Giáo án Vật lý Lớp 10 - Tiết 22: Ba định luật Niu-tơn (Tiết 2)

Giáo án Vật lý Lớp 10 - Tiết 22: Ba định luật Niu-tơn (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Phát biểu được: Định nghĩa quán tính, ba định luật Niu - Tơn, định nghĩa khối lượng và nêu được tính chất của khối lượng.

- Viết được công thức của định luật II, định luật III Niu - Tơn và của trọng lực.

- Nêu được những đặc điểm của cặp “lực và phản lực”.

2. Kỹ năng

- Vận dụng được định luật I Niu - Tơn và khái niệm quán tính để giải thích một số hiện tượng vật lí đơn giản và để giải các bài tập trong bài.

- Chỉ ra được điểm đặt của cặp “lực và phản lực”. Phân biệt cặp lực này với cặp lực cân bằng

- Vận dụng phối hợp định luật II và III Niu - Tơn để giải các bài tập trong bài.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên : Giáo viên: Chuẩn bị thêm một số vd minh họa ba định luật.

2. Học sinh

- Ôn lại kiến thức đã được học về lực, cân bằng lực và quán tính.

- Ôn lại quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy.

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

1. Ổn định

2. Kiểm tra bài cũ ( 6 phút ):Phát biểu định luật I Niu - Tơn, nêu khái niệm quán tính. Giải thích tại sao khi đoàn tàu đang chạy nếu dừng lại đột ngột thì hành khách bị ngã về phía trước, nếu đột ngột rẽ trái thì hành khách bị ngã về phía phải.

 Phát biểu, viết viểu thức của định luật II Niu - Tơn. Nêu định nghĩa và tính chất của khối lượng. Hãy cho biết trọng lực và trọng lượng khác nhau ở những điểm nào ?

3. Đặt vấn đề( 2 phút): Khi ta tác dụng vào chiếc bàn một lực đẩy thì bàn chuyển động. Hợp lực tác dụng vào bàn, khối lượng của bàn, gia tốc chuyển động của bàn tuân theo định luật II Niu – Tơn. Tuy nhiên khi ta đẩy bàn ta thấy tay có cảm giác bị đau, vì sao lại có cảm giác đó? có phải bàn đã tác dụng lên tay ta một lực hay không? lực đó có phương, chiều, độ lớn như thế nào?

 

