Kế hoạch dạy học môn Tin học 10 định hướng ICT bộ KNTT - Trường THPT Chơn Thành

Kế hoạch dạy học môn Tin học 10 định hướng ICT bộ KNTT - Trường THPT Chơn Thành

I. Mục tiêu tổng quát:

- Học sinh có những hiểu biết sâu hơn về thông tin, các phương tiện và công cụ xử lí thông tin hiện đại cùng kiến thức về văn hóa, đạo đức, pháp luật mà mỗi công dân xã hội số trong Kỷ nguyên Cách mạng Công nghiệp 4.0 cần phải có.

- Củng cố và phát triển tư duy giải quyết vấn đề thông qua việc làm quen với lập trình cơ bản trên Python - một trong các ngôn ngữ bậc cao được yêu thích nhất hiện nay trên thế giới

- Bước đầu tìm hiểu một số ngành nghề trong lĩnh vực Tin học để có thể chủ động và tự tin lựa chọn công việc trong tương lại cho bản thân.

II. Thời gian thực hiện

• Kiểm tra Học kì 1: từ.đến. (theo kế hoạch của Sở)

• Kiểm tra Học kì 2: từ.đến. (theo kế hoạch của Sở)

III. Kế hoạch cụ thể

 

docx 8 trang Phan Thành 04/07/2023 14502
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học môn Tin học 10 định hướng ICT bộ KNTT - Trường THPT Chơn Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	SỞ GD&ĐT BÌNH PHƯỚC	KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY MÔN TIN HỌC 10
	TRƯỜNG THPT CHƠN THÀNH	THEO ĐỊNH HƯỚNG ICT
	TỔ: LÍ – KTCN – TIN	NĂM HỌC: 2022 – 2023
I. Mục tiêu tổng quát:
Học sinh có những hiểu biết sâu hơn về thông tin, các phương tiện và công cụ xử lí thông tin hiện đại cùng kiến thức về văn hóa, đạo đức, pháp luật mà mỗi công dân xã hội số trong Kỷ nguyên Cách mạng Công nghiệp 4.0 cần phải có.
Củng cố và phát triển tư duy giải quyết vấn đề thông qua việc làm quen với lập trình cơ bản trên Python - một trong các ngôn ngữ bậc cao được yêu thích nhất hiện nay trên thế giới
Bước đầu tìm hiểu một số ngành nghề trong lĩnh vực Tin học để có thể chủ động và tự tin lựa chọn công việc trong tương lại cho bản thân.
II. Thời gian thực hiện
Kiểm tra Học kì 1: từ.....đến...... (theo kế hoạch của Sở)
Kiểm tra Học kì 2: từ.....đến...... (theo kế hoạch của Sở)
III. Kế hoạch cụ thể
(Kế hoạch giảng dạy được xây dựng cho cả năm học và được Ban giám hiệu duyệt)
Tuần
Bài học
Số tiết
Mục tiêu bài học
Địa điểm dạy học
Lưu ý
HỌC KỲ 1 (18 Tuần)
Từ tuần 1 đến tuần 18 (thực học)
1
Bài 1: Thông tin và xử lí thông tin
2 LT
- Phân biệt được thông tin và dữ liệu
- Chuyển đổi giữa các đơn vị lưu trữ dữ liệu
- Nêu được sự ưu việt của việc lưu trữ, xử lí và truyền thông tin bằng thiết bị số
Trên lớp
Đây là bài khó. Ba điểm chính về sự khác nhau:
- Thông tin là ý nghĩa, dữ liệu là thể hiện (nội dung và hình thức)
- Tính độc lập tương đối, thông tin không thể đổng nhất với dữ liệu. 
- Với vai trò là ý nghĩa, thông tin có tính toàn vẹn: thông tin được xác định bởi một số lượng đủ dữ liệu, nếu thiếu đi một vài dữ liệu, thông tin có thể thay đổi hoặc không xác định 
Việc chọn các VD cho khác với SGK là nên làm, nhưng hãy chọn các ví dụ đắt, sao cho không cần diễn giải nhiều mà làm nổi bật được sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu
2
Bài 2: Vai trò của thiết bị thông minh và tin học đối với xã hội
2 LT
- Nhận biết được một số thiết bị thông minh thông dụng. Nêu được ví dụ cụ thể
- Biết được vai trò của thiết bị thông minh trong xã hội và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
