Giáo án Vật lý 10 - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - Hà Huyền Hương - Trường THPT Tây Tiền Hải

Giáo án Vật lý 10 - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - Hà Huyền Hương - Trường THPT Tây Tiền Hải

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

● Nêu được đối tượng, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu của vật lí.

● Phân tích được ảnh hưởng của vật lí đối với đời sống và đối với sự phát triển của khoa học, công nghệ và kĩ thuật.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

● Tự chủ và học tập: Vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học từ trung học cơ sở để giải quyết vấn đề. Cụ thể là đi sâu vào tìm hiểu đối tượng, mục tiêu phương pháp nghiên cứu cũng như tầm ảnh hưởng của vật lí đối với thế giới tự nhiên.

● Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng kết hợp ngôn ngữ với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết tự giác và có tinh thần trách nhiệm hoàn thành phần việc được giao, đóng góp ý kiến điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung và thúc đẩy quá trình xây dựng kiến thức mới; tôn trọng, tiếp nhận và khiêm tốn học hỏi ý kiến các thành viên trong nhóm.

- Năng lực môn vật lí:

 

docx 112 trang Phan Thành 05/07/2023 2470
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý 10 - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - Hà Huyền Hương - Trường THPT Tây Tiền Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: / / 
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
BÀI 1. KHÁI QUÁT VỀ MÔN VẬT LÍ (2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
Nêu được đối tượng, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu của vật lí.
Phân tích được ảnh hưởng của vật lí đối với đời sống và đối với sự phát triển của khoa học, công nghệ và kĩ thuật.
2. Năng lực
- Năng lực chung: 
Tự chủ và học tập: Vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học từ trung học cơ sở để giải quyết vấn đề. Cụ thể là đi sâu vào tìm hiểu đối tượng, mục tiêu phương pháp nghiên cứu cũng như tầm ảnh hưởng của vật lí đối với thế giới tự nhiên.
Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng kết hợp ngôn ngữ với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết tự giác và có tinh thần trách nhiệm hoàn thành phần việc được giao, đóng góp ý kiến điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung và thúc đẩy quá trình xây dựng kiến thức mới; tôn trọng, tiếp nhận và khiêm tốn học hỏi ý kiến các thành viên trong nhóm.
- Năng lực môn vật lí: 
Năng lực nhận thức vật lí: Nhận biết và nêu được đối tượng, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu của vật lí. Trình bày, phân tích được những ảnh hưởng của vật lí đối với đời sống cả ở khía cạnh vi mô và vĩ mô. 
Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí: Tìm hiểu được một số hiện tượng, quá trình vật lí đơn giản, gần gũi trong đời sống và trong thế giới tự nhiên theo tiến trình; sử dụng được các chứng cứ khoa học, các ví dụ thực tế để kiểm chứng kiến thức có trong bài. 
3. Phẩm chất: Có tinh thần trách nhiệm, chăm chỉ , tự giác chủ động nghiên cứu nội dung bài học cũng như lĩnh hội kiến thức mới. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên: 
SGK, SGV, Giáo án.
Tranh vẽ, hình ảnh minh họa có liên quan đến bài học. 
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh: 
SGK, bút, thước, vở ghi chép
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Kích thích sự hào hứng cho HS trước khi vào bài học mới.
b. Nội dung:
- GV đưa ra tình huống nhằm tạo sự hứng thú và dẫn dắt HS đi vào bài học.
- GV đặt vấn đề theo gợi ý SGK
c. Sản phẩm học tập: HS biết vận dụng những kiến thức đã học từ cấp trung học cơ sở để trả lời câu hỏi của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đưa ra câu hỏi để HS trả lời: Hãy kể tên các lĩnh vực vật lý mà em đã được học ở cấp trung học cơ sở?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nhớ lại kiến thức cấp trung học cơ sở để đưa ra câu trả lời.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mới 1 bạn đứng tại chỗ trả lời cho câu hỏi mở đầu.
Gợi ý: Các lĩnh vực vật lý mà em đã được học ở cấp trung học cơ sở: lực, năng lượng, âm thanh, ánh sáng, điện, từ 
- Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến.
Bước 4. Đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận
- GV tiếp nhận câu trả lời của HS, đánh giá, nhận xét.
