Giáo án Vật lí Lớp 10 - Chủ đề: Chuyển động tròn

Giáo án Vật lí Lớp 10 - Chủ đề: Chuyển động tròn

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

– Từ tình huống thực tế, thảo luận để nêu được định nghĩa radian và biểu diễn được độ dịch chuyển

góc theo radian.

– Vận dụng được khái niệm tốc độ góc.

– Vận dụng được biểu thức gia tốc hướng tâm a = rω 2 , a = v 2 /r.

– Vận dụng được biểu thức lực hướng tâm F = mrω 2 , F = mv 2 /r.

– Thảo luận và đề xuất giải pháp an toàn cho một số tình huống chuyển động tròn trong thực tế.

 

docx 17 trang Dương Hải Bình 11841
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 10 - Chủ đề: Chuyển động tròn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TÊN CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: CHUYỂN ĐỘNG TRÒN
Thời lượng: 03 tiết
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
– Từ tình huống thực tế, thảo luận để nêu được định nghĩa radian và biểu diễn được độ dịch chuyển
góc theo radian.
– Vận dụng được khái niệm tốc độ góc.
– Vận dụng được biểu thức gia tốc hướng tâm a = rω 2 , a = v 2 /r.
– Vận dụng được biểu thức lực hướng tâm F = mrω 2 , F = mv 2 /r.
– Thảo luận và đề xuất giải pháp an toàn cho một số tình huống chuyển động tròn trong thực tế.
II. MỤC TIÊU DẠY HỌC	
Phẩm chất, năng lực
Mục tiêu
Kí hiệu mục tiêu (mã hóa)
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ
Nhận thức vật lí
- Nêu được định nghĩa radian.
- Nêu được khái niệm tốc độ góc (không kiểm tra, đánh giá).
1.1
- Biểu diễn được độ dịch chuyển góc theo radian.
- Vận dụng được khái niệm tốc độ góc để tính tốc độ góc của đầu kim đồng hồ.
1.2
Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí
Phân tích vấn đề do giáo viên yêu cầu xây dựng kiến thức bài học; xây dựng và phát biểu được các khái niệm liên quan đến chuyển động tròn.
2.2
Xây dựng được khung logic về các nội dung tìm hiểu về đặc điểm của chuyển động tròn đều và các đại lượng của chuyển động tròn đều; lựa chọn được phương pháp thích hợp để nghiên cứu đề chuyển động tròn.
2.3
Sử dụng ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ,... để biểu đạt được quá trình và kết quả tìm hiểu về chuyển động tròn. Học sinh phải hợp tác với các học sinh khác trong nhóm bằng thái độ tích cực và tôn trọng quan điểm, ý kiến đánh giá do người khác đưa ra để tiếp thu tích cực và giải trình, phản biện, bảo vệ được kết quả tìm hiểu một cách thuyết phục.
2.5
NĂNG LỰC CHUNG
Tự chủ và tự học
Mỗi cá nhân làm việc theo các câu lệnh của giáo viên để tìm hiểu các kiến thức và bảo vệ được ý kiến cá nhân trong việc thảo luận nhóm.
TC-TH
Giao tiếp và hợp tác
Thể hiện trong việc làm việc nhóm, các thành viên trong mỗi nhóm phải hợp tác với nhau để tìm hiểu định nghia radian và biểu diễn độ dịch chuyển góc theo radian.
GT-HT
Giải quyết và sáng tạo
Thể hiện qua hoạt động khởi động để giải quyết tình huống có vần đề. Song song đó phẩm chất này còn thể hiện trong các hoạt động học đề giải quyết các yêu cầu do giáo viên đặt ra. Năng lực này còn thể hiện rõ ràng hơn trong hoạt động củng cố kiến thức và hoạt động tìm tòi mở rộng.
GQ-ST
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU
Chăm chỉ
Học sinh làm việc nhóm kết hợp với làm việc cá nhân để tìm hiểu các kiến thức về chuyển động tròn theo yêu cầu giáo viên.