docx 5 trang yunqn234 9670
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 10 - Tiết 22: Ba định luật Niu-tơn (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày giảng
Lớp
TIẾT 22: BA ĐỊNH LUẬT NIU - TƠN (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phát biểu được: Định nghĩa quán tính, ba định luật Niu - Tơn, định nghĩa khối lượng và nêu được tính chất của khối lượng.
- Viết được công thức của định luật II, định luật III Niu - Tơn và của trọng lực.
- Nêu được những đặc điểm của cặp “lực và phản lực”. 
2. Kỹ năng
- Vận dụng được định luật I Niu - Tơn và khái niệm quán tính để giải thích một số hiện tượng vật lí đơn giản và để giải các bài tập trong bài.
- Chỉ ra được điểm đặt của cặp “lực và phản lực”. Phân biệt cặp lực này với cặp lực cân bằng 
- Vận dụng phối hợp định luật II và III Niu - Tơn để giải các bài tập trong bài.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên : Giáo viên: Chuẩn bị thêm một số vd minh họa ba định luật.
2. Học sinh
- Ôn lại kiến thức đã được học về lực, cân bằng lực và quán tính.
- Ôn lại quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ ( 6 phút ):Phát biểu định luật I Niu - Tơn, nêu khái niệm quán tính. Giải thích tại sao khi đoàn tàu đang chạy nếu dừng lại đột ngột thì hành khách bị ngã về phía trước, nếu đột ngột rẽ trái thì hành khách bị ngã về phía phải.
	Phát biểu, viết viểu thức của định luật II Niu - Tơn. Nêu định nghĩa và tính chất của khối lượng. Hãy cho biết trọng lực và trọng lượng khác nhau ở những điểm nào ?
3. Đặt vấn đề( 2 phút): Khi ta tác dụng vào chiếc bàn một lực đẩy thì bàn chuyển động. Hợp lực tác dụng vào bàn, khối lượng của bàn, gia tốc chuyển động của bàn tuân theo định luật II Niu – Tơn. Tuy nhiên khi ta đẩy bàn ta thấy tay có cảm giác bị đau, vì sao lại có cảm giác đó? có phải bàn đã tác dụng lên tay ta một lực hay không? lực đó có phương, chiều, độ lớn như thế nào?
4. Hoạt động dạy học
Hoạt động 1( 7 phút): Tìm hiểu sự tương tác giữa các vật
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Nêu các ví dụ về sự tương tác giữa các vật. Với từng ví dụ phân tích để thấy được cả hai vật đều thu gia tốc và bị biến dạng:
+ Viên bị A đang đứng yên, viên bi B đến va chạm vào viên bi A làm viên bị A chuyển động đồng thời viên bi B thay đổi vận tốc chuyển động : Khi đó viên bi B đã có sự thay đổi chuyển động và thu gia tốc.
+ Dùng vợt để đánh vào quả cầu lông thì thấy mặt vợt bị biến dạng: Khi đó vợt đã bị biến dang.
- Sự thay đổi về chuyển động của viên bi B và sự biến dạng của chiếc vợt chứng tỏ điều gi?
- Phân tích ví dụ hai viên bi đang chuyển động va chạm vào nhau, hai viên bi đó tác dụng các lực lên nhau làm thay đổi phương và vận tốc của chuyển động.
- Hai lực do vật A tác dụng lên vật B và do vật B tác dụng lên vật A có đặc điểm gì về phương, chiều, độ lớn, điểm đặt?
- Chú ý GV nêu thí nghiệm.
- Chứng tỏ:
+ Viên bi A tác dụng lên viên bi B một lực đồng thời viên bi B cũng tác dụng ngược trở laijh viên bi A một lực làm cho viên bi A thu gia tóc và thay đổi chuyển động.
+ Quả cầu lông tác dụng vào chiếc vợt một lực làm vợt biến dạng và đồng thời vợt cũng tác dụng vào quả cầu lông một lực làm cho quả cầu thu gia tốc và thay đổi chuyển động.
- Chú ý GV phân tích thêm ví dụ.
- Suy nghĩ về câu hỏi mà GV vừa nêu.
III. Định luật III Newton.
1. Sự tương tác giữa các vật.
 Khi một vật tác dụng lên vật khác một lực thì vật đó cũng bị vật kia tác dụng ngược trở lại một lực. Ta nói giữa 2 vật có sự tương tác.
Hoạt động 2( 10 phút): Tìm hiểu định luật III Niu - Tơn
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Thông báo nội dung định luật III Niu – Tơn.
- Hai lực có đặc điểm gì thì được gọi là hai lực trực đối?
- Phân biệt cặp lực trực dối và hai lực cân bằng?