- GV dẫn dắt vào bài: Ở cấp trung học cơ sở, các em đã được học rất nhiều lĩnh vực thuộc bộ môn Vật lí. Có bao giờ các em tự đặt ra câu hỏi cho chính mình rằng: Vật lí nghiên cứu về cái gì? Nghiên cứu vật lí để làm gì và nghiên cứu bằng cách nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên. Chúng ta đi vào Bài 1. Làm quen với vật lí. 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Đối tượng, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu của vật lí
a. Mục tiêu: HS nêu được đối tượng, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu của vật lí
b. Nội dung: GV giảng giải, phân tích, yêu cầu HS đọc sgk, thảo luận, trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: 
- HS nêu được được đối tượng, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu của vật lí và biết lấy ví dụ chứng minh.
- Biết làm bài tập vận dụng.
d. Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu đối tượng nghiên cứu của vật lí.
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi và yêu cầu HS trả lời: 
CH: Theo em đối tượng nghiên cứu là gì? Lấy ví dụ trong môn ngữ văn?
- GV cho HS tự đọc phần đọc hiểu trong SGK và trả lời các câu hỏi: 
+ Đối tượng nghiên cứu của vật lý là gì? 
+ Vật lí là môn Khoa học tìm hiểu về thế giới tự nhiên. Nó được phân thành rất nhiều lĩnh vực, nhiều phân ngành. Em hãy cho biết những lĩnh vực vật lý mà em đã được học ở cấp trung học cơ sở?
- GV chia lớp thành 4 nhóm rồi yêu cầu mỗi nhóm trả lời phần thảo luận 1. 
Thảo luận 1: Nêu đối tượng nghiên cứu tương ứng với từng phân ngành sau của vật lí: cơ, ánh sáng, điện, từ.
GV giao nhiệm vụ:
+ Tổ 1. Trả lời đối với phân ngành cơ
+ Tổ 2. Trả lời đối với phân ngành ánh sáng
+ Tổ 3. Trả lời đối với phân ngành điện
+ Tổ 4. Trả lời đối với phân ngành từ. 
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1.1 và đặt vấn đề, nêu câu hỏi. 
+ Dựa vào dữ liệu được đưa ra ở SGK về công trình nghiên cứu đã đưa ra được biểu thức mô tả mối liên hệ giữa năng lượng và khối lượng. Em hãy cho biết, đối tượng nghiên cứu của công trình này là gì?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi. 
- GV quan sát quá trình HS thực hiện, hỗ trợ khi HS cần.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- HS giơ tay trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
- Đại diện của mỗi nhóm HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi ở phần thảo luận. 
- HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu mục tiêu nghiên cứu của vật lí. 
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giới thiệu mục tiêu nghiên cứu của vật lí.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1.2 và thảo luận theo cặp để nêu thế nào là cấp độ vi mô, cấp độ vĩ mô?
- GV yêu cầu HS dựa vào SGK để nêu vai trò của vật lí: Qua những gì đọc được ở SGK, em hãy cho biết vai trò của vật lí đối với con người? 
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin SGK, vận dụng cùng những kiến thức đã được học ở cấp trung học cơ sở để trả lời câu hỏi. 
- HS trao đổi thông tin trong phần thảo luận nhóm để đưa ra câu trả lời hợp lí nhất.
- GV quan sát quá trình HS thực hiện, hỗ trợ khi HS cần.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- HS hiểu và ghi chép vào vở về mục tiêu của vật lí. 
- HS đưa ra được các câu trả lời theo yêu cầu của GV.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 3. Tìm hiểu phương pháp nghiên cứu của vật lí.
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV dẫn lời: “Phương pháp nghiên cứu của khoa học nói chung và của vật lí nói riêng được hình thành qua thời kì phát triển của nền văn minh nhân loại, bao gồm hai phương pháp chính là phương pháp thực nghiệm và phương pháp lí thuyết. Chúng ta sẽ đi tìm hiểu phương pháp đầu tiên là phương pháp thực nghiệm.”
- GV yêu cầu HS đọc SGK, quan sát hình 1.3 và trả lời câu hỏi:
+ Nêu cách mà Galilei đã làm thí nghiệm.
+ Kết quả của thí nghiệm có ý nghĩa gì?
=> Từ những kiến thức ở trên, em hãy cho biết phương pháp thực nghiệm là gì?
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy trình bày một số ví dụ khác để minh họa cho phương pháp thực nghiệm trong vật lí. 
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi sau: 
+ Lí thuyết vật lí được hình thành như thế nào?
+ Công trình dự đoán sự tồn tại của Hải Vương Tinh và Thiên Vương Tinh trong hệ mặt trời hình 1.4 có ý nghĩa như thế nào?
- GV đưa ra khái niệm phương pháp lí thuyết. 
