Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 23: Kĩ năng đọc hiểu văn bản

Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 23: Kĩ năng đọc hiểu văn bản

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

Ôn tập kiến thức về đọc hiểu văn bản:

- Nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản; hiểu ý nghĩa của văn bản, tên văn bản.

- Những hiểu biết về từ ngữ, cú pháp, chấm câu, cấu trúc, thể loại văn bản.

- Một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác dụng của chúng.

2. Kĩ năng: Luyện tập kĩ năng đọc hiểu một văn bản nói chung.

3. Thái độ: Nhận biết và vận dụng dược các kiến thức để đọc hiểu văn bản.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Chuẩn bị của giáo viên: Sgk, giáo án, đề mẫu.

2. Chuẩn bị của học sinh: Sgk, ôn lại kiến thức bài Văn bản.

III. Tiến trình bài dạy:

1. Kiểm tra bài cũ:

* Kiểm tra bài cũ (5p):

CH: Đọc bài ca dao hài hước số 1.

TL: Nhớ đọc lại bài ca dao, giọng điệu đối đáp hài hước.

* Đặt vấn đề vào bài mới (1p): Bài học hôm nay giúp các em củng cố lại kiến thức về Văn bản (khái niệm và đặc điểm) và qua đó nâng cao năng lực phân tích và kĩ năng trả lời phần đọc hiểu, cùng với đó là kĩ năng nhận biết về từ ngữ, hình ảnh, nội dung trong văn bản.

 