CC
Trung thực
Thể hiện qua việc báo cáo các kết quả hoạt động khi tìm hiểu các đơn vị kiến thức.
TT
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giấy A4, A0, bút, đồng hồ kim.
- Video về chuyển động tròn.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
A. TIẾN TRÌNH 
Hoạt động học
(thời gian)
Mục tiêu
(Chỉ ghi kí hiệu)
Nội dung dạy học
trọng tâm
PP/KTDH
chủ đạo
Phương án đánh giá
Hoạt động 1. Tìm hiểu định nghĩa Radian, biểu diễn độ dịch chuyển góc theo radian (45 phút)
1.1; 1.2;
2.3; 2.5;
TC-TH; 
GT-HT; 
GQ-ST;
CC; TT
1. Định nghĩa radian
2. Biểu diễn độ dịch chuyển góc theo radian
- Dạy học giải quyết vấn đề.
- Kỹ thuật khăn trải bàn.
- GV đánh giá.
- PP đánh giá: quan sát, nghe, hỏi đáp.
Hoạt động 2. Tìm hiểu đặc điểm chuyển động tròn, khái niệm tốc độ góc
(45 phút)
1.1; 1.2;
2.2; 2.3; 2.5;
 TC-TH; 
GT-HT; 
GQ-ST;
CC; TT
3. Chuyển động tròn
4. Chuyển động tròn đều
3. Tốc độ góc, chu kì và tần số.
4. Bài tập vận dụng
- Dạy học giải quyết vấn đề.
- Kỹ thuật khăn trải bàn.
- GV đánh giá.
- PP đánh giá: quan sát, nghe, hỏi đáp.
- Công cụ: rubric đánh giá.
Hoạt động 3. 
Tìm hiểu vai trò, ứng dụng của lực hướng tâm và chuyển động tròn đều trong thực tế (45 phút)
2.3; 2.5;
TT1
GH-TH6
Vai trò và ứng dụng của lực hướng tâm và chuyển động tròn đều trong thực tế
PPDH: DH khám phá
KTDH:
-Khăn trải bàn. 
 -Sơ đồ tư duy
GV đánh giá.
Minh chứng đánh giá: Hoạt động khám phá, phiếu học tập, hoạt động thuyết trình.
Phương pháp đánh giá: quan sát, đọc, nghe.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 
Hoạt động 1. Tìm hiểu định nghĩa radian và biểu diễn độ dịch chuyển góc theo radian (45 phút)
1. Mục tiêu: 
 1.1; 1.2; 2.3; 2.5; TC-TH; GT-HT; GQ-ST; CC; TT
2. Sản phẩm học tập:
- Kết quả thảo luận nhóm của học sinh trên giấy A0, A1.
- Bài thuyết trình của học sinh.
- Hình vẽ biểu diễn góc theo radian.
3. Tổ chức hoạt động: 
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV chia 8 nhóm học tập, mỗi nhóm 4 đến 5 học sinh thảo luận theo phương pháp khăn trải bàn và trình bày kết quả thảo luận trên giấy A0 các nội dung sau:
1. Liệt kê các đơn vị đo góc mà các em đã biết, cho ví dụ?
2. Trong đời sống hàng ngày, khi nói về góc ta thường dùng đơn vị là độ. Tuy nhiên trong toán học, tất cả các hàm số sin (x), cos(x),.. luôn được dùng với đơn vị là radian. Vậy radian là gì? Quan hệ giữa độ và radian như thế nào?
3. Hãy so sánh góc quét được của kim phút và kim giờ trong cùng một khoảng thời gian như nhau là 1 phút?
Để trả lời các câu hỏi này, giáo viên cần tổ chức cho học sinh làm tái hiện các kiến thức đã học ở môn Toán như: 
+ Số là độ dài của nữa đường tròn đơn vị.