- GV yêu cầu HS trả lời thảo luận 4: Nêu nhận định về vai trò của thí nghiệm trong phương pháp thực nghiệm và xác định điểm cốt lõi của phương pháp lí thuyết. 
- GV đưa ra kết luận về mối liên hệ giữa phương pháp thực nghiệm và phương pháp lí thuyết.
Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí. 
- GV đưa ra nhận định: Quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học nói chung và nhà vật lí nói riêng chính là quá trình tìm hiểu thế giới tự nhiên. 
- GV yêu cầu HS đọc SGK và nêu câu hỏi: Em hãy đọc SGK và cho biết quá trình này có tiến trình gồm những bước nào? 
- GV lập sơ đồ quá trình tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí. 
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin sgk, thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV. 
- GV quan sát quá trình HS thực hiện, hỗ trợ khi HS cần.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- HS trả lời được các câu hỏi , nêu được khái niệm phương pháp thực nghiệm, phương pháp lí thuyết và lấy được ví dụ minh họa. 
- HS trình bày được các bước trong tiến trình tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí. 
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
1. Đối tượng nghiên cứu của vật lí. 
Trả lời: 
+ Theo em, đối tượng nghiên cứu là bản chất của sự vật hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu.
+ Trong môn ngữ văn, đối tượng nghiên cứu là các tác phẩm văn học, là các cấu trúc ngữ pháp. 
Trả lời:
Đối tượng nghiên cứu của vật lí là các dạng vận động của vật chất và năng lượng. 
Trả lời:
Những lĩnh vực vật lý mà em đã được học ở cấp trung học cơ sở: lực, năng lượng, âm thanh, ánh sáng, điện, từ ...
Trả lời:
- Phân ngành cơ có đối tượng nghiên cứu là: tốc độ, thời gian, quãng đường, lực, moment lực. 
- Phân ngành ánh sáng có đối tượng nghiên cứu là: hiện tượng phản xạ ánh sáng, khúc xạ ánh sáng, tán sắc ánh sáng; các loại quang cụ như gương, thấu kính, lăng kính. 
- Phân ngành điện có đối tượng nghiên cứu là: dòng điện, mạch điện.
- Phân ngành từ có đối tượng nghiên cứu là: nam châm, từ trường Trái đất, hiện tượng cảm ứng điện từ.
Trả lời:
Đối tượng nghiên cứu của công trình này là mối liên hệ giữa năng lượng và khối lượng. 
2. Mục tiêu của vật lí. 
* Mục tiêu của vật lí là khám phá ra quy luật tổng quát nhất chi phối sự vận động của vật chất và năng lượng cũng như tương tác giữa chúng ở mọi cấp độ: vi mô và vĩ mô. 
Trả lời:
- Ở cấp độ vi mô (hình a): vật lý đi nghiên cứu các hạt có kích thước rất nhỏ, bé hơn 10-10 m như nguyên tử, proton, neutron, electron.
- Ở cấp độ vĩ mô (hình b): vật lý đi nghiên cứu những vật có kích thước lớn hơn nguyên tử như con người, đồ vật, các vật có kích thước rất lớn tầm cỡ hành tinh, thiên hà, vũ trụ...
Trả lời:
Vai trò của vật lí đối với con người:
+ Các định luật vật lí được tìm ra không những giúp con người giải thích mà còn tiên đoán được rất nhiều hiện tượng tự nhiên.
+ Việc vận dụng các định luật này rất đa dạng, phong phú có ý nghĩa thiết thực trong đời sống và nghiên cứu khoa học. 
+ Học tập môn vật lí giúp HS hiểu được các quy luật của tự nhiên, vận dụng kiến thức đó vào cuộc sống. Từ đó hình thành những năng lực khoa học và công nghệ. 
3. Phương pháp nghiên cứu của vật lí. 
a. Phương pháp thực nghiệm. 
Trả lời: 
+ Galilei đã làm thí nghiệm về sự rơi tự do bằng cách: Thả rơi hai vật có hình dạng khác nhau nhưng có cùng khối lượng từ đỉnh tháp nghiêng Pisa cao 57m ở nước Ý. 
+ Kết quả là hai vật rơi và chạm đất cùng lúc. Kết quả này đã bác bỏ được nhận định của Aristotle cho rằng việc vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ là bản chất tự nhiên của các vật. 
=> Phương pháp thực nghiệm là dùng những những thí nghiệm cụ thể để kiểm chứng về tính đúng đắn của một giả thuyết, mô hình, lí thuyết. Từ đó bổ sung, hoàn thiện hay bác bỏ giả thuyết, mô hình, lí thuyết đó.
