Giáo án Vật lý 10 CV5512 - Chương 4: Các định luật bảo toàn - Năm học 2022-2023 - Phí Huyền Linh - Trường THPT Nguyễn Trãi
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS
+ Định nghĩa được xung lượng của lực; nêu được bản chất ( tính chất vectơ ) và đơn vị xung lượng của lực.
+ Phát biểu được định nghĩa, viết được công thức tính, biểu diễn được vectơ động lượng nêu được đơn vị của động lượng.
+ Nêu được khái niệm hệ cô lập và lấy ví dụ về hệ cô lập.
+ Phát biểu được định luật II Niu-tơn dạng
+ Phát biểu được định luật bảo toàn động lượng đối với hệ cô lập.
+ Viết được biểu thức của định luật bảo toàn động lượng đối với hệ gồm hai vật.
2. Năng lực
a. Năng lực được hình thành chung :
Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề
CHƯƠNG IV: CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN TIẾT 37+38: ĐỘNG LƯỢNG - ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS + Định nghĩa được xung lượng của lực; nêu được bản chất ( tính chất vectơ ) và đơn vị xung lượng của lực. + Phát biểu được định nghĩa, viết được công thức tính, biểu diễn được vectơ động lượng nêu được đơn vị của động lượng. + Nêu được khái niệm hệ cô lập và lấy ví dụ về hệ cô lập. + Phát biểu được định luật II Niu-tơn dạng + Phát biểu được định luật bảo toàn động lượng đối với hệ cô lập. + Viết được biểu thức của định luật bảo toàn động lượng đối với hệ gồm hai vật. 2. Năng lực a. Năng lực được hình thành chung : Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề b. Năng lực chuyên biệt môn vật lý : - Năng lực kiến thức vật lí. - Năng lực phương pháp thực nghiệm - Năng lực trao đổi thông tin - Năng lực cá nhân của HS 3. Phẩm chất - Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Thí nghiệm minh họa định luật bảo toàn động lượng: + Đệm khí. + Các xe nhỏ chuyển động trên đện khí. + Các lò xo xoắn dài. + Dây buộc. + Đồng hồ hiện số 2. Học sinh - Ôn lại các định luệt Newton. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu bài mới c. Sản phẩm: HS lắng nghe d. Tổ chức thực hiện: - Dẫn dắt bài mới: GV: Trong tương tác giữa hai vật có sự biến đổi vận tốc của các vật. Vậy có hệ thức nào liên hệ giữa vận tốc của các vật trước và sau tương tác với khối lượng của chúng không ? Và đại lượng nào đặc trưng cho sụ truyền chuyển động giữa các vật tương tác, trong quá trình tương tác này tuân theo định luật nào? B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Xung của lực a) Mục tiêu: Định nghĩa được xung lượng của lực; nêu được bản chất ( tính chất vectơ ) và đơn vị xung lượng của lực. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: VD: Hai viên bi ve đang chuyển động nhanh va vào nhau đổi hướng chuyển động. Thời gian tác dụng? Độ lớn lực tác dụng? + Kết quả của lực tác dụng đối với bi ve? - Nêu và phân tích khái niệm xung lượng của lực Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS Hoạt động cá nhân hoàn thành các bài tập + GV: quan sát và trợ giúp nếu cần Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở Bước 4: kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. I. Động lượng. 1- Xung cùa lực a)Ví dụ b) Định nghĩa: Khi một lực tác dụng lên một vật trong khoảng thời gian Dt thì tích được định nghĩa là xung lượng của lực trong khoảng thời gian Dt. - Đơn vị: N.s Hoạt động 2: Động lượng a) Mục tiêu: Phát biểu được định nghĩa, viết được công thức tính, biểu diễn được vectơ động lượng nêu được đơn vị của động lượng. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Nêu bài toán xác định tác dụng của xung lượng của lực. - Gợi ý: xác định biểu thức tính gia tốc của vật và áp dụng định luật II Newton cho vật. - Giới thiệu khái niệm động lượng - Động lượng của một vật là đại lượng thế nào? Hướng dẫn: Viết lại biểu thức 23.1 bằng cách sử dụng biểu thức động lượng. Mở rộng: phương trình 23.3b là một cách diễn đạt khác của định luật II Newton Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS Hoạt động cá nhân hoàn thành các bài tập + GV: quan sát và trợ giúp nếu cần Bước 3: báo cáo, thảo luận: Một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở Bước 4: kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. 