- Nếu gọi và là lực do vật A tác dụng lên vật B và lực do vật B tác dụng lên vật A thì biểu thức của định luật được viết như thế nào?
- Dấu trừ cho biết điều gì?
- Người ta đã áp dụng định luật III Niu – Tơn trong nhiều trường hợp khác nhau thấy rằng định luật không chỉ đúng với các vật đứng yên mà còn đúng với các vật đang chuyển động; không chỉ đúng với loại tương tác tiếp xúc mà còn đúng với loại tương tác từ xa thông qua một trường lực.
- Nêu ví dụ chứng tỏ nhận xét trên là đúng?
- Ghi nhận định luật.
- Hai lực trực đối là hai lực cùng giá, cùng độ lớn, ngược chiều.
- Hai lực cân bằng có cùng điểm đặt, hai lực trực đối là hai lực có điểm đặt tại hai vật khác nhau.
- Suy nghĩ trả lời.
- Dấu trừ thể hiện hai lực này ngược chiều nhau.
- Tiếp thu, ghi nhớ.
- Nêu ví dụ:
+ Hai nam châm đặt gần nhau nam châm A hút hoặc đẩy nam châm B thì nam châm B cũng hút hoặc đẩy nam châm A.
2. Định luật.
 Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều.
Hoạt động 3( 10 phút): Tìm hiểu về đặc điểm của lực và phản lực.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Thông báo khái niệm lực và phản lực.
Chú ý hai lực này xuất hiện cùng lúc và mất đi đồng thời nên có thể gọi một lực là lực tác dụng và lực còn lại là phản lực.
- Nêu ví dụ: Khi ta đấm tay vào bàn, nếu lực do tay tác dụng vào bàn là lực tác dụng thì lực do bàn tác dụng vào tay ta được gọi là phản lực và ngược lại.
- Yêu cầu hS hoàn thành câu hỏi C5.
+ Lực có xuất hiện một cách đơn lẻ không? Chỉ rõ lực tác dụng và phản lực trong ví dụ?
+Chuyển động của đinh phụ thuộc vào yếu tố nào?
+ Lực do đinh tác dụng vào búa có ảnh hưởng gì đến chuyển động của đinh không?
+ Đinh tác dụng lực lên những vật nào? Có những lực nào tác dụng lên đinh? Hợp lực tác dụng lên đinh có hướng như thế nào? Đinh sẽ chuyển động như thế nào?
- Cặp lực và phản lực có cân bằng nhau không?
- Tóm lại, lực và phản lực có những đặc điểm gì?
- Như vậy, lực tác dụng giữa hai vật bao giờ cũng có tác dụng tương hỗ và lực bao giờ cũng xuất hiện tường cặp trực đối chứ không cân bằng nhau.
- Ghi nhận khái niệm.
- Chú ý GV nêu ví dụ.
- Hoàn thành C5: 
+ Búa tác dụng một lực vào đinh thì đinh cũng tác dụng một lực vào búa. Không thể xuất hiện lực đơn lẻ. 
 Lực do búa tác dụng vào đinh là lực tác dụng còn lực do đinh tác dụng vào búa là phản lực. 
 Lực do đinh tác dụng vào gỗ là lực tác dụng, lực do gỗ tác dụng ngược trở lại đinh là phản lực.
+ Chuyển động của đinh phụ thuộc vào lực tác dụng vào đinh chứ không phụ thuộc vào lực tác dụng vào búa.
+ Định chịu lực tác dụng của búa và gỗ. Hợp lực có hướng cùng hướng với lực do búa tác dụng vào đinh. Nghĩa là hướng về phía gỗ do vậy đinh chuyển động vào gỗ.
+ Lực và phản lực luôn xuất hiện theo từng cặp. Lực và phản lực không phải là hai lực cân bằng vì chúng được đặt vào hai vật khác nhau.
- Tiếp thu, ghi nhớ.
3. Lực và phản lực.
 Một trong hai lực tương tác giữa hai vật gọi là lực tác dụng còn lực kia gọi là phản lực.
 Đặc điểm của lực và phản lực :
 + Lực và phản lực luôn luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời.
 + Lực và phản lực có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều. Hai lực có đặc điểm như vậy gọi là hai lực trực đối.
 + Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau.
Hoạt động 4( 7 phút): Vận dụng, Củng cố.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu hs giải tại lớp các bài tập 11, 12 trang 62.
- Hướng dẫn hs áp dụng định luật II và III để giải.
- Giải các bài tập 11, 12 trang 62 sgk.
Hoạt động 5( 2 phút): Tổng kết bài học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
- Yêu cầu HS chuẩn bị bài sau.
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
- Ghi những chuẩn bị cho bài sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_ly_lop_10_tiet_22_ba_dinh_luat_niu_ton_tiet_2.docx