Trả lời:
+ Thí nghiệm sử dụng ánh sáng để đốt cháy tờ giấy: Người ta đặt một tờ giấy phía dưới một thấu kính. Ánh sáng mặt trời đi qua thấu kính trong một khoảng thời gian nhất định sẽ đốt cháy tờ giấy. Điều này chứng minh rằng ánh sáng có năng lượng. 
+ Ta sẽ nghe âm thanh phát ra khi gõ vào thanh kim loại. Điều này chứng tỏ là âm thanh có thể truyền được trong chất khí. 
+ Ta vẫn nghe được tiếng mọi người nói chuyện khi ngụp lặn dưới nước trong hồ bơi. Điều này chứng tỏ là âm thanh có thể truyền được trong chất lỏng. 
b. Phương pháp lí thuyết.
Trả lời: 
+ Lí thuyết được xây dựng dựa trên các quan sát ban đầu và trực giác của các nhà vật lí, trong nhiều trường hợp có tính định hướng và dẫn dắt cho thực nghiệm kiểm chứng. 
+ Công trình dự đoán sự tồn tại của Hải Vương Tinh và Thiên Vương Tinh trong hệ mặt trời hình 1.4 có ý nghĩa: Thiên Vương tinh không ở đúng vị trí mà các phương trình toán học nghiên cứu chuyển động tiên đoán. 
=> Phương pháp lí thuyết là phương pháp sử dụng ngôn ngữ toán học và suy luận lí thuyết để phát hiện một kết quả mới. 
Trả lời:
+ Thí nghiệm đóng vai trò trọng yếu trong phương pháp thực nghiệm, bởi kết quả thí nghiệm là cơ sở quan trọng nhất để khẳng định tính đúng đắn của một giả thuyết, mô hình, lí thuyết. 
+ Điểm cốt lõi của phương pháp lí thuyết là việc xây dựng những mô hình giả thuyết bằng công cụ toán học. 
=> Kết luận: Kết quả của phương pháp thực nghiệm cần được giải thích bằng lí thuyết đã biết hoặc lí thuyết mới. Kết quả của phương pháp lí thuyết cần được kiểm chứng bằng thực nghiệm. Hai phương pháp này hỗ trợ cho nhau, trong đó phương pháp thực nghiệm có tính quyết định.
4. Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí. 
Trả lời: 
Các bước của tiến trình này là:
Bước 1: Quan sát hiện tượng để xác định đối tượng nghiên cứu.
Bước 2: Đối chiếu với các lí thuyết đang có để đề xuất giả thuyết nghiên cứu.
Bước 3: Thiết kế, xây dựng mô hình lí thuyết hoặc mô hình thực nghiệm để kiểm chứng giả thuyết. 
Bước 4: Tiến hành tính toán theo mô hình lí thuyết hoặc thực hiện thí nghiệm để thu thập dữ liệu. Sau đó xử lí số liệu và phân tích kết quả để xác nhận, điều chỉnh, bổ sung hay bác bỏ mô hình, giả thuyết ban đầu. 
Bước 5: Rút ra kết luận. 
Sơ đồ:
Hoạt động 2. Ảnh hưởng của vật lí đến một số lĩnh vực trong đời sống và kĩ thuật
a. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được ảnh hưởng, tác động của vật lí đến một số lĩnh vực và đối với đời sống con người. 
b. Nội dung: GV chiếu hình ảnh, HS quan sát xem xét các tình huống, đưa ra những phân tích những ảnh hưởng, tác động của vật lí đến một số lĩnh vực và đối với đời sống con người. 
c. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành các nhiệm vụ thảo luận, đưa ra những phân tích để đi đến kết luận về ảnh hưởng của vật lí đến một số lĩnh vực trong đời sống và kĩ thuật. 
d. Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu hình 1.5 để HS quan sát và dẫn lời: “Ngày nay chúng ta không còn truyền thông tin bằng bồ câu đưa thư nữa, thay vào đó là dùng các thiết bị như máy tính, điện thoại để gửi tin. Chúng ta cũng không còn chuẩn đoán bệnh bằng cách bắt mạch mà thay vào đó là dùng các thiết bị hiện đại như máy đo huyết áp. Những ví dụ trên đã cho thấy con người ngày này đã biết áp dụng những thành tựu của các công trình nghiên cứu vật lí, khoa học.”
- GV chia lớp thành 2 nhóm 
+ Tổ 1,2: Nhóm 1.