+ Độ lớn của một góc theo đơn vị radian chính là độ dài của cung chắn góc đó. Ví dụ: Góc vuông chắn một phần tư đường tròn có độ dài là . Góc bẹt 1800 nữa đường tròn đơn vị 
+ Quan hệ giữa độ và radian: , 
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh thảo luận nhóm theo phương pháp khăn trải bàn tìm hiểu về: 
+ Đơn vị của góc mà các em đã học.
+ Cách biểu diễn độ dịch chuyển góc theo radian khi quan sát chuyển động kim giây của đồng hồ.
+ Tính được góc quét của kim phút và kim giờ trong thời gian 1 phút? 
- GV theo dõi hoạt động của HS để hỗ trợ kịp thời; tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận nhóm.
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm giải các bài tập liên quan đến góc và độ dịch chuyển của góc theo radian (Phiếu học tập số 1).
HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS trong mỗi nhóm liệt kê các đơn vị góc mà các em đã biết và cho ví dụ, định nghĩa radian, quan hệ giữa độ và radian, cách biểu diễn độ dịch chuyển góc theo radian khi quan sát chuyển động kim giây của đồng hồ, so sánh góc quét của kim phút và kim giờ. Trình bày kết quả thảo luận trên giấy A0.
- Mỗi nhóm dành 5 phút thảo luận, thống nhất phương pháp và trình bày kết quả thảo luận vào chính giữa giấy A0
- Mỗi nhóm trình bày cách giải các bài tập ở phiếu học tập số 1 vào giấy A1.
GV quan sát, giúp đỡ các nhóm thực hiện nhiệm vụ.
HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
Các nhóm trình bày kết quả trên giấy A0 như sau:
 - Đại diện nhóm liệt kê kết quả thảo luận các đơn vị góc, định nghĩa radian, quan hệ giữa độ và radian, cách biểu diễn độ dịch chuyển góc theo radian khi quan sát chuyển động kim giây của đồng hồ, so sánh góc quét của kim phút và kim giờ trong thời gian 1 phút.
- GV cho nhóm HS trình bày trước lớp. HS nhóm còn lại nhận xét (bổ sung). 
- GV cho HS trình bày kết quả thảo luận ở phiếu học tập số 1: một nhóm trình bày kết quả thảo luận ở bài tập số 1, một nhóm trình bày bài 2 và một nhóm trình bày bài 3. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, phân tích và chốt thức kiến thức.
4. Phương án đánh giá
- GV đánh giá dựa trên câu trả lời của học sinh..
- GV đánh giá kết quả thảo luận qua quan sát hoạt động thảo luận của từng nhóm; kết quả thảo luận trên giấy A0, phần trình bày kết quả của HS trong hoạt động tìm ra cách biểu diễn độ dịch chuyển góc theo radian khi quan sát chuyển động kim giây của đồng hồ. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu về chuyển động tròn, khái niệm tốc độ góc (45 phút)
1. Mục tiêu 
1.1; 1.2; 2.2; 2.3; 2.5; TC-TH; GT-HT; GQ-ST; CC; TT 
2. Sản phẩm học tập
- Câu trả lời của học sinh.
- Kết quả thảo luận nhóm của học sinh trên giấy A0.
- Bài thuyết trình của học sinh.
3. Tổ chức hoạt động
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
GV cho HS xem các hình ảnh chiếc kim đồng hồ quay xung quanh trục của nó:
Yêu cầu HS quan sát điểm đầu kim giây và thảo luận theo nhóm ở phiếu học tập số 2:
1. Quỹ đạo chuyển động của điểm đầu kim giây có dạng là đường gì? 
2. Tốc độ trung bình mỗi giây quét được một góc bao nhiêu độ? 
3. Chuyển độ đó gọi là chuyển động gì? 
- GV chia 6 nhóm học tập, GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ học tập ở phiếu học tập số 3: 
1. Vectơ vận tốc có phương, chiều, độ lớn thế nào?
2. Những đại lượng nào đặc trưng cho chuyển động tròn đều? 
3. Chúng được xác định thế nào? 
4. Xây dựng các đại lượng tốc độ góc chu kì (T) và tần số (f). 
- GV yêu cầu cá nhân HS hoàn thành phiếu học tập.
HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS xem hình ảnh của điểm đầu kim giây Sau khi quan sát GV cho HS suy nghĩ, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi của GV, trình bày kết quả thảo luận vào phiếu học tập số 2 vào giấy A4.
- GV cho 2 HS trình bày đặc điểm của chuyển động tròn đều (quỹ đạo, tốc độ trung bình) trước lớp, HS khác nhận xét.
- GV nhận xét và tổng hợp và chốt đặc điểm của chuyển động tròn đều (quỹ đạo, tốc độ trung bình). 
- Các nhóm trình bày kết quả ở phiếu học tập số 3 trên giấy A1, đại diện các nhóm báo cáo kết quả hoạt động:
+ Phương, chiều, độ lớn của vectơ vận tốc. 
- HS các nhóm thảo luận, góp ý.
- GV nhận xét, phân tích và chốt thức kiến thức.
- HS hoàn thành phiếu học tập.
4. Phương án đánh giá
- GV đánh giá dựa trên câu trả lời của học sinh về đặc điểm của chuyển động tròn đều.
- GV đánh giá thông qua Rrubric về kết quả thảo luận qua quan sát hoạt động thảo luận của từng nhóm, kết quả thảo luận trên giấy A0, phần trình bày kết quả của HS trong hoạt động:
+ Xây dựng các đại lượng tốc độ góc, chu kì, tần số. 
+ Rút ra được các công thức liên hệ: 
Hoạt động 3. Tìm hiểu vai trò, ứng dụng của lực hướng tâm và chuyển động tròn đều trong thực tế (45 phút)
1.Mục tiêu
2.3; 2.5; TT1; GH-TH6
2. Sản phẩm học tập
- Bảng phiếu học tập nói về vai trò, ứng dụng của lực hướng tâm và chuyển động tròn đều trong thực tế.
- Bài thuyết trình (trình bày miệng) của đại diện các nhóm HS.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động 3a. Vai trò, ứng dụng của lực hướng tâm và chuyển động tròn đều trong thực tế (25 phút)
*GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia nhóm HS trong lớp (hoặc là 4 nhóm, hoặc là 6 nhóm tùy theo số lượng HS trong lớp). 
GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS thảo luận để nêu được vai trò, ứng dụng của lực hướng tâm và chuyển động tròn đều trong thực tế.
 GV ghi trên bảng hoặc chiếu trên slide yêu cầu để HS quan sát và từ đó đề xuất các ý tưởng về vai trò, ứng dụng của lực hướng tâm và chuyển động tròn.
GV phân công nhiệm vụ, một nửa số nhóm trong lớp nêu vai trò của lực hướng tâm và chuyển động tròn trong thực tế. Một nửa số nhóm còn lại nêu ứng dụng của lực hướng tâm và chuyển động tròn trong thực tế (kết quả ghi vào phiếu học tập số 4)
*HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS: Thảo luận nhóm theo KT khăn trải bàn và sơ đồ tư duy (cách thu thập và xử lí thông tin xung quanh cuộc sống, ) .HS có thể trình bày kết quả trên giấy A1, giấy lịch cũ, hoặc bảng phụ... (phiếu học tập số 4)
GV quan sát và lắng nghe các nhóm thảo luận, từ đó phát hiện những nhóm gặp khó khăn và đưa ra sự định hướng, hỗ trợ phù hợp, kịp thời.
*HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đại diện 2 nhóm trình bày kết quả thu thập được trước lớp (1 nhóm trình bày vai trò của lực hướng tâm và chuyển động tròn đều trong thực tế, 1 nhóm trình bày ứng dụng của lực hướng tâm và chuyển động tròn đều trong thực tế ).
HS: Thảo luận, trao đổi, góp ý toàn lớp.
