + Na2SO4 + H2O
 2´ Mn+7 + 5e ® Mn+2
 5´ S+4 ® S+6 + 2e
 2KMnO4 + 5Na2SO3 + 3H2SO4 ® 2MnSO4 + 5Na2SO4 + K2SO4 + 3H2O
Nhận xét: Vai trò của axit trong các phản ứng oxi hóa - khử.
(a) HCl đóng vai trò là chất khử và môi trường.
 + Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử ? Số phân tử HCl đóng vai trò môi trường ?
 + Tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng ?
 (c) HNO3 đóng vai trò chất oxi hóa và môi trường.
 + Số phân tử HNO3 đóng vai trò chất oxi hóa ? Số phân tử HNO3 đóng vai trò môi trường ?
 + Tổng số phân tử HNO3 tham gia phản ứng ?
 (b, d) H2SO4 đóngvai trò môi trường.
 (d) Hai muối kali và natri, SO32- ® SO42- (tăng 1 O-2). 
· Mối liên hệ giữa số ion H+ và sô phân tử H2O.
 Nếu chất oxi hóa thừa O-2: O-2 (trong chất oxi hóa) + 2H+ ® H2O. 
Bài tập nâng cao
(T3-tr4)-Câu 7: Cho phản ứng:
 Fe3O4 + KMnO4 + H2SO4 ® Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O
 Tổng hệ số (các số nguyên, tối giản) của tất cả các chất trong phương trình hóa học trên là
 A. 120. B. 137. C. 132. D. 126. 
(T3-tr5)-Câu 8: Cho phản ứng:
 Fe(NO3)2 + H2SO4 ® Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3 + NO + H2O
 Tổng hệ số (các số nguyên, tối giản) của tất cả các chất trong phương trình hóa học trên là
 A. 37. B. 31. C. 43. D. 27. 
 Chú ý: 3Fe(NO3)2 · 1 NO3- ¾® 1 NO
 · 5 NO3- (trong muối Fe(NO3)3) , tìm BSCNN 5´3 = 15 ? Môi trường kiềm
 (e) NaCrO2 + Br2 + NaOH ® Na2CrO4 + NaBr + H2O 
 2´ Cr+3 ® Cr+6 + 3e
 3´ Br2 + 2e ® 2Br- 
 2NaCrO2 + 3Br2 + 8NaOH ® 2Na2CrO4 + 6NaBr + 4H2O 
 hoặc đơn giản hơn: CrCl3 + Br2 + NaOH ® Na2CrO4 + NaBr + NaCl + H2O
· Mối liên hệ giữa số ion OH- và số phân tử H2O.
 Nếu sản phẩm của chất khử thiếu O-2: 2OH- ® O-2 (trong sản phẩm của chất khử) + H2O. 
 Môi trường trung tính (nhận xét môi trường sau phản ứng)
 (f) SO2 + KMnO4 + H2O ® MnSO4 + K2SO4 + H2SO4 
 (g) SO2 + Br2 + H2O ® H2SO4 + HBr 
 (h) H2S + Cl2 + H2O ® H2SO4 + HCl 
 (i) O3 + KI + H2O ® O2 + I2 + KOH 
to
 Phản ứng tự oxi hóa tự khử
 Cl2 + KOH ¾® KCl + KClO3 + H2O 
to
 Cl2 + NaOH ¾® NaCl + NaClO + H2O 
 Cl2 + KClO3 ¾® KCl + KClO4 
 Nhận xét: Số oxi hóa của nguyên tố clo. Chú ý khi cân bằng theo Clo (không dùng Cl2o ).
to
 Phản ứng oxi hóa - khử nội phân tử
MnO2 to
 KNO3 ¾® KNO2 + O2
 KClO3 ¾¾® KCl + O2
to
to
 Cu(NO3)2 ¾® CuO + NO2 + O2
to
 AgNO3 ¾® Ag + NO2 + O2
 KMnO4 ¾®
 Nhận xét: Tính số electron chất oxi hóa và chất khử trao đổi trong 1 phân tử chất ? Cân bằng nhanh.
8. Cân bằng phương trình phản ứng oxi hóa - khử dạng ion 
Bước 1: Cân bằng theo phương pháp thăng bằng electron như thông thường.