2- Động lượng. a) Khái niện biểu thức - Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc là đại lượng xác định bởi biểu thức: - Động lượng là một vectơ cùng hướng với vận tốc của vật. - Đơn vị động lượng: kg.m/s b) Cách diễn đạt khác của định luật II Niu-t ơn. - Độ biến thiên động lượng của một vật trong khoảng thời gian nào đó bằng xung lượng của tổng các lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó. Hay * Tiết 2: Hoạt động 3: Định luật bảo toàn động lượng. a) Mục tiêu: Nêu và phân tích bài toán va chạm mềm b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Nêu và phân tích khái niện về hệ cô lập. - Nêu và phân tích bài toán xét hệ cô lập gồm hai vật. - Gợi ý: Sử dụng phương trình 23.3b. - Phát biểu định luật bảo tòan động lượng Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS Hoạt động cá nhân hoàn thành các bài tập + GV: quan sát và trợ giúp nếu cần Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. II. Định luật bảo toàn động lượng. 1) Hệ cô lập Một hệ nhiều vật được gọi là cô lập khi không có ngoại lực tác dụng lên hệ hoặc nếu có thì các ngoại lực ấy cân bằng nhau 2) Định luật bảo toàn động lượng: Động lượng của một hệ cô lập là một đại lượng bảo toàn Hoạt động 4: Va chạm mềm a) Mục tiêu: Nêu và phân tích bài toán va chạm mềm b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Nêu và phân tích bài toán va chạm mềm. - Gợi ý: áp dụng định luật bảo toàn động lượng cho hệ cô lập Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS đọc sgk. Xác định tính chất của hệ vật, xác định vận tốc của hai vật sau va chạm + GV: quan sát và trợ giúp nếu cần Bước 3: báo cáo, thảo luận: Một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở Bước 4: kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. 3) Va chạm mềm Một vật khối lượng m1 chuyển động trên mặt phẳng nhẵn với vận tốc , đến va chạm với một vật khối lượng m2 đang nằm yên trên mặt phẳng ngang ấy. Biết rằng, sau va chạm, hai vật dính vào nhau và chuyển động với vận tốc. Xác định . - Hệ m1, m2 là hệ cô lập. Áp dụng ĐLBTĐL: Hoạt động 5: Chuyển động bằng phản lực a) Mục tiêu: Chứng minh được tên lửa chuyển động về phía trước ngược với hướng khí phụt ra b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Nêu bài toán chuyển động của tên lửa. Hướng dẫn: Xét hệ tên lửa và khí là hệ cô lập. Hướng dẫn: hệ súng và đạn ban đầu đứng yên Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS Hoạt động cá nhân hoàn thành các bài tập + GV: quan sát và trợ giúp nếu cần Bước 3: báo cáo, thảo luận: Một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở Bước 4: kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. 4) Chuyển động bằng phản lực. Giả sử ban đầu tên lửa đứng yên. Sau khi lượng khí khối lượng m phụt ra phía sau với vận tốc thì tên lửa khối lượng M chuyển động với vận tốc . . Xem tên lửa là một hệ cô lập. Ta áp dụng ĐLBTĐL: Điều này chứng tỏ rằng tên lửa chuyển động về phía trước ngược với hướng khí phụt ra C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: Học sinh được ôn tập lại kiến thức b) Nội dung: Hs trả lời câu hỏi GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm: Câu.1: Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc là đại lượng được xác định bởi công thức nào sau đây? A. . B. . C. . D. . Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và vận tốc của vật. B. Động lượng của một vật là một đại lượng vectơ. C. Động lượng của một vật có đơn vị của năng lượng. D. Động lượng của một vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật. Câu 3: Một vật khối lượng 500 g chuyển động thẳng dọc trục Ox với vận tốc 18 km/h. Động lượng của vật bằng A. 9 kg.m/s. B. 2,5 kg.m/s. C. 6 kg.m/s. D. 4,5 kg.m/s. Câu 4: Trong quá trình nào sau đây, động lượng của vật không thay đổi? A. Vật chuyển động tròn đều. B. Vật được ném ngang. C. Vật đang rơi tự do. D. Vật chuyển động thẳng đều. Câu.5: Động lượng của vật liên hệ chặt chẽ nhất với A. động năng. B. thế năng. C. quãng đường đi được. D. công suất. Câu 6: Một chất điểm chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực không đổi F = 0,1 N. Động lượng chất điểm ở thời điểm t = 3 s kể từ lúc bắt đầu chuyển động là A. 30 kg.m/s. B. 3 kg.m/s. C. 0,3 kg.m/s. D. 0,03 kg.m/s. Câu 7: Một hòn đá có khối lượng 5 kg, bay với vận tốc 72km/h. Động lượng của hòn đá là: A. p = 360 kgm/s. B. p = 360 N.s. C. p = 100 kg.m/s D. p = 100 kg.km/h. Câu 8: Một vật 3 kg rơi tự do rơi xuống đất trong khoảng thời gian 2 s. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là (lấy g = 9,8 m/s2). A. 60 kg.m/s. B. 61,5 kg.m/s. C. 57,5 kg.m/s. D. 58,8 kg.m/s. Câu 9: Một quả bóng khối lượng 250 g bay tới đập vuông góc vào tường với tốc độ v1 = 5 m/s và bật ngược trở lại với tốc độ v2 = 3 m/s. Động lượng của vật đã thay đổi một lượng bằng A. 2 kg.m/s. B. 5 kg.m/s. C. 1,25 kg.m/s. D. 0,75 kg.m/s. Câu 10: Một vật khối lượng 1 kg chuyển động tròn đều với tốc độ 10 m/s. Độ biến thiên động lượng của vật sau 1/4 chu kì kể từ lúc bắt đầu chuyển động bằng A. 20 kg.m/s. B. 0 kg.m/s. C. 10√2 kg.m/s. D. 5√2 kg.m/s. c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập Hướng dẫn giải và đáp án Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A C B D A C C D A C d) Tổ chức thực hiện: GV: Gọi HS nêu các kiến thức trọng tâm trong bài. HS: Hoạt động cá nhân và đại diện HS lên bảng chữa bài. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a) Mục tiêu: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng. b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. Một vật có khối lượng 1kg rơi tự do xuống đấ trong khoảng thời gian 0,5 giây. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là bao nhiêu? Cho g = 9,8 m/s2. Một vật có khối lượng 1kg rơi tự do xuống đấ trong khoảng thời gian 0,5 giây. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là bao nhiêu? Cho g = 9,8 m/s2. c) Sản phẩm: HS làm các bài tập Đáp án: 4,9 kg. m/s d) Tổ chức thực hiện: Làm bài tập vận dụng * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ + GV tóm lại nội dung chính của bài. + Yêu cầu HS về nhà làm các bài tập. + Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau. .......................................................................................................................................................... TIẾT 39: CÔNG VÀ CÔNG SUẤT I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS - Phát biểu được định nghĩa công của một lực. Biết cách tính công của một lực trong trường hợp đơn giản (lực không đởi, chuyển dời thẳng). - Phát biểu được định nghĩa và ý nghĩa của công suất. 2. Năng lực a. Năng lực được hình thành chung : Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề b. Năng lực chuyên biệt môn vật lý : - Năng lực kiến thức vật lí. - Năng lực phương pháp thực nghiệm - Năng lực trao đổi thông tin - Năng lực cá nhân của HS 3. Phẩm chất - Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. GV: Giáo án, sgk, thước kẻ, đồ dùng dạy học, 2. HS: Ôn tập các kiến thức: + Khái niệm công đã học ở lớp 8 + Quy tắc phân tích một lực thành hai lực thành phần có phương đồng quy. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b) Nội dung: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: c) Sản phẩm: HS lắng nghe d) Tổ chức thực hiện: - GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: Nhắc lại hai trường hợp HS đã được học: lực cùng hướng và vuông góc với hướng dịch chuyển. Khi nào có công cơ học. Bài học hôm . B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Công a) Mục tiêu: Định nghĩa được công cơ học trong trường hợp tổng quát A = Fs cos α b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Khi nào có công cơ học? - Nhận xét câu trả lời. - Nhắc lại hai trường hợp HS đã được học: lực cùng hướng và vuông góc với hướng dịch chuyển Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS Hoạt động cá nhân hoàn thành các bài tập + GV: quan sát và trợ giúp nếu cần Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. I. Công 1. Khái niệm về công Một lực sinh công khi nó tác dụng lên một vật và điểm đặt của lực chuyển dời Hoạt động 2: Định nghĩa công trong trường hợp tổng quát a) Mục tiêu: Phân biệt được công của lực phát động với công của lực cản. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Nêu và phân tích bài toán tính công trong trường hợp tổng quát. - Hướng dẫn: thành phần tạo ra chuyển động không mong muốn. - Hướng dẩn: sử dụng công thức đã biết: A = F.s - Nhận xét công thức tính công tổng quát. - Công của lực phụ thuộc vào những yếu tố nào? Và phụ thuộc thế nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS Hoạt động cá nhân hoàn thành các bài tập + GV: quan sát và trợ giúp nếu cần Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. 2. Định nghĩa công trong trường hợp tổng quát: Nếu lực không đổi có điểm đặt chuyển dời một đoạn s theo hướng hợp với hướng của lực góc a thì công của lực được tính theo công thức A= F.S.cos a. * Biện luận: a) a 0: A là công phát động b) a = 900 Þ A = 0: điểm đặt của lực chuyển dời theo phương vuông góc với lực c) a > 900 Þ A < 0: A là công cản trở chuyển động Hoạt động 3: Vận dụng công thức tính công a) Mục tiêu: Làm được các bài tập b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS làm bài tập với nội dung: Bài 1: Một ô tô chuyển động lên dốc, mặt dốc nghiêng góc β so với mặt phẳng nằm ngang, chiều dài dốc l. Hệ số ma sát giữa ô tô và mặt dốc là k (hình vẽ) 1. Có những lực nào tác dụng lên ô tô? 2. Tính công của những lực đó? 3. Chỉ rõ công cản và công phát động? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS Hoạt động cá nhân hoàn thành các bài tập + GV: quan sát và trợ giúp nếu cần Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. 3: Vận dụng công thức tính công 1. Có các lực: 2. AN = 0; AF = F.l; Ams = - Fms.l AP = P.l.cos(900 + β) => AP<0 3. Ams công của lực ma sát là công cản. AF > 0 và lực là lực phát động -> công của lực là công phát động. AP công cản. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: Học sinh được ôn tập lại kiến thức b) Nội dung: Hs trả lời câu hỏi GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm: Câu 1: Lực tác dụng lên một vật đang chuyển động thẳng biến đổi đều không thực hiện công khi A. lực vuông góc với gia tốc của vật. B. lực ngược chiều với gia tốc của vật C. lực hợp với phương của vận tốc với góc α. D. lực cùng phương với phương chuyển động của vật. Câu 2: Đơn vị không phải đơn vị của công suất là A. N.m/s. B. W. C. J.s. D. HP. Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Máy có công suất lớn thì hiệu suất của máy đó nhất định cao. B. Hiệu suất của một máy có thể lớn hơn 1. C. Máy có hiệu suất cao thì công suất của máy nhất định lớn. D. Máy có công suất lớn thì thời gian sinh công sẽ nhanh. Câu 4: Một lực F = 50 N tạo với phương ngang một góc α=30o, kéo một vật và làm chuyển động thẳng đều trên một mặt phẳng ngang. Công của lực kéo khi vật di chuyển được một đoạn đường bằng 6 m là A. 260 J. B. 150 J. C. 0 J. D. 300 J. Câu 5: Thả rơi một hòn sỏi khối lượng 50 g từ độ cao 1,2 m xuống một giếng sâu 3 m. Công của trọng lực khi vật rơi chạm đáy giếng là (Lấy g = 10 m/s2) A. 60 J. B. 1,5 J. C. 210 J. D. 2,1 J. Câu 6: Một vật có khối lượng 2 kg rơi tự do từ độ cao 10 m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 9,8 m/s2. Trong thời gian 1,2 s kể từ lúc bắt đầu thả vật, trọng lực thực hiện một công bằng A. 196 J. B. 138,3 J. C. 69,15 J. D. 34,75J. Câu 7: Một vật 5 kg được đặt trên mặt phẳng ngiêng. Lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng bằng 0,2 lần trọng lượng của vật. Chiều dài của mặt phẳng nghiêng là 10 m. Lấy g = 10 m/s2. Công của lực ma sát khi vật trượt từ đỉnh xuống chân mặt phẳng nghiêng bằng A. – 95 J. B. – 100 J. C. – 105 J. D. – 98 J. Câu 8: Một vật 5 kg được đặt trên mặt phẳng ngiêng. Chiều dài của mặt phẳng nghiêng là 10 m, chiều cao 5 m. Lấy g = 10 m/s2. Công của trọng lực khi vật trượt từ đỉnh xuống chân mặt phẳng nghiêng có độ lớn là A. 220 J. B. 270 J. C. 250 J. D. 260 J. Câu 9: Một thang máy khối lượng 1 tấn chuyển động nhanh dần đều lên cao với gia tốc 2 m/s2. Lấy g = 10 m/s2. Công của động cơ thực hiện trong 5s đầu tiên là A. 250 kJ. B. 50 kJ. C. 200 kJ. D. 300 kJ. Câu 10: Một vật khối lượng 1500 kg được cần cẩu nâng đều lên độ cao 20 m trong khoảng thời gian 15 s. Lấy g = 10 m/s2. Công suất trung bình của lực nâng của cần cẩu là A. 15000 W. B. 22500 W. C. 20000 W. D. 1000 W. c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập Hướng dẫn giải và đáp án Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A C D A D B B C D C d) Tổ chức thực hiện: GV: Gọi HS nêu các kiến thức trọng tâm trong bài. HS: Hoạt động cá nhân và đại diện HS lên bảng chữa bài. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a) Mục tiêu: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng. b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. Một người kéo một hòm gỗ khối lượng 80kg trượt trên sàn nhà bằng một dây có phương hợp góc 600 so với phương năm ngang. Lực tác dụng lên dây bằng 150N. Công của lực đó thực hiện được khi hòm trượt đi được 10 mét là c) Sản phẩm: HS làm các bài tập Đáp án: 750 J d) Tổ chức thực hiện: Làm bài tập vận dụng * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 4. Dặn dò + GV tóm lại nội dung chính của bài. + Yêu cầu HS về nhà làm các bài tập. + Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau. .......................................................................................................................................................... CÔNG VÀ CÔNG SUẤT (Tiếp) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS - Phát biểu được định nghĩa công của một lực. Biết cách tính công của một lực trong trường hợp đơn giản (lực không đởi, chuyển dời thẳng). - Phát biểu được định nghĩa và ý nghĩa của công suất. 2. Năng lực a. Năng lực được hình thành chung : Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề b. Năng lực chuyên biệt môn vật lý : - Năng lực kiến thức vật lí. - Năng lực phương pháp thực nghiệm - Năng lực trao đổi thông tin - Năng lực cá nhân của HS 3. Phẩm chất - Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. GV: Giáo án, sgk, thước kẻ, đồ dùng dạy học, 2. Ôn tập kiến thức: công suất đã học ở lớp 8 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS làm bài toán sau: Để kéo một thùng nước khối lượng 10 kg từ giếng sâu 8m lên. Nếu người kéo mất 20 s, dùng máy kéo mất 4 s, hai trường hợp đều coi thùng nước chuyển động nhanh dần đều. 1. Tính công của lực kéo trong hai trường hợp. 2. Trường hợp nào thực hiện công nhanh hơn? Vì sao? Để giải thích tại sao máy thực hiện công nhanh hơn cần tìm hiểu khái niệm công suất. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. HS đọc và tìm hiểu bài toán. - Thảo luận. Kết quả: 1. Trong cả hai trường hợp: - Trường hợp người kéo: a1 = 0,04 m/s2 A1 = Fk.s = m(g+a1)s = 803,2 J - Trường hợp máy kéo: a2 = 1 m/s2 A2 = m(g+a2)s = 880 J 2. Máy thực hiện công nhanh hơn. Bước 4: Kết luận nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: a) Mục tiêu: định nghĩa và viết được công thức tính công suất. + Nêu được định nghĩa đơn vị của công suất. + Biết cách vận dụng công thức để giải các bài tập. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Cho HS đọc SGK và trình bày: - Nêu định nghĩa công suất? - Viết biểu thức tính công suất? - Có thể dùng những đơn vị công suất nào? - Ý nghĩa vật lí của công suất? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS đọc SGK và trả lời câu hỏi của giáo viên. + GV: quan sát và trợ giúp nếu cần Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở Bước 4: kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. II. Công suất 1. Khái niệm công suất Công suất là đại lượng đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian . 2. Đơn vị của công suất W Oát là công suất của một thiết bị thực hiện công bằng 1 J trong thời gian 1 S 1 W = 1J/s - Công suất của một lực đặc trưng cho tốc độ thực hiện công của lực đó. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: Học sinh được ôn tập lại kiến thức b) Nội dung: Hs trả lời câu hỏi GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm: Câu 11: Một động cơ điện cung cấp công suất 15 kW cho một cần cẩu n âng 1000 kg lên cao 30 m. Lấy g = 10 m/s2. Thời gian tối thiểu để thực hiện công việc đó là A. 40 s. B. 20 s. C. 30 s. D. 10 s. Câu 12: Một ô tô chạy đều trên đường với vận tốc 72 km/h. Công suất trung bình của động cơ là 60 kW. Công của lực phát động của ô tô khi chạy được quãng đường 6 km là A. 1,8.106 J. B. 15.106 J. C. 1,5.106 J. D. 18.106 J. Câu 13: Một thang máy khối lượng 1 tấn có thể chịu tải tối đa 800 kg. Khi chuyển động thanh máy