Các nhóm HS: Tiếp thu ý kiến và hoàn thiện kết quả thu thập của nhóm.
GV chỉnh lí, hợp thức hóa kiến thức.
4. Phương án đánh giá
GV dựa trên sản phẩm là “ Phiếu học tập số 3 nêu về vai trò, ứng dụng của lực hướng tâm và chuyển động tròn đều trong thực tế ” để đánh giá kết quả hoạt động học tập của HS.
Hoạt động 3b. Vận dụng giải các bài tập đơn giản liên quan đến chuyển động tròn đều. (20 phút)
*GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV giao nhiệm vụ cho các nhóm giải các bài tập đơn giản liên quan đến chuyển động tròn đều (Phiếu học tập số 5).
*HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS: Làm việc nhóm, thực hiện nhiệm vụ được giao, trình bày kết quả thảo luận vào giấy A4.
+ 2 (hoặc 3) nhóm giải thích hiện tượng Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
+ 2 (hoặc 3) nhóm giải thích được nguyên nhân gây nên thủy triều ở Trái Đất.
- HS ghi kết quả giải thích vào giấy.
GV: Theo dõi các nhóm để phát hiện các nhóm gặp khó khăn trong quá trình thực hiện giải thích, từ đó có sự định hướng, hỗ trợ thích hợp.
*HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Đại diện 2 nhóm báo cáo kết quả thực hành trước lớp (1 nhóm báo cáo về giải thích hiện tượng Mặt Trăng quay quanh Trái Dất, 1 nhóm báo cáo về giải thích được nguyên nhân gây nên thủy triều ở Trái Đất.). HS có thể viết kết quả giải thích lên bảng đen, hoặc lên giấy A4 để thuyết trình, báo cáo.
- HS: Thảo luận, trao đổi, góp ý toàn lớp.
- GV chỉnh lí và đưa ra nhận xét về cách tiến hành và kết quả giải thích của HS.
4. Phương án đánh giá
GV: Đánh giá kết quả hoạt động học của HS thông qua các sản phẩm là:
+ Phiếu học tập.
+ Bài thuyết trình (trình bày miệng) của đại diện các nhóm HS.
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC 
A. NỘI DUNG DẠY HỌC CỐT LÕI 
1. Định nghĩa radian
Radian là góc phẳng giữa hai bán kính của một đường tròn cắt trên một vòng tròn một cung có chiều dài bằng bán kính.
2. Biểu diễn độ dịch chuyển góc theo radian
Công thức tính góc trong đó là góc chắn cung (tính bằng radian), s là chiều dài cung còn R là bán kính đường tròn.
Khi 
3. Chuyển động tròn
Chuyển động tròn là chuyển động có quỹ đạo là đường 1 đường tròn.
4. Tốc độ trung bình trong chuyển động tròn
5. Chuyển động tròn đều
Chuyển động tròn đều là chuyển động có quỹ đạo tròn và có tốc độ trung bình trên mọi cung tròn là như nhau
6. Tốc độ góc
- Tốc độ góc của chuyển động tròn là đại lượng đo bằng góc quét a mà bán kính quét được trong một đơn vị thời gian. 
- Công thức: 
- Đơn vị: (rad/s).
- Trong chuyển động tròn đều thì tốc độ góc không đổi.
7. Chu kỳ: Là khoảng thời gian mà vật thực hiện được một vòng (hoặc một dao động toàn phần)
- Công thức: 
- Đơn vị: T (s)
8. Tần số: Là số vòng (hoặc số dao động toàn phần) mà vật thực hiện trong một giây.
- Công thức: 
- Đơn vị: f (Hz)
6. Bài tập vận dụng
6.1. Phiếu học tập số 1
Phiếu học tập số 1
Câu 1. Một đồng hồ treo tường có kim phút dài 10cm và kim giờ dài 8cm. Cho rằng các kim quay đều. Tính tốc độ góc của điểm đầu hai kim.