Bước 2- Áp dụng định luật trung hoà điện: Tổng điện tích hai vế phải bằng nhau. Thêm vào H+ (nếu môi trường axit) hoặc OH- (nếu môi trường kiềm) cho điện tích hai vế bằng nhau.
Bước 3: Thêm các phân tử nước H2O vào vế kia cho đủ, hoặc dựa váo mối liên hệ:
· Môi trường axit: O-2 (trong chất oxi hóa) + 2H+ ® H2O.
· Môi trường kiềm: 2OH- ® O-2 (trong sản phẩm của chất khử) + H2O.
 Môi trường axit (H+) (tham khảo phản ứng 6. (a),(d) để viết phương trình phản ứng dạng ion).
 (a) MnO4- + Cl- + H+ ® Mn2+ + Cl2 + H2O
 2 Mn+7 + 5e ® Mn+2
 5 2Cl-1 ® Cl2 + 2e
 2MnO4- + 10Cl- + 16H+ ® 2Mn2+ + Cl2 + 8H2O
 (b) MnO4- + SO32- + H+ ® Mn2+ + SO42- + H2O
 2´ Mn+7 + 5e ® Mn+2
 5´ S+4 ® S+6 + 2e
 2MnO4- + 5SO32- ® 2Mn2+ + 5SO42-
 2MnO4- + 5SO32- + 6H+ ® 2Mn2+ + 5SO42- + 3H2O
 Vế trái: 12 đơn vị diện tích (-); Vế phải: 6 đơn vị diện tích (-) 
 thêm vào vế trái 6 ion H+, vế phải 3 phân tử nước H2O.
(hoặc đếm số nguyên tử O-2 chất oxi hóa thừa: 3´ (O-2 + 2H+ ® H2O))
(c) Fe3O4 + MnO4- + H+ ® Fe3+ + Mn2+ + H2O
 1´ Mn+7 + 5e ® Mn+2
 5´ Fe+2.2Fe+3 ® 3Fe+3 + 1e (hoặc 3Fe+8/3 ® 3Fe+3 + 1e)
 5Fe3O4 + MnO4- + 48H+ ® 15Fe3+ + Mn2+ + 24H2O
 Môi trường kiềm (OH-) (tham khảo phản ứng 6. (e) để viết phương trình phản ứng dạng ion).
 CrO2- + Br2 + OH- ® CrO42- + Br- + H2O 
 2´ Cr+3 ® Cr+6 + 3e
 3´ Br2 + 2e ® 2Br- 
 2CrO2- + 3Br2 + 8OH- ® 2CrO42- + 6Br- + 4H2O 
 hoặc đơn giản hơn: Cr3+ + Br2 + OH- ® CrO42- + Br- + H2O
 2´ Cr+3 ® Cr+6 + 3e 
 3´ Br2 + 2e ® 2Br-
 2Cr3+ + 3Br2 ® 2CrO42- + 6Br-
 2Cr3+ + 3Br2 + 16OH- ® 2CrO42- + 6Br- + 8H2O
Vế trái: 6 đơn vị diện tích (+); Vế phải: 10 đơn vị diện tích (-)
 thêm vào vế trái 16 ion OH-, vế phải 8 phân tử nước H2O.
(hoặc chất khử thiếu 8O-2: 8´(2OH- ® O-2 + H2O))
9. Phản ứng oxi hóa - khử trong môi trường muối axit của axit mạnh (KHSO4, NaHSO4)
Ví dụ 1: (T1-tr8 20.CĐ-2010)-Câu 29 : Cho phản ứng
	 Na2SO3 + KMnO4 + NaHSO4 ® Na2SO4 + MnSO4 + K2SO4 + H2O
	Tổng hệ số của các chất (là những số nguyên, tối giản) trong phương trình phản ứng là
A. 23. 	B. 27. 	C. 47. 	D. 31.
Cách 1: Cân bằng phương trình phản ứng dạng ion
 5SO32- + 2MnO4- + 6H+ ® 5SO42- + 2Mn2+ + 3H2O
Thay các hệ số: 5Na2SO3 + 2KMnO4 + 6NaHSO4 ® 8Na2SO4 + 2MnSO4 + 3H2O + K2SO4 ;
cuối cùng, đếm các nguyên tử kim loại không thay đổi số oxi hóa 2K+ (K2SO4) và 16Na+ (8Na2SO4).