- Biết vai trò của tin học đối với xã hội. Nếu được ví dụ
- Biết các thành tựu nổi bột của ngành Tin học
Trên lớp
- Khái niệm thiết bị thông minh là khái niệm mới, có nhiều định nghĩa khác nhau, tuy vậy những điểm sau tương đối đồng nhất:
+ Có khẳ năng kết nối với các thiết bị thông minh khác
+ Có khả năng tự chủ
+ Có yếu tố trí tuệ nhân tạo
+ Khả năng tính toán phổ quát
- Kết nối vạn vật (Internet of Things)
- Kinh tế tri thức là nền kinh tế mà tri thức tạo ra một giá trị đáng kể trong nền kinh tế
3
Bài 7: Thực hành sử dụng thiết bị số thông dụng
2 TH
- Biết được thiết bị số cá nhân thông dụng thường có những gì
- Biết được một số tính năng tiêu biểu của thiết bị số cá nhân thông dụng
- Khai thác sử dụng một số ứng dụng và dữ liệu trên các thiết bị di động như máy tính bảng (tablet), điện thoại thông minh (smartphone)
Phòng máy
Chương trình yêu cầu thực hành sử dụng thiết bị số nhưng lại nêu các thao tác trên tệp nên hầu như phải hiểu là sử dụng máy tính, máy tính bảng hay điện thoại thoong minh. Học sinh đã học sử dụng máy tính ở các lớp dưới, nên thực hành chỉ tập trung vào một vài chức năng chính của thiết bị di động.
4
Bài 8: Mạng máy tính trong cuộc sống hiện đại
2 LT
- Hiểu được sự khác biệt giữa mạng LAN và Internet
- Trình bày được những thay đổi và chất lượng cuộc sống, phương thức học tập và làm việc trong xã hội khi mạng máy tính được sử dụng rộng rãi
- Nêu được một số công nghệ dựa trên Internet như dịch vụ điện toán đám mây hay kết nối vạn vật (IoT)
Trên lớp
- Về mặt công nghệ thì đối tượng tương đồng khi so sánh với LAN sẽ là WAN mà Internet chỉ là một đại diện phổ biến của WAN. Tính ổn đinh của LAN so với Internet cũng chỉ là hệ quả của công nghệ kết nối.
- Quan niệm về cloud computing. Có 3 loại tài nguyên đám mây là dữ liệu, phần mềm và phần cứng
- Quan niệm về IoT: sự liên kết của các thiết bị thông minh để thu thập dữ liệu nhằm đáp ứng các yêu cầu tức thời trên diện rộng.
5
Bài 9: Phần An toàn trên không gian mạng
2 LT
- Nêu được những nguy cơ và tác hại khi tham gia các hoạt động trên Internet một cách thiếu hiểu biết và bất cẩn. Trình bày được một số cách đề phòng những tác hại đó
- Nêu được một vài cách phòng vệ khi bắt nạt trên mạng. Biết cách bảo vệ dữ liệu cá nhân
- Trình bày được sơ lược về các phần mềm xấu (mã hộc). Biết sử dụng một số công cụ để phòng chống phần mềm xấu
Trên lớp
- Nêu chi tiết nguy cơ bị bắt nạt và nhiễm mã độc (theo yêu cầu của chương trình)
- Để đơn giản cho việc thực hành chống phần mềm độc hại, sách sử dụng phần mềm tường lửa tích hợp sẵn trong hệ điều hành Windows. Tuy nhiên giáo viên có thể sử dụng các phần mềm khác
6
Bài 10: Thực hành khai thác tài nguyên trên Internet
2 TH
- Khai thác được một số dịch vụ và tài nguyên trên Internet phục vụ học tập gồm: phần mềm dịch, kho học liệu mở
Phòng máy
7 – 8
Bài 11: Ứng xử trên môi trường số. Nghĩa vụ tôn trọng bản quyền
4 LT
- Nêu được những vấn đề này sinh về đạo đức, pháp luật và văn hóa khi giao tiếp qua mạng trở nên phổ biến
- Giải thích được một số nội dung pháp lí liên quan đến việc đưa tin lên mạng và tôn trọng bản quyền thông tin, sản phẩm số
Trên lớp
- Có nhiều nội dung về văn hóa, đạo đức, pháp luật trên môi trường số. Trong chương trình lớp 10 tập trung vào khía cạnh pháp luật khi đưa tin lên mạng.