Câu 2. Bánh xe đạp có đường kính 0,66m. Xe đạp chuyển động thẳng đều với vận tốc 12km/h. Tính tốc độ dài và tốc độ góc của một điểm trên vành bánh đối với người ngồi trên xe.
Câu 3. Một vật điểm chuyển động trên đường tròn bán kính 15cm với tần số không đổi 5 vòng/s. Tính tần số góc của vật điểm trên
Câu 4: Một đồng hồ có kim giờ dài 3cm, kim phút dài 4cm.
 a) So sánh tốc độ góc của 2 kim?
 b) So sánh tốc độ dài của 2 kim?
6.2. Phiếu học tập số 2
Phiếu học tập số 2
Câu 1. Quỹ đạo chuyển động của điểm đầu kim giây có dạng là đường gì? 
Câu 2. Tốc độ trung bình mỗi giây quét được một góc bao nhiêu độ? 
Câu 3. Chuyển độ đó gọi là chuyển động gì? 
6.3. Phiếu học tập số 3
Phiếu học tập số 3
Câu 1. Vectơ vận tốc có phương, chiều, độ lớn thế nào?
Câu 2. Những đại lượng nào đặc trưng cho chuyển động tròn đều? 
Câu 3. Chúng được xác định thế nào? 
Câu 4. Xây dựng các đại lượng tốc độ góc chu kì (T) và tần số (f).
6.4. Phiếu học tập số 4
Phiếu học tập số 4
Câu 1. Hãy nêu vai trò của lực hướng tâm và chuyển động tròn đều trong thực tế?
Câu 2. Hãy nêu một vài ứng dụng của lực hướng tâm và chuyển động tròn đều trong thực tế? Cho ví dụ trong từng trường hợp?
6.5. Phiếu học tập số 5
Phiếu học tập số 5
Câu 1. Giải thích hiện tượng Mặt Trăng quay quanh Trái Đất?
Câu 2. Giải thích được nguyên nhân gây nên thủy triều ở Trái Đất.?
B. CÁC HỒ SƠ KHÁC
1. Hướng dẫn trả lời Phiếu học tập số 1
Câu 1. Một đồng hồ treo tường có kim phút dài 10cm và kim giờ dài 8cm. Cho rằng các kim quay đều. Tính tốc độ góc của điểm đầu hai kim.
Hướng dẫn giải:
Ta thấy kim phút quay 1 vòng được 1 giờ => Chu kỳ quay tròn của điểm đầu kim phút là Tp = 1h = 3600s
- Kim giờ quay 1 vòng hết 12 giờ => Chu kỳ quay tròn của điểm đầu kim phút là Tp =12h = 43200s
- Tốc độ góc của kim phút: 
- Tốc độ góc của kim giờ: 
Câu 2. Bánh xe đạp có đường kính 0,66m. Xe đạp chuyển động thẳng đều với vận tốc 12km/h. Tính tốc độ dài và tốc độ góc của một điểm trên vành bánh đối với người ngồi trên xe.
Hướng dẫn giải
Ta có bán kính của xe đạp là: 
- Khi xe đạp chuyển động thẳng đều, một điểm M trên vành bánh xe đối với người quan sát ngồi trên xe chỉ chuyển động tròn đếu, còn đối với mặt đất, điểm M còn tham gia chuyển động tịnh tiến khi đó tốc độ dài của M bằng tốc độ của xe v=12km/h=10/3 (m/s)
- Tốc độ góc của một điểm trên vành bánh đối với người ngồi trên xe là:
Câu 3. Một vật điểm chuyển động trên đường tròn bán kính 15cm với tần số không đổi 5 vòng/s. Tính tần số góc của vật điểm trên
Hướng dẫn giải:
- Vật quay được 5 vòng trong 1 giây => số giây quay được trong 1 vòng là: 
- Mà 1 vòng vật quay được góc là 3600 =2 (rad)
- Tốc độ góc của vật: 
Câu 4: Một đồng hồ có kim giờ dài 3cm, kim phút dài 4cm.
 a) So sánh tốc độ góc của 2 kim?
 b) So sánh tốc độ dài của 2 kim?