Cách 2: Cân bằng phản ứng oxi hóa - khử theo các nửa phản ứng, thay các hệ số chính. 
 Nếu chất oxi hóa thừa oxi, trong môi trường axit: O-2 + 2H+ ® H2O.
 Thay các hệ số chính: 5Na2SO3 + 2KMnO4 + NaHSO4 ® Na2SO4 + 2MnSO4 + K2SO4 + H2O;
 SO32- ® SO42- (tăng 1 O-2), số nguyên tử oxi chất oxi hóa thừa (8 - 5) = 3, 3O-2 + 6H+ ® 3H2O. 
 Thay các hệ số vào phương trình.
Ví dụ 2: (T1-tr6) Câu 9: Cho phản ứng hóa học sau:
	aK2SO3 + bK2Cr2O7 + cKHSO4 ¾® dK2SO4 + eCr2(SO4)3 + gH2O
 (các hệ số a, b, c... là những số nguyên, tối giản). Tổng hệ số các chất tham gia phản ứng là
A. 13.	 B. 12.	C. 25.	 D. 18.
Ví dụ 3: Cho phản ứng hóa học sau: 
 Fe3O4 + KMnO4 + KHSO4 ® Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O
	Tổng hệ số của các chất (là những số nguyên, tối giản) trong phương trình phản ứng là
A. 218. 	B. 222. 	C. 225. 	D. 219.
Ví dụ 4: 5 đề thi thử tr5*Câu 3: Cho phản ứng hóa học sau:
 Fe(NO3)2 + KHSO4 ® Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3 + NO + K2SO4 + H2O
 Tổng hệ số (các số nguyên, tối giản) của tất cả các chất trong phương trình hóa học trên là
A. 57. 	B. 21. 	C. 43. 	D. 27. 
Giải:
3´
 3´ Fe+2 ® Fe+3 + 1e 3Fe(NO3)2 ® 5NO3- Þ Fe(NO3)3 (BSCNN = 15)
 N+5 + 3e ® N+2 (NO) ® NO3- (NO) Þ 2O-2 + 4H+ ® 2H2O
 hoặc cân bằng phương trình phản ứng dạng ion:
 3Fe2+ + NO3- + 4H+ ® 3Fe3+ + NO + 2H2O
 9Fe(NO3)2 + 12KHSO4 ® 5Fe(NO3)3 + 2Fe2(SO4)3 + 3NO + 6K2SO4 + 6H2O
10. Trường hợp một phân tử có nhiều nguyên tố thay đổi số oxi hoá
 Có thể cân bằng theo số oxi hoá riêng của từng nguyên tố (cần chú ý đến tỉ lệ số nguyên tử các nguyên tố trong phân tử) hoặc cân bằng theo số electron 1 phân tử chất trao đổi.
to
 Cân bằng các phương trình phản ứng oxi hóa - khử sau theo phương pháp thăng bằng electron.
 Ví dụ 1: FeS2 + O2 ¾® Fe2O3 + SO2 
 Ví dụ 2: As2S3 + HNO3 (loãng) + H2O ® H3AsO4 + H2SO4 + NO
 28 N+5 + 3e ® N+2
3´
+28e
 2As+3 ® 2As+5 + 4e
 3S-2 ® 3S+6 + 24e
 hoặc: (As2S3)0 ® 2As+5 + 3S+6 + 28e
3As2S3 + 28HNO3 (loãng) + 4H2O ® 6H3AsO4 + 9H2SO4 + 28NO
11. Trường hợp phản ứng tạo ra nhiều sản phẩm (của sự oxi hoá hay sự khử)
Cách 1: - Viết các phản ứng riêng đối với từng sản phẩm.
 - Nhân với các hệ số thích hợp theo bài cho.
 - Cộng hai vế của phương trình.
Cách 2: - Viết các nửa phản ứng.
 - Nhân với các hệ số thích hợp theo bài cho. Tính số electron trao đổi.
 - Cân bằng phương trình phản ứng.