- Thuật ngữ bản quyền và quyền tác giả
9
Kiểm tra giữa kì I
9 – 10
Bài 12: Phần mềm thiết kế đồ họa
1 LT
1 TH
- Biết khái niệm về thiết kế đồ họa, phân biệt được đồ họa vectơ và đồ học điểm ảnh
- Sử dụng được các chức năng cơ bản của phần mềm thiết kế đồ họa Inkscape để vẽ hình đơn giản
Trên lớp
Phòng máy
- LT: làm quen với phần mềm. Phân biệt hình ảnh đồ họa vecto và đồ họa bitmap
- TH: thiết lập được 1 – 2 hình đơn giản với 2 nhiệm vụ
10 – 11
Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa
1 LT
1 TH
- Biết và sử dụng được một số chức năng của các lệnh tạo, điều chỉnh các đối tượng đồ họa đơn giản
Trên lớp
Phòng máy
- LT: Kiến thức chính của bài này là kết nối các đối tượng hình cơ bản để tạo ra các hình phức tạp hơn. Sẽ học các phép ghép nối hình cơ bản là chuẩn của các pm đồ họa vecto
- TH: 3 nhiệm vụ
11 – 12
Bài 14: Làm việc với đối tượng và văn bản
1 LT
1 TH
- Biết các thao tác chỉnh sửa hình
- Thực hiện được việc vẽ, chỉnh sửa hình để được đường cong mong muốn
Trên lớp
Phòng máy
- LT: Giới thiệu đối tượng đường cong (chỉ nói 1 loại đường cong Bezier) và đối tượng text ở mức đơn giản nhất
- TH: 2 nhiệm vụ
12 – 13
Bài 15: Hoàn thiện hình ảnh đồ họa
2 TH
- Tạo được sản phẩm số đơn giản, hữu ích và thực tế như thiết kế logo, tạo banner, topic quảng cáo, băng – rôn, áp phích, poster và thiệp chúc mừng
Phòng máy
- Thực hành tổng hợp thực hiện 1 dự án đồ họa hoàn chỉnh
13 – 14
Bài 16: Ngôn ngữ lập trình bậc cao và Python
1 LT
1 TH
- Biết khái niệm ngôn ngữ lập trình bậc cao và ngôn ngữ lập trình bậc cao Python
- Phân biệt được chế độ gõ lệnh trực tiếp và chế độ soạn thảo chương trình trong môi trường lập trình Python
- Biết cách tạo và thực hiện một chương trình Python
Trên lớp
Phòng máy
- Python có chế độ tương tác hay có thể gõ lệnh trực tiếp. Môi trường này sẽ giúp GV dạy Python dễ dàng hơn so với dạy Pascal hay C
- TH: Tạo 1 chương trình đầu tiên
14 – 15
Bài 17: Biến và lệnh gán
1 LT
1 TH
- Biết cách thiết lập biến. Phân biệt được biến và từ khóa
- Biết sử dụng lệnh gán và thực hiện một số phép toán trên kiểu số nguyên, số thực và xâu kí tự
Trên lớp
Phòng máy
- Chú ý tăng cường cho HS thực hành, tương tác trong môi trường gõ lệnh trực tiếp. Nếu không có phòng máy thì có thể gọi HS lên bảng thao tác ngay trên máy GV, hoặc hco phép cài Python trên điện thoại di động và cho HS thao tác với Python ngay trên lớp
- TH: 2 nhiệm vụ rất đơn giản thực hành với biến và tính toán trên biến
15 – 16
Bài 18: Các câu lệnh vào ra đơn giản
1 LT
1 TH
- Biết và thực hiện được một số lệnh vào, ra đơn giản
- Thực hiện được một số chuyển đổi dữ liệu giữa các kiểu dữ liệu cơ bản
Trên lớp
Phòng máy
- TH: 2 nhiệm vụ thực hành nhập dữ liệu từ bàn phím
16 – 17
Bài 19: Câu lệnh rẽ nhánh IF
1 LT
1 TH
- Biết và trình bày được các phép toán với kiểu dữ liệu logic
- Sử dụng được lệnh rẽ nhánh if trong lập trình
Trên lớp
Phòng máy
- Làm việc với nhóm lệnh sau dấu “:”, cần xuống dòng và nhóm lệnh sẽ viết thụt vào 1 Tab hoặc 4 dấu cách
If :
- TH: 
NV1: Nhập 1 số và thông báo chẵn hay lẻ
NV2: Nhập và tính số tiền điện
17 – 18
Bài 20: Câu lệnh lặp for
1 LT
1 TH
- Biết được ý nghĩa của vùng giá trị tạo bởi lệnh range()
- Biết được chức năng của lệnh lặp for và cách dùng trong Python
