Kiểm tra học kỳ I môn Vật lý – Lớp 10 – Mã đề 201

Kiểm tra học kỳ I môn Vật lý – Lớp 10 – Mã đề 201

Câu 2. Đặc điểm nào sau đây không phải của sự rơi tự do

A. chiều hướng từ trên xuống dưới. B. có phương thẳng đứng.

C. chuyển động với vận tốc không đổi. D. chuyển động thẳng nhanh dần đều.

Câu 3. Theo định luật Huc, lực đàn hồi của lò xo có độ lớn

A. tỉ lệ nghịch với độ biến dạng của lò xo. B. tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.

C. không phụ thuộc vào độ biến dạng của lò xo. D. tỉ lệ tỉ lệ nghịch với độ cứng của lò xo.

Câu 4. Đơn vị của tốc độ góc là

A. vòng trên giây (vòng/s). B. radian (rad).

C. giây (s). D. radian trên giây (rad/s).

Câu 5. Theo định luật III Niuton, lực và phản lực có đặc điểm

A. tác dụng vào cùng một vật. B. không cân bằng nhau.

C. khác nhau về độ lớn. D. cùng hướng với nhau.

Câu 6. Đại lượng vật lí cho biết sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc theo thời gian là

A. gia tốc. B. tọa độ. C. quãng đường. D. tốc độ.

Câu 7. Phân tích lực là thay thế

A. các lực bằng một lực duy nhất có tác dụng giống hệt như các lực đó.

B. nhiều lực tác dụng bằng một lực có tác dụng giống hệt như lực đó.

C. một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó.

D. một lực bằng vectơ gia tốc có tác dụng giống hệt như lực đó.

 

docx 2 trang ngocvu90 5180
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kỳ I môn Vật lý – Lớp 10 – Mã đề 201", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
QUẢNG NAM
 (Đề gồm có 02 trang)
KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020-2021
Môn: VẬT LÝ – Lớp 10
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) 
MÃ ĐỀ 201 
A/ TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm).
Câu 1. Công thức tính gia tốc rơi tự do của một vật ở độ cao h so với mặt đất (trong đó G là hằng số hấp dẫn, M và R là khối lượng và bán kính của trái đất) là 
A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 2. Đặc điểm nào sau đây không phải của sự rơi tự do
A. chiều hướng từ trên xuống dưới.	B. có phương thẳng đứng.
C. chuyển động với vận tốc không đổi.	D. chuyển động thẳng nhanh dần đều.
Câu 3. Theo định luật Huc, lực đàn hồi của lò xo có độ lớn
A. tỉ lệ nghịch với độ biến dạng của lò xo.	B. tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.
C. không phụ thuộc vào độ biến dạng của lò xo.	D. tỉ lệ tỉ lệ nghịch với độ cứng của lò xo.
Câu 4. Đơn vị của tốc độ góc là
A. vòng trên giây (vòng/s).	B. radian (rad).
C. giây (s).	D. radian trên giây (rad/s).
Câu 5. Theo định luật III Niuton, lực và phản lực có đặc điểm
A. tác dụng vào cùng một vật.	B. không cân bằng nhau.
C. khác nhau về độ lớn.	D. cùng hướng với nhau.
Câu 6. Đại lượng vật lí cho biết sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc theo thời gian là
A. gia tốc.	B. tọa độ.	C. quãng đường.	D. tốc độ.
Câu 7. Phân tích lực là thay thế 
A. các lực bằng một lực duy nhất có tác dụng giống hệt như các lực đó.
B. nhiều lực tác dụng bằng một lực có tác dụng giống hệt như lực đó.
C. một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó.
D. một lực bằng vectơ gia tốc có tác dụng giống hệt như lực đó.
Câu 8. Một hệ quy chiếu bao gồm
A. vật làm mốc, hệ tọa độ, mốc thời gian và đồng hồ.
B. vật làm mốc, quỹ đạo, mốc thời gian và đồng hồ.
C. vật làm mốc, hệ tọa độ, quỹ đạo và đồng hồ.
D. vật làm mốc, mốc tọa độ, quỹ đạo và đồng hồ.
Câu 9. Đặc điểm nào sau đây của vật chuyển động thẳng đều?
A. Gia tốc tăng dần.	B. Vận tốc tăng dần đều.
C. Vận tốc giảm dần đều.	D. Vận tốc không đổi.
Câu 10. Quỹ đạo chuyển động của vật ném ngang có dạng là 
A. đường thẳng. 	B. đường parabol.	
C. nửa đường tròn.	D. đường hypebol.
Câu 11. Vận tốc của vật so với hệ quy chiếu đứng yên gọi là 
A. vận tốc tương đối. 	B. vận tốc kéo theo 	
C. vận tốc cực đại.	D. vận tốc tuyệt đối.
Câu 12. Theo định luật II Niuton, gia tốc của một vật có độ lớn
A. tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.	B. tỉ lệ thuận với khối lượng của vật.
C. tỉ lệ nghịch với lực tác dụng lên vật.	D. không phụ thuộc vào lực tác dụng lên vật.
Câu 13. Khi tăng diện tích tiếp xúc giữa vật và mặt phẳng đỡ thì độ lớn của lực ma sát trượt
A. giảm đi.	B. tăng lên.
C. không thay đổi.	D. tăng lên rồi giảm xuống.
Câu 14. Phép so sánh trực tiếp nhờ dụng cụ đo gọi là
A. phép đo gián tiếp.	B. phép đo trực tiếp.
C. dụng cụ đo trực tiếp.	D. giá trị trung bình.
Câu 15. Trong giờ thực hành xác định gia tốc rơi tự do, một học sinh thả một viên bi được xem như rơi tự do, đại lượng có thể bỏ qua trong thí nghiệm là
A. quãng đường đi của vật.	B. sức cản không khí.
C. thời gian vật chuyển động.	D. vận tốc của vật.
B/ TỰ LUẬN: (5,0 điểm)
Bài 1. Một vật được thả rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao 80 m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s2.
a/ Tính quãng đường và vận tốc của vật sau khi rơi được 3 s kể từ lúc bắt đầu rơi.
b/ Tính thời gian từ lúc vật bắt đầu rơi cho đến khi chạm đất.
Bài 2. Một vật có khối lượng 5 kg đang chuyển động trượt trên mặt phẳng nằm ngang đến A với vận tốc vA = 1 m/s thì vật tăng tốc chuyển động thẳng nhanh dần đều không ma sát trên đoạn đường AB, dưới tác dụng của lực F có độ lớn 15 N theo phương song song với mặt phẳng ngang, khi tới B hết thời gian 3 s thì lực F ngừng tác dụng vật chuyển động thẳng chậm dần đều đi qua hai đoạn đường liên tiếp bằng nhau BC và CD khi đến D vật dừng lại hẳn (như hình vẽ, BC = CD). 
a/ Tính gia tốc của vật trên đoạn đường AB.
b/ Tính vật tốc của vật khi đến B và quãng đường vật chuyển động từ A đến B.
c/ Thời gian vật trượt trên đoạn CD là 52 s. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt đường trên cả đoạn BD là µ như nhau. Lấy g =10 m/s2. Tính hệ số ma sát µ giữa vật và mặt đường trên đoạn đường BD.
 F 
 • • • • 
 A B C D
 -----------------------------------Hết-----------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxkiem_tra_hoc_ky_i_mon_vat_ly_lop_10_ma_de_201.docx