docx 6 trang yunqn234 31513
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 23: Kĩ năng đọc hiểu văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Lớp:
Lớp:
Lớp:
Lớp:
Tiết 23: 
KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Mục tiêu:
Kiến thức:
Ôn tập kiến thức về đọc hiểu văn bản: 
- Nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản; hiểu ý nghĩa của văn bản, tên văn bản.
- Những hiểu biết về từ ngữ, cú pháp, chấm câu, cấu trúc, thể loại văn bản.
- Một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác dụng của chúng.
2. Kĩ năng: Luyện tập kĩ năng đọc hiểu một văn bản nói chung.
3. Thái độ: Nhận biết và vận dụng dược các kiến thức để đọc hiểu văn bản.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Sgk, giáo án, đề mẫu...
2. Chuẩn bị của học sinh: Sgk, ôn lại kiến thức bài Văn bản.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ:
* Kiểm tra bài cũ (5p):
CH: Đọc bài ca dao hài hước số 1.
TL: Nhớ đọc lại bài ca dao, giọng điệu đối đáp hài hước...
* Đặt vấn đề vào bài mới (1p): Bài học hôm nay giúp các em củng cố lại kiến thức về Văn bản (khái niệm và đặc điểm) và qua đó nâng cao năng lực phân tích và kĩ năng trả lời phần đọc hiểu, cùng với đó là kĩ năng nhận biết về từ ngữ, hình ảnh, nội dung trong văn bản.
Dạy nội dung bài mới (37p):
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: Hướng dẫn hs ôn lại kiến thức về văn bản.
* Hoạt động 2: Hướng dẫ hs làm bài tập.
Chia nhóm hoạt động: Nhóm 1: Bài tập 1.
Nhóm 2: Bài tập 2
Nhóm 3: Bài tập 3
Nhóm 4: bài tập 4.
Thời gian làm việc cho mỗi nhóm: 10 phút.
Học sinh làm việc nhóm thảo luận.
Đại diện nhóm trưởng trả lời.GV nhận xét đưa ra đáp án.
I.Lý thuyết văn bản: 
1. Văn bản là gì:
- Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm một hay nhiều câu, nhiều đoạn.
 Văn bản có những đặc điểm cơ bản sau:
+ Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn.
+ Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, đồng thời cả văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc.
+Mỗi văn bản có dấu hiệu biểu hiện hoàn chỉnh về nội dung (thường mở đầu bằng một nhan đề và kết thúc bằng hình thức thích hợp với từng loại văn bản).
+ Mỗi văn bản thực hiện một(hoặc một số) mục đích giao tiếp nhất định.
2. Các loại văn bản:
 Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, p/c ngôn ngữ nghệ thuật, p/c ngôn ngữ khoa học, p/c ngôn ngữ hành chính, p/c ngôn ngữ chính luận, p/c ngôn ngữ báo chí 
3.Yêu cầu của bài thi đọc hiểu văn bản:
- Nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản; hiểu ý nghĩa của văn bản, tên văn bản.
- Những hiểu biết về từ ngữ, cú pháp, chấm câu, cấu trúc, thể loại văn bản.
- Một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác dụng của chúng.
Luyện tập
Bài tập 1:
Đọc bài ca dao sau:
Thương thay thân phận con tằm,
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay con kiến li ti, 
Kiếm ăn được mấy phải đi kiếm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi
Thương thay con cuốc giữa trời
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.
(Ca dao)
Bài ca dao trên có những hình ảnh nào? Những hình ảnh ấy được khắc họa như thế nào và chúng có đặc điểm gì chung?
Những biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng, phân tích ý nghĩa, tác dụng?
Chủ đề của bài ca dao?
Đặt nhan đề?
Trả lời:
Những hình ảnh có trong bài ca dao: con tằm, con kiến, con hạc, con quốc.
- Những hình ảnh ấy được khắc họa cụ thể qua hành động sống hàng ngày của chúng: nhả tơ, kiếm mồi, bay mỏi cánh, kêu ra máu.
- Đặc điểm chung: chúng là những sinh vật nhỏ bé, luôn siêng năng chăm chỉ kiếm ăn nhưng lại yếu ớt.
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng: 
- Ẩn dụ: Hình ảnh các con vật được tác giả sử dụng nhằm chỉ những con người lao động nghèo khổ, bần hàn.
- Điệp ngữ “thương thay” lặp lại 4 lần thể hiện sự thương cảm ở mức độ cao. Mỗi lần lặp lại là một nỗi thương.
Biện pháp nghệ thuật điệp từ, ẩn dụ làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Chủ đề: Thân phận người nông dân trong xã hội phong kiến xưa, họ là những người nhỏ bé, thấp cổ bé họng phải chịu nhiều bất công, khổ cực, vất vả,
Nhan đề: Thương thay Tiếng hát than thân..
Bài tập 2:
Đọc văn bản sau:
Ếch ngồi đáy giếng
Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hàng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tế.
Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài.
Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt lên nhìn bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
(Ngữ văn 6 tập một – NXB Giáo Dục 2002)
Văn bản trên thuộc thể loại truyện gì?
b) Khi sống ở đáy giếng ếch thấy những gì? Xung quanh ếch là những ai? Ếch thấy vai trò của mình như thế nào?
c) Khi ếch ra khỏi giếng thái độ của ếch thế nào? Kết cục ra sao?
d) Chỉ ra và và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu chuyện trên?
e) Bài học rút ra từ câu chuyện?
Trả lời:
Văn bản trên thuộc thể loại truyện ngụ ngôn.
Khi sống ở đáy giếng ếch thấy: trời như một cái vung.
Xung quanh ếch là: vài con cua ốc bé nhỏ.
Ếch thấy mình như một vị chúa tể.
Khi ra khỏi giếng: nghênh ngang đi lại khắp nơi, nhâng nháo nhìn trời, kết cục bị con trâu giẫm bẹp.
Biện pháp tu từ ẩn dụ: con ếch ẩn dụ cho con người; giếng, bầu trời, ẩn dụ cho môi trường sống 
TD: thể hiện điều muốn nói một cách bóng bẩy, kín đáo, sâu sắc, tăng sức thuyết phục
Bài học rút ra từ câu chuyện
- Tự cao, tự đại làm hại bản thân.
- Biết mình biết người trăm trận trăm thắng.
- Hành trang quý giá nhất của con người là sự hiểu biết.
- Điều thiết yếu trong cuộc sống là luôn làm một học trò.
- Sự hiểu biết là chìa khóa của thành công.
Bài tập 3.
Đọc văn bản sau:
Chị Phan Ngọc Thanh (29 tuổi) cùng chồng là Jae Geun (54 tuổi) đã làm nhân viên lau chùi trong khu chung cư được 5 năm. Họ có với nhau 2 người con, con trai lớn năm nay 6 tuổi và bé gái Jae Yeon 5 tuổi. Ước mơ đổi đời đã đưa họ lên chuyến phà tới Jeju. Nhưng số phận đã không mỉm cười với vợ chồng chị Thanh và các con. Phà Sewol gặp nạn và gia đình chị Thanh chỉ có một chiếc phao duy nhất. Trong khoảnh khắc đối mặt giữa sự sống và cái chết, người mẹ cũng như anh trai đã quyết định mặc cho con gái nhỏ chiếc phao và đẩy cô bé ra khỏi phà. Bé Jae Yeon được cứu sống tuy nhiên đến thời điểm này những nhân viên cứu hộ dù đang làm việc cật lực vẫn chưa tìm thấy tin tức gia đình bé.
(web: doi song phap luat.com ngày 16/04/2014)
Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? 
Văn bản trên giúp anh chị biết được những thông tin gì?
Hãy viết 3 câu bình luận về chiếc áo phao trong văn bản trên.
Trả lời:
Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí.
Văn bản trên nói về vụ chìm tàu ở Sewol: 
- Hoàn cảnh gia đình chị Thanh (gia đình bị mất tích trong vụ chìm tàu).
- Lý do gia đình anh chị lên chuyến phà.
- Chiếc áo phao cứu sống cháu bé nhỏ nhất của gia đình anh chị.
Suy nghĩ về chiếc áo phao:
- Trước sự sống còn , tình yêu thương đã bừng sáng.
- Áo phao – trao sự sống.
- Áo phao – biểu tượng của tình yêu gia đình.
Bài tập 4:
Đọc đoạn văn sau:
“Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: Đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó chừa mình ra!”. Không ai lên tiếng cả.Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ cho hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có trời mà biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết ”
(Trích Ngữ văn 11tập một NXB Giáo dục 2012)
Trong đoạn văn trên Nam cao đã sử dụng những kiểu câu gì?
Chí Phèo chửi những ai? 
Ý nghĩa của tiếng chửi?
Trả lời:
Trong đoạn văn trên Nam cao đã sử dụng nhiều kiểu câu khác nhau: câu miêu tả, câu kể, câu cảm thán, câu nghi vấn.
Chí phèo chửi: chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi đứa chết mẹ nào đã đẻ ra hắn.
Ý nghĩa của tiếng chửi:
- Tiếng chửi mở đầu tác phẩm bất ngờ có tác dụng giới thiệu nhân vật một cách ấn tượng.
- Qua tiếng chửi ta cảm nhận được nỗi đau của Chí Phèo: vẻ ngoài thì ngang ngược, hung hãn nhưng bên trong lại vô cùng cô đơn, bế tác vì bị mọi người hắt hủi, ruồng bỏ.
- Qua tiếng chửi nhà văn Nam Cao bộc lộ niềm cảm thương sâu sắc đối với nỗi đau khổ của Chí Phèo.
Củng cố, luyện tập. (1p)
- Nắm được khái niệm, đặc điểm văn bản.
- Nắm được kĩ năng đọc hiểu văn bản.
Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (1p)
- Học thuộc các nội dung trọng tâm.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập VHDGVN.
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: 
- Nội dung:
- Phương pháp:
- Thời gian:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_ngu_van_lop_10_tiet_23_ki_nang_doc_hieu_van_ban.docx