Trên lớp
Phòng máy
- Làm việc với nhóm lệnh sau dấu “:”, cần xuống dòng và nhóm lệnh sẽ viết thụt vào 1 Tab hoặc 4 dấu cách
- For là lệnh duyệt, thường đi với từ khóa in
For in :
- TH: 
NV1: Nhập số n và in ra dãy các ước của n
 NV2: Nhập số tự nhiên n và đếm số các ước số thực của n
18
Kiểm tra cuối kì I
HỌC KỲ 2 (17 Tuần)
Từ tuần 19 đến tuần 35 (thực học)
19
Bài 21: Câu lệnh lặp while
1 LT
1 TH
- Biết và thực hành giải các bài toán sử dụng lệnh lặp while với số lần không biết trước
- Biết ba cấu trúc lập trình cơ bản: tuần tự, rẽ nhánh và lặp
Trên lớp
Phòng máy
- Làm việc với nhóm lệnh sau dấu “:”, cần xuống dòng và nhóm lệnh sẽ viết thụt vào 1 Tab hoặc 4 dấu cách
- TH: 
NV1: In dãy số 1,2, ,100 sử dụng while
 NV2: In bảng chữ cái tiếng Anh thành 3 hàng, sử dụng while
20
Bài 22: Kiểu dữ liệu danh sách
1 LT
1 TH
- Biết được kiểu dữ liệu danh sách (list), cách khởi tạo và truy cập từng phần tử của danh sách
- Biết và thực hiện được cách duyệt các phần tử của danh sách bằng lệnh for
- Thực hành được một số phương thức đơn giản trên dữ liệu danh sách
Trên lớp
Phòng máy
- List và string là 2 đối tượng đơn giản nhưng cơ bản nhất và là trọng tâm của chương trình. 
- List (danh sách) cũng có thể có các tên gọi khác như dãy, mảng. List chính là khái niệm mảng mà GV và HS vẫn quen dùng khi học Pascal. Do vậy các GV cần nắm chắc chỗ này. Điểm khác biệt của List trong Python và array trong Pascal, C là list cho phép nhiều kiểu dữ liệu, trong khi array của Pascal và C chỉ cho phép 1 kiểu dữ liệu. Chỗ này không cần dạy HS.
- List cho phép thực hiện các lệnh xóa, cập nhật, thay đổi, bổ sung phần tử. Nhưng string trong Python không cho phép cập nhật, bổ sung hay xóa ký tự.
- Như vậy trong Python sẽ có khái niệm dữ liệu bất biến (ví dụ string) và dữ liệu khả biến (ví dụ list). 
- Một điểm đặc biệt nữa cần chú ý:
 + Hầu như tất cả các lệnh làm việc chính với list và string đều dưới dạng các phương thức, tức là các hàm có dạng: . ().
 + Bản chất các dữ liệu dạng list và string đều là đối tượng (object) trong một môi trường hướng đối tương hoàn chỉnh, mặc dù HS không được học khái niệm này. 
 + Các phương thức quan trọng của list: append, insert, remove, index, clear.
 + Các phương thức quan trọng của string: find, index, split, join.
- Chú ý: Lệnh for và in có tác dụng trên cả list và string.
21 – 22
Bài 23: Một số lệnh làm việc với dữ liệu danh sách
1 LT
2 TH
- Biết cách duyệt danh sách bằng toán tử in
- Biết và thực hiện được một số phương thức thường dùng với danh sách
Trên lớp
Phòng máy
22 – 23 
Bài 24: Xâu kí tự
1 LT
1 TH
- Hiểu được xâu kí tự là kiểu dữ liệu cơ bản của Python
- Biết và thực hiện được lệnh for để xử lí xâu kí tự
Trên lớp
Phòng máy
23 – 24
Bài 25: Một số lệnh làm việc với xâu kí tự
1 LT
2 TH
- Biết và thực hiện được một số lệnh thường dùng với xâu kí tự
Trên lớp
Phòng máy
25
Bài 26: Hàm trong Python
1 LT
1 TH
- Biết được chương trình con là hàm
- Biết cách tạo hàm
Trên lớp
Phòng máy
- Trong Python, hàm hay chương trình con là một. 
Khai báo hàm.
def (các tham số):
- Giá trị trả lại của hàm được viết sau từ khóa return. Chú ý có thể trả về một kiểu đối tượng bất kỳ, ví dụ số, dãy, xâu, .