Hướng dẫn giải:
* Tốc độ góc:
Ta thấy kim phút quay 1 vòng được 1 giờ => Chu kỳ quay tròn của điểm đầu kim phút là Tp = 1h = 3600s
- Kim giờ quay 1 vòng hết 12 giờ => Chu kỳ quay tròn của điểm đầu kim phút là Tp =12h = 43200s
- Tốc độ góc của kim phút: 
- Tốc độ góc của kim giờ: 
* Tốc độ dài:
2. Hướng dẫn trả lời Phiếu học tập số 2
Câu 1. Quỹ đạo chuyển động của điểm đầu kim giây có dạng là đường tròn.
Câu 2. Tốc độ trung bình mỗi giây quét được một góc 6 độ? 
Câu 3. Chuyển độ đó gọi là chuyển động gì tròn đều.
3. Hướng dẫn trả lời Phiếu học tập số 3
Câu 1. Vectơ vận tốc có phương, chiều, độ lớn thế nào?
- Phương: Tiếp tuyến với đường tròn quỹ đạo.
- Chiều: cùng chiều cđ.
- Độ lớn: v=R. (có độ lớn không đổi)
Câu 2. Những đại lượng nào đặc trưng cho chuyển động tròn đều? 
+ T
+ f
+ 
Câu 3. Chúng được xác định thế nào? 
- Chu kì: 
- Tần số: 
- Tần số góc: 
4. Hướng dẫn trả lời Phiếu học tập số 4
a. Vai trò của lực hướng tâm
- Lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vệ tinh nhân tạo đóng vai trò là lực hướng tâm, giữ cho vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất.
- Đặt một vật trên bàn quay, lực ma sát nghĩ đóng vai trò lực hướng tâm giữ cho vật chuyển động tròn.
- Đường ô tô và đường sắt ở những đoạn cong phải làm nghiêng về phía tâm cong để hợp lực giữa trọng lực và phản lực của mặt đường tạo ra lực hướng tâm giữ cho xe, tàu chuyển động dễ dàng trên quỹ đạo.
b. Ứng dụng của lực hướng tâm
* Có lợi: Chuyển động li tâm được ứng dụng làm máy vắt li tâm. Khi máy quay nhanh, lực liên kết giữa nước và vải không đủ lớn để đóng vai trò lực hướng tâm. Khi ấy, nước tách ra khỏi vải thành giọt và bắn ra ngoài theo lỗ lưới.
* Có hại: Khi xe chạy qua những chỗ rẻ, chỗ quanh, nếu chạy với tốc độ lớn thì lực ma sát nghĩ cực đại không đủ lớn để đóng vai trò lực hướng tâm giữ cho xe chuyển động tròn nên xe sẽ trượt li tâm, dễ gây ra tai nạn giao thông.
5. Rubric đánh giá sản phẩm thảo luận và thuyết trình của nhóm
Tiêu chí
Mức chất lượng của tiêu chí
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Nội dung thảo luận
Ghi đầy đủ nội dung thảo luận, trình bày hợp lý.
Ghi đầy đủ nội dung thảo luận nhưng chưa sắp xếp logic. 
Không ghi được nội dung thảo luận hoặc ghi sơ sài.
Thuyết trình
Thuyết trình tự tin, mạch lạc, đúng nội dung thảo luận, thuyết phục được người nghe.
Thuyết trình được nội dung thảo luận nhưng chưa mạch lạc, 
Không thuyết trình được nội dung thảo luận. 
Giải đáp thắc mắc từ các HS khác
Giải đáp được thắc mắc từ các HS khác.
Giải đáp được thắc mắc từ các HS khác nhưng chưa đầy đủ.
Không giải đáp thắc được mắc từ các HS khác.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_li_lop_10_chu_de_chuyen_dong_tron.docx