còn chịu một lực cản không đổi bằng 4.103 N. Để đưa thang máy lên cao với vận tốc không đổi 3 m/s thì công suất của động cơ phải bằng (cho g = 9,8 m/s2) A. 35520 W. B. 64920 W. C. 55560 W. D. 32460 W. Câu 14: Một xe tải chạy đều trên đường ngang với tốc độ 54 km/h. Khi đến quãng đường dốc, lực cản tác dụng lên xe tăng gấp ba nhưng công suất của động cơ chỉ tăng lên được hai lần. Tốc độ chuyển động đều cảu xe trên đường dốc là A. 10 m/s. B. 36 m/s. C. 18 m/s. D. 15 m/s. Câu 15: Một động cơ điện cỡ nhỏ được sử dụng để nâng một vật có trọng lượng 2,0 N lên cao 80 cm trong 4,0 s. Hiệu suất của động cơ là 20%. Công suất điện cấp cho động cơ bằng A. 0,080 W. B. 2,0 W. C. 0,80 W. D. 200 W. c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập Câu 11 12 13 14 15 Đáp án B D B A B d) Tổ chức thực hiện: GV: Gọi HS nêu các kiến thức trọng tâm trong bài. HS: Hoạt động cá nhân và đại diện HS lên bảng chữa bài. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a) Mục tiêu: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng. b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. Đề nghị HS trả lời câu C3 trong SGK. Gợi ý: + Tính công suất của mỗi cần cầu? + So sánh hai công suất tính được để rút ra kết luận? - Yêu cầu HS đọc bảng 24.1 SGK. So sánh công mà ô tô, xe máy thực hiện được trong 1 giây? Tính rõ sự chênh lệch đó? c) Sản phẩm: HS làm các bài tập - Công suất của cần cẩu M1 lớn hơn công suất của cần cẩu M2 - Trong một giây, ô tô thực hiện công: xe máy thực hiện công: Độ chênh lệch công là: Δ A = A1- A2 = 2,5.104 J d) Tổ chức thực hiện: Làm bài tập vận dụng * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ + GV tóm lại nội dung chính của bài. + Yêu cầu HS về nhà làm các bài tập. + Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau TIẾT 41: BÀI TẬP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS Củng cố lại kiến thức đã học Khắc sâu kiến thức về : động lượng, định luật bảo toàn động lượng, công, công suất. 2. Năng lực a. Năng lực được hình thành chung: Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề b. Năng lực chuyên biệt môn vật lý : - Năng lực kiến thức vật lí. - Năng lực phương pháp thực nghiệm - Năng lực trao đổi thông tin - Năng lực cá nhân của HS 3. Phẩm chất - Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: - Giáo án, sgk, thước kẻ, đồ dùng dạy học, 2. Học sinh: Ôn tập kiến thức: động lượng, định luật bảo toàn động lượng, công, công suất. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi. + Phát biểu định nghĩa và viết công thức tính công suất? + Nêu định nghĩa đơn vị của công suất? c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu bài toán yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động: Chữa bài tập a) Mục tiêu: Củng cố, luyện tập b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Làm bt8, 9 (SGK - T127), bt6, 7 (Trang 133) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS Hoạt động cá nhân hoàn thành các bài tập + GV: quan sát và trợ giúp nếu cần Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở Bước 4: Kết luận nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. Bài 8 (SGK- trang 127) a. Xe A: Xe B Hai xe có động lượng bằng nhau. Bài 9 (SGk- trang 127) Bài 6( trang 133) Bài 7(trang 133) * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ + GV tóm lại nội dung chính của bài. + Yêu cầu HS về nhà làm các bài tập. + Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau. .......................................................................................................................................................... TIẾT 42: ĐỘNG NĂNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS + Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức của động năng ( của một chất điểm hay một vật rắn chuyển động tịnh tiến). + Phát biểu được định luật biến thiên động năng (cho một trường hợp đơn giản) + Vận dụng được định luật biến thiên động năng để giải các bài tón tương tự như các bài toán trong SGK. 2. Năng lực a. Năng lực được hình thành chung : Năng lực giải q
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_vat_ly_10_cv5512_chuong_4_cac_dinh_luat_bao_toan_nam.docx