Chú ý quan trọng: Nếu hàm không có từ khóa return hoặc sau return không có gì thì hàm đó vẫn trả lại giá trị None. (None trong Python tương tự NIL trong Pascal hay NULL trong C).
26 – 27
Bài 27: Tham số của hàm
1 LT
2 TH
- Biết cách thiết lập các tham số của hàm. Hiều được cách truyền giá trị thông qua đối số hàm.
- Biết viết chương trình có sử dụng chương trình con
Trên lớp
Phòng máy
27 
Kiểm tra giữa kì II
28 – 29
Bài 28: Phạm vi của biến
1 LT
2 TH
- Biết và trình bày được ý nghĩa của phạm vi hoạt đọng của biến trong chương trình và hàm
Trên lớp
Phòng máy
- Trong Python biến khai báo bên ngoài hàm vẫn gọi là biến tổng thế, biến khai báo bên trong hàm vẫn gọi là biến địa phương.
- Biến tổng thể không có tác động bên trong hàm trừ ra bên trong hàm cần khai báo biến này bằng từ khóa global.
- Biến địa phương không có tác dụng bên ngoài hàm.
- Bên trong hàm vẫn nhìn thấy biến tổng thể như một , do đó có thể truy cập giá trị hoặc thay đổi giá trị của này nếu là kiểu dữ liệu khả biến. Ví dụ bên trong hàm vẫn có thể thay đổi dữ liệu của một list khai báo bên ngoài hàm
29 – 30
Bài 29: Nhận biết lỗi chương trình
1 LT
1 TH
- Biết và phân loại được một số loại lỗi chương trình
- Biết được một vài lỗi ngoại lệ thường gặp
Trên lớp
Phòng máy
- Các khái niệm kiểm thử (test) và gỡ lỗi (debug) được giới thiệu rất sơ lược trong chương trình. GV không nên đi sâu vào nhóm kiến thức này.
- Phân loại lỗi chương trình trong Python:
 + Lỗi cú pháp (syntax). Gặp lỗi sẽ dừng ngay chương trình.
 + Lỗi ngoại lệ exeption Error). Các lỗi này phát sinh khi Python không thể chạy 1 lệnh nào đó. Khi dừng lại chương trình sẽ thông báo 1 mã lỗi ngoại lệ, người dung quan sát mã lỗi để biết hướng sửa chương trình.
 + Lỗi ngữ nghĩa hoặc lỗi logic bên trong chương trình. Chương trình không dừng, không trả lại lỗi nhưng kết quả chương trình sai hoặc chương trình chạy quá lâu
30 – 31
Bài 30: Kiểm thử và gỡ lỗi chương trình
2 LT
- Biết được một vài phương pháp đơn giản kiểm thử chương trình
- Biết được một vài cách gỡ lỗi đơn giản một chương trình
Trên lớp
31 – 32
Bài 31: Thực hành viết chương trình đơn giản
2 TH
- Thực hành viết chương trình đơn giản bằng ngôn ngữ Python
- Thực hành được các bước gỡ lỗi chương trình bằng công cụ debug - thiết lập điểm dừng và chạy theo từng lệnh
Phòng máy
32 – 33
Bài 32: Ôn tập lập trình Python
2 TH
- Thực hành ôn tập lập trình Python
- Thực hành lập trình giải bài toán có tính liên môn
Phòng máy
33 – 34
Bài 33: Nghề thiết kế đồ họa máy tính
2 LT
- Biết được khái niệm, kiến thức và kĩ năng cần có của nghề thiết kế đồ họa
- Biết các ngành học và nhu cần nhân lực liên quan đến nghề thiết kế đồ họa
- Tự tìm kiếm và khai tác được thông tin hướng nghiệp về lĩnh vực thiết kế đồ họa, giao lưu và chia sẻ với bạn vè qua các kênh truyền thông tin số về thông tin nghề nghiệp.
Trên lớp
34 – 35
Bài 34: Nghề phát triển phần mềm
2 LT
- Hiểu được khái niệm nghề phát triển phần mềm và một số kiến thức, kĩ năng cần có của người làm nghề phát triển phần mềm.
- Biết các ngành học ở bậc đại học, cao đẳng liên quan đến phát triển phần mềm và cơ hội nghề nghiệp liên quan đến phát triển phần mềm.
Trên lớp
35 
Kiểm tra cuối kì II
Duyệt của trường Tổ trưởng chuyên môn

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_day_hoc_mon_tin_hoc_10_dinh_huong_ict_bo_kntt_truon.docx