+ Tổ 3,4: Nhóm 2.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi:
Thảo luận 5. Quan sát hình 1.5, Phân tích ảnh hưởng của vật lí trong một số lĩnh vực. Từ đó, trình bày ưu điểm của việc ứng dụng Vật lí vào đời sống so với các phương pháp truyền thống ở các lĩnh vực trên.
Thảo luận 6. Hãy nêu và phân tích một số ứng dụng khác của vật lí trong đời sống hàng ngày và chỉ ra các ưu điểm của nó.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS theo dõi SGK, lắng nghe GV giảng bài, hợp tác trong thảo luận nhóm, tiếp nhận câu hỏi của GV và trả lời. 
- HS nghiên cứu nội dung bài học theo sự hỗ trợ, định hướng của GV.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- HS trình bày câu trả lời, ghi chép nội dung chính.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV đưa ra kết luận về ảnh hưởng của vật lí. 
- GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung mới.
II. ẢNH HƯỞNG CỦA VẬT LÍ ĐẾN MỘT SỐ LĨNH VỰC TRONG ĐỜI SỐNG VÀ KĨ THUẬT.
Trả lời:
Quan sát hình 1.5 để phân tích ảnh hưởng của vật lí trong một số lĩnh vực:
- Thông tin liên lạc: 
 + Dùng bồ câu đưa thư: phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện khí hậu, tình trạng sức khỏe của bồ câu, khoảng cách xa gần mà thời gian nhận được tin là nhanh hay lâu. Thông tin nắm bắt có khi sẽ không được kịp thời, hơn nữa còn dễ bị thất lạc. 
 + Dùng internet (máy tính, điện thoại ) để gửi tin nhắn,gửi mail, video call: nhanh, đơn giản, hiệu quả, độ chính xác gần như tuyệt đối. Thông tin năm bắt được kịp thời. 
- Chẩn đoán bệnh:
 + Bắt mạch thủ công: phụ thuộc vào trình độ của người thầy thuốc, độ chính xác không cao và mất nhiều thời gian.
 + Dùng thiết bị y tế chuyên dụng:tốn ít thời gian, độ chính xác cao, cho kết quả nhanh chóng, từ đó có phương án chữa trị kịp thời.
- Quy trình đóng gói:
 + Dùng sức lao động thủ công của con người: mất nhiều thời gian, năng suất không cao, mẫu mã không đẹp, sản phẩm không được đồng đều. 
 + Dùng quy trình sản xuất dây chuyền, tự động hóa: quy trình sản xuất nhanh gọn, năng suất cao, mẫu mã đẹp, cho ra các sản phẩm đồng đều. 
- Quan sát thiên văn:
 + Quan sát bằng mắt thường: phán đoán các hiện tượng theo cảm tính, dựa trên kinh nghiệm của người quan sát là chính, độ chính xác không cao.
 + Sử dụng các thiết bị hiện đại như vệ tinh, kính thiên văn cho kết quả chính xác, đưa ra các dự báo về thiên nhiên có độ chính xác cao.
Trả lời:
+ Tia laser được dùng để làm bút chiếu, làm dao mổ điều trị các tật khúc xạ của mắt, xóa vết xăm.
Ưu điểm : Không gây đau đớn.
+ Các loại pin công nghệ mới có thể dự trữ được nhiều điện năng được sử dụng trong xe máy điện, ô tô điện.
Ưu điểm : Giúp tiết kiệm nhiên liệu, góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, gây hiệu ứng nhà kính. 
+ Chế tạo máy phát điện tạo ra dòng điện trong trường hợp mạng lưới điện bị cắt. 
Ưu điểm: Chủ động được nguồn điện trong tình trạng mạng lưới điện bị cắt
+ Các kiến thức về điện tử được sử dụng trong thiết bị không dây như điện thoại di động, cảm biến không dây.
Ưu điểm: Thiết bị nhỏ gọn, thuận tiện trong việc di chuyển. Đồng thời việc truyền thông tin được nhanh, kịp thời. 
=> Kết luận: 
- Vật lí có ảnh hưởng mạnh mẽ và có tác động làm thay đổi mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Dựa trên nền tảng của vật lí, các công nghệ mới được được sáng tạo với tốc độ vũ bão. 