Ví dụ 1- Cân bằng phương trình phản ứng sau:
Al + HNO3 (loãng) ® Al(NO3)3 + N2O­ + NO­ + H2O
Biết hỗn hợp khí tạo thành có 25% N2O.
Giải: Tỉ lệ thể tích N2O : 25% Þ tỉ lệ thể tích NO : 75%.
Tỉ lệ số mol N2O : NO = 1 : 3.
Cách 1: Các phản ứng riêng:
 8Al + 30HNO3 ® 8Al(NO3)3 + 3N2O­ + 15H2O (1)
 Al + 4HNO3 ® Al(NO3)3 + NO­ + 2H2O (2)
Để có tỉ lệ trên ta nhân phương trình (2) với 9 rồi cộng hai phương trình, ta có:
 17Al + 66HNO3 (loãng) ® 17Al(NO3)3 + 3N2O­ + 9NO­ + 33H2O
Cách 2: Hoặc viết các nửa phản ứng riêng:
 Al + HNO3 (loãng) ® Al(NO3)3 + N2O­ + NO­ + H2O
 17 Al0 ® Al+3 + 3e
nhận 17e
 2N+5 + 8e ® 2N+1 (N2O)
 3 3N+5 + 9e ® 3N+2 (3NO)
 17Al + 66HNO3 (loãng) ® 17Al(NO3)3 + 3N2O­ + 9NO­ + 33H2O
Ví dụ 2: (Đề thi ĐH-1982, ĐH Thuỷ lợi-99)- Nhôm có thể tác dụng với HNO3 tạo thành nhôm nitrat, nước và hỗn hợp khí NO, N2O.
 a) Hãy viết và cân bằng phương trình phản ứng; cho biết tỉ số giữa các hệ số của NO và N2O trong phương trình phản ứng đó là cố định hay có thể biến đổi ( tại sao?).
 b) Tính lượng nhôm nitrat và thể tích mỗi khí (đo ở đktc) mỗi khí NO và N2O thu được khi cho 4,59 gam Al tác dụng hết với HNO3, biết rằng tỉ khối của hỗn hợp khí NO và N2O so với hiđro là 16,75.
Giải: Cách 1: Đặt ẩn, viết hai phương trình phản ứng riêng, giải hệ phương trình.
 Cách 2: Tìm tỉ lệ số mol hai khí, viết 1 phương trình phản ứng chung, tính theo phương trình.
 Cách 3: Tìm tỉ lệ số mol hai khí, áp dụng định luật bảo toàn electron, tính số mol mỗi khí.
 Biểu thức tính khối lượng mol trung bình (V, n là thể tích và số mol khí):
 = , thay số, tính tỉ lệ số mol 2 khí: 33,5 = Þ =.
hoặc dùng sơ đồ đường chéo:
 12. Cân bằng các phương trình phản ứng (dạng tổng quát) theo phương pháp thăng bằng electron
Ví dụ 1: FexOy + HNO3 ® Fe(NO3)3 + NO­ + H2O
 3´ xFe+2y/x ® xFe+3 + (3x - 2y)e
 (3x - 2y) ´ N+5 + 3e ® N+2
 3FexOy + (12x - 2y)HNO3 ® 3xFe(NO3)3 + (3x-2y)NO­ + (6x – y) H2O
Ví dụ 2: (T1-tr8)-19.(KA-09)-Câu 15: Cho phương trình hóa học:
 Fe3O4 + HNO3 ® Fe(NO3)3 + NxOy + H2O
	Sau khi cân bằng phương trình hóa học trên với hệ số của các chất là những số nguyên, tối giản thì hệ số của HNO3 là 
 A. (46x - 18y).	 B. (45x - 18y).	 C. (13x - 9y).	 D. (23x - 9y).
Giải: · Nhận xét, số phân tử HNO3 và số phân tử H2O:
 2aHNO3 ® aH2O
 + Số phân tử H2O là số nguyên.
 + Số phân tử HNO3 là số chẵn, chọn A (chẵn với mọi giá trị của x và y!). 
Ví dụ 3: FeS + NO3

Tài liệu đính kèm:

  • doctai_lieu_luyen_thi_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_phan_lop_10_chu.doc