- Kiến thức vật lí trong các phân ngành được áp dụng kết hợp để tạo ra kết quả tối ưu. Các kĩ năng vật lí như tính chính xác, đúng thời điểm và thời lượng, quan sát, suy luận nhạy bén đã thành kĩ năng sống cần có của con người hiện đại.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Giúp HS hệ thống lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: GV chiếu câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời.
c. Sản phẩm học tập: HS đưa ra được câu trả lời đúng. 
d. Tổ chức thực hiện :
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu lần lượt các câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:
Câu 1: Có ý kiến nhận định điện năng là thành tựu cốt lõi và huyết mạch của vật lí cho nền văn minh của nhân loại. Hình 1.8 cho thấy các châu lục sáng rực về đêm. Trình bày quan điểm của em về nhận định này? 
(Gợi ý: Điện năng có sự ảnh hưởng như thế nào đến các lĩnh vực? Nếu không có điện năng thì loài người có thể phát triển như hiện tại hay không?)
Câu 2.Tìm hiểu thực tế một số thiết bị vật lý dùng trong nền nông nghiệp. 
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, suy nghĩ cách giải bài tập GV giao
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- HS tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ và trả lời:
C1. 
+ Điện năng có sự ảnh hưởng rộng khắp đến tất cả các lĩnh vực của đời sống. Điện năng là yếu tố xuất hiện trong hầu hết những thành tựu về khoa học, công nghệ, kĩ thuật mà những thành tựu này được xây dựng để phục vụ cho con người. 
+Nếu không có điện năng thì loài người sẽ không thể phát triển như hiện tại. 
C2. 
+ Máy bay trực thăng phun thuốc trừ sâu.
+ Hệ thống tưới tiêu tự động
+ Hệ thống cảm biến để kiểm soát chất lương nông sản.
+ Hệ thống chiếu sáng kích thích ra hoa, kết quả ở cây trồng...
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV đánh giá, nhận xét, chuyển sang nội dung tiếp theo.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập cũng như áp dụng vào thực tiễn cuộc sống.
b. Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS suy nghĩ hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành bài tập về nhà mà GV giao.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS về nhà hoàn thành bài tập và đầu giờ tiết sau nộp lại cho GV. 
BTVN : Tìm hiểu để viết bài thuyết trình ngắn về quá trình sản xuất, truyền tải và lợi ích của điện năng.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, suy nghĩ cách giải bài tập GV giao.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành đầu giờ sau nộp lại cho GV. 
Điện năng là năng lượng của dòng điện, là một dạng năng lượng có nhiều ưu điểm như dễ dàng chuyển thành các dạng năng lượng khác, dễ truyền tải và phân phối. Nó là nguồn năng lượng cho các máy móc, thiết bị trong sản xuất và đời sống xã hội. Vậy nên điện năng là ngành năng lượng chính trong công nghiệp cũng như trong cuộc sống của con người. 
Điện năng được sản xuất từ các nhà máy điện: nhiệt điện, thủy điện,điện nguyên tử, truyền tải qua đường dây tải điện đến nơi tiêu thụ. Quá trình sản xuất điện năng là quá trình điện từ, bản chất là biến đổi các dạng năng lượng khác như nhiệt năng, thủy năng thành năng lượng điện. 
Với phương pháp biến đổi nhiệt năng thành điện năng thì có quá trình như sau: Nhiệt năng của than -> cơ năng của tuabin ->điện năng của máy phát điện -> được tập trung ở nhà máy nhiệt điện.
Với phương pháp biến đổi thủy năng thành điện năng thì có quá trình như sau:Thủy năng của cột nước -> thủy năng của tuabin nước -> điện năng của máy phát điện -> được tập trung ở nhà máy thủy điện. 
Dù là bằng phương pháp nào thì điện năng ở các nhà máy sẽ được phân phối, truyền tải thông qua đường dây dẫn điện để đến nơi cần tiêu thụ điện. 
Từ khi có điện năng, cuộc sống con người ngày càng tiến bộ hơn. Nhờ có điện năng mà các con đường được chiếu sáng; các máy móc, hệ thống tự động hóa trong công nghiệp được hoạt động; điện năng biến đổi năng lượng làm mát ở máy điều hòa, năng lượng sưởi ấm ở máy sưởi....
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, đánh giá, kết thúc bài học.
*Hướng dẫn về nhà:
Ôn tập và ghi nhớ kiến thức vừa học ở bài 1.
Hoàn thành bài tập SGK. 
Tìm hiểu nội dung bài 2. Vấn đề an toàn trong vật lí. 
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: / / 
BÀI 2. VẤN ĐỀ AN TOÀN TRONG VẬT LÍ (1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
HS hiểu được các rủi ro có thể xảy ra.
Biết thực hiện các biện pháp an toàn cho bản thân, cộng đồng, môi trường theo quy định của nơi học tập, làm việc.
2. Năng lực
- Năng lực chung: 
Tự chủ và học tập: Tự động tìm hiểu, khám phá kiến thức về an toàn trong vật lí từ sách vở, từ mạng internet. Tự giác chuẩn bị bài trước khi đến lớp. 
Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng kết hợp ngôn ngữ với hình ảnh, các loại phi ngôn ngữ để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận về những quy tắc an toàn, thiết kế được bảng hướng dẫn quy tắc an toàn trong phòng thực hành vật lí. Biết tự giác và có tinh thần trách nhiệm hoàn thành phần việc được giao, đóng góp ý tưởng, thúc đẩy quá trình xây dựng kiến thức mới ; tôn trọng, tiếp nhận và khiêm tốn học hỏi ý kiến các thành viên trong nhóm.
- Năng lực môn vật lí: 
Năng lực nhận thức vật lí: Nhận biết các quy tắc an toàn trong nghiên cứu và học tập vật lí. 
Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí: Tìm hiểu được một số những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình học tập và nghiên cứu vật lí. Sử dụng những chứng cứ khoa học để lập ra bảng quy tắc an toàn trong phòng thực hành vật lí. 
3. Phẩm chất: Có tinh thần trách nhiệm, chăm chỉ, tự giác chủ động nghiên cứu, tìm tòi nội dung bài học cũng như lĩnh hội kiến thức mới. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên: 
SGK, SGV, Giáo án.
Video, hình ảnh minh họa về an toàn vật lí. 
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh: 
SGK, bút, thước, vở ghi chép
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú cho HS trước khi đi vào bài học mới.
b. Nội dung:.
- GV đặt vấn đề theo gợi ý SGK.
- GV sử dụng kĩ thuật KWL, yêu cầu HS ghi nội dung vào cột K,W của bảng KWL. Trong quá trình học sẽ điền nội dung vào cột L để cuối bài học nộp lại cho GV.
c. Sản phẩm học tập: HS biết ghi nội dung vào cột K,W của bảng KWL
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giới thiệu bảng KWL.
- GV yêu cầu HS ghi chép vào cột K, W của bảng KWL. Trong quá trình học, sẽ điền nốt vào cột L để cuối bài học, nộp lại cho GV.
K (Những kiến thức các em đã biết về các quy tắc an toàn)
W (Những điều các em muốn biết thêm xoay quanh nội dung trên)
L (Những nội dung chính, câu trả lời trong bài học)
 ..
 ..
 ..
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thoải mái chia sẻ, đưa ra suy nghĩ và câu trả lời.
Bước 3, 4. Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận
- HS điền vào cột K,W
K 
W 
L
- Khi sử dụng dụng cụ nghiên cứu, thực hành vật lí, cần phải cẩn thận, cần sử dụng đúng cách, đúng mục đích. 
- Có rất nhiều rủi ro khi nghiên cứu và thực hành thí nghiệm.
- Có các biển cảnh báo an toàn ở phòng thí nghiệm, hoặc trên các dụng cụ.
- Có bảng các quy tắc an toàn trong phòng thực hành.
- Cần có các biện pháp bảo vệ an toàn khi có sự cố xảy ra.
- Những quy tắc an toàn trong nghiên cứu và học tập môn vật lí là gì?
- Khi nghiên cứu và học tập môn vật lí, để bảo đảm an toàn cần có những biện pháp cụ thể nào? Đặc biệt là khi làm việc với chất phóng xạ?
- Những rủi ro, những điểm không an toàn khi làm việc trong phòng thí nghiệm là gì? Đưa ra tình huống ví dụ cụ thể (nếu có thể).
- Những biện pháp an toàn đề phòng những rủi ro có thể có trong phòng thí nghiệm là gì?
- GV đặt vấn đề: Như các em đã biết, trong quá trình chúng ta học tập môn vật lí cũng như quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học sẽ cần phải làm thực hành rất nhiều. Vậy ta cần phải lưu ý đến những nguyên tắc nào để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng trong quá trình làm thực hành? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời được câu hỏi trên bài 2. Vấn đề an toàn trong vật lí.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu những quy tắc an toàn trong nghiên cứu và học tập môn vật lí. 
a. Mục tiêu: HS nêu được quy tắc an toàn trong nghiên cứu và học tập môn vật lí.
b. Nội dung: GV dùng phương pháp chuyên môn để dẫn dắt HS tìm hiểu về chất phóng xạ và an toàn trong phòng thí nghiệm. 
c. Sản phẩm học tập: 
- HS biết được tác hại của chất phóng xạ. Từ đó nêu được quy tắc an toàn khi làm việc với chất phóng xạ.
- Chỉ ra được những rủi ro có thể gặp phải khi làm việc trong phòng thí nghiệm từ đó đưa ra được một số biện pháp an toàn. 
d. Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về an toàn khi làm việc với chất phóng xạ. 
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV dùng kĩ thuật XYZ để HS tìm hiểu hai vấn đề về chất phóng xạ và khám phá không gian được nêu trong SGK. 
Tùy vào sĩ số HS trong lớp mà GV chia lớp thành các nhóm. GV có thể tham khảo cách chia như sau:
+ Kĩ thuật XYZ tương ứng sẽ là 533: Tức là mỗi nhóm sẽ có 5 bạn HS, mỗi bạn đưa ra 3 ý kiến khác nhau trong khoảng thời gian 3 phút. 
- GV chiếu hình 2.1, tổ chức cho mỗi nhóm HS tìm hiểu và trả lời câu Thảo luận 1: Quan sát hình 2.1, trình bày hiểu biết của em về tác hại và lợi ích của chất phóng xạ. Từ đó nêu những quy tắc an toàn khi làm việc với chất phóng xạ.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện chia nhóm theo yêu cầu của GV.
- Mỗi nhóm sẽ cử một bạn làm nhóm trưởng. Nhóm trưởng yêu cầu mỗi thành viên trong nhóm sẽ làm việc độc lập.
- Các thành viên trong nhóm đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, tự suy nghĩ đưa ra câu trả lời câu hỏi. Trong 1 phút đầu tiên, ghi nhanh câu trả lời của mình. Sau đó sẽ tiến hành trao đổi, thảo luận nhóm. 
- Lần lượt từng HS trong nhóm sẽ có 3 phút để trình bày về câu trả lời của mình. (5 bạn sẽ mất 15 phút để trình bày).
- Cuối cùng, các thành viên trong nhóm sẽ cùng nhau thảo luận để đi đến thống nhất câu trả lời (2 phút). 
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- Nhóm trưởng của mỗi nhóm lên bảng trình bày câu trả lời của nhóm mình.
- Các bạn ở nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung ý kiến. 
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV đánh giá, nhận xét, kết luận. 
- GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu vấn đề an toàn trong phòng thí nghiệm.
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV: “Trong vật lí, việc tiến hành học đi đôi với thực hành là cực kỳ quan trọng, nhằm kiểm chứng kiến thức, phát triển năng lực tìm hiểu thế giới của HS. Tuy nhiên cần phải bảo đảm an toàn khi tiến hành làm thí nghiệm vì đã có nhiều sự cố xảy ra cho người làm thí nghiệm.”
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm để trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Em hãy nêu một vài sự cố có thể xảy ra khi làm thực hành ở phòng thí nghiệm vật lí?
Câu 2. Quan sát hình 2.2 và chỉ ra những điểm không an toàn khi làm việc trong phòng thí nghiệm.
Câu 3. Em hãy nêu một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin SGK, vận dụng cùng những kiến thức đã được học để đưa ra câu trả lời.
- Các thành viên trong nhóm liên tục đưa ra ý kiến.
- Sau đó tổng hợp lại và đưa ra ý kiến thống nhất chung.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- Nhóm trưởng của mỗi nhóm lên trình bày đáp án của nhóm mình.
- Các nhóm khác đưa ra nhận xét, bổ sung ý kiến.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV đánh giá, nhận xét
- GV chuẩn kiến thức, đưa ra kết luận, chuyển sang nội dung mới.
I. NHỮNG QUY TẮC AN TOÀN TRONG NGHIÊN CỨU VÀ HỌC TẬP MÔN VẬT LÍ
1, An toàn khi làm việc với phóng xạ. 
Trả lời:
*Thảo luận 1:
- Tác hại của chất phóng xạ: 
+ Việc sử dụng chất phóng xạ không đúng cách sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
+ Chất phóng xạ gây tổn thương da, mang đến bệnh tật như ung thư
+ Đã có những trường hợp tử vong hoặc để lại di chứng cho chính bản thân và các thế hệ sau: đột biến gen, dị tật, dị dạng, mắc các bệnh về thần kinh 
- Lợi ích của chất phóng xạ:
+ Sử dụng y học để chẩn đoán hình ảnh và điều trị ung 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_ly_10_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2022_2